3.4.1. Văn hóa uống Rượu Cần trong giao tiếp - ứng xử
Cũng như uống rượu đế ở miền xuôi, nếu theo cung cách chính thống, nguyên tắc uống Rượu Cần cũng không kém phần độc độc đáo, mang nét văn hóa giao tiếp đặc sắc, đặc biệt là khi tiếp khách và trong lễ kết bạn.
Sau lễ rách Yàng, chủ nhà (chủ lễ) là người uống trước. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho biết rượu không độc. Sau khi chủ nhà uống đến lựợt những người có mặt từ già đến trẻ, trai gái đều uống một cách tự nhiên. Nếu trong cuộc rượu đó có khách, thì sau khi uống chủ nhà sẽ đưa cần mời khách thể hiện lòng mến khách của gia chủ. Khi được mời rượu khách phải đón nhận cần bằng tay phải hoặc hai tay, vì đối với đồng bào Mạ cầm bằng tay trái là tỏ ý khinh họ. Lúc nhận lời uống thì phải uống thật lòng, nếu người chủ uống một đơn vị (người Mạ gọi là Cò), người được mời cũng uống như vậy. Khi uống chủ nhà thường nhìn thẳng vào mặt khách để xem thử khách có thật tình không và cũng nhằm bày tỏ sự tôn trọng, mối thiện cảm. Cho nên dù không quen uống rượu cần thì đã ngậm cần là phải uống, đến một lúc nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lời cần.
Khi uống rượu người uống có thể vừa uống từng mụm nhỏ vừa trò chuyện ( bao lâu cũng đuợc) nhưng không đựợc rời tay khỏi cần rượu trừng nào chưa uống xong phần rượu của mình.
Khi uống xong phần rượu của mình, dùng một ngón tay bịt đầu cần và chuyển cần cho người khác (có thể là người bên cạnh, cũng có thể là người mình muốn mời). Cứ như thế trong suốt cuộc uống rượu, chiếc cần chỉ được phép chuyển từ tay này sang tay khác, mà không được để rời ra. Nếu ai đó vô tình buông cần thì đuợc coi là thất lễ với chủ nhà. Trong một số trường hợp khi cắm cần vào ché cần phải thận trọng vì nếu vô tình cắm lộn đầu dễ bị hiểu lầm là hành động khiêu khích khinh rẻ chủ nhà và có khi sảy ra xô sát giữa chủ với nguời khách đó với chủ. Từ cách nhận cần, cách cầm cần, tư thế ngồi cho đến việc vành môi vào cần cũng phải chú ý: ngồi làm sao trông hướng vừa để mọi người thưởng thức chứng kiến sự hiện diện và điệu nghệ của mình vừa tiện cho người phục vụ ( châm nước).
Người Tây Nguyên nói chung, người Mạ nói riêng qua cách uống Rượu Cần cũng thể hiện rõ quan niệm về sự bình đẳng và công bằng, mỗi phần rượu được gọi là một đơn vị. Đơn vị đo rất linh hoạt, ngày xưa là một ống bầu, một sừng trâu…Ngày nay có thể dùng ly, trai ,ca… Một đơn vị khoảng ¼ - 1/3 lít nuớc (mộ Cò). Người này uống, chủ nhà ( hoặc người được ủy nhiệm) châm nước. Người đó múc một đơn vị nước (nước suối, nuớc mưa, nước lọc….) rót vào ché. Uống đến khi trong ly ( bầu trai, ống) nuớc lã đó đổ đầy ché hoặc đỏ đến vạch quy định như lúc chưa uống là coi như người đó đã uống được một đơn vị rượu ( một cò). Cách thứ hai là để công bằng luợng rượu cho mỗi người, trước khi uống chủ nhà dùng một cành cây gác ngang miệng ché có nhánh cắm ngang lưng mặt nước chừng một chừng 1 cm (người Mạ có thang đo hình cung tên). Khi người uống hút rượu, mức nước thấp xuống đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình . Cách rót như vậy người ta gọi là đong, “Kang” hoặc gọi là một cữ. Người đồng bào mời rượu tinh tế lắm, dù cho bạn tửu lượng kém đến đâu cũng không thể từ chối uống một kang, nhất là khi các nàng sơn nữ cầm ca nước bưng sẵn trong tay nhìn khách với ánh mắt chân thành và tha thiết.
