Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
156,5 KB
Nội dung
CHỨNG MINH LỊCH SỬ SỬ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC? CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ SỰ RA ĐỜI SỬ HỌC Ở NƯỚC TA? 1. CHỨNG MINH LỊCH SỬ SỬ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1.1. Khái quát khái niệm Lịch sử Sử học 1 Lịch sử sử học là lịch sử của khoa học lịch sử, là quá trình tích lũy tri thức và quá trình hình thành của khoa học này. Các trường phái trào lưu nghiên cứu sử học. Thuật ngữ “Lịch sử sử học” theo tiếng Nga là “История историка”; “Lịch sử khoa học lịch sử” là “история науки история” 1.2. Các tiêu chí của một khoa học và Lịch sử sử học Bất kì một ngành nào khi được gọi là khoa học phải có đầy đủ các tiêu chí của nó, thiếu một trong các tiêu chí đó sẽ không được gọi là khoa học. Khoa học Lịch sử cũng vậy cũng có các tiêu chí của nó, cụ thể ở đây Lịch sử sử học cũng là nghành khoa học có đầy đủ các tiêu chí: Đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu… 1.3. Đối tượng của Lịch sử sử học Đối tượng của Lịch sử sử học là bản thân khoa học lịch sử. Khoa học lịch sử nghiên cứu về quá khứ loài người những gì đã xảy ra trong lịch sử của xã hội loài người kể từ khi xuất hiện nhận thức lịch sử. Thế nhưng Lịch sử sử học lại nghiên cứu về khoa học lịch sử, nghĩa là nghành khoa học nào cũng phải có lịch sử của nó, lịch sử phát sinh và phát triển…Cụ thể ở đây là, Lịch sử sử học lấy việc nghiên cứu về các nhà sử học, các trường phái sử học, các tác phẩm sử học, các cơ quan nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, rồi tư tưởng nghiên cứu như thế nào? Và ra làm sao? Để hiểu rõ hơn hay làm sang tỏ vấn đề chúng tôi đi vào phân tích sự giống và khác nhau giữa Lịch sử sử học và khoa học lịch sử. Như vậy có thể thấy rằng sự khác nhau ở đây là đối tượng nghiên cứu của nó. Các khoa học xã hội và nhân văn cùng một khách thể để nghiên cứu nhưng mỗi khoa học lại có đối tượng riêng nằm 1 Nguyễn Văn Biểu (viết phần đầu) hiệu đính, chỉnh sửa toàn bài 1 trong khách thể đó, là xã hội loài người từ khi xuất hiện con người cho đến nay, đó là quá trình thống nhất nhưng đầy mâu thuẫn đa dạng và phức tạp. Nhiệm vụ của khoa học lịch sử là khắc phục lại tất cả quá trình thống nhất đó, lấy nghiên cứu quá khứ để phục vụ cho hiện tại. Trong thế giới vật chất tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có lịch sử, đó là quá trình hình thành, phát triển và diệt vong. Bản thân khoa học cũng có lịch sử của nó, Lịch sử sử học không nghiên cứu bản thân sự phát triển của xã hội loài người mà nghiên cứu sự ra đời và phát trển của khoa học lịch sử, tức là Lịch sử sử học nghiên cứu sự nhận thức lịch sử của con người, nếu không có nhận thức lịch sử thì không có khoa học lịch sử. Nhận thức lịch sử cũng mang yếu tố tri thức nhưng không phải những tri thức này đều là khoa học lịch sử. Nhưng giữa Lịch sử sử học và khoa học lịch sử nó cũng có điểm giống nhau nghĩa là mang tính giai cấp, Lịch sử sử học ở Việt nam mang tính giai cấp của nó nghĩa là nó làm cái chức năng bảo vệ chế độ đó, cụ thể đó tính Đảng và tính Khoa học. Như vậy, Lịch sử sử học có cùng khách thể của nhiều ngành khoa học lịch sử, song nó cũng có đối tượng riêng, nó cũng có quá trình nghiên cứu của nó mặc dù so với thế giới thì sự ra đời của nó ở Việt Nam muộn hơn và còn non trẻ. 1.4. Chức năng và nhiệm vụ Nhiệm vụ của Lịch sử sử học được quy định bởi chức năng của nó. Ở đây ngành Lịch sử không phải chỉ đơn giản là việc liệt kê lại, hoặc tổng kết công việc nghiên cứu, thành tựu thu được qua quá trình