Trong những năm qua, ngành thủy sản đã có sự phát triển mạnh mẽ trên cở sở khai thác các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đấ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU CẨM
NGÀNH THỦY SẢN Ở QUẢNG NINH:
TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã ngành: 60.31.95
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn Thị Hồng
Thái Nguyên - Năm 2011
Trang 2Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp
đỡ của Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, thư viện trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh,
Sở Thủy sản Quảng Ninh, Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, … Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quí báu đó
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Học viên: Nguyễn Thị Thu Cẩm
K17 - Địa lí KT - XH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hồng Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Cẩm
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.3 Giới hạn của đề tài 2
3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Các quan điểm nghiên cứu 2
3.1.1 Quan điểm hệ thống 2
3.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 3
3.1.3 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 3
3.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh 3
3.2 Phương pháp nghiên cứu 4
3.2.1 Phương pháp thực địa 4
3.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu 4
3.2.3 Phương pháp biểu đồ, bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)…… 4
3.2.4 Phương pháp toán học 5
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
5 Đóng góp của luận văn 7
6 Cấu trúc của luận văn 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN 8
Trang 51.1 Cơ sở lí luận 8
1.1.1 Khái niệm ngành thuỷ sản 8
1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản 8
1.1.3 Đặc điểm chung của ngành thủy sản 10
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành thủy sản 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1 Nguồn lực phát triển thủy sản của Việt Nam 16
1.2.2 Hiện trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam 18
Tiểu kết chương 1 24
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH 26
2.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh 26
2.1.1 Thời kì 1955 - 1975 26
2.1.2 Thời kì 1976 - 1980 26
2.1.3 Thời kì 1981 - 1985 27
2.1.4 Từ năm 1986 đến nay 27
2.2 Nguồn lực phát triển thủy sản Quảng Ninh 28
2.2.1 Vị trí địa lí 28
2.2.2 Khí hậu 29
2.2.3 Địa hình……….29
2.2.4 Tài nguyên sinh vật……… 30
2.2.5 Dân cư và lao động 33
2.2.6 Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng………33
2.2.7 Thị trường 35
2.3 Hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh 36
2.3.1 Giá trị, sản lượng và cơ cấu ngành thủy sản……… 36
2.3.2 Các ngành thủy sản chủ yếu 38
Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN QUẢNG NINH 71
Trang 63.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản
Quảng Ninh 71
3.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển chung 71
3.1.2 Mục tiêu phát triển 72
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 72
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể 72
3.1.3 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển đối với từng lĩnh vực 72
3.1.3.1 Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 72
3.1.3.2 Nuôi trồng thủy sản 74
3.1.3.3 Chế biến và thương mại thủy sản 75
3.1.3.4 Dịch vụ hậu cần nghề cá 77
3.2 Các giải pháp phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh 79
3.2.1 Giải pháp về vốn 79
3.2.2 Giải pháp quản lý, tổ chức sản xuất bền vững 81
3.2.3 Giải pháp bảo vệ môi trường 84
3.2.4 Giải pháp phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ 85
3.2.5 Giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực 87
3.2.6 Giải pháp khuyến nông, khuyến ngư 89
3.2.7 Giải pháp về giống 90
3.2.8 Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản 91
3.2.9 Giải pháp về Chính sách 93
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 CV Viết tắt của từ tiếng Pháp: cheval - vapeur, nghĩa là
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất và sản lượng thủy sản của Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010 19Bảng 2.1: Tiềm năng diện tích rừng ngập mặn 31Bảng 2.2: Sản lượng ngành thủy sản theo ngành giai đoạn 2001 - 2009 36Bảng 2.3: Số lượng tàu thuyền máy phân theo địa phương của tỉnh
Quảng Ninh năm 2009 38Bảng 2.4: Định hướng lựa chọn nghề nghiệp đánh bắt ngư trường và đối
tượng khai th¸c thñy s¶n chủ yếu 44Bảng 2.5: Tổng sản lượng một số thủy sản khai thác phân theo nhóm sản
phẩm năm 2008 - 2010 45Bảng 2.6: Sản lượng cá biển khai thác so với sản lượng thủy sản khai
thác khác của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2009 46Bảng 2.7: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo môi trường
nước giai đoạn 2004 - 2009 52Bảng 2.8: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện, thị xã tỉnh Quảng
Ninh năm 2007 56Bảng 2.9: Sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2001 - 2009 57Bảng 2.10: Năng suất nuôi trồng một số đối tượng thuỷ sản của Tỉnh
Quảng Ninh 58Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010, quy hoạch
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 72
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của
Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 20
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng NinhError! Bookmark not defined.
Hình 2.2 Bản đồ nguồn lực ngành thuỷ sản tỉnh Quảng NinhError! Bookmark not defined.
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2009 37
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện số lượng và công suất của tàu thuyền đánh
bắt xa bờ của tỉnh Quảng Ninh 39
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản tỉnh
Quảng Ninh năm 2009 42
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thủy sản khai thác phân theo nhóm sản
phẩm năm 2008 - 2010 45
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện sán lượng cá biển khai thác so với tổng sản
lượng thủy sản khai thác năm 2001 - 2009 47
Hình 2.8 Bản đồ hiện trạng ngành thuỷ sản tỉnh Quảng NinhError! Bookmark not defined.
Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
Quảng Ninh giai đoạn 2004 - 2009 53
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, hàng năm mang lại một nguồn ngoại tệ lớn góp phần phát triển kinh tế đất nước Thuỷ sản còn được đánh giá là thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho con người, đồng thời giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động Trong những năm qua, ngành thủy sản đã có sự phát triển mạnh mẽ trên cở sở khai thác các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước Hiện nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng thủy sản nuôi trồng và đứng thứ 13 thế giới về sản lượng khai thác hải sản
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản Biển Quảng Ninh có môi trường khá thuận lợi cho các sinh vật biển sinh sống và phát triển, vì vậy Quảng Ninh đã chú trọng phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết như vấn đề khai thác thủy sản quá mức dẫn đến cạn kiệt, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái biển, chất lượng nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản
Chính vì vậy sự lựa chọn đề tài “Ngành thủy sản ở Quảng Ninh: Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển đến năm 2020” nhằm tìm
hiểu sự phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh Trên cơ sở tiềm năng và hiện trạng tìm ra hướng phát triển hợp lí cho ngành thủy sản
Trang 112 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành thủy sản, đề tài tập trung đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển ngành thủy sản ở Quảng Ninh,
từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vì mục tiêu phát triển bền vững
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về ngành thủy sản để vạn dụng vào địa lí ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá tiềm năng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh
- Phân tích thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản ở Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững
2.3 Giới hạn của đề tài
Về nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá tiềm năng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh
+ Phân tích thực trạng về hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần ngành thủy sản
Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu địa lí ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Về thời gian nghiên cứu: tác giả đã thu thập, phân tích, xử lí số liệu có liên quan từ năm 1995 đến nay
3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Các quan điểm nghiên cứu
3.1.1 Quan điểm hệ thống
Ngành thủy sản là một trong hệ thống kinh tế nói chung của cả nước và
là hệ thống sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng, có gắn với các
Trang 12yếu tố tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, thị trường, đường lối chính sách phát triển… Do vậy khi nghiên cứu hoạt động của ngành thủy sản cần phải đặt trong hệ thống có các mối quan hệ, các quá trình để thấy rõ sự phát triển
và vận động của chúng
3.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mỗi sự vật hiện tượng luôn tồn tại và phát triển trong một không gian nhất định, vì vậy cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian mà nó đang tồn tại cũng như không gian xung quanh Các sự vật hiện tượng không tách biệt độc lập mà có mối quan hệ với nhau và có sự khác biệt giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác Bởi vậy trong quá trình nghiên cứu về thủy sản Quảng Ninh, tác giả vận dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ nhằm tìm ra mối quan hệ hữu cơ bên trong và phát hiện ra các qui luật phát triển và sự phân bố của ngành thủy sản trong từng khu vực nhất định
3.1.3 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Thủy sản là một trong nhiều ngành kinh tế khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Vì vậy hoạt động của ngành thủy sản đã và đang tác động mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên và có khả năng làm suy giảm hệ sinh thái biển Bởi vậy cần phải vận dụng quan điểm sinh thái khi nghiên cứu vấn đề này để có cái nhìn đúng đắn trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm mục tiêu phát triển bền vững
3.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Sự phát triển của ngành thủy sản là trải qua quá trình lâu dài, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kì khác nhau thì quá trình lịch sử phát triển của ngành thủy sản khác nhau, giai đoạn nào cũng có dấu ấn riêng đáng ghi nhớ Vì vậy vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh để nhìn lại những kết quả đạt được của ngành thủy sản trong từng thời kì cụ thể, thấy được cơ sở hiện trạng phát triển của ngành hiện nay, từ đó đề ra các phương hướng và nhiệm vụ phát triển trong tương lai
Trang 133.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí nói chung
và trong nghiên cứu địa lí ngành thủy sản nói riêng Phương pháp này nhằm thu thập, bổ sung tài liệu và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu, giúp cho luận văn có tính thực tế và có giá trị khoa học cao hơn Để hoàn thiện đề tài này tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở một số địa điểm có thế mạnh về khai thác, nuôi trồng thủy sản, qua đó đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển ngành thủy sản ở Quảng Ninh
3.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu để xử lý một khối lượng lớn các
số liệu, tư liệu có liên quan tới nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu đề tài Sau khi đã thu thập được thông tin về đối tượng nghiên cứu, thông qua hệ thống
dữ liệu, trên cơ sở đó tiến hành mô tả so sánh các đối tượng nghiên cứu, xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng, từ đó giải thích nguồn gốc phát sinh phát triển và phát hiện ra quy luật của chúng Việc thu thập, tổng hợp thông tin dựa trên các nguồn khác nhau (là các nguồn đáng tin cậy) như từ bản đồ, báo chí, mạng internet, Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn… Dựa trên những thông tin đó để đưa ra những nhận định có tính khoa học và tính thuyết phục
3.2.3 Phương pháp biểu đồ, bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Phương pháp bản đồ giúp ích thiết thực cho việc nghiên cứu vì nó có tính khái quát và trực quan rất cao Bản đồ là ngôn ngữ, là công cụ đặc biệt được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu địa lí Thông qua phương pháp này
đã giúp tác giả thể hiện được hiện trạng phát triển của các hoạt động trong ngành thủy sản cũng như sự phân bố ngành theo không gian lãnh thổ Ngoài
ra tác giả còn thực hiện phương pháp quen thuộc đó là trực quan hóa số liệu
Trang 14bằng bản đồ và ứng dụng GIS cho phép xử lý thông tin nhanh, vẽ bản đồ chính xác và nhanh chóng trong việc thành lập bản đồ về hiện trạng phát triển ngành thủy sản
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản, đó là thế mạnh phát triển kinh tế của đất nước, vì vậy đã có nhiều các công trình nghiên cứu về khả năng phát triển của ngành thủy sản
Các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu và khá đầy đủ về nguồn lợi thủy sản
nước ta như “Cá biển Việt Nam” của Nguyễn Nhật Thi, “Nguồn lợi cá biển -
Cơ sở của nghề cá biển Việt Nam” của Bùi Đình Chung, Nguyễn Hữu Đức,
Chu Tiến Vĩnh nhằm đánh giá về nguồn lợi thủy sản của Việt Nam, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển cho ngành thủy sản Tác giả Thái Thanh
Dương với công trình nghiên cứu “Thủy sản Việt Nam - những chặng đường
phát triển” Công trình đã khái quát về chặng đường phát triển thủy sản Việt
Nam trong những giai đoạn khác nhau, qua đó đưa ra những nhận định về triển vọng và thách thức của thủy sản Việt Nam trong tương lai
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ
chức hội nghị chuyên đề: "Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam
đến năm 2020" Chiến lược phát triển thủy sản nước ta đến năm 2020 chỉ rõ
định hướng phát triển thủy sản theo 4 lĩnh vực: Khai thác và bảo vệ nguồn
Trang 15lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và tiêu thụ thủy sản, cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra định hướng phát triển thủy sản ở 5 vùng trên lãnh thổ nước ta là vùng đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; vùng Đông Nam bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long; vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên
Thủy sản và những vấn đề liên quan đến thủy sản còn được nghiên cứu
trong nhiều tài liệu chuyên ngành dùng trong các trường đại học như “Giáo
trình kinh tế thủy sản” (Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung), “Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam” (Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức),
“Giáo trình thủy sản” (Trần Văn Sỹ),
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về hoạt động thủy sản của tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm qua Đặc biệt trong chương trình khuyến nông của tỉnh
với chuyên đề “Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững”, trong đó những
khó khăn của ngành thủy sản Quảng Ninh đã được phân tích rõ, trên cơ sở đó xây dựng định hướng phát triển ngành thủy sản, đưa nuôi trồng thuỷ sản dần trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh; xây dựng Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm nuôi trồng thuỷ sản biển, nuôi tôm thâm canh, sản xuất giống, thức ăn, dịch vụ hậu cần các loài cá biển và tôm biển cung cấp cho miền Bắc và cả nước; từng bước nâng cao năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, tăng thu nhập cho ngư dân, bảo vệ tốt nguồn lợi thuỷ sản, môi trường sinh thái
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng “Quy hoạch tổng thể
ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” Dự án này đưa ra nhằm quy hoạch
tổng thể hoạt động thủy sản của tỉnh, đồng thời xác định những mục tiêu PTBV của ngành thủy sản Quảng Ninh trong tương lai
Trang 16Tác giả Lại Minh Đông với đề tài “Quảng Ninh bảo vệ nguồn lợi thủy
sản để phát triển bền vững” đã đánh giá nguồn lợi thuỷ sản đang có nguy cơ
cạn kiệt trước tình hình lực lượng khai thác ven bờ phát triển quá mức, trong khi đó không ít người dân sử dụng phương tiện khai thác mang tính huỷ diệt, không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng Do vậy, cùng với việc tổ chức, sắp xếp lại nghề khai thác, từng bước ổn định cơ cấu tàu thuyền khai thác phù hợp với ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng ngư dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Phấn đấu đến năm 2020 khai thác thuỷ sản đạt mục tiêu
“khai thác ổn định và bền vững”
Ngoài ra còn nhiều công trình khác nghiên cứu về hoạt động thủy sản của tỉnh Quảng Ninh Tuy nhiên để đánh giá về tiềm năng, hiện trạng ngành thủy sản với cái nhìn tổng quát thì chưa có công trình nghiên cứu rõ nét, đa số các công trình nghiên cứu quan tâm đến hoạt động kinh tế của ngành thủy sản
5 Đóng góp của luận văn
- Làm rõ được nguồn lực phát triển ngành thủy sản
- Phân tích được hiện trạng phát triển của ngành thủy sản Quảng Ninh
- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm hướng tới mục tiêu PTBV
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của địa lí ngành thủy sản Chương 2: Hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản của Quảng Ninh
Trang 17NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm ngành thuỷ sản