Tiếp Rượu: Thực chất là châm nước vào ché. Đây là công việc cả chủ
nhà, con của chủ nhà hoặc người được ủy nhiệm. Một người khách quen, được quý trong như người trong buôn cũng có thể được mời tiếp nước cho khách và chủ. Trong nhiều cuộc vui, người tiếp rượu là các cô gái thôn nữ trong bộ trang phục truyền thống của mình, điều này làm cho du khách thêm phần hứng khởi và cuộc vui như kéo dài hơn, dư âm vang hơn. Phụ nữ cũng uống nhưng chỉ để khích lệ, động viên châm nuớc và quán xuyến những gì xảy ra trong cuộc cuộc vui buồn…Rượu Cần thường được uống từng đôi một nên người này uống người kia tiếp rượu và ngược lại. Thường thì mời nhau theo giới tính: trai tiếp trai, nữ mời nữ. Như thế vừa bình dị vừa không suồng sã. Nếu một người uống kém, hoặc uống nhiều bị say không làm chủ được
mình thì hai người uống có thể uống chung một đơn vị (hay nhiều đơn vị) nếu vừa uống vùa hát thì vẫn một tay cầm cần rượu, uống hay tạm nghỉ lấy hơi thì hai tay vẫn phải giữ cần. Thông thường người Mạ ở Đạ tẻh, Lộc Bắc mỗi người uống một lượt một đơn vị, ở Lộc Lâm thì hai đơn vị một lượt vì người ta quan niệm: “người ta đi bằng hai chân mới vững” Cũng có những cuộc vui mà ở đó chủ nhà vừa là người tiếp rượu, mời rượu vừa là trọng tài trong cuộc vui. Một tay cầm chiếc sừng trâu rỗng thủng đáy để đong nước vào rượu, tay kia cầm ca (gáo) để múc nước tiếp vào sừng. Điệu hát thay lời chúc khách quý đến với buôn làng mạnh khỏe hạnh phúc; vừa hát vừa đong nuớc tịếp nước vào ché rượu. vị khách nào uống không kịp để rượu trào ra sẽ bị phạt bằng cách phải uống tiếp mấy “sừng” nữa trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người.
Ở cộng đồng người Mạ và người Cơho, chủ nhà thể hiện sự quý mến khách bằng cách ngồi trên vai, trên lưng khách theo giới, tay vồng ra phía trước bịt mũi để khách uống một hơi lượng rượu mời. Sau đó vừa uống vừa ca hát nhập vào vòng Xoang nhịp bước theo những cô thôn nữ. Rượu Cần thường được uống từng đôi nên khi nhập cuộc thường có mối giao hòa thân thiện lớn. Bạn sẽ không phãi lo lắng sợ chủ nhà cho rằng mình là bê tha và thiếu lịch sử dù có uống say ngã lăn ra sàn. Trái lại chủ nhà sẽ rất thích thú bạn và quý bạn hơn vì cho rằng như vậy bạn rất chân thành với họ.
Men Rượu Cần nhẹ, nhưng cũng tạo nên cảm giác say la đà rất dễ kích thích tâm trạng con người vui vẻ hòa đồng với nhau. Măc dù nồng độ thấp nhưng hút vài lần cho “thật bụng” thì cũng dễ ngả nghiêng. Cái say của Rượu Cần không giống cái say của bất cứ loại rượu bia nào. Chất men thơm nồng làm cho người uống lâng lâng ngây ngất. Và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được mãi. Bởỉ tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái sắng đại ngàn, cái gió bao la của Tây nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khướt. Người
ta thường hay nói đùa với nhau rằng: lên Tây Nguyên chưa say Rượu Cần coi như chưa đến Tây Nguyên… và quả thật đến với buôn làng Tây Nguyên, khi đã ôm cần khó mà không say được, khi cả buôn làng phiêu diêu trong tiếng cồng chiêng, rộn rã bên ánh lửa bập bùng và vòng Xoang say đắm của các thiếu nữ mời gọi. Nét văn hóa đặc sắc của Rượu Cần Tây Nguyên đã thật sự cuốn hút du khách gần xa, ai lên Tây Nguyên cũng muốn được một lần ôm cần thả hồn lâng lâng trong men lửa mang hương vị Tây Nguyên. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được cả cảm giác lẫn vị giác tuyệt vời: Đôi mắt lung linh, đôi má ửng đỏ, tâm hồn lâng lâng cùng dư vị men Rượu Cần. Vị ngọt mát, nồng nàn rỉ ra từ vò rượu hòa vào trong nước chính là kết tinh hương vị của núi rừng, từ trong gạo và rễ (lá) Cây rừng.
Trong những cuộc vui dường như bất tận đó không chỉ có Rượu Cần, cồng chiêng và các điệu Xoang quyễn rủ mà còn có sự góp mặt của Các “thức nhắm” kèm theo Rượu Cần và cơm lam là hai thứ không thể thiếu trong các lễ hội của buôn làng. Cũng như uống Rượu Cần khách sẽ được chủ nhà mời ăn cơm lam đầu tiên . Ống cơm lam dành cho khách không phải là đoạn dài nhất, to nhất mà phải là đoạn được cô gái Tây Nguyên nướng khéo nhất, ngon nhất, nhìn vào màu trúc vẫn xanh tuơi. Dùng với Rượu Cần, cơm lam là thức nhắm, không có rượu, cơm lam thành luơng thực ăn no.
Cùng với cơm lam là đọt mây nướng. Thịt heo nướng thường là heo rừng hay thịt thú rừng đã được sấy khô trên dàn bếp và nếu trong ngày hội đâm trâu có thêm thịt trâu. Uống Rượu Cần nhiều là vào những ngày lễ hội rất ít khi người ta uống suông ( uống chay) mà ít nhất cũng phải có một ít đồ nhắm kèo theo…Bởi một cuộc rượu không chỉ diễn ra trong chốc lát mà có thể kéo dài suốt ngày suốt đêm ( thậm chí có những cuộc vui kéo dài mấy ngày liền như lễ hội mừng lúa mới 8 ngày 7 đêm) và từ trong cuộc vui ấy xung quanh ché rượu cần đã diễn ra bao điều lý thú. Những cuộc trò chuyện mang nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hóa truyền thống, những kinh nghiệm
làm ăn, những chuyện buồn vui của mỗi người đều được bày tỏ và chia sẻ, đồng cảm. Bao điệu nhạc đã nảy sinh từ cần rượu vuốt cong. Những khúc hát tập thể được ngân vang giữa núi rừng bạt ngàn xen lẫn trong đó tiếng vỗ tay tiếng nói chuyện vui tươi trong ánh lửa bập bùng và trong tiếng cồng chiêng vang vọng. Chất men của rượu hay tinh túy của núi rừng và sự thân thiện của con người đã làm cho con người cởi mở hòa đồng và tạo niềm cảm hứng để cho những lời thơ ý đẹp tuôn ra trong cảm xúc dâng trào:
“Anh ở bên này ghè rượu
Vít cần trúc cong cong thành một nửa bầu trời Thành một nửa trái tim mơ hồ gọi
Một nửa còn bên ấy Bạn tình ơi!
Bên này trái tim, bên ấy trái tim Vòng ngực nổi cồn trên miệng ché Rượu chảy về hai bên, men say còn ở giữa.
Lửa phừng phừng bứt tuột áo nuk-kiar... Ơi chân trời lửa bên em sao mà xa ngái thế
Đường gấp khúc trái tim sâu thăm thẳm đáy men nồng”.
Trong ánh nhìn tin tưởng, trìu mến xuyên qua ánh lửa bập bùng, bao mối tình trong sáng được ươm mầm. Khi men rượu đã thấm, tiếng cồng như vang xa hơn, tiếng chiêng dập dìu, vòng Xoang như xoẵn quyện, trai gái gần kề, anh sô khố dài, em khoe váy ngắn, những bắp chân tròn cọ xát…Đêm hội say nồng lúc này chỉ có trời và đất. Đối với những người lần đầu gặp mặt , đây là dịp để họ làm quen, tìm hiểu lẫn nhau, cuộc vui như xua đi cái khoảng cách giữa người với người làm cho họ xít lại gần nhau, trở thành những người thân thiết như đã có duyên từ kiếp trước. Đúng là “xưa kia ai biết ai đâu, vì chưng chén rựơu mở đầu làm quen” Còn đối với những người quen thân thì cuộc rượu là nơi họ thể hiện sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau là nấc thang thăng
tiến tình bằng hữu. Và để công khai hợp thức mối quan hệ họ có thể sử dụng tiệc rượu này làm lễ tổ chức lễ kết bạn. Chủ lễ có thể là già làng tộc trưởng mà cũng có thể là một trong hai ngừơi đứng ra đảm nhận. Khui ché Rượu Cần, trước đông đủ mọi người, một người đọc bài cúng thần: “Hỡi Yàng…. Tôi là… hiện nay sống ở…, đã gặp bạn tốt tên là…hiện nay sống ở…tôi và bạn muốn kết làm anh em, nguyện sống chết có nhau, coi nhau như ruột thịt. Các Yàng hãy đến chứng giám cho chúng tôi. Nếu sau này Hai người không sống tốt với nhau Yàng sẽ trị tội”. Họ cùng uống Rượu Cần và cùng nhau cất vang lời hát trong lễ kết bạn: “Tôi với bạn không cùng bố mẹ, nhưng đều muốn uống chung dòng nuớc con suối buôn tôi, ăn cùng hạt thóc trên rẫy của tôi. Chúng ta là bạn tốt của nhau như anh em một nhà giúp nhau làm rẫy, uống chung dòng nuớc, cùng sưởii ấm bên bếp lửa nhà dài”. Hai bên trao tín vật cho nhau vòng đồng, ché vỏ bầu hạt giống…” . Và như thế họ chính thức trở thành bạn bè anh em của nhau. Cuộc uống rượu vẫn tiếp diễn, vò Rượu Cần càng về cuối càng nhạt độ rượu nhưng lại càng phát triển sự hào hứng, tiếng cười, tiếng hát nhịp vỗ tay tán thưởng và tiếng hò reo phạt người uống ít. Có khi cạn nước thì thôi, nhưng cũng có khi bốc lửa, niềm vui dâng cao như cơn lũ rừng; nước lạ được tiếp thêm vào ché cho điên đảo du khách, cho nồng nàn trinh nữ, cho say sưa men người, cho tràn đầy hào hứng kỷ niệm. Về Tây Nguyên vào mùa lễ hội cùng với con trâu ,con gái buôn làng uống Rượu Cần, ăn cơm lam, thức trắng đêm với những vòng Xoang nhịp nhàng trong tiếng cồng chiêng ngân vang, nghe đưa dậy vọng về một thủa hoang sơ bài ca đi mở đất chinh phục núi rừng.