nghiên cứu Lịch sử của các thời đại, mà là toàn bộ quá trình phát triển của khoa học lịch sử, thông qua việc nghiên cứu nội dung khoa học, thành tựu, tư tưởng sử học, những vai trò đóng góp của những nhà sử học ở những thời đại khác nhau… Lịch sử sử học không chỉ nghiên cứu một số tác phẩm của một số nhà sử học nổi tiếng, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, mà toàn bộ thành tựu đạt được thông qua 2 hoạt động của nhà sử học chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, của đông đảo nhân dân yêu thích và góp phần vào sự phát triển của khoa ọc lịch sử. Do yêu cầu nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện-trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do tính chất uyên thâm ở mức độ cần thiết của những nghiên cứu lịch sử mà lịch sử sử học có liên quan chặt chẽ với sử học, với lịch sử văn học, lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng… Do đó. Lịch sử khoa học lịch sử khong chỉ giới hạn trong quả trình hình thành, phát triển của nền sử học thế giới, một nước, một thời đại một giai cấp, mà còn mở rộng đến việc nghiên cứu tư tưởng xã hội, góp phàn tìm hiều sự phát triển của xã hội trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Lịch sử sử họ có nhiệm vụ khách quan và cụ thể sau đây : Tìm hiểu tích lũy tri thức lịch sử của xã hội loài người từ thời nguyên thủy đến ngày nay, chủ yếu từ khi khoa học lịch sử hình thành trong xã hội có giai cấp. Những thành tựu nghiên cứu lịch sử của cả nhân loại, của mỗi dân tộc qua các chặng đường phát triển của xã hội, gắn liền với bối cảnh, điều kiện cụ thể lịch sử xã hội loài người, cũng như lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi thời đại Tác động của sử học đối với sự phát triển của xã hội nói chung, mỗi thời kì nói riêng. Khuynh hướng, quan điểm, tư tưởng của một nền sử học, những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực sử học giữa các giai cấp khác nhau, thù địch trong xã hội. Tích lũy phương pháp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu lịch sử có những điểm chung cho các nền sử học, sự kế thừa và phát triển của sử học, theo vị trí quan điểm của các nhà sử học thuộc về các thời đại, giai cấp khác nhau, có những mối quan hệ với nhau ( đấu tranh và kế thừa). Ghi chép cuộc đời sự nghiệp của các nhà sử học, đánh giá các công trình nghiên cứu lịch sử tiều biểu, theo các quan điển khác nhau, đối với chúng ta là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu những vấn đề chủ yếu như trên góp phần tích cực vào việc phát triển của khoa học lịch sử, nó giúp cho các nhà sử học hiện nay và thế hệ sau 3 rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về mặt phương pháp luận, phương phápnghiên cứu và một số vấn đề về nội dung ( qua tìm hiểu thành tựu nghiên cứu đã đạt được) điều này xác nhận ý kiến đúng của J. Toponski khi ông viết “ Nhiệm vụ cơ bản của những người viết lịch sử sử học là phát hiện những quan hệ phụ thuộc, phức tạp giữa sự phát triển của tư tưởng lịch sử và đời sống, đó là hệ thống các quan hệ xã hội, nền vă hóa của một thời đại nhất định, những sự kiện chính trị …” 1.5. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu lịch sử sử học 2 Như đã trình bày ở trên việc nghiên cứu, học tạp lịch sử chiu ảnh hưởng của một tư tưởng nhát định khi tìm hiểu, đánh giá một công trình, một nền sử học. Vì vậy phải đứng trên một quan điểm nhất định. Là một bộ phận trong gia đình khoa học sử học, một ngành khoa học nhân văn, việc nghiên cứu lịch sử mang tính Đảng , tính giai cấp rõ rệt. Vấn đề tính Đảng và mối quan hệ giữa tính khoa học và tính Đảng đã được trình bày ở phương pháp luận sử học. Với tinh thần đỏi mới hiện nay, nó càng khẳng định một cách đúng đắn. Nghị quyết của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII “ Về công tác lí luận trong giai đoạn hiện tại” ( ngày 28/3/1992 ) nêu rõ cần”… kết hợp tính thống nhất, tính khoa họ với tính Đảng, giữa khoa học với chính trị” báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội Đại hội Đảng lần thứ IX cũng nhấn mạnh khoa học xã hội và nhân văn phải …” cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường nối chủ trương của Đảng” điều này có nghĩa là phải thống nhất tính Đảng và tính khoa học. Trong mối quan hệ giữa tính khoa học và tính Đảng trong nghiên cứu khoa học xã hội, khoa học nhân văn nói chung, trong nghiên cứu lịch sử sử học nói riêng, càn phải coi trọng tính khoa học và không coi nhẹ tính Đảng. Tính Đảng là cơ sở để đạt được tính khoa học. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phân tích, đấu tranh, phê phán rút ra các bài học kinh nghiệm của sử học qua các thời đại, để tiếp thu những yếu tố tích cực, tiến bộ cho sự phát triển của sử 2 Bùi cao cường viết phần này. 4 học và phục vụ có hiệu quả sự nghiệp cách mạng hiện nay. Vì vậy chúng ta nhất trí với ý kiến của E. M. Giu-cốp, khi ông viết rằng “ khoa học về quá khứ của nhan loại đã và đang là chiến trường của cuộc đấu tranh tư tưởng … Lịch sử sử học có nghĩa là môn sử học về khoa họ lịch sử, là môn có tính Đảng, nhận thức phát triển lịch sử tư tưởng của nền tảng riêng của tư tưởng triết học và những nhu cầu xã hội . Từ đó nhận thức được ý nghĩa lớn lao của công trình nghiên cứu lịch sử sử học, thấy được sự xuất hiện các quan điểm sử học nhất định, phản ánh những lập trường tư tưởng khác nhau của các lực lượng giai cấp xung đột” Điều này vẫn còn diễn ra cho nên khi tiếp thu di sản tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có sử học để làm phong phú việc nghiên cứu khoa học, khi hòa nhập vào khu vực và quốc tế, chúng ta phải giữ đúng quan điểm tư tưởng của mình, vạn dụng một cách sáng tạo vào lĩnh vực khoa học của mình Những nguyên tắc, phương pháp luận Mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo một số vấn đề cụ thể trong nghiên cứu học tập lịch sử. Một là mối quan hệ giữa tài liệu sự kiện với khái quát – lí luận cũng như nghiên cứu lịch sử việc nghiên cứu lịch sử sử học cũng dựa trên cơ sở tri thức cụ thể về bối cảnh lịch sử xã hội, điều kiện hình thành của một nền sử học dựa vào thành tựu cụ thể của khoa học lịch sử cụ thể của từng thời đại của mỗi nước, mỗi giai cấp phải tìm hiểu những tác phẩm công trình lịch sử. Những tác phảm của các nhà khoa học là vấn đề cơ bản quan trọng của của sự kiện lịch sử. Việc nghiên cứu lịch sử phải dựa trên điều kiện khách quan; đó là tái hiện sự kiện cũng như trong nghiên cứu khoa học lịch sử việc nghiên cứu lịch sử sử học không thể dựa trên những tài liệu sự kiện cụ thể. Đó là những tài liệu về điều kiện bối cảnh lịch sử cụ thể những thông tin về nhận thức lịch sử về những quy luật hình thành và phát triển của lịch sử sử học. tên cơ sở tài liệu phải biết khái quát lí luận, sử lí đúng đắn các sự kiện, khái quát, và lí luận chúng ta có thể sử dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu. 5 Vấn đề phân kì lịch sử sử học là vấn đề trọng tâm, phải dựa trên thành tựu nghiên cứu về phân kì trước đó thể hiện sự hình thành và pát triển của bản thân khoa học lịch sử. Dựa vào phan kì lịch sử thế giới và dân tộc. Bởi vì quá trình hình thành, phát triển của của nền sử học kế tiếp nhau gắn liền với các thời kì lịch sử