Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
1,39 MB
Nội dung
Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 1 NHÂN VẬT LNCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Bài 13: NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ANBE XARÔ (1872 – 1962) Albert Sarraut (28/7/1872 – 26/11/1962) sinh tại tại Bordeaux (tỉnh Gironde), là một chính trị gia người Pháp, ñảng viên ñảng Cấp tiến Pháp, hai lần làm thủ tướng Pháp. Ông cũng là toàn quyền ðông Dương giai ñoạn từ năm 1912 tới năm 1919. Sau khi thống chế Petain giải tán quốc hội Pháp tháng 7 năm 1940, ông cũng nghỉ hoạt ñộng chính trị và quay về ñiều hành nhật báo gia ñình La Dépêche du Midi sau khi Mauritius bị lực lượng milice (dân quân) Pháp ám sát cuối năm 1943. Tên của ông từng ñược ñặt cho một trường cấp 3 ở Hà Nội. Năm 1911, Albert Sarraut, một chính khách trẻ và lỗi lạc, sau làm ñến bộ trưởng Bộ Thuộc ñịa và ñắc cử Thủ tướng Pháp trong hai nhiệm kỳ, sang kế nhiệm chức Toàn quyền. Sarraut thuộc ñảng Cấp Tiến Pháp, là một ñảng khuynh tả. Sarraut chủ trương làm ñúng tinh thần liên hiệp, cho tổ chức lại trường ñại học, cho mở mang thêm các trường học các cấp, nới rộng các hội ñồng quản trị cho người Việt tham gia. Tuy các nỗ lực của ông bị người Pháp tại Việt Nam cực lực phản ñối, chính sách cai trị mềm mỏng giúp ông tại chức khá lâu và tạo nên không khí dễ thở phần nào cho dân bị trị. Theo sau Sarraut là Maurice Long (1919–1923) cũng có chính sách mềm mỏng tương tự, nhưng Maurice Long bị phản ñối và triệu hồi. ðầu thập niên 1920, Albert Sarraut, khi ñó là bộ trưởng bộ Thuộc ñịa, ñã ñề ra một chương trình khai khn thuộc địa mà nếu ñược áp dụng trong thực tiễn, có thể ñã ñánh dấu các lợi ích của ñổi mới tư duy của chính quyền trong kiểm soát sự phát triển của các thuộc ñịa. Ông mô tả các ý tưởng này trong cuốn sách "La mise en valeur des colonies françaises" (Khai khn các thuộc địa Pháp) tạo thành một học thuyết mạch lạc chặt chẽ về công cuộc khai thác kinh tế ñể ñiều chỉnh các công việc phải quan tâm trong quản lý hành chính ñối với cư dân bản ñịa. Ông viết "La politique indigène, c'est la conservation de la race". ("Chính sách đối với người bản địa, là bảo tồn chủng tộc"). Ông cũng ñề ra chương trình ñầu tư cho sức khỏe và xã hội nhưng nó ñã không ñược thực hiện do thiếu nguồn ngân sách. Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 2 Bài 14: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 - 1925 PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940) Phan Bội Châu sinh ngày 26-12-1867, mất ngày 29-10-1940, còn có tên là Phan Văn San; hiệu: Hải Thụ, Thị Hán, Sào Nam, ðộc Tỉnh Tử Là một chí sĩ yêu nước và là nhà cách mạng nổi tiếng theo xu hướng bạo ñộng ở Việt Nam ñầu thế kỉ 20. Quê ở làng ðan Nhiệm (nay là xã Xuân Hoà), huyện Nam ðàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ nổi tiếng “thần ñồng”. Năm 13 tuổi ñã thành thạo các thể văn cử tử. ðỗ Giải nguyên năm 1900. Năm 17 tuổi ñã viết hịch “Bình Tây thu Bắc”, năm 19 tuổi, lập ðội sĩ tử Cần vương ñể hưởng ứng “Chiếu Cần vương” chống Pháp. Năm 1904, thành lập Hội Duy tân chủ trương “ñánh ñuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam”. Từ 1905 ñến 1909, trực tiếp lãnh ñạo phong trào Đông du, tổ chức gần 200 thanh niên yêu nước xuất dương sang Nhật Bản học tập quân sự, khoa học kĩ thuật. Tháng 3-1909, tổ chức ðông du bị giải tán, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Ông về Trung Quốc rồi sang Xiêm (Thái Lan) xây dựng cơ sở cách mạng. Sau khi Cách mạng Tân Hợi (1911) thành công, ông trở lại Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội với cương lĩnh chính trị “ñánh ñuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc”. Hội cử người về nước hoạt ñộng, tiến hành một số vụ bạo ñộng vũ trang nhằm “lay tỉnh hồn nước”. Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam. Năm 1917, ra tù, tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga, viết báo ca ngợi Lenin. Giữa 1924, phỏng theo Quốc dân ðảng của Tôn Trung Sơn, ông ñịnh cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân ðảng. Nhưng sau khi gặp Nguyễn Ái Quốc, ông bỏ ý ñịnh ñó và có những ý tưởng theo hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 30-6-1925, bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước, xử án tử hình. Trước phong trào ñấu tranh của nhân dân cả nước ñòi thả Phan Bội Châu, thực dân Pháp buộc phải ñưa ông về an trí ở Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối ñời, ông vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, viết báo, ñược nhân dân yêu mến. Phan Bội Châu ñã có cống hiến to lớn vào sự nghiệp văn học yêu nước và cách mạng của dân tộc, ñể lại trên 1200 tác phẩm lớn nhỏ, gồm ñủ thể loại: văn chính luận, văn nghệ thuật. Trong văn nghệ thuật có thơ trữ tình với ñủ các thể tài: phú, văn tế, hát nói, thất ngôn, tứ tuyệt, lục bát; có truyện ngắn, truyện dài, kịch bản tuồng, tiểu phẩm, hồi kí vừa Hán, vừa Nôm. Tác phẩm tiêu biểu: “Vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Tân Việt Nam”, “Việt Nam quốc sử khảo”, “Nam quốc dân tu tri”, “Nữ quốc dân tu tri”, “Nhân sinh triết học”, “Khổng học ñăng”, “Xã hội chủ nghĩa”. Phan Bội Châu không có ý ñịnh làm nhà văn mà chỉ làm người chiến sĩ cứu nước, nhưng trên thực tế ông ñã trở thành một nhà văn lớn, trước hết là với loại văn chương tuyên truyền cổ ñộng cách mạng, trong ñó, sức hấp dẫn chính là tâm huyết của nhà văn trước số phận ñất nước, giống nòi. Ông là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, ñấng xả thân vì ñộc lập, ñược 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Nguyễn Ái Quốc). Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 3 PHAN CHÂU TRINH (1872 - 1926) Phan Châu Trinh (9-9-1872 – 24-5-1926), còn viết là: Phan Chu Trinh; tự: Hy Mã; hiệu: Tây Hồ. Là một chí sĩ yêu nước và là nhà cách mạng nổi tiếng theo xu hướng ôn hoà ở Việt Nam ñầu thế kỉ 20. Quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Năm 1900, ñỗ Cử nhân; năm 1901 ñỗ Phó bảng, ñược bổ dụng là thừa biện Bộ Lễ. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản, ông từ bỏ quan trường, liên lạc với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, ñề xướng phong trào Duy Tân, lập các trường học mới, các hội công, nông thương, vv. Năm 1905 - 1906, ông sang Trung Quốc, Nhật Bản gặp Phan Bội Châu nhưng bất ñồng ý kiến về phương pháp cách mạng. Phan Châu Trinh theo chủ trương ñấu tranh ôn hoà và công khai còn Phan Bội Châu thì theo ñường lối bạo ñộng. Khi về nước, Phan Châu Trinh viết thư gửi toàn quyền ðông Dương tố cáo chính sự trong nước và sự tệ hại của tầng lớp quan lại phong kiến Nam triều. Năm 1907, tại trụ sở Trường ðông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, Phan Châu Trinh diễn thuyết hô hào duy tân cải cách. Năm 1908, phong trào chống thuế dấy lên ở Trung Kỳ. Sau ñó, cùng với nhiều chí sĩ khác, ông bị bắt và ñày ñi Côn ðảo. Năm 1911, sang Pháp gặp Hội Nhân quyền Pháp ñể cùng yêu cầu Pháp ở ðông Dương cải tiến, cải cách chính trị, tôn trọng dân quyền. Trong Chiến tranh thế giới I, bị Pháp bắt giam ở ngục Xăngtê (Santé) 15 tháng. Trong khoảng 1917 - 1923, ông có mối liên hệ mật thiết với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1922, vua Khải ðịnh sang Pháp, Phan Châu Trinh viết “Thất ñiều trần” ñể tố cáo trước dư luận bảy tội lớn của vua. Năm 1925, về nước, tiếp tục hoạt ñộng theo chủ trương cải cách, công khai. Các buổi diễn thuyết của ông về dân quyền, dân sinh, dân khí ở Sài Gòn, người ñến dự nghe rất ñông. Mất năm 1926. Lễ tang và truy ñiệu Phan Châu Trinh trở thành một phong trào yêu nước sôi nổi từ Nam chí Bắc. Tác phẩm chính: “Thư gửi Chính phủ ðông Dương” (1906), “Tỉnh quốc hồn ca I” (1907), “Thư gửi Hội Nhân quyền” (1911), “Giai nhân kì ngộ” (truyện thơ), “Tây Hồ thi tập” (Hán văn và Quốc văn), “Xăngtê thi tập” (1915), “Thất ñiều trần” (1922), “Tỉnh quốc hồn ca II” (1922), “Thư gửi anh ðông” (1924), “Quân trị và dân trị” (bài diễn thuyết) (1926). Tác phẩm của Phan Châu Trinh thể hiện tinh thần khảng khái bất khuất, tư tưởng yêu nước nồng nàn, có xu hướng cải lương, không bạo ñộng. Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 4 BÙI QUANG CHIÊU (1872 – 1945) Bùi Quang Chiêu (1872 – 1945) là nhà báo, nhà hoạt ñộng chính trị Việt Nam ñầu thế kỉ 20. Ông quê ở Mỏ Cày, Bến Tre lớn lên trong gia ñình vốn có truyền thống Nho học nhưng có học trường Tây. Ông có quốc tịch Pháp. Ông ñược gia ñình gửi sang Algérie rồi sang Pháp học ở trường École Coloniale từ năm 1894. Ba năm sau ông là người Việt ñầu tiên ñỗ bằng kỹ sư canh nông của Pháp. Vua Hàm Nghi bấy giờ bị Pháp ñày sang Algérie và ông là người Việt duy nhất ñược vào thăm cựu hoàng lúc ñó. Ông về nước năm 1913, làm phó chủ tịch Phòng Canh nông Nam Kỳ. Ở bên Pháp ông có gặp gỡ Hồ Chí Minh một vài lần nhưng không ñồng quan ñiểm với Hồ Chí Minh. Ông là người thành lập tổ chức Association mutuelle des Indochinois (Hội hỗ trợ Đông Dương) , một trong những ñoàn thể có mặt sớm nhất của người Việt ở Pháp. Sau khi về nước ông hưởng ứng phong trào ðông Kinh Nghĩa Thục mở mang dân trí, ông liên lạc với các nhà trí thức Nam Kỳ nổi tiếng và cùng chí hướng như luật sư Dương Văn Giáo, Diệp Văn Kỳ, nhà báo Nguyễn Phan Long, bác sĩ Trần Như Lân, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh. Bùi Quang Chiêu cũng cổ ñộng cho phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh cũng như phong trào ðông Du của Phan Bội Châu. Năm 1919 ông thành lập Đảng Lập hiến Đông Dương, vận ñộng ñòi tự trị cho Việt Nam ñể lần hồi giành lại ñộc lập hoàn toàn. ðảng Lập Hiến dùng 3 tờ báo: La Tribune Indochinoise (diễn dàn Đông Dương), L'Echo Annamite (Tiếng dội An Nam) và Đuốc Nhà Nam làm diễn ñàn. Năm 1926, nhân lúc Alexandre Varenne của ñảng Xã hội Cấp tiến Pháp ñược bổ nhiệm làm toàn quyền ðông Dương với hứa hẹn cải tổ cai trị, Bùi Quang Chiêu lại sang Pháp vận ñộng chính giới Pháp với loạt bài "Pour le Dominion Indochinois". Ông ñưa ra "Bản yêu sách 9 ñiều khoản" gồm: 1. Tự do ngôn luận 2. Tự do báo chí 3. Tự do hội họp và lập hội 4. Tự do ñi lại 5. Cải cách giáo dục 6. ðiều chỉnh chế ñộ lương bổng cho công bằng giữa người Pháp và người Việt 7. Nới rộng quyền ñại diện chính trị 8. Nâng cao ñời sống lao ñộng 9. Bãi bỏ ñộc quyền kinh tế Với thanh thế ñó, ông về lại Sài Gòn tranh cử cuộc bầu cử tháng 10 năm 1926. Kết quả là ông cùng 9 ñảng viên ñảng Lập Hiến ñắc cử Hội ñồng Quản hạt Nam Kỳ. Ông ñược bầu làm Phó chủ tịch Hội ñồng. Năm 1927 nhờ sự vận ñộng của ông cùng các nhân sĩ khác như Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Vũ ðình Dy và Nguyễn Phan Long, người Pháp mới bãi bỏ ñiều kiện Pháp tịch cho những học sinh muốn sang Pháp du học Cũng vì quan tâm ñến việc giáo dục, ông mở tư thục "An Nam Học ñường" ở Sài Gòn. Hoạt ñộng chính trị của ông bị nhà chức trách cho là bài Pháp nên ông và báo La Tribune Indochinoise bị liệt danh vào "sổ ñen" của mật thám Pháp. Năm 1938 ông rời chính trường bỏ về Mỏ Cày một ít lâu rồi lại ra Sài Gòn năm 1943. Ngày 29 tháng 9 năm 1945 ở Chợ ðệm ông bị lực lượng Việt Minh thủ tiêu với tội làm "tay sai cho thực dân Pháp" vì ông ch ủ trương tranh ñấu bất bạo ñộng. Cùng bị giết với ông là năm người trong ñó có người con gái út 16 tuổi. Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 5 Trong số các con ông, người ta còn nhắc ñến bà Henriette Bùi ñỗ bằng bác sĩ y khoa Pháp năm 1929. Bà là nữ bác sĩ y khoa Việt Nam ñầu tiên. NGUYỄN PHAN LONG (1889 – 1960) Nguyễn Phan Long (1889 – 1960) là một nhà báo, nhà hoạt ñộng chính trị Việt Nam nửa ñầu thế kỷ 20. Ông sinh trong một gia ñình ñiền chủ lớn lâu ñời ở Nam Kỳ, trú quán lâu năm tại Sài Gòn. Thuở nhỏ, ông học tại trường Albert Sarraut Hà Nội, sau ñó du học Pháp. Năm 1919, ông cùng với Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo và một số trí thức người Việt quốc tịch Pháp thành lập ra Đảng Lập hiến Đông Dương, với mục ñích thành lập một ñảng phái chính trị ñại diện cho quyền lợi của cho giai cấp tư sản ở Nam Kỳ. Vào ñầu những năm thập niên 1920, ông về nước, vào Sài Gòn dạy học và mở trường trung học Nguyễn Phan Long nổi tiếng dạy hay và bắt ñầu nghề làm báo. ðồng thời, ông còn giữ chức Nghị viên Hội ñồng Quản hạt Nam Kỳ. Tuy có thời gian mở trường dạy học, nhưng hầu hết cuộc ñời ông gắn liền với nghề báo. Ông từng làm chủ nhiệm các báo: La Tribune Indochinoise (Diễn ñàn ðông Dương), L'Echo du Việt Nam (Tiếng vọng Việt Nam), Đuốc Nhà Nam. Sau năm 1945, ông bị các nhân vật phân li trong chính phủ tự trị Nam Kì kì thị, trấn áp một thời gian. Năm 1950, Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Quốc gia Việt Nam, nhưng chính phủ này phải từ chức 3 tháng sau ñó. Từ ñó ông sống bằng nghề dạy học và viết báo. Tháng 7 năm 1949, ông tham gia nội các Bảo ðại. Tháng 1 năm 