Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
1,52 MB
Nội dung
Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 MỤC TIÊU NỘI DUNG - HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị. - Biết nhận ra tính chất của chất và tách rêng chất từ hỗn hợp. Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học. - Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học. Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hoá học – năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất. Tuần 1: Chất. Tuần 2: Nguyên tử. Tuần 3: Nguyên tố hoá học. Tuần 4: Đơn chất và hợp chất – Phân tử. Tuần 5: Công thức hoá học. Tuần 6: Hoá trị. Trang 1 CHỦ ĐỀ 1 : CẤU TẠO CHẤT Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 Ngày soạn :………………………………. Ngày dạy : ……………………………… I. MỤC TIÊU : - Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể có chất và ngược lại. - Biết được cách quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm … để nhận ra tính chất của chất. - Thực hiện TN để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hoá chất - HS hứng thú, say mê môn Hoá học, thấy được sự quan trọng của Hoá học trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS : Giáo viên : - Giáo án, SGK, sách bài tập… - GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : A. LÝ THUYẾT: I. Chất có ở đâu ? Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất. II. Tính chất của chất : 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học. 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? + Giúp nhận biết chất này với chất khác. + Biết cách sử dụng chất. + Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất. III. Chất tinh khiết và hỗn hợp. 1. Chất tinh khiết : Chỉ gồm 1 chất (không có lẫn chất khác), có tính chất nhất định không đổi. Ví dụ : nước cất, 2. Hỗn hợp : Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau, có tính chất thay đổi tuỳ theo bản chất các chất thành phần. 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp . Dựa vào tính chất khác nhau của các chất để tách một chất ra khỏi hỗp hợp. B. BÀI TẬP 1) Trong số các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo? a. Sao mộc b. Mặt trăng c. Sao hoả d. Tàu vũ trụ 2) Trong số những từ in nghiêng trong các câu sau: a. Dây điện được làm bằng nhôm được bọc một lớp chất dẻo. b. Bàn được làm bằng đá. c. Bình đựng nước được làm bằng thuỷ tinh. d. Lốp xe được làm bằng cao su. Những từ chỉ vật thể gồm:…………………………………………………………… Những từ chỉ chất gồm:………………………………………………………………… 3) Dây dẫn điện có thể được làm từ chất nào sau đây a. Nhôm b. Cao su c. Đồng d. Sứ 4) Nước tự nhiên (sông, suối, hồ, biển) là: a. Chất tinh khiết b. Hỗn hợp c. Chất có nhiệt độ sôi 100 0 C d. Chất có nhiệt độ nóng chảy 0 0 C 5) Câu nào sai trong số các câu sau: Trang 2 Tuần 1 CHẤT Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 a. Phơi nước biển sẽ thu được muối ăn. b. Tách chất nhờ nhiệt độ sôi khác nhau gọi là chưng cất. c. Không khí quanh ta là chất tinh khiết. d. Đường mía có vị ngọt, tan trong nước. 6) Trong số các tinh chất kể dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dùng dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được: Màu sắc, tính tan trong nước, tính dận điện, khối lượng riêng, tính chát được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy. 7) Căn cứ vào tính chất nào mà: a) Đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điện ; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây ? b) Bạc được dùng để tráng gương ? c) Cồn được dùng để đốt ? 8) Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu chất quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ). Hãy chứng tỏ rằng trong nước vắt từ qủa chanh có chất axit (axit xitric). 