của dan tộc và thế giới. Trong việc phân kì phải xác định những mốc lớn, những sự kiện quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, đánh dáu sự thay đổi trong vấn đề phát triển của sử học. Vì vậy việc phân kì lịch sử sử học không phải lúc nào cũng trùng khớp với phân kì lịch sử mà có những nét riêng. NHIỆM VỤ, CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ SỬ HỌC 3 Lịch sử loài người bắt đầu từ khi con người và xã hội ra đời. Ngay từ lúc mới xuất hiện, con người có ý thức về lịch sử của mình : nguồn gốc, tổ tiên, quê hương, sinh hoạt….Đúng như F.Angghen đã viết :“ Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đó”. Sự nhận thức lịch sử khởi đầu là những hiểu biết đầu tiên về con người và quá trình phát triển của xã hội rồi dần dần trở thành một khoa học – khoa học lịch sử. Trải qua một chặng đường khá lâu để từ những tri thức đầu tiên ấy trở thành khoa học lịch sử ( con người xuất hiện khoảng 3 – 4 triệu năm về trước và khoa học lịch sử ra đời cho đến nay cũng khoảng trên 2000 năm). Mọi sự vật, hiện tượng đều có lịch sử riêng, khoa học lịch sử cũng có lịch sử của mình. Đó là một ngành nghiên cứu về môn học, được ngọi là Lịch sử khoa học lịch sử, hay như thường gọi : Lịch sử sử học. Muốn khẳng định lịch sử sử học có phải là một khoa học hay không thì chúng ta phải hiểu thế nào là một khoa học và những tiêu chí để trở thành một khoa học. Vậy khoa học là chỉ toàn bộ những kinh nghiệm hiểu biết của con người trong cuộc sống lao động hằng ngày đạt đến trình độ khái quát hóa trừu tương hóa đi sâu vào bản chất của sự vật nêu được quy luật vận động và đạt đến chân lý khách quan. 3 Nguyễn Thị Ngọc Anh viết phần này. 6 Một khoa học được hình thành bao giờ cũng phải có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể tức là phải giải quyết được vấn đề nghiên cứu ai? Nghiên cứu để làm gì? Nghiên cứu dựa trên cơ sở nào? Và nghiên cứu như thế nào? Để chứng minh cho lịch sử sử học là một khoa học em sẽ tìm hiểu về ba vấn đề đó là nhiệm vụ, cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của lịch sử sử học 1.5.1. Nhiệm vụ của lịch sử sử học 4 Nhiêm vụ của Lịch sử sử học được quy định do chức năng của nó. Ở đây, ngành Lịch sử sử học không phải giản đơn là việc liệt kê lại hoặc tổng kết công việc nghiên cứu, thành tựu thu được qua quá trình nghiên cứu của các thời đại, mà là toàn bộ quá trình hình thành phát triển của khoa học lịch sử, thông qua nghiên cứu nội dung khoa học, thành tựu, tư tưởng sử học, những vai trò, đóng góp của những nhà sử học ở các thời đại khác nhau… Lịch sử sử học không chỉ nghiên cứu một số tác phẩm của các nhà sử học nổi tiếng, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, mà toàn bộ thành tựu sử học đã đạt được thông qua hoạt động của các nhà sử học chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, của đông đảo nhân dân yêu thích và góp phần vào sự phát triển của khoa học lịch sử. Do yêu cầu nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do tính chất uyên thâm ở mức độ cần thiết của những nghiên cứu lịch sử mà lịch sử sử học có liên quan chặt chẽ với sử học, với lịch sử văn học, lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng,….Do đó, lịch sử khoa học Lịch sử không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của nền sử học thế giới, một nước, một thời đại, một giai cấp mà còn mở rộng đến việc nghiên cứu tư tưởng xã hội, góp phần vào việc tìm hiểu sự phát triển xã hội trên lĩnh vực văn học tư tưởng. Lịch sử học có nhiệm vụ khách quan và cụ thể sau đây: 4 Ở đây do tôn trọng bài viết của các tác giả mà việc