1950, ông ñược chỉ ñịnh làm Thủ tướng. Ngày 16/7/1960 ông mất tại nhà riêng ở Sài Gòn, thọ 71 tuổi, dư luận ñương thời cho là do Ngô ðình Nhu ñầu ñộc. Nguyễn Phan Long từng là bạn học và cùng chung chí hướng chính trị với một số trí thức nổi tiếng Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo nên ông cũng tham gia hoạt ñộng báo chí cùng với họ. ðảng Lập hiến ðông Dương thành lập ñầu những năm 1920 ở Pháp, sau ñó về Nam Kỳ hoạt ñộng, những người ñứng ñầu lập ra một số tờ báo làm cơ quan ngôn luận cho ñảng (sẽ ñược ñề cập chi tiết ở phần dưới ñây). Nguyễn Phan Long tham gia viết cho các tờ báo ñó, có thời gian ông làm chủ bút cho một số tờ. Về sự ra ñời của ðảng Lập hiến ðông Dương, có nhiều số liệu khác nhau về thời gian như tháng 1/1925 hay năm 1923, Bùi Quang Chiêu cùng một số trí thức Tây học như Nguyễn Phan Long, Dương Văn Giáo thành lập ðảng Lập hiến ðông Dương tại Paris (trong ñó Bùi Quang Chiêu là người có vai trò quan trọng nhất). Chủ trương của ðảng Lập hiến là ñấu tranh ôn hòa, thỏa hiệp với thực dân Pháp vào ñầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20 nhằm dành quyền lợi về kinh tế cho người Việt, chủ trương dành ñộc lập dân tộc thông qua việc duy tân, thu nhập và phát triển văn hóa mới theo phương Tây. Vào những năm ñầu thập niên uy tín ðảng Lập Hiến rất lớn nhưng do các hạn chế về tầm nhìn vận ñộng quần chúng lao ñộng, ngần ngại trong việc vận ñộng quần chúng ñấu tranh, chỉ muốn thỏa hiệp với chính quyền ñể ñạt ñược tiến bộ dân chủ và ñộc lập, trong khi chính quyền thực dân thì giữ mãi thái ñộ trì hoãn và không thực tâm ñể duy trì quyền lực nên ðảng Lập Hiến bị chính quyền chi phối. Các ñảng viên vì là công chức vẫn bị lệ thuộc vào chính quyền nên không dám thoát ly hẳn v ới chính sách thuộc ñịa. Do vậy sự ñấu tranh chính trị của họ bị hạn chế, không phát triển rộng khắp nơi ñể ñi sâu vào tầng lớp bị trị. Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 6 PHẠM QUỲNH (1892 – 1945) Phạm Quỳnh (17/12/1892 – 6/9/1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan ñại thần triều Nguyễn. Ông là người ñi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - ñể viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa ðường, Hồng Nhân. Ông ñược xem là người chiến ñấu bất bạo ñộng nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền ñộc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều ñình Huế trên cả ba kỳ, chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến. Ông quê ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ (nay là huyện) Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng sinh ở Hà Nội. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi. Sau khi ñỗ ñầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn ðông Bác cổ tại Hà Nội. Ông làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ năm 1917 ñến năm 1932, tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt ñề huề". Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao ñẳng Hà Nội. Ông còn là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến ñức mà ông tham gia sáng lập và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Năm 1922, ông ñã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết ở cả Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp. Cuối năm 1932, ông vào Huế tham gia chính quyền Bảo ðại, thời gian ñầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau ñó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945). Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật ñảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim ñược thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa ðường bên bờ sông ñào Phủ Cam. Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị giết sau ñó cùng với nguyên Tổng ñốc Quảng Nam Ngô ðình Khôi (anh ruột Ngô ðình Diệm) và Ngô ðình Huân (con trai của Ngô ðình Khôi). Di hài ông ñược tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và ñược cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước. Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 7 NGUYỄN VĂN VĨNH (1882 – 1936) Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936), hiệu là Tân Nam Tử, là nhà tân học, nhà báo, nhà dịch thuật Việt Nam ñầu thế kỉ 20. Quê ở xã Phượng Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà ðông (nay là tỉnh Hà Tây). Học Trường Thông ngôn, lần lượt làm thư kí ở các Toà Công sứ Lào Cai, Kiến An, Bắc Ninh và Toà ðốc lí Hà Nội. Năm 1906, ñược cử ñi dự hội chợ ở Marseille, trở về, xin thôi việc, mở nhà in, làm chủ bút nhiều tờ báo: “ðại Nam ñăng cổ tùng báo”, “Lục tỉnh tân văn”, “ðông Dương tạp chí”, “Trung Bắc tân văn” và một số tờ báo tiếng Pháp: “Notre Journal” (Tờ báo của chúng ta), “Notre Revue” (Tạp chí của chúng ta), “l’Annam nouveau” (An Nam mới). Xây dựng tủ sách “Âu Tây tư tưởng”, dịch nhiều tác phẩm văn học Pháp: “Những người khốn khổ” (1928) của V. Hugo), “Thơ ngụ ngôn” (1928) của J.de La Fontaine, “Truyện trẻ con” (1928) của Perrault, “Truyện miếng da lừa” (1928) của H.de Balzac, “Người bệnh tưởng”, “Người biển lận”, “Trưởng giả học làm sang” của J.B.Molière. Lời văn thông thoát, giản dị, có ảnh hưởng ñến nền quốc văn ñương thời. Nguyễn Văn Vĩnh còn dịch “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sang tiếng Pháp. Trong hoạt ñộng chính trị, ông ñưa ra thuyết “trực trị” ñể cho Pháp trực tiếp cai trị cả ba kỳ như một thuộc ñịa hoàn toàn của Pháp; tham gia Hội ñồng Thành phố Hà Nội, ðại Hội ñồng Kinh tế và Lý tài ðông Dương. Thất bại trong kinh doanh, ñi tìm mỏ vàng và chết ở Xêpôn (Lào). LÊ HỒNG SƠN (1899 – 1933) Lê Hồng Sơn (1899 - 1933) là nhà cách mạng chống Pháp, người hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái trong kế hoạch mưu sát toàn quyền ðông dương Merlin. Lê Hồng Sơn tên thật Lê Văn Phan, còn có các bí danh: Lê Hưng Quốc, Võ Hồng Anh, Lê Tản Anh. Quê ông ở làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, huyện Nam ðàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1920, ông tham gia vào Việt Nam Quang phục Hội và ñược Phan Bội Châu cử sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường ðể. Năm 1923 Lê Hồng Sơn cùng với 1 số ñồng chí như Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lâm ðức Thụ thành lập Tâm Tâm Xã. Năm 1924, ông là người hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Pháp Merlin ở khách sạn Victoria, Sa Diện, Quảng Châu, nhưng mưu sát không thành. Năm 1925, Lê Hồng Sơn tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên) và trở thành một cánh tay ñắc lực của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1926, Lê Hồng Sơn gia nhập ðảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 4 năm 1927, ông bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt, nhưng nhờ có sự can thiệp của Hồ Học Lãm, ñang làm tham tán trong Bộ chỉ huy quân ñội Quốc dân ðảng ở Vân Nam, ông ñược trả tự do. N ăm 1929, Lê Hồng Sơn là người giữ một vai trò quyết ñịnh trong việc thành lập An Nam Cộng sản ðảng. Ông cùng với Hồ Tùng Mậu góp phần tích cực trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam ñể thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 8 (Hương Cảng). Ngày 26 tháng 9 năm 1932 ông bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hải giải về Việt Nam giam ở nhà lao Vinh, sau ñó ñem ra xét xử và bị thực dân Pháp kết án tử hình. Ngày 19 tháng 2 năm 1933, Lê Hồng Sơn bị hành quyết ngay tại làng Xuân Hồ quê hương ông. HỒ TÙNG MẬU (1896 – 1951) Hồ Tùng Mậu (15/6/1896 – 21/7/1951) tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ra và lớn lên ở làng Quỳnh ðôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là Hồ Bá Kiện, một chí sĩ trong phong trào Văn Thân, bị thực dân Pháp bắt giam và bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo. Năm 1919 ông sang Xiêm với bí danh Hồ Tùng Mậu, rồi sang Trung Quốc ñể hoạt ñộng chính trị với mục ñích giành ñộc lập cho Việt Nam khỏi chế ñộ thực dân Pháp. Năm 1923, ông cùng Lê Hồng Sơn tham gia tổ chức Tâm tâm xã gồm các thanh niên, trí thức yêu nước. Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, nhưng ñến tháng 7 năm 1924, ñược tin Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Martial Henri Merlin, Hồ Tùng Mậu trở lại Quảng Châu. Năm 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc rồi trở thành một cán bộ trong tổ chức Thanh niên Cách mạng ðồng chí Hội. Tháng 3 năm 1926, ông gia nhập ðảng Cộng sản Trung Quốc. Sau ñó 4 năm, ông là ñảng viên ðảng Cộng Sản Việt Nam. Ông ñã ba lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào các năm 1927, 1928 và 1929. ðược thả cuối năm 1929, ông ñã góp phần tích cực vào việc hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam tại Hội nghị ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng). Khi Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt tháng 6 năm 1931, ông ñã cùng Trương Vân Lĩnh liên hệ với Hội Quốc tế Cứu tế ðỏ nhờ can thiệp và vận ñộng luật sư Loseby bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc. Chính vì thế, ông bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam, nhưng vì không ñủ chứng cứ buộc tội nên họ trục xuất ông khỏi Hương Cảng. Khi ông vừa ñặt chân lên ñất Thượng Hải ngày 26 tháng 6 năm 1931, thì bị mật thám Pháp bắt và giải về Việt Nam xét xử. Ông bị kết án tù chung thân, trải qua các nhà lao Vinh, Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Trà Khê. Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục ở Trà Khê và hoạt ñộng ở Trung Bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông ñược phân công giữ các chức vụ Phụ trách trường Quân chính Nhượng Bạn (Trung Bộ), Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy. Năm 1947, ông làm Trưởng Ban Thanh tra Chính phủ, sau ñó còn làm Hội trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Năm 1951, ông ñược bầu vào Ban Chấp hành Trung ương ðảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 21 tháng 7 năm 1951, ông hy sinh trên ñường ñi vào Liên khu IV công tác, do bị máy bay Pháp bắn trúng tại Phố Còng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Ông ñược truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 9 PHẠM HỒNG THÁI (1895 – 1924) Phạm Hồng Thái (1895 – 19/6/1924) tên thật là Phạm Thành Tích, sinh trưởng trong một gia ñình có truyền thống hiếu học và yêu nước tại làng Xuân Nha, tổng Văn Viên, phủ Hưng Nguyên(nay là xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên), tỉnh Nghệ An. Ông nội là Phạm Trung Truyển, bố là Phạm Thành Mỹ có ñỗ ñạt trong các kỳ thi nhưng chỉ ñược triều ñình nhà Nguyễn bổ nhiệm những chức quan nhỏ coi sóc việc học hành. Ông nội và bố Phạm Thành Tích có tinh thần yêu nước, nhưng họ yên lòng với nghề nghiệp và chí thú với gia ñình. Vì lẽ ñó nên vua Tự ðức ñã ban thẻ bài ngà cho ông nội anh với 8 chữ: “Quốc sủng gia phong, khai hoa, kế nghiệp ”. Bố anh tuy làm huấn ñạo, nhưng ông là một thân sỹ tích cực của phong trào văn thân chống Pháp. Phạm Thành Tích từ nhỏ rất chăm làm, chăm học. Năm 14, 15 tuổi anh ra Thất Khê ở với bố ñể học thêm. Sau ñó, anh xin sang học chữ Pháp tại trường Pháp - Việt; nhưng ñược mấy năm thì anh bỏ học vì thấy người Pháp lấy giáo dục nô lệ làm chính. Về quê, anh ñi làm ñể giúp ñỡ gia ñình và cũng bắt ñầu quá trình thực hiện chí hướng lớn của mình. Từ 1919, Phạm Thành Tích ñổi tên là Phạm Thành Khôi. Anh xin vào làm công nhân trong các nhà máy ở Vinh Bến- Thuỷ như nhà máy ðiện, nhà máy Diêm và nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi. Anh trở thành nhân tố tích cực trong việc vận ñộng công nhân ñình công và biểu tình. Bị bọn chủ các nhà máy sa thải, anh lên tận tỉnh Bắc Cạn làm công nhân mỏ kẽm rồi xuống Hải Phòng làm công nhân nhà máy xi măng. Với ñời thợ dù chỉ 6 tháng hoặc một vài năm, nhưng ở ñâu anh cũng tìm ñọc các tài liệu và báo chí tiến bộ trong và ngoài nước, bí mật tổ chức giác ngộ cho anh em công nhân hiểu về tình cảnh ñời thợ, bản chất bóc lột của bọn chủ xưởng và chính sách cai trị của thực dân Pháp. Ngày 17/2/1924, Phạm Thành Khôi ñổi tên là Phạm Hồng Thái cùng một số thanh niên yêu nước trong vùng bí mật sang Xiêm. Tới Trại Cày của ðặng Thúc Hứa, anh ñược giới thiệu qua Quảng Châu(Trung Quốc). Tại Quảng Châu, anh gia nhập tổ chức “Tâm Tâm xã” do một nhóm 7 người thanh niên yêu nước Việt Nam thành lập năm 1923. Tổ chức “Tâm Tâm xã” chủ trương gây một tiếng nổ lớn ñể thức tỉnh quốc dân ñồng bào trong nước và chấn ñộng dự luận Quốc tế. Nhân dịp Toàn quyền Mec lanh trên ñường ñi Nhật ghé qua Trung Quốc, Tâm tâm xã chuẩn bị kế hoạc ám sát viên toàn quyền và Phạm Hồng Thái xung phong nhận nhiệm vụ ñó. Ngày 19/6/1924, Méc lanh dự tiệc chiêu ñãi của nhà ñương cục Pháp tại khách sạn Vích to ria, thuộc tô giới của Pháp. Mặc dù khách sạn ñược canh phòng cẩn mật, nhưng trong vai một ký giả, Phạm Hồng Thái ñã lọt qua vọng gác. Khi bữa tiệc bắt ñầu, anh ném một quả tạc ñạn vào bàn tiệc làm chết và bị thương khoảng chục vị quan khách nhưng Méc lanh chỉ bị thương nhẹ. Trước sự vây bắt của kẻ thù, anh nhảy xuống sông Châu Giang. Nhưng do ở khu vực này dòng chảy quá xiết, anh ñã hy sinh anh dũng. Thi hài Phạm Hồng Thái ñược chính phủ Tôn Trung Sơn cải táng tại ngọn núi trước Hoàng Hoa Cương, là nơi phần mộ của 72 liệt sỹ cách mạng Trung Quốc. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái ñã gây nên niềm kính phục và thức tỉnh lòng yêu nước của hàng vạn ñồng bào trong nước. Chính ý nghĩa ñó, mặc dầu không tán thành chủ trương ám sát cá nhân của Tâm Tâm xã nhưng ñồng chí Nguyễn Ái Quốc vẫn ñánh giá rất cao hành ñộng dũng cảm của Phạm Hồng Thái; Người viết: “… Việc ñó tuy nhỏ, nhưng nó báo hiệu bắt ñầu thời ñại ñấu tranh dân t ộc, như chim én báo hiệu mùa xuân ”. Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 10 TÔN QUANG PHIỆT (1900 – 1973) Tôn Quang Phiệt (1900 - 1973), là nhà hoạt ñộng chính trị, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An. Học Cao ñẳng Sư phạm Hà Nội, ông cùng ðặng Thai Mai, Phạm Thiều lập ra Việt Nam Nghĩa hoà Đoàn, tham gia ñấu tranh ñòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu (giữa 1925). Hội trưởng Hội Phục Việt. Tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, gia nhập ðảng Cộng sản Việt Nam. Bị thực dân Pháp bắt, giam ở nhà tù Buôn Ma Thuột. Năm 1934, ra tù và bị quản thúc, rồi dạy học ở Vinh và Huế. Tham gia phong trào cách mạng những năm 1936 - 45 và khởi nghĩa ở Huế (1945), giữ chức chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Lâm thời thành phố Huế. ðại biểu Quốc hội các khoá I - IV, phó trưởng ban Thường vụ Quốc hội khoá I, tổng thư kí khoá III, IV. Ông cũng ñã nghiên cứu sử học và văn học. Ông mất ñột ngột vào ngày 1 tháng 12 năm 1973 trong một chuyến công tác tới Bắc Kinh, Trung Quốc, ở tuổi 73. Tôn Quang Phiệt ñã ñược truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Hiện nay tên ông ñã ñược ñặt cho những con ñường ở Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm chính: "Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh", "Phan Bội Châu và một giai ñoạn trong lịch sử chống Pháp", "Thơ văn chữ Hán của Phan Bội Châu". ĐẶNG THAI MAI (1902 – 1984) Đặng Thai Mai (1902 – 1984), là nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam. Quê ở làng Lương ðiền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Sinh trưởng trong một gia ñình có truyền thống Nho học, yêu nước, con của phó bảng ðặng Nguyên Cẩn. Bắt ñầu hoạt ñộng văn hoá thời kì Mặt trận Dân chủ ðông Dương (1936 - 39), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi ñầu ("Cô câm ñã lên tiếng", "Người ñàn bà ñiên", "Chú bé" ). Nổi tiếng với tác phẩm "Văn học khái luận" (1944), cuốn sách ñầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn ñề lí luận văn học theo quan ñiểm tiến bộ, như ñiển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện ñại. ðặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện ñại Trung Quốc qua các công trình "Lỗ Tấn" (1944), "Tạp văn Trung Quốc" (1944), các bản dịch kịch "Lôi Vũ", "Nhật xuất" của Tào Ngu, "Lịch sử văn học Trung Quốc hiện ñại", tập I (1958). Sau Cách mạng tháng Tám, giảng dạy ở bậc ñại học và nghiên cứu phê bình văn học "Văn thơ cách mạng Việt Nam ñầu thế kỉ 20" (1960), "Trên ñường học tập và nghiên cứu" (tập I, 1959; tập II, 1965; tập III, 1973). ðặng Thai Mai có vốn Nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ ñiển Pháp, văn học hiện ñại Trung Quốc, văn học cận ñại Việt Nam. ðặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Từng giữ các chức vụ: bộ trưởng Bộ Giáo dục, chủ tịch Uỷ ban Hành chính và Kháng chiến Thanh Hoá, chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, viện trưởng Viện Văn học. Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). [...]... trư ng B Qu c phòng (1955 - 80) Phó ch t ch H i ñ ng B trư ng (1981 91) ð i bi u Qu c h i các khoá I - VII 22 Nhân v t l ch s Vi t Nam l p 12 Sưu tầm Bài 20: NƯ C VI T NAM DÂN CH C NG HÒA T SAU 2-9 -1 945 ð N TRƯ C 1 9-1 2-1 945 NGUYỄN HẢI THẦN (1878 – 1959) Nguyễn Hải Thần (1878(?) – 1959) là m t nhà cách m ng ch ng Pháp, ngư i sáng l p và lãnh ñ o Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) Nguy n H i Th... h c - Kĩ thu t Nhà nư c (1965 - 72), vi n sĩ Vi n Hàn lâm Khoa h c Liên Xô (1966) Vi n trư ng Vi n Khoa h c Vi t Nam (1975 - 83), phó ch nhi m T ng c c H u c n (1973 - 74) và T ng c c Kĩ thu t B Qu c phòng (1974 - 77), ch t ch Liên hi p các H i Khoa h c và Kĩ thu t Vi t Nam (1983 - 88), ñ i bi u Qu c h i khoá II, III Huân chương H Chí Minh Gi i thư ng H Chí Minh (1996) 31 Nhân v t l ch s Vi t Nam l... Trung ương ð ng các khoá II - IV Phó ban Thư ng tr c Qu c h i (1946 - 55), trư ng ban (1955 - 60) B trư ng B N i v (5.1947 11.1947); thanh tra ñ c bi t toàn qu c (8.1947) Phó ch t ch nư c Vi t Nam Dân ch C ng hoà (1960 - 69), ch t ch nư c Vi t Nam Dân ch C ng hoà và sau này là C ng hoà Xã h i ch nghĩa Vi t Nam (1969 - 80) Ch t ch U ban Toàn qu c M t tr n Liên Vi t (1951 - 55), ch t ch ðoàn Ch t ch... vĩ ñ i c a giai c p công nhân và dân t c Vi t Nam, anh hùng gi i phóng dân t c, ngư i sáng l p ð ng C ng s n Vi t Nam, M t tr n Dân t c th ng nh t Vi t Nam, các l c lư ng vũ trang nhân dân Vi t Nam và nư c Vi t Nam Dân ch C ng hoà; chi n sĩ l i l c c a phong trào c ng s n qu c t và phong trào gi i phóng dân t c th k 20; danh nhân văn hoá th gi i Quê Ngư i làng Kim Liên, huy n Nam ðàn, t nh Ngh An M t... ñoàn Chính ph Vi t Nam Dân ch C ng hoà ñàm phán v i Pháp t i H i ngh trù b ðà L t (1946) U viên Ban Ch p hành Trung ương ð ng các khoá II - VI; u viên B Chính tr các khoá II - IV Bí thư T ng Quân u , sau này là Quân u Trung ương (1946 - 77) B trư ng B Qu c phòng (1946 - 47), ñ i tư ng (1948), t ng ch huy Quân ñ i Qu c gia và Dân quân Vi t Nam, t ng tư l nh Quân ñ i Nhân dân Vi t Nam (ñ n 1975); u viên... hội; v n ñ ng công nhân ñ u tranh, tiêu bi u là cu c bãi công c a công nhân Ba Son (8.1925) Tham gia H i Vi t Nam Cách m ng Thanh niên, u viên Ban Ch p hành Kỳ b Nam Kỳ (1927) B th c dân Pháp b t Sài Gòn (1928), k t án 20 năm tù kh sai, ñày ra Côn ð o (1930 - 45) Gia nh p ð ng C ng s n Vi t Nam t i Côn ð o (1930) Sau Cách m ng tháng Tám, tr v Nam B tham gia kháng chi n, bí thư X u Nam B (1945) U viên... nghĩa quân 19 Nhân v t l ch s Vi t Nam l p 12 Sưu tầm Bài 19: CAO TRÀO KHÁNG NH T C U NƯ C VÀ T NG KH I NGHĨA THÁNG 8 NĂM 1945 NƯ C VI T NAM DÂN CH C NG HÒA RA ð I TRẦN TRỌNG KIM (1883 – 1953) Trần Trọng Kim (1883 – 1953), là m t h c gi Nam (1945), tác gi c a Việt Nam Sử Lược danh ti ng, th tư ng c a ð qu c Vi t Tr n Tr ng Kim, nhà giáo d c, nhà nghiên c u s h c, văn h c, tôn giáo Vi t Nam, bút hi u... Vi t Nam (1955 - 77), ch t ch danh d M t tr n T qu c Vi t Nam (1977 80) ð i bi u Qu c h i các khoá I - VI Huân chương Sao vàng và nhi u huân chương cao quý khác Tôn ð c Th ng là m t chi n sĩ cách m ng kiên cư ng và tiêu bi u, "gương m u ñ o ñ c cách m ng, su t ñ i c n ki m liêm chính, su t ñ i h t lòng h t s c ph c v cách m ng, ph c v nhân dân" (l i Ch t ch H Chí Minh) 12 Nhân v t l ch s Vi t Nam l... và c u h c, là ngư i t n t y cho ngành giáo d c Vi t Nam ñ u th k 20 Tuy nhiên, ông là ngư i có tư tư ng b o th và dân t c - b o hoàng Tác ph m Việt Nam sử lược ñư c ñánh giá là m t trong nh ng quy n s Vi t Nam có phong cách ng n g n, súc tích và d hi u, ñư c tái b n nhi u l n BẢO ĐẠI (1913 – 1997) Bảo Đại là niên hi u c a vua Nguy n Vĩnh Th y (1913 - 1997), v vua th 13 và cu i cùng tri u Nguy n, con.. .Nhân v t l ch s Vi t Nam l p 12 Sưu tầm TRẦN HUY LIỆU (1901 – 1969) Trần Huy Liệu (5/11/1901 – 28/7/1969) là m t nhà văn, nhà ho t ñ ng cách m ng, nhà s h c, nhà báo Vi t Nam Ông là ch t ch ñ u tiên c a H i Khoa h c L ch s Vi t Nam, Vi n sĩ Vi n Hàn lâm Khoa h c ðông ð c Ông quê làng Vân Cát, huy n V B n, t nh Nam ð nh Ông có bút danh chính là Nam Ki u và nhi u bút hi u khác như ð u Nam, H i . Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 1 NHÂN VẬT LNCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Bài 13: NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN. công nhân và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập ðảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và nước Việt Nam. lệ tôn sùng” (Nguyễn Ái Quốc). Nhân v ật lịch sử Việt Nam lớp 12 Sưu tầm 3 PHAN CHÂU TRINH (1872 - 1926) Phan Châu Trinh ( 9-9 -1 872 – 2 4-5 -1 926), còn viết là: Phan Chu Trinh;