Ngành thuỷ sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp Ngành thuỷ sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản
Thủy sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước Thủy sản không những được coi
là nguồn thực phẩm giàu đạm động vật cung cấp trong bữa ăn của con người
mà còn là nguồn nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm để tiêu thụ trong nội địa và tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp vào tăng trưởng cơ cấu GDP, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng
Thứ nhất, ngành thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong
bữa ăn của con người, cung cấp thực phẩm giàu đạm động vật, ít chứa chất
mỡ, giàu chất khoáng rất tốt cho sức khỏe Những nghiên cứu mới đây cũng cho thấy loại thực phẩm này có thể giảm được nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, đột quỵ tiểu đường, giảm thiểu các bệnh về tim mạch và kéo dài tuổi thọ Các chuyên gia dinh dưỡng còn phát hiện trong cá và các loài hải sản giáp xác (tôm, cua, sò ) có khả năng giúp cơ thể phục hồi nhanh sau chữa trị
Trang 18ung thư, giảm thiểu hen suyễn, dị ứng, chứng đau nửa đầu, viêm nhiễm da nhờ tính năng kích hoạt hệ miễn dịch Hiện nay trên thế giới nhu cầu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thủy sản không ngừng tăng lên, thể hiện ở lượng thủy sản tiêu thụ bình quân/người trong những năm qua trên thế giới Ở Việt Nam thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản Năm 2001 mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người).[4]
Thứ hai, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế đất nước
Ngành thủy sản cung cấp lượng hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tăng thêm nguồn ngoại tệ lớn cho các quốc gia, đồng thời tạo môi trường thuận lợi mở rộng quan hệ ngoại thương, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tiếp thu được nhiều các thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
Thủy sản còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa và phát triển công nghiệp Bột cá và các phụ phẩm, phế phẩm thủy sản là những loại thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển Sản phẩm thủy sản cũng là nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mĩ nghệ…
Ngành thủy sản phát triển còn góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả
đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản Quá trình chuyển dịch diễn ra mạnh
mẽ và đã mang lại được nhiều kết quả to lớn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh
tế ở các vùng ven biển và đóng góp vào công nghiệp hóa nông thôn
Trang 19Thứ ba, với sự phát triển nhanh của ngành thủy sản đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trong nhiều quốc gia, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo đặc biệt cho đồng bào ven biển, hải đảo, vùng nông thôn, xóa bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào Phát triển thủy sản còn có vai trò thúc đẩy
sự phân công lao động trong nôi bộ nông - lâm - thủy sản và chuyển dịch lao động theo hướng tích cực Hiện nay ở Việt Nam mô hình kinh tế hộ gia đình
đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân, nhiều gia đình thoát khỏi tình trạng đói nghèo
Thứ tư, thủy sản là tài nguyên có thể tái tạo và phát triển dựa trên nền
tảng của hệ sinh thái nên có sự phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường tự nhiên và ảnh hưởng của kinh tế thủy sản đến môi trường là rất lớn Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lí ở các diện tích mặt nước sẽ góp phần duy trì và bảo vệ hệ sinh thái biển phát triển bền vững.[7]
Thứ năm, phát triển thủy sản góp phần đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức
ăn, đồng thời đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng ở vùng sâu vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
Tóm lại, hiện nay thủy sản là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng,… Vì vậy ngành đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Sự phát triển của ngành trong tương lai có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển chung của đất nước
1.1.3 Đặc điểm chung của ngành thủy sản
Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa có những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa mang những đặc điểm riêng biệt
Trang 20- Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành thủy sản
Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thuỷ vực hay các mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản vì nếu không có thuỷ vực thì các sinh vật thuỷ sinh không thể tồn tại được Thuỷ vực trong ngành thuỷ sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặt nước ruộng, cửa sông, biển… Qui mô, tính chất của thuỷ vực khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền, từ đó ảnh hưởng đến qui mô sản xuất, hình thức nuôi trồng và khai thác, cơ cấu vật nuôi,…
- Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những sinh vật sống trong nước hay thủy sinh vật
Đối tượng sản xuất của ngành thủy sản là những cơ thể sống - là các loại động thực vật thủy sản, chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển theo các quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều yếu tố thời tiết, địa hình, khí hậu, dòng chảy, độ mặn Do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng nuôi Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những sinh vật sống dưới nước, chúng di chuyển thường xuyên theo dòng nước, theo nguồn thức ăn, theo điều kiện thời tiết,… Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là cây, con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được số lượng Vì vậy mà đã gây không ít khó khăn trong việc xác định trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay một ngư trường
- Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như ngành sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong môi trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên Chúng có chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ sinh sản có môi trường sống riêng theo từng loài, đồng thời cũng có
Trang 21những hoạt động di trú theo mùa, theo thời tiết rất đa dạng và phong phú Chính vì vậy đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì tái tạo nguồn lợi
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượng sau khi khai thác có tính chất mau hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị giảm sút và biến đổi Do vậy để tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có một sự kết hợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi này
- Trong nền kinh tế hiện đại, khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hóa
Đây là yêu cầu và xu hướng phát triển tất yếu của ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trước những năm 90, thủy sản nước ta hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, phân tán Hiện nay cùng với việc chuyên môn hóa nông nghiệp, mở rộng qui mô, khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn liền với công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng thủy sản, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như Mĩ, EU,… Vì vậy hiệu quả của ngành thủy sản nâng cao rõ rệt, khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
1.1.4.1 Vị trí địa lí
Vị trí địa lí là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển ngành
thủy sản và qui định nên các đặc điểm của các nhân tố tự nhiên khác như khí hậu, thủy văn, sinh vật,…Vị trí địa lí giáp biển là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển, xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển, mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
Trang 22xa bờ Diện tích mặt nước, tính chất nguồn nước, đặc điểm dòng chảy, độ mặn,… sẽ ảnh hưởng đến qui mô, cơ cấu sản xuất, hình thức khai thác và nuôi trồng Thủy vực bị giới hạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, chất lượng không đồng đều Do đó diện tích thủy vực (mặt nước) tác động mạnh đến hiệu quả và việc phát triển nuôi trồng thủy sản
* Địa hình
Địa hình ảnh hưởng đến khai thác và nuôi trồng thủy sản Địa hình bờ biển, đáy biển với hình dạng, độ dốc và độ sâu khác nhau sẽ qui định tới việc lựa chọn kĩ thuật đánh bắt phù hợp và cơ cấu sản phẩm khai thác
* Khí hậu, thủy văn
Khí hậu, thủy văn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thủy sản Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió, đặc điểm hải văn như độ mặn của nước, nhiệt độ nước biển,… sẽ ảnh hưởng tới sự đa dạng về giống loài, sinh trưởng và phát triển của thủy sản theo mùa, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động khai thác thủy sản Khí hậu thất thường như bão gió, áp thấp nhiệt đới sẽ khó khăn cho việc ra khơi hay tàu thuyền cập bến
* Sinh vật
Sinh vật sống trong nước là đối tượng sản xuất chính của ngành thủy sản Nguồn lợi sinh vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, khả năng sinh trưởng và phát triển cao là nguồn lực quan trọng cho khai thác và nuôi
Trang 23trồng thủy sản, nhiều loài có giá trị kinh tế cao nên hiệu quả nuôi trồng cao hơn Trong tài nguyên sinh vật phải kể đến rừng ngập mặn Đây là nơi cư trú
và sinh sản của nhiều loại thủy sản Rừng ngập mặn còn cung cấp thức ăn cho tôm cá vì vậy đóng góp vào gia tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng Nguồn lợi sinh vật có thể tái tạo nhưng cần có biện pháp khai thác hợp lí
1.1.4.3 Các nhân tố kinh tế xã hội
Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và
phân bố của ngành thủy sản
* Dân cư và lao động
Dân cư và lao động vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ cung cấp nguồn lao động dồi dào cho ngành thủy sản Mức sống của người dân càng cao cộng với những lợi thế của sản phẩm thủy sản nên mức tiêu thụ thủy sản ngày càng nhiều Ngoài ra chất lượng lao động, tập quán canh tác, thói quen
ăn uống cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản
* Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của ngành thủy sản Mạng lưới giao thông với đầy đủ các loại hình, chất lượng tốt giúp vận chuyển nhanh sản phẩm thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm và
hạ giá thành sản phẩm Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển đa dạng giúp cho hoạt động thủy sản nhanh chóng tiếp cận các thông tin về khoa học công nghệ Ngoài ra trong ngành còn có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật riêng như
hệ thống cảng cá, cơ sở sửa chữa và đóng tàu mới, tàu thuyền đánh bắt xa bờ, thiết bị hàng hải (máy định vị, ra đa…) Nếu những bộ phận này phát triển đồng bộ sẽ đáp ứng được nhu cầu của ngành, ngược lại nếu chưa tốt sẽ hạn chế sự phát triển của ngành
Trang 24* Vốn
Vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất thủy sản, có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành thủy sản Vốn có từ các nguồn khác nhau như vốn ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tư thương, tín dụng ngân hàng,…
và có xu hướng ngày càng tăng Đặc điểm cơ bản của vốn trong sản xuất thủy sản là vốn tương đối lớn, tính luân chuyển chậm chạp do đầu tư ban đầu cho nuôi trồng, sắm tàu thuyền và các phương tiện cho khai thác lớn, chu kì nuôi trồng và mỗi chuyến đi biển khai thác thường tương đối dài và có tính mùa vụ Vốn có nhiều rủi ro, khi sản xuất ở trình độ cao thì mức độ rủi ro sẽ giảm Vì vậy đầu tư nguồn vốn cho ngành thủy sản là vấn đề cần được quan tâm
* Tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ
Tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong ngành thủy sản quyết định đến sự phát triển của ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì công nghệ khai thác và chế biến thủy sản ngày một nâng cao, sản xuất được nhiều giống tốt cho nuôi trồng thủy sản Trong nuôi trồng thủy sản đã áp dụng công nghệ mới như công nghệ gen, công nghệ sinh học mang lại hiệu quả cao trong sản xuất
* Thị trường
Thị trường tiêu thụ cũng là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của ngành thủy sản Thị trường rộng lớn, mức sống con người ngày càng nâng cao thì sản phẩm thủy sản tiêu thụ ngày càng nhiều từ đó tác động trở lại vào hoạt động sản xuất của ngành Đánh giá về thị trường tiêu thụ của ngành thủy sản cho thấy ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước, nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia Tuy nhiên nếu công tác xúc tiến thương mại và quảng quá sản phẩm không tốt thì
sẽ gây đình trệ cho sự phát triển của ngành
Trang 25* Đường lối chính sách
Đường lối chính sách đúng đắn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành theo hướng bền vững, không chỉ đạt giá trị cao về kinh tế mà còn có ý nghĩa về xã hội và bảo vệ môi trường, nếu ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nguồn lực phát triển thủy sản của Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3.200 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với
112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong phú và đa dạng [8] Trong vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km², tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4,0 - 4,5 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7%, tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1.8 - 2,0 triệu tấn/năm Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc [1] Chính vì vậy Việt nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên
cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ
Theo thống kê, tổng số loài sinh vật biển đã biết ở nước ta có khoảng 11.000 loài, trong đó có 2.458 loài cá (khoảng 130 loài kinh tế), trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển nước ta là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn
cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác
50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai
Trang 26thác từ 45 - 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ, rong sụn Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, [3], [8]
Về nguồn lợi thủy sản nước ngọt, nước ta có 544 loài cá nước ngọt, thuộc 18 bộ, 57 họ, 228 giống, trong đó có 50 loài có giá trị kinh tế là các loài như cá ba sa, cá quả, cá chép, cá trê, cá rô, cá diếc,… Cá nước mặn, nước lợ
có 186 loài, một số loài có giá trị kinh tế như cá song, cá hồng, cá tráp, cá măng, cá đối, cá vược,… Ngoài ra còn có các nguồn lợi khác như nghêu, ngao, sò, ốc, trai, hàu,… được nuôi ở nhiều địa phương [3], [17]
Như vậy, nguồn lợi hải sản ở nước ta rất phong phú và đa dạng, có khả năng tái tạo cao, tập trung thành các vùng có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển, tạo thành các ngư trường Nguồn lợi hải sản đa loài, đa kích cỡ có ảnh hưởng đến phương thức khai thác hải sản và tạo nên tính mùa
vụ trong khai thác thủy sản
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ngành thuỷ sản Việt nam còn có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động Hiện nay dân cư hoạt động trong ngành thủy sản khoảng 4,5 triệu người, có kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản Lao động nghề cá Việt nam có
số lượng dồi dào, thông minh, khéo tay, chăm chỉ, có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến… Tuy nhiên, nhìn chung trình
độ lao động của ngành thủy sản còn thấp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho ngành thủy sản nước ta trong những năm qua đã không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện Nước ta đã có mạng lưới giao thông với đầy đủ các loại hình giúp vận chuyển nhanh các sản phẩm thủy sản, mạng lưới thông tin liên lạc phát triển
đa dạng, nhiều cơ sở sửa chữa và đóng tàu mới ra đời, đặc biệt tàu đánh bắt xa
bờ và công suất tàu tăng nhanh góp phần thực hiện khai thác ngoài khơi trong
Trang 27nhiều ngày Năm 2008, tổng số tàu đánh bắt hải sản xa bờ là 22,5 nghìn chiếc với tổng công suất trên 3,3 triệu CV [19] Ngoài ra còn phải kể đến sự phát triển của các ngư cụ và thiết bị hàng hải phục vụ cho ngành thủy sản ở nước
ta trong những năm qua
Thuận lợi về thị trường: Thị trường trong nước có tiềm năng lớn với qui mô dân số đông, mức sống ngày càng nâng cao, người dân có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ngày càng nhiều Về thị trường ngoài nước, hiện các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt trên 4,25 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản đang là mặt hàng quan trọng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Liên bang Nga, Trung Quốc và hiện nay là những thị trường tiềm năng khác như ASEAN, Trung Đông, Châu Phi
Bên cạnh đó, do nhận thức được vai trò của ngành thuỷ sản, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, nhà nước ta đã và đang có những chính sách hỗ trợ cho ngành Trong những năm gần đây, giá xăng dầu tăng, khủng hoảng kinh tế, nước ta đã có chính sách hỗ trợ ngư dân giá xăng dầu, trợ cấp cho tàu thuyền đánh bắt xa bờ, trọ cấp lãi suất vay,… Đặc biệt năm 2007 nước ta là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Viêt Nam phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
1.2.2 Hiện trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản, đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc
độ tăng trưởng cao và chiếm tỉ trọng trong GDP ngày càng lớn Trong những năm qua giá trị và sản lượng thủy sản ở Việt Nam không ngừng tăng lên
Trang 28Bảng 1.1: Giá trị sản xuất và sản lƣợng thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Trang 291.2.2.1 Giá trị sản xuất, sản lượng và cơ cấu ngành thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh từ năm 2001 - 2010, từ 25.359,7 tỉ
đồng lên 56.965,6 tỉ đồng, gấp 2,2 lần, trong đó khai thác tăng gấp 1,4 lần,
nuôi trồng tăng mạnh, gấp 3,4 lần Các tỉnh có giá trị thủy sản cao nhất cả
nước là các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc
Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ
Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam cũng tăng nhanh trong những
năm qua, năm 2001 tổng sản lượng thủy sản đạt 2.434,7 nghìn tấn nhưng đến
năm 2010 (sơ bộ) tổng sản lượng thủy sản là 5.127,6 nghìn tấn, gấp 2,1 lần
Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản cao nhất cả nước đạt
60000
Tỷ đồng
Sản lượng thủy sản Giá trị sản xuất thủy sản
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sản lƣợng và giá trị sản xuất thủy sản
của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Cơ cấu ngành thủy sản có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỉ
trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng Về sản lượng, năm
Trang 302001 khai thác chiếm 70,8% tổng sản lượng thủy sản trong khi đó nuôi trồng chỉ chiếm 29,2%, nhưng từ năm 2007 tỉ trọng nuôi trồng cao hơn tỉ trọng khai thác, chiếm 52,8% (sơ bộ năm 2010) [20] Đây là sự thay đổi tích cực và tất yếu trước nguồn lợi khai thác ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng nhiều Xét về cơ cấu ngành thủy sản theo giá trị cũng có sự chuyển dịch tương tự, tuy nhiên mức độ chuyển dịch từ khai thác sang nuôi trồng diễn ra nhanh hơn cơ cấu thủy sản theo sản lượng,
từ năm 2003 tỉ trọng nuôi trồng đã cao hơn tỉ trọng khai thác Mặt khác, chênh lệch tỉ trọng giữa nuôi trồng và khai thác về giá trị cao hơn nhiều chênh lệch về sản lượng, điều này thể hiệnn giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng cao hơn sản phẩm thủy sản khai thác
1.2.2.2 Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Sản lượng khai thác tăng từ 1.724,8 nghìn tấn (năm 2001) lên 2.420,8 nghìn tấn (sơ bộ năm 2010), gấp 1,4 lần, với giá trị đạt 19.514,1 tỉ đồng [20] Sản phẩm khai thác nước ta rất đa dạng, các sản phẩm chủ yếu là cá, tôm, mực, trong đó quan trọng nhất là cá biển như họ cá ngừ, cá thu, cá mối, cá hồng, cá nục, cá song, cá giò… Ngoài ra còn có các đối tượng khác như cua biển, vẹm xanh, bào ngư, hải sâm, ốc hương, trai ngọc,… Số lượng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản ở nước ta cũng tăng khá nhanh, năm 2008 là 123.609 chiếc, tuy nhiên số tàu đánh bắt xa bờ còn chiếm tỉ trọng chưa cao (chiếm gần 25%) dẫn đến nguy cơ suy giảm nguồn lợi hải sản
Nuôi trồng thủy sản ở nước ta trong những năm qua cũng có sự phát
triển vượt bậc, tổng sản lượng đạt 2.706,8 nghìn tấn (gấp 1,4 lần năm 2001), với giá trị 37.451,5 tỉ đồng (sơ bộ năm 2010) Nuôi trồng chủ yếu là cá và tôm như cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh, tôm riu, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngoài ra còn phát triển nuôi biển và các loại nhuyễn thể (mực ống, mực nang,
sò huyết, nghêu, ốc hương…), loài giáp xác (cua, ghẹ, hải sâm, ba ba,…),
Trang 31rong biển Hiện nay nuôi trồng thủy sản đang hướng tới các đối tượng có giá trị kinh tế cao [3], [20]
1.2.2.4 Chế biến và thương mại thủy sản
Chế biến thủy sản đã phát triển cả về công suất và công nghệ chế biến đáp ứng được đòi hỏi của thị trường xuất khẩu Hiện nay cả nước có khoảng
700 nhà máy chế biến thủy sản, phần lớn các nhà máy đã đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng thủy sản, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP (tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ) Tuy nhiên trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu nhiều tồn tại vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là vấn nạn sử dụng các chất kháng sinh và hóa chất bị cấm, bơm chích tạp chất, khiến cho hàng thủy sản xuất khẩu luôn bị cảnh báo
Về thương mại thủy sản, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng nhanh trong thời gian qua, đứng vị trí thứ 6 về xuất khẩu thủy sản thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm trong giai đoạn 1998 - 2008 Theo số liệu thống kê, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,5 tỉ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2007 Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa Tôm đông lạnh và phi-lê cá tra, ba sa đông lạnh là hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực Năm 2008, khối lượng của hai mặt hàng này là 832.382 tấn, chiếm 67,33% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản, với kim ngạch đạt 3.078 triệu USD, chiếm 75,84% Trong đó, tôm đông lạnh đạt 191.553 tấn, trị giá hơn 1,6 tỉ USD, tăng 18,8% về khối lượng và 7,7% về giá trị so với năm 2007, chiếm 31,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.[18]
Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Nhật Bản, Mỹ và
EU Năm qua, Nhật Bản là nhà nhập khẩu tôm Việt Nam với khối lượng 58.533 tấn, chiếm 30,56% với trị giá gần 499 triệu USD Tuy sau vụ kiện chống bán phá
Trang 32giá tôm, thị phần tại Mỹ đã bị thu hẹp, nhưng thị trường này vẫn đứng ở vị trí thứ hai trong các nhà nhập khẩu tôm Năm ngoái, thị trường này đã nhập khẩu 46.829 tấn (14,45%), trị giá 467,279 triệu USD Tiếp đến là cá, đây là nhóm sản phẩm nhiều năm nay trở thành thế mạnh trong xuất khẩu thủy sản Đặc biệt, với sản phẩm cá tra và cá ba sa đã được người tiêu dùng không chỉ tại Mỹ ưa chuộng
mà ngày càng thể hiện rõ ưu thế tại thị trường các nước trong khối EU Trong năm 2008 khối lượng xuất khẩu mặt hàng này đã tăng 65,6% so với năm 2007, đạt hơn 640 tấn, trị giá trên 1,4 tỉ USD.Ngoài cá và tôm là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực, Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng có giá trị khác như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, nhuyễn thể hai mảnh vỏ,…
Bên cạnh các thị trường truyền thống, Việt Nam còn mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác và cũng được đánh giá là những thị trường giàu tiềm năng như Đông Âu, Châu Phi, Trung Đông,…
Trong vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt trong đó là Hải Phòng và Quảng Ninh Sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản trong vùng tăng đều qua các năm Năm 2009 sản lượng thủy sản đạt 552.072 tấn ( chiếm 11,4% sản lượng thủy sản của cả nước ) với giá trị sản xuất đạt 4.233,1 tỷ đồng [6] Riêng về xuất khẩu, những năm gần đây đạt khoảng 80 - 85 triệu USD Nếu tính cả các doanh nghiệp trung ương đóng trong vùng thì sản lượng đạt khoảng 90 - 95
triệu USD Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng thứ hai trong vùng Sản lượng
thủy sản năm 2009 đạt 78.652 tấn (chiếm 14,2% sản lượng thủy sản vùng ĐBSH) với giá trị sản xuất là 620,4 tỷ đồng, chiếm 14,7% giá trị sản xuất trong vùng Đây là một thị trường thủy sản sôi động vì hàng thủy sản được tập trung để xuất khẩu, cả chính ngạch và tiểu ngạch và lậu qua biên giới Việt
Trung hàng năm thu về hơn 40 triệu USD
Trang 33Tiểu kết chương 1
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nhờ vị trí địa lí giáp biển với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nhiều đầm phá, rừng ngập mặn, ao hồ, sông suối; có nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng; khí hậu nhiệt đới gió mùa khá thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy hải sản; dân số nước ta đông và
có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; cơ sở vật chất kĩ thuật
và cơ sở hạ tầng phục vụ trong ngành thủy sản không ngừng được xây dựng
và củng cố; được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển,… Nhờ những thuận lợi đó, ngành thủy sản nước ta đang có sự phát triển mạnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong những năm tới, nước ta tiếp tục phát triển thủy sản là ngành xuất khẩu chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, để có những bước tiến vững chắc trong tương lai, ngành thủy sản nước ta cần phải khắc phục những khó khăn, hoàn thành tốt những nhiệm vụ, mục tiêu định hướng phát triển trong từng giai đoạn, đảm bảo phát triển thủy sản nhanh và bền vững
Trang 35CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
2.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh
2.1.1 Thời kì 1955 - 1975
Thời kì này nghề cá cải tạo và phát triển, cao trào là năm 1961 ngư dân vào làm ăn tập thể hợp tác xã trên 71%, quan hệ sản xuất theo hướng xã hội chủ nghĩa Công cụ đánh bắt được cải tiến, trang bị kĩ thuật mới, ngư dân ra
khơi theo hướng “Cải tiến nghề lộng, phát triển nghề khơi, bám biển dài
ngày, đánh cá quanh năm” Ngư dân vừa sản xuất vừa chiến đấu chống Mỹ
2 triệu lít Năm 1975, kết thúc thắng lợi thời kì khôi phục và phát triển kinh
tế, ngành Thủy sản Quảng Ninh đã được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba
2.1.2 Thời kì 1976 - 1980
Ngành Thủy sản Quảng Ninh tiếp tục tổ chức lại sản xuất nghề cá, thực hiện cơ giới hóa nghề cá sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Tổng sản lượng thủy sản năm 1977 đạt 17.000 tấn, đến năm 1978 đạt 19.590 tấn Năm 1979 chiến tranh biên giới, nghề cá Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn, sản lượng khai thác cá biển năm 1980 chỉ đạt 5.100 tấn Trong thời
Trang 36kì này nghề nuôi tôm xuất khẩu khởi đầu và phát triển mạnh từ Liên Vỹ huyện Yên Hưng, nuôi cá nước chảy phát triển ở huyện Bình Liêu Công ty Hải sản hoàn thành tốt nhiệm vụ thu mua, chế biến, bảo quản sản phẩm, bảo đảm khối lượng và chất lượng hàng hóa phục vụ nhân dân trong tỉnh và giao
về Trung ương Đánh giá thành tích ngành Thủy sản nghề cá Quảng Ninh, thời kì này Hội đồng Nhà nước đã tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ngành Thủy sản
2.1.3 Thời kì 1981 - 1985
Trong thời kì này ngành thủy sản Quảng Ninh thực hiện phân cấp thủy sản về huyện để tăng cường sự lãnh đạo cấp huyện về nghề cá, đưa nghề cá phát triển lên một bước Ngành Thủy sản chú trọng đến phát triển làm hàng xuất khẩu Phát triển xí nghiệp chế biến và công nghệ chế biến xuất khẩu thủy sản theo tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng, tăng thu ngoại tệ, sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống Sản lượng khai thác cá biển bình quân trong giai đoạn này đạt 8.536 tấn, nước mắm sản xuất và tiêu thụ 1,3 triệu lít/năm Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3.645.000 USD
2.1.4 Từ năm 1986 đến nay
Ngành Thủy sản Quảng Ninh thực hiện công cuộc đổi mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong những năm qua giá trị và sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên Năm 1998 sản lượng đạt trên 19.000 tấn, tăng hơn sản lượng thời kì đỉnh cao năm 1978 Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển đều khắp trên cả 3 vùng nước ngọt, mặn, lợ như phát triển nuôi cá biển, nuôi nhuyễn thể (ngọc trai, bào ngư, tu hài, hầu biển…) Trình
độ kĩ thuật ngày càng cao nên nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới Năm 2007 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 26.000 tấn, sản lượng khai thác cá biển đạt 35.000 tấn Ngành Thủy sản đang tích cực chuyển đổi cơ cấu nghề tiến ra khơi, hình thành nên nhiều đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ, kết hợp với bảo vệ nguồn lợi gần bờ và góp phần bảo vệ lãnