Nguyên nhân và giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua rượu cần pptx (Trang 41 - 46)

Những biến đổi trên cho thấy văn hoá Rượu Cần của các dân tộc Tây Nguyên đang dần bị mai một. Điều đó cũng có nghĩa là nét văn hoá truyền thống độc đáo này đang đứng trước nguy cơ báo động và cần phải lên tiếng bảo vệ ngay từ hôm nay. Thực trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân :

Đất nước trong hai cuộc chiến tranh, không có thời gian để những người lớn tuổi truyền dạy cách làm rượu cho lớp trẻ. Mọi người đều tập trung cho tiền tuyến, thanh niên trai tráng ra trận, thiếu nữ lo làm nương rẫy phục vụ cách mạng. Khi đất nước thống nhất, số người biết làm Rượu Cần thì qua đời hoặc sức khỏe không bảo đảm để tiếp tục và truyền dạy cho con cháu, đã vậy Tây Nguyên những năm 1976-1983 còn bị bọn thổ phỉ, Phun rô quấy phá.

Việc các buôn ở phân tán, du canh du cư rồi thì đất nước thời bao cấp gặp khó khăn, không ai nghĩ đến việc duy trì nét văn hóa truyền thống này.

Vào thời kì đổi mới, nam nữ thanh niên dân tộc Tây Nguyên đã tiếp thu rất nhanh những văn minh mà các thông tin đại chúng chuyển tải. Nhất là bắt đầu những năm 1983-1993, các buôn làng đã ở định cư, việc giao lưu, tiếp xúc giữa buôn này với buôn nọ, giữa người Việt với người đồng bào được mở rộng.Do đó, rượu đế cũng từng bước xâm nhập và được bà con tiếp nhận. Vì Rượu Đế không tốn nhiều thời gian. Nguời ta có thể mua ở bất cứ thời điểm nào.

Đồng thời với viêc ở định cư, hoạt động trồng lúa rẫy cũng ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là những kế hoạch trống điều, trồng cà phê và một số cây công nghiệp theo chủ trương của Nhà nước. Bên cạnh đó việc sản xuất lúa nước là một hoạt động còn khá mới mẻ với bà con, trình độ canh tác chưa cao, diện tích gieo cấy không nhiều. Nên ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho gia đình thì gần như không có lúa gạo dư ra để làn Rượu Cần. Nhiều gia đình còn phải mua gạo để ăn hàng ngày, vì vậy họ không muốn làm Rượu Cần từ số gạo phải vất vả mới kiếm được đó.

Hiện nay trong cộng đồng người dân Tây Nguyên, đời sống nhiều hộ dân còn khó khăn nên việc tổ chức lễ hội, tang ma, cưới hỏi theo phong tục cũ đã không còn hoặc được tổ chức đơn giản. Rượu Cần cũng vì thế mà giảm đi sức phát triển của nó. Bên cạnh đó là sự du nhạp của các tôn giáo mới đặc biệt là Thiên chúa giáo và đạo Tin lành trong thời gian gần đây cũng là một nguyên nhân lớn.

Việc đầu tư nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên (trong đó có văn hóa Rượu Cần) chưa thỏa đáng, do vậy những công trình văn hóa Tây Nguyên chỉ mới dừng lại ở việc in ấn tài liệu chứ chưa phổ biến rộng rãi trong cộng đồng chưa thực hiện được. Do vậy, chính người Tây Nguyên cũng chưa nhận thức được

hết ý nghĩa quan trọng của rượu cần và chưa dày công giữ gìn, phát huy nó (nhất là lớp trẻ hiện nay hầu như không biết làm rượu cần).

Trước thực trạng ngày càng mai một những giá trị văn hóa của dân tộc đã đặt ra vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này đã được xác định trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (6/1991) của Đảng ta. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là xu hướng, nhu cầu chân chính của mọi dân tộc bao gồm người Tây Nguyên. Tuy nhiên không phải cứ hiện đại hóa là phủ nhận hết các giá trị truyền thống mà trước hết phải tôn trọng nó đồng thời tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái mới và thay đổi nó cho phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc. Việc bảo tồn và phát triển vốn văn hóa phải gắn liền với sự phát triển của dân tộc đó. Điều đó cũng có nghĩa là muốn bảo tồn và phát triển văn hóa Rượu Cần của người Mạ cần có những biện pháp tích cực và đồng bộ. Từ thực trạng và những nguyên nhân trên, cá nhân tôi xin đưa ra một số đề xuất, một số kiến nghị sau đây:

Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền trong đồng bào các dân tộc Tây

Nguyên.

Mọi việc muốn thành công không thể bỏ qua công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng vùng tập trung tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức của đồng bào về vai trò, ý nghĩa của Rượu Cần, văn hóa Rượu Cần trước những nhu cầu và quá trình phát triển cuả xã hội. Mà trước tiên là làm cho đồng bào hiểu được việc bảo tồn và phát triển nét văn hóa này là việc làm có ích, nhằm duy trì sắc thái riêng về văn hóa của dân tộc mình. Một điều chắc chắn rằng không ai bảo vệ tốt di sản văn hóa của họ bằng chính họ. Bên cạnh đó khuyến khích và vận động đồng bào mở rộng sản xuất để phục vụ cho đời sống kinh tế của mình, từng bước đưa Rượu Cần trở thành thứ hàng hoá phổ biến rộng rãi trên thị trường huyện và tỉnh

Thứ hai: Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, của già làng,

trưởng bản.

Hiện nay tổ chức đoàn thanh niên phụ nữ, cựu chiến binh…đã về tận thôn, buôn. Việc lấy ngay những thành viên này làm người tuyên truyền là phù hợp nhất bởi họ ở ngay trong gia đình, thôn buôn, được học tập nhiều, nhận thức cao, nhiều người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn lí luận cao. Từ lâu đời, già làng, trưởng bản là những người có uy tín với dân, già làng nói dân làng đều nghe theo. Do vậy các tổ chức đoàn thể cần phối hợp với già làng, trưởng bản vận động buôn làng bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa mới, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thứ ba: Phát huy vai trò của ngành văn hóa thông tin, tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng, sự bảo trợ của Nhà nước.

Ngành văn hóa thô ng tin có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, quản lí các hoạt động sinh hoat văn hóa trong đồng bào dân tộc. Phối hợp với các tổ chức chính trị, già làng tổ chức các lễ hội, mở các lớp dạy đánh cồng chiêng, làm rượu cần, dệt thổ cẩm…cho thế hệ trẻ, đào tạo cán bộ chuyên môn cho từng buôn, xã. Các Đảng viên phải nắm vững đường lối dân tộc của Đảng, chỉ đạo các hoạt động đúng đường lối. Nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí cho việc tổ chức các lễ hội, phần còn lại huy động đóng góp từ nhân dân, sự tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp. Mở rộng diện tích và truyền dạy kĩ thuật canh tác lúa nước trong đồng bào Mạ. Khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp đầu tư đưa Rượu Cần vào kinh doanh kết hợp với dịch vụ du lịch. Huyện Đạ Tẻh có hồ Đạ Tẻh được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia, có 3 thác nước đẹp ở xã Triệu Hải và xã Đạ Pal, trong đó thác nước Đakala đang được các nhà đầu tư khoanh nuôi bảo vệ để xây dựng khu du lịch sinh thái. Đây là điều kiện thuận lợi để giới thiệu, quảng bá Rượu Cần của người Mạ đến du khách gần xa và qua đó từng bước thiết lập thương hiệu Ruợu Cần ngay tại địa phương mình.

C. Kết luận

Những nét đẹp của văn hóa ẩm thực bắt nguồn từ chính cuộc sống, bởi cuộc sống là mạch nguồn trong trẻo nhất cho văn hóa tồn tại và phát triển. Rượu cần, bản thân nó đã là văn hóa bởi đó là sản phẩm của con người, thông qua nét đẹp của cách uống, quy trình chế biến, cách làm ra những vò rượu cần đã làm cho nó trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực Tây Nguyên nói riêng.

Rượu Cần và văn hóa Rượu Cần là một trong những vấn đề quan trọng của xã hội, thể hiện đặc trưng văn hóa riêng giữa các tộc người. Nét văn hóa đều bắt nguồn từ những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan. Từ đó nảy sinh những phong tục chứa những tri thức cuộc sống, tri thức tâm linh, đáp ứng nhu cầu của nhiều dân tộc, đặc biệt là con người Tây Nguyên. Qua đó họ có thêm điều kiện gắn bó mật thiết với thiên nhiên, với con người, với cả cộng đồng, để làm nên những bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào Tây Nguyên.

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa Rượu Cần của người Tây Nguyên, tôi đã phác họa môt cách đầy đủ về: Nguồn gốc xuất xứ và vị trí của rượu cần trong đời sống của con người Tây Nguyên, những nét đẹp độc đáo qua quá trình làm cũng như nghệ thuật thưởng thức, các nghi lễ thức uống… Bên cạnh việc tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống, tôi cũng đã đề cập tới sự phát triển chung của xã hội, chỉ ra thực trạng hiện nay, phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp. Để qua đó góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa Rượu Cần của Tây Nguyên nói riêng và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua rượu cần pptx (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w