9) Bài tập 1.b trang 30 - Dùng nam châm hút sắt Fe - Cho hỗn hợp còn lại vào nước, nhôm chìm xuống, gỗ nổi lên, vớt gỗ lên, ta tách riêng được các chất. 10) BT 5,6/12 – SGK. RÚT KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KÝ DUYỆT Trang 3 Chất Tiến hành TN Tính chất của chất Sắt Quan sát Chất rắn, màu trắng bạc … Cho vào nước Không tan trong nước Cân đo thể tích Klượng riêng m D V = m : k.lượng V : thể tích Muối ăn quan sát Chất rắn, màu trắng Cho vào nước khuấy đều Tan trong nước đốt Không cháy được Dầu hỏa Quan sát Cho vào nước Đốt Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 Ngày soạn :………………………………. Ngày dạy : ……………………………… I. MỤC TIÊU : - HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo ra mọi chất. - Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử, và đặc điểm của hạt electron - HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và notron và đặc điểm của 2 loại hạt trên. - Biết được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton. - Biết được trong nguyên tử số proton = số electron, electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. - Hình thành thế giới quan khoa học, hứng thú học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS : Giáo viên : - Giáo án, SGK, sách bài tập… - GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : A. LÝ THUYẾT: 1. Nguyên tử là gì ? - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. 2. Hạt nhân nguyên tử: - Hạt nhân tạo bởi proton và notron. Trong mỗi nguyên tử, số proton (p,+) bằng số electron (e,-) 3 .Lớp vỏ electron : - Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp c1o một số e nhất định. - Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết. B. BÀI TẬP: 1) Cho biết số p, số e, số e lớp ngoài cùng qua sơ đồ nguyên tử Mg. Trả lời : Nguyên tử Mg có : - 12 p - 12 e - Số lớp e : 3 lớp Sơ đồ nguyên tử Mg 2) Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây: a) …………………… và ………………… có điện tích như nhau, chỉ khác dấu. b) ……………………… và …………………. Có cùng khối lượng, còn ………………………. có khối lượng rất bé, không đáng kể. c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số ……………………………. Trong hạt nhân. d) Trong nguyên tử ……………………………… luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp. Trang 4 - Số e lớp ngoài cùng : 2e Tuần 2 NGUYÊN TỬ 12 + Số p = số e Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 3) Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử: a. Vô cùng nhỏ b. Trung hoà về điện c. Tạo ra các chất d. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học Hãy chọn cụm từ phù hợp với phần còn trống trong câu: “Nguyên tử là hạt …………………………. vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân”. 4) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau: a. Nơtron b. Proton c. Electron d. b,c đúng RÚT KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày soạn :………………………………. Ngày dạy : ……………………………… I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được “nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân”. - Biết được kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. - Biết cách ghi và nhớ những kí hiệu của một số nguyên tố thường gặp. - Biết tỷ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất, các nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất là : silic, oxi … - Rèn luyện cho HS các viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích các vấn đề liên quan đến hoá học. - Vai trò của hoá học trong thực tiễn, chứng thú học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Giáo án, SGK, sách bài tập… - GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : A. LÝ THUYẾT: I. Nguyên tố hoá học là gì? 1. Định nghĩa : Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Số p đặc trưng cho 1 nguyên tố. 2. Kí hiệu hoá học: Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học. Ví dụ : - Kí hiệu của ng.tố Canxi: Ca. - Kí hiệu của ng.tố Oxi : O - K.hiệu của ng.tố Nhôm: Al II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ? Có trên 110 nguyên tố. Trang 5 Tuần 3 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 Nguyên tố oxi chiếm gần 50% khối lượng vỏ trái đất. III. Nguyên tử khối : Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. Ví dụ : C = 12 đvC ; H = 1 đvC O = 16đvC ; Ca = 40 đvC B. BÀI TẬP 1. Dùng chữ số và KHHH để biểu diễn các ý sau : 3 nguyên tử Bari, 5 nguyên tử hidro, 4 ng.tử magiê … HS : 3 Ba, 5 H, 4 Mg … 2. BT1/20 a. Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những ng.tử loại khác thì trong hoá học có thể nói những ng.tố hoá học này, ng.tố hóa học kia. Những nguyên tử có cùng proton trong hạt nhân đều là những nguyên tử cùng loại thuộc cùng một nguyên tố hóa học 3. Nguyên tử của ng.tố A có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử Hidro, em hãy tra bảng 1 và cho biết a. A là nguyên tố nào ? b. Số p và số e trong nguyên tử ? Hướng dẫn : xác định ng.tử khối Số pronton Số e Giải : a) Nguyên tử khối của A là : 14 x 1 = 14 (đvC) A là Nitơ, kí hiệu N b) Số protin là 7 Vì số p = số e Số e là : 7e 4. Nguyên tử của ng.tố B có 16 proton trong hạt nhân. Hãy xem Bảng 1/42 và trả lời các câu hỏi sau: a. Tên và kí hiệu của B b. Số e trong ng.tử của nguyên tố B. c. Nguyên tử B nặng gấp bao nhiêu lần nguyên Hidro, nguyên tử Oxi? Giải : a. B chính là nguyên tố lưu huỳnh (kí hiệu S) b. S = 12 đvC c. Nguyên tử S nặng gấp 32 lần nguyên tử H, gấp 2 lần nguyên tử O 5. Bài tập 7 /20 sgk a. Một đơn vị Cacbon tương ứng với : 1.9926.10 -23 g / 12 = 0.16605.10 -23 g b. Đáp án C (0.16605.10 -23 * 27) 6. Bài tập 8 : Đáp án : D 7. Hãy hoàn chỉnh bảng dưới đây : Stt Tên nguyên tố Kí hiệu Số p Số e Số n Tổng số hạt trong ng. tử Nguyên tử khối 1 Flo F 9 9 10 28 19 2 Kali K 19 19 20 58 39 3 Magie Mg 12 12 12 36 24 4 Liti Li 3 3 4 10 7 8. Xem bảng 1 – cho biết kí hiệu và tên gọi của nguyên tố R biết rằng : nguyên tử R nặng gấp 4 lần so với ng.tử Nitơ. GV : Gọi HS sửa BT 5/20 NTK của nitơ N : 14 Vậy R = 14 x 4 = 56 đvC R là nguyên tố sắt, kí hiệu : Fe RÚT KINH NGHIỆM Trang 6 Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KÝ DUYỆT Ngày soạn :………………………………. Ngày dạy : ……………………………… I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được khái niệm đơn chất và hợp chất. - HS phân biệt được kim loại và phi kim - Biết được : Trong một mẫu chất (cả đơn chất và hợp chất) nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau - Rèn luyện khả năng phân biệt được các loại chất, cách viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Giáo án, SGK, sách bài tập… - GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà. III.HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : A. LÝ THUYẾT: I. Đơn chất và hợp chất. 1. Đơn chất : a. Định nghĩa : Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học. b. Phân loại : - Đơn chất Kim loại : Có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Ví dụ : sắt, nhôm, vàng … - Đơn chất phi kim : Không có ánh kim, không dẫn điện, dẫn nhiệt, nếu có thì rất kém Ví dụ : Oxi, nitơ, cacbon … c. Đặc điểm cấu tạo: - Đơn chất kim loại : Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định - Đơn chất phi kim : Các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2 2. Hợp chất a. Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên. b. Phân loại : - Hợp chất hữu cơ - Hợp chất vô cơ Trang 7 Tuần 4 ĐƠN CHẤT & HỢP CHẤT – PHÂN TỬ Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 c. Đặc điểm cấu tạo : Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định III.Phân tử : 1) Định nghĩa : Phân tử là hạt đại diện cho chất , gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử 2) Phân tử khối : Phân tử khối là khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. Thí dụ : Phân tử khối của Nước : 2 x 1 + 16 = 18 đvC Muối ăn : 23 +35,5 = 58,5 đvC IV.Trạng thái của chất : Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tùy điều kiện, một chất có thể ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí (hay hơi). Ơû trạng thái khí các hạt rất xa nhau. B. BÀI TẬP : 1) Điền vào chỗ trống : “Khí Hidro, khí Oxi và khí Clo là những …………… đều tạo nên từ một …………. Nước, muối ăn (natri clorua), axit clohidric là những …………………. Đều tạo nên từ hai …………… trong thành phần hóa học của nước và axitclohidric đều có chung ……………….còn của muối ăn và axitclohidric lại có chung một……………………… ” 2) Tính phân tử khối của Hiđro, Nitơ. So sánh xem phân tử nitơ nặng hơn phân tử hiđro bao nhiêu lần. 3) Bài tập 3 trang 30 SGK a. Phân tử khối của Hidro là : 1 x 2 = 2 (đvc) Phân tử khối của hợp chất là : 2 x 31 = 62 (đvc) b. Khối lượng của 2 nguyên tử ng.tố X là : 62 - 16 = 46 (đvc) Ng.tử khối của X là : M X = 46 : 2 = 23 Vậy X là Natri (Na) 4) Trong các chất sau, hãy chỉ ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất a. Khí Amoniac có phân tử gồm 1 nguyên tử H và 3 nguyên tử N b. Phốt pho dỏ có phân tử gồm 1 P c. Canxicacbonat có phân tử gồm 1Ca, 1C và 3O Tính phân tử khối của các chất trên 5) Trong các chất sau, hãy chỉ ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất a. Khí Oâzôn có phân tử gồm 3O b. Axitclohidric có phân tử gồm 1H và 1Cl. c. Kalipemanganat có phân tử gồm 1K, 1Mn, 4O. Tính phân tử khối của các chất trên. 6) Cho các chất: oxi, lưu huỳnh, sắt, nước. a. Tất cả các chất trên đều là đơn chất. b. Tất cả các chất trên đều là hợp chất. c. Có ba đơn chất và một hợp chất. d. Có hai đơn chất và hai hợp chất. 7) Trong số các chất cho dưới đây, chất nào là đơn chất và chất nào là hợp chất a. Đá vôi gồm các nguyên tố canxi, cacbon và oxi b. Vôi tôi gồm các nguyên tố canxi, hiđro và oxi c. Kim cương gồm các nguyên tử cacbon d. Khí nitơ tạo nên từ các nguyên tử nitơ Các đơn chất là: ………………………………. Các hợp chất là: ……………………… 8) Phân tử khối của axit sunfuric H 2 SO 4 là ……………… đvC a. 96 b. 98 c. 94 d. 102 RÚT KINH NGHIỆM Trang 8 Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KÝ DUYỆT Ngày soạn :………………………………. Ngày dạy : ……………………………… I. MỤC TIÊU : - HS biết được công thức hóa học dùng để biểu diễn đơn chất và hợp chất - HS biết cách ghi chỉ số, khi chỉ số là 1 không ghi. - Biết cách viết CTHH khi biết kí hiệu ( hoặc tên nguyên tố) và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất. - Biết ý nghĩa của CTHH và biết áp dụng trong quá trình làm bài tập - HS biết được CTHH còn chỉ 1 phân tử chất, xác định nguyên tố tạo nên chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối. - Tiếp tục củng cố kĩ năng viết KHHH của nguyên tố. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Giáo án, SGK, sách bài tập… - GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : A. LÝ THUYẾT I. Công thức hóa học của đơn chất. Gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố Công thức chung : A n Trong đó : A : là A : là kí hiệu hóa học của nguyên tố. n : là chỉ số Ví dụ : a. CTHH của kim loại : Na, K, Cu… b. CTHH của phi kim : H 2 , O 2 , Cl 2 , P, S II. Công thức hóa học của hợp chất : Gồm kí hiệu hóa học của nhiều nguyên tố Trang 9 CÔNG THỨC HÓA HỌC Tuần 5 Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 Công thức dạng chung : A x B y ; A x B y C z… Trong đó : - A,B,C là kí hiệu hóa học của các nguyên tố. - x,y,z, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử chất. Ví dụ : CTHH của nước : H 2 O CTHH của muối Natriclorua : NaCl CTHH của kh1i Cacbonic : CO 2 III. Ý nghĩa của công thức hóa học : Công thức hóa học của một chất cho ta biết : - Tên nguyên tố tạo ra chất. - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất. - Phân tử khối của chất. B. BÀI TẬP : 1) Viết CTHH của các chất sau : a. Khí Mê tan, biết trong phân tử có 1C và 4H. b. Nhôm oxit, biết trong phân tử có 4Al và 3O. c. Khí Clo, biết trong phân tử có 2 Cl d. Khí Ozon biết trong phân tử có 3O 2) Hãy hoàn thành bảng sau : CTHH Số ng.tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất Phân tử khối của chất SO 3 1S, 3O 80 K 2 CO 3 2K, 1C, 3O 138 2Na, 1S, 4O 142 1Ag, 1N, 3O 170 3) Hãy chọn ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất trong các chất sau : P 2 O 5 , N 2 , CO 2 , H 3 PO 4 , Mn, Fe 3 O 4 , Cl 2 , Br 2 , C 2 H 5 OH. 4) Cho biết ý nghĩa của các công thức hóa học sau : a. Khí Clo Cl 2 c. Axitsunfuric H 2 SO 4 b. Nước H 2 O d. Đá vôi CaCO 3 5) Một hợp chất phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử Oxi và có phân tử khối là 62 đvc, X là nguyên tố nào sau đây : a. Mg b. Ca c. K d. Na 6) Công thức của đá vôi là CaCO 3 . Ý nghĩa của công thức đã cho là a. Phân tử đá vôi gồm một nguyên tử canxi, một nguyên tử cacbon và ba nguyên tử oxi. b. Một lượng đá vôi bằng 100 đvC. c. Đá vôi là một hợp chất gồm ba nguyên tố. d. Tất cả các phương án trên đều đúng. 7) Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a. Đơn chất là những chất được tạo thành từ ……………………… nguyên tố hoá học. b. Hợp chất là những chất được tạo thành từ ……………………… nguyên tố hoá học trở lên. c. Hạt đại diện cho chất được gọi là …………………………… d. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là ……………………………… e. Nguyên tố hoá học chiếm gần một nửa khối lượng vỏ trái đất là ………………………………. 8) Cho các đơn chất sau: lưu huỳnh, hiđro, oxi, nhôm, đồng, than chì, sắt, natri, clo. Điều khẳng định nào sau đây đúng? a. Các kim loại bao gồm: mhôm, đồng, sắt, natri, than chì, các chất còn lại là phi kim. b. Các phi kim bao gồm: lưu huỳnh, hiđro, oxi, clo, sắt. c. Các phi kim bao gồm: lưu huỳnh, hiđro, oxi, nhôm. d. Các kim loại bao gồm: nhôm, đồng, sắt, natri, các chất còn lại là phi kim. Trang 10 [...]... Kalipemanganat lúc đầu Có chất mới sinh ra GV : Yêu cầu hS nêu rõ các quá trính diễn ra trong thí nghiệm trên HS : Hoà tan thuốc tím : Hiện tượng vật lý Đun nóng ống nghiệm có Kali pemanganat : Là hiện tượng hoá học ( có chất mới sinh ra là oxi và chất rắn không hoà tan trong nước) Quá trình hòa tan chất rắn là hiện tượng vật lý GV :hướng dẫn hS viết phương trình bằng chữ Kalipemanganat Kalimanganat... TẬP: 1) Bài 3 trang 79 SGK a mK2CO3 = 39 x 2 + 12 + 16 x 3 = 1 38 (g) b Thành phần phần trăm về khối lượng 39 x 2 %K= x 100% = 56.52% 1 38 12 %C = x 100% = 8. 7 % 1 38 16 x3 %O = x 100% = 34. 78% 1 38 Hoặc : %O = 100% -(56.52% +8. 7%) = 34. 78% 2) Bài tập 4 : Phương trình : CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O nCaCO3 = n 10 = = 0.1(mol ) M 10 Theo phương trình Trang 35 Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 ... quan đến công thức hoá học và phương trình hoá học NỘI DUNG Tu n 12: Mol Tu n 13: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Tu n 14: Tỉ khối của chất khí Tu n 15: Tính theo công thức hoá học Tu n 16: Tính theo phương trình hoá học Tu n 17: Luyện tập Trang 24 Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 Ngày soạn :……………………………… Ngày dạy : ……………………………… Tu n... dung 1 Thí nghiệm 1 : GV : Tiến hành làm thí nghiệm mẫu Hoà tan và đun nóng Sau đó hướng dẫn HS (4 tổ) làm theo các bước sau : Kalipemanganat (thuốc tím) - Hoà tan Kalipemanganat vào nước, yêu cầu hS - Tiến hành quan sát hiện tượng - Quan sát HS : Dung dịch đổi màu - Nhật xét GV : - Ghi nhận kết quả - Bỏ một lượng ( khoảng 5g) Kalipemanganat vào ống nghiệm, đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí, -... biến đổi hạt (phân tử) của chất NỘI DUNG Tu n 7: Sự biến đổi chất Tu n 8: Phản ứng hoá học Tu n 9: Thực hành : dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học Tu n 10: Định luật bảo toàn khối lượng Tu n 11: Phương trình hoá học Trang 13 Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 Ngày soạn :……………………………… Ngày dạy : ……………………………… Tu n 7 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT I MỤC TIÊU : HS... Parafin, Khí oxi ; Sản phẩm : Nước, Khí cacbon đioxit 7) Bài 4 trang 50 SGK “ Trước khi cháy chất parafin ở thể rắn , còn khi cháy ở thể hơi Các phân tử parafin phản ứng với các phân tử khí oxi.” 8) Bài 5 trang 50 SGK Axit clohiđric + Canxi cacbonat Canxi clorua + Nước + Khí cacbon đioxit Chất phản ứng : Axit clohiđric, Canxi cacbonat Sản phẩm : Canxi clorua, Nước và Khí cacbon đioxit Dấu hiệu nhận biết... Kalimanganat + Mangandioxit + Oxi Trang 18 Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8 GV : hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 GV: Trong hơi thở của chúng ta có khí gì là chủ yếu ? HS : Khí Cacbonic (CO2) GV : hướng dẫn hS làm TN theo các bước sau 2 Thí nghiệm 2 : - Dùng 4 ống nghiệm : 2 ống đựng nước và 2 ống đựng Thực hiện phản ứng với Canxi nước vôi trong Canxi cacbonat... k.lượng MgO b) Khối lượng của khí oxi đã phản ứng : k.lượng O2 = k.lượng MgO – k.lượng Mg = 15 – 9 = 6 (g) 7) Bài 15.2 trang 18 SBT Sau một thời gian phản ứng , can sẽ ở vị trí B Vì trong phản ứng có một lượng khí cácbon đioxit thoát ra làm cho khối lượng hụt đi 8) Bài 15.3 trang 18 SBT a) Khi nung nóng cục đá vôi có chất khí cácbon đioxit thoát ra nên khối lượng giảm đi b) Khi nung nóng miếng đồng... 3 BT 2 Trang 78/ SGK a Na + O2 = Na2O b P2O5 + H2O = H3PO4 4 BT3 Trang 78/ SGK a HgO = Hg + O2 b Fe(OH)3 = Fe2O3 + H2O 5 BT5 - trang 59-SGK Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 6 Bài tập 7/ 58/ SGK a 2Cu + O2 2CuO b Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 c CaO + 2HNO3 Ca(NO3)2 + H2O 7 Chọn các hệ số và chỉ số thích hợp thay thế vào các ẩn số x,y,z a ?Al + ?CuClx ?AlCly + ?Cu b R + 2HCl RCl2 + H2 Trang 22 Giáo... khí (sủi bọtở vỏ trứng) 9) Bài 6 trang 50 SGK Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tíêp xúc của than với khí oxi ( trong không khí) Dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than ( hay : làm nóng than) ,quạt mạnh để thêm đủ khí oxi Khi than bén cháy là đã có phản ứng hoá học xảy ra RÚT KINH NGHIỆM KÝ DUYỆT Ngày soạn :……………………………… ……………………………… Ngày dạy : Tu n 9 THỰC HÀNH : DẤU HIỆU CỦA HIỆN . chữ Kalipemanganat Kalimanganat + Mangandioxit + Oxi 1. Thí nghiệm 1 : Hoà tan và đun nóng Kalipemanganat (thuốc tím) - Tiến hành - Quan sát - Nhật xét. - Ghi nhận kết quả Trang 18 Giáo. chất. Tu n 7: Sự biến đổi chất. Tu n 8: Phản ứng hoá học. Tu n 9: Thực hành : dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học. Tu n 10: Định luật bảo toàn khối lượng. Tu n 11: Phương trình hoá học Trang. cấu tạo hạt của chất. Tu n 1: Chất. Tu n 2: Nguyên tử. Tu n 3: Nguyên tố hoá học. Tu n 4: Đơn chất và hợp chất – Phân tử. Tu n 5: Công thức hoá học. Tu n 6: Hoá trị. Trang 1 CHỦ ĐỀ 1 : CẤU