VĂN MIÊU TẢ

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 (Trang 40 - 43)

I. Chữa bài về nhà.

VĂN MIÊU TẢ

1. Chữa bài về nhà:

Xác định đúng các từ loại và cụm từ như sau : a. Các từ loại đã học có trong đoạn văn là :

Danh từ Động từ Tính từ Số từ Lượng từ

Phó từ Chỉ từ

Người, da, gốc, cây, rừng, đầu lửa, lửa, chiếc răng, nạn nhân, mắt, mớ tóc, mảng, đầu, mái, lưỡi, thanh sắt, thân, con rắn, mình. trói, tưới, châm, bẻ, móc, giật, lột, kêu, sưng phồng, nung, dí, quằn quại, đánh, giập, dở sống, dở chết. đen, to, đẫm, đỏ Một(ST)từng , những, toàn dần, rồi, theo, không, được, nữa, lên, vào, bị.

ấy (chỉ từ)

- Ngưòi da đen; - Một thanh sắt nung đỏ; - Một gốc cây to; - Toàn thân người ấy; - Từng chiếc răng của nạn nhân; - Một con rắn;

- Từng mớ tóc xoăn; - Nửa mình; - Những mảng da đầu đẫm máu; - Người da đen; + Cụm động từ:

- Trói người da đen vào một gốc cây to trong rừng;

- Tưới dầu lửa vào người;

- Châm lửa;

- Bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân;

- Giật từng mớ tóc xoăn;

- Lột theo từng mảng da đầu đẫm máu;

- Không kêu được nữa;

- Đã sưng phồng lên;

- Dí vào;

- Quằn quại như một con rắn bị đánh giập nửa mình;

+ Cụm tính từ:

- Đẫm máu;

2. Bài mới:

I. Phương pháp, kỹ năng làm văn miêu tả :

1. Miêu tả là gì?

Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc, thế giới nội tâm nhân vật mà mình quan sát được, cảm nhận được. Văn miêu tả giúp người đọc hình dung ra đối tượng mà người viết miêu tả.

2. Phương pháp làm văn tả cảnh:

- Muốn làm bài văn tả cảnh phải biết quan sát, lựa chọn cảnh tiêu biểu, đặc sắc, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn có nghệ thuật.

- Lựa chọn một trình tự miêu tả hợp lý.

- Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đường nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ... sử dụng kết hợp các kiểu câu một cáh sáng tạo.

- Trong miêu tả kết hợp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng. - Tài quan sát gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng.

3. Các thao tác kỹ năng cơ bản:

a. Tìm hiểu đề:

- Xác định rõ yêu cầu về thể loại, đối tượng, phạm vi (tả cảnh gì? ở đâu? vào lúc nào?)

b. Quan sát, tìm ý, tưởng tượng so sánh và nhận xét:

- Quan sát trực tiếp (hoặc nhớ lại), ghi lại những điều quan sát được. - Biết lựa chọn cảnh sắc tiêu biểu.

- Từ những điều quan sát được phải biết nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,ví von...để làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

c. Làm dàn ý: Từ các ý đã tìm được cần biết sắp xếp theo một trình tự hợp lý theo bố cục ba phần.

+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả và cảm xúc chung về đối tượng.

+ Thân bài: Trình bày lần lượt các cảnh sắc tiêu biểu đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý đã định.

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân.

d. Dựng đoạn và diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh:

- Bài văn gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý trong dàn bài, các đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các từ ngữ liên kết đoạn.

- Mỗi đoạn văn gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau nhằm miêu tả một chi tiết, một phiên cảnh nhất định. Trong đoạn văn cảnh vật phải được miêu tả cụ thể, chi tiết. (tránh hời hợt, kể đầu các cảnh vật)

- Cách trình bày đoạn văn: Chữ đầu được viết hoa và lùi vào khoảnh hai con chữ, kết thúc đoạn bằng một dấu chấm xuống dòng. (cần luôn ghi nhớ lúc làm bài).

- Viết bài cần viết nháp, đọc và sửa chữa rồi mới viết vào bài làm. - Viết văn phải cẩn thận, trang trọng tránh cẩu thả, tẩy xoá bừa bãi.

- Viết xong bài cần soát lại, chú ý đánh đủ dấu thanh, dấu câu, dấu thanh cần đánh đúng trọng âm.

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Hãy nhận xét đoạn văn miêu tả sau : “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân

đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngòn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim bay nhảy. Những thím Chích choè nhanh nhảu. Những chú Khướu lắm điều. Những anh Chào Mào đỏm dáng. Những bác Cu Gáy trầm ngâm....”.

Gợi ý:

+ Đoạn văn miêu tả mùa xuân đến và chuyển vận qua các hình ảnh miêu tả màu sắc bầu trời, giọt nắng, qua hương vị của muôn hoa, qua âm thanh và dáng vẻ của loài chim.

+ Đoạn văn giàu sức gợi cảm vì trong đó có các từ láy, các tính từ, các hình ảnh, các phép tu từ nhân hoá, điệp từ được sử dụng linh hoạt. Câu văn ngắn và rất trong sáng thể hiện cảm nghĩ sâu sắc của tác giả.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả buổi sáng trên quê hương em.

Buổi 17

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w