tập hợp chỉnh sửa chỉ ở mức độ đặc biệt cần thiết, như việc sai lỗi chính tả, lỗi sai nghiêm trọng, người sửa vẫn tôn trọng để nguyên phần tham gia của các tác giả cùng tham gia. 7 Tìm hiểu sự tích lũy tri thức lịch sử của xã hội loài người từ thời nguyên thủy đến ngày nay, chủ yếu từ khi khoa học lịch sử hình thành trong xã hội giai cấp. Những thành tựu nghiêm cứu lịch sử của cả nhân loại, của mỗi dân tộc qua các chặng đường phát triển của xã hội, gắn liền với bối cảnh điều kiện cụ thể của lịch sử loài người, cũng như lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi thời đại. Tác dụng của sử học đối với sự phát triển của xã hội nói chung, mỗi thời kỳ nói riêng. Khuynh hướng, quan điểm, tư tưởng của một nền sử học, những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực sử học giữa các gia cấp khác nhau, thù địch trong xã hội. Tích lũy phương pháp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu lịch sử (mặt kỹ thuật nghiên cứu) có những điểm chung cho các nền sử học, đánh giá sử học, sự kế thừa và phát triển của sử học. Theo vị trí, quan điểm của các nhà sử học thuộc về các thời đại, giai cấp khác nhau, có những mối quan hệ với nhau (đấu tranh và kế thừa). Ghi chép cuộc đời sự nghiệp của các nhà sử học, đánh giá các công trình nghiên cứu sử học tiêu biểu, theo các quan điểm khác nhau, đối với chúng ta là quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cưú những vấn đề chủ yếu như góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh và phát triển của khoa học lịch sử, nó giúp cho các nhà sử học hiện nay và thế hệ sau rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về mặt phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và cả một số vấn đề về nội dung (qua tìm hiểu thành tựu nghiên cứu đã đạt được ). Như J. Tôppôski đã viết “nhiệm vụ cơ bản của những người viết lịch sử sử học là phát hiện những mối quan hệ phụ thuộc, phức tạp giữa sự phát triển của tư tưởng lịch sử và đời sống đó là hệ thống các quan hệ xã hội nền văn hóa của một thời đại nhất định, những sự kiện chính trị…” 1.5.2. Cơ sở phương pháp luận lịch sử sử học Là một bộ phận trong gia đình khoa học lịch sử, một ngành khoa học nhân văn, việc nghiên cứu lịch sử sử học mang tính Đảng và tính giai cấp rõ rệt. Tính 8 Đảng phải luôn kết hợp và thống nhất với tính khoa học, các tào liệu văn kiện của Đảng đưa ra phải đảm bảo tính chính xác và khoa học . Cũng như trong nghiên cứu khoa học lịch sử, việc nghiên cứu lịch sử sử học không thể không dựa trên cơ sở tài liệu sự kiện cụ thể. Đó là những tài liệu về điều kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể, những thông tin về nhận thức lịch sử (qua tác phẩm, tác giả về xã hội ) về những quy luật hình thành và phát triển của lịch sử sử học. Trên cơ sở tài liệu và sự kiện phải tiến tới khái quát – lý luận. Không có trừu tượng hóa khái quát hóa sẽ không có khoa học và nhà nghiên cứu và người học tập sẽ không đi sâu được vào bản chất hiện tượng, không rút ra được các quy luật phát triển của bản thân lịch sử sử học. Sử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu sự-kiện và khái quát - lý luận, chúng ta mới có thể sử dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử sử học. 1.5.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử sử học Vì đối tượng của lịch sử sử học là khoa học lịch sử nên về cở bản chúng ta phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử nói chung, được vận dụng theo các nguyên tắc phương pháp luận về sự thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic để miêu tả khôi phục đúng bộ mặt của sử học trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Phương pháp lịch sử là phương pháp miêu tả xem xét liệt kê những sự kiện cơ bản những tài liệu chính xác, điển hình, đầy đủ để khôi phục được bức tranh quá khứ của sử học đứng như nó tồn tại . Phương pháp lôgic về cỏ bản cũng là phương pháp lịch sử, song thoát khỏi những chi tiết vụn vặt và đi sâu vào cái bản chất, cái logic của sự phát triển, nêu rõ tính quy luật và chi phối, tác động đến sự vận động, phát triển của sử học phản ánh cuộc đấu tranh giữa các trường phái, giữa cái tiến bộ và cái bảo thủ trì trệ. Mối quan hệ của hai phương pháp trên: trong hai phương pháp trên thì phương pháp lịch sử có trước, phương pháp logic có sau và phương pháp lịch sử 9 quyết định nhưng phương pháp logic cũng tác động trở lại, hai phương pháp này thống nhất vời nhau nhưng không đồng nhất vì phương pháp lịch sử có nhiệm vụ khôi phục miêu tả cụ thể bức tranh quá khứ của sử học đúng như nó tồn tại thông qua các sự kiện tài liệu chính xác còn phương pháp logic thì rút ra cái bản chất quy luật phát triển của sử học và đạt đến trình độ lý luận khái quát. Ngoài ra để nghiên cứu lịch sử sử học cần phải sử dụng phương pháp tiếp cận tìm hiểu trực tiếp các tác phẩm sử học của thời đại. Nếu không đi sâu nghiên cứu các tác phẩm, các tác giả các khuynh hướng tư tưởng văn hóa của thời đại sẽ không hiểu hết được tính đa dạng của nền sử học. Khi tiếp xúc với các tác phẩm sử học của thời đại khác nhau cần thiết phải có sự phê phán đấu tranh với quan điểm sai trái, phải có thái độ khách quan khoa học. Bằng phương pháp tiếp cận chúng ta cúng có thể tìm hiểu đôi nét lịch sử sử học qua các thời kì như: thời kì phong kiến với các bài viết “Quan niệm về sử học và phép chép sử của ta xưa, Tri Ân, số 68, 1942” “Cách chép sử của nhà nho” Tri Ân số 48, 1992 …;thời kì sau cách mạng tháng Tám 1945 với nhiều tác phẩm Đào Duy Anh “Muốn tìm hiểu sử học” Minh Đức xuất bản 1950, Viên sử học, sử học Việt Nam trên đường phát triển nxb KHXH, Hà Nội 1981… Một số tác phẩm có liên quan đến lịch sử sử học xuất hiện những kết quả nghiên cứu này đã đặt cơ sở cho việc xây dựng bộ môn lịch sử sử học Việt Nam: Trần Kim Đính, Lịch Sử sử học và Đổi mới sử học tạp chí NCLS số 5, 1991.Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ 19 đến Cách mạng tháng Tám, nxb KHXH 1973… Căn cứ vào các tiêu chí trên về nhiệm vụ, cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cùng với đối tượng và chức năng của lịch sử sử học ta có thể khẳng định lịch sử sử học là một khoa học. 2. CƠ SƠ HÌNH THÀNH SỬ HỌC VIỆT NAM 5 Cơ sở hình thành của một nền sử học nói chung dựa trên sự ra đời của chữ viết, sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước và nhu cầu chép sử. Nhưng ở Việt Nam 5 Lê Thị Ảnh viết phần này 10 [...]... như một phương tiện giao tiếp và giao lưu văn hóa kinh tế với Trung Quốc Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong su t hơn một nghìn năm nên hầu hết các bài văn bia khắc trên bia đều là chữ Hán Chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa Việt Nam xưa Từ sau thế kỷ X tuy Việt Nam dành độc lập nhưng tự chủ, thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhưng... ích kỷ, dâm dật và thái độ độc đoán của bọn vua quan 17 Về mặt ý nghĩa bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu đối với lịch sử Việt Nam rất quan trọng không khác gì bộ sử ký của Tư Mã Thiên đối với lịch sử Trung Quốc , là một bức tranh đa màu sắc nhất thể hiện được xã hội Việt Nam trong su t chiều dài lịch sử là một tác phẩm lớn để người đời sau có thể nhìn vào đó mà thấy được mọi mặt của lịch sủ dân tộc Trong... hiện thực Nxb KHXH 1997 2 UB KHXH Việt Nam Viện Sử học Nxb KHXH Hà Nội 1981 18 3 Nguyễn Hồng Phong Mấy vấn đề phương pháp luận sử học Nxb KHXH 1967 4 GS Phan Ngọc Liên - Nguyễn Ngọc Cơ (đồng chủ biên) Lịch sử sử học Việt Nam Nxb ĐHSP 2003 5 Thái Đắc Xuân 100 sự tích và truyền thuyết hay nhất Nxb văn hóa thông tin 2006 6 Nguyễn Cừ Tuyển tập tục ngữ ca dao Việt Nam Nxb văn học 2001 7 GS TS Phan Ngọc... Long Quân, Lạc Long Quân là loài rồng còn Âu Cơ là giống tiên Ở câu chuyện này người Trung Quốc coi thường người Việt Nam là giống người man di mọi rợ, còn cho mình là con thượng đế Người 11 Trung Quốc coi trọng yếu tố linh thiêng là lân và rồng Đế chống lại tư tưởng đó người Việt Nam đã tự coi mình là con cháu rồng tiên Câu chuyện Thánh Gióng ra đời thể hiện ý thức bảo vệ dân tộc và truyền thống đấu... chưa có nhu cầu chép sử Nhu cầu chép sử chỉ thực sự xuất hiện khi đất nước ta được độc lập thống nhất, để khẳng định vị thế dân tộc, ông cha ta đã chép lại sử để truyền bá kinh nghiệm cho thế hệ sau Việt Nam có lịch sử hình thành lâu đời, từ rất sớm con người đã sinh sống trên đất nước ta Ngay từ khi mới xuất hiện con người đã có ý thức tìm hiểu về nguồn gốc, tổ tiên, sinh hoạt đời sống trong quá khứ Nhận... SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN SỬ HỌC6 Hiện nay có rất nhiều ý kiến về sự ra đời của nên sử học nước ta Tìm hiểu trong qua trình lịch sử chúng ta thấy cũng như mọi dân tộc khác ,trước khi có chữ viết nhân dân Việt Nam đã thể hiện những kiến thức ,quan niệm về lịch sử dân tộc của mình trong các câu chuyện thần thoại ,cổ tích ,truyền thuyết … Đây là những sản phẩm của tư duy phản ánh nhưng quan niệm của tập đoàn người... khôi nguyên Bác thợ rèn ngạc nhiên khen ngợi mãi rồi tặng luôn một cái dùi thật xinh, lại kèm theo ít tiền để mua giấy bút Năm Đinh Mùi, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng Nhãn Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi (ba người đỗ đầu: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa) Năm ấy, ông vừa tròn 18 tuổi Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan (chức quan trông coi việc hình luật), rồi... một lời nguyền Phất cờ nương tử thay cờ tướng quân Ngàn Tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành Đô kỳ đóng ở Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.” Ca dao tục ngữ là tiếng nói của dân gian Việt, trải qua nhiều thời đại, từ thời xưa và cả thời nay, ca dao tục ngữ phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân trong 12 sinh... Cao Bằng” Thời Pháp xâm lược nước ta, người dân không khỏi buồn lòng nhìn thế sự rối ren: “Đêm đêm chớp bể mưa nguồn Hỏi người quân tử có buồn chăng ai” Nhất là cảnh quốc phá gia vong với một triều đại suy tàn: “Một nhà sinh đặng ba vua Vua còn vua mất vua thua chạy dài” Khai thác tư liệu lịch sử trong văn học dân gian kể cả lễ hội cổ truyền chúng ta thấy rõ quan niệm của tổ tiên về nhận thức lịch sử, . với lịch sử Việt Nam rất quan trọng không khác gì bộ sử ký của Tư Mã Thiên đối với lịch sử Trung Quốc , là một bức tranh đa màu sắc nhất thể hiện được xã hội Việt Nam trong su t chiều dài lịch. THÀNH SỬ HỌC VIỆT NAM 5 Cơ sở hình thành của một nền sử học nói chung dựa trên sự ra đời của chữ viết, sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước và nhu cầu chép sử. Nhưng ở Việt Nam 5 Lê Thị Ảnh. thường người Việt Nam là giống người man di mọi rợ, còn cho mình là con thượng đế. Người 11 Trung Quốc coi trọng yếu tố linh thiêng là lân và rồng. Đế chống lại tư tưởng đó người Việt Nam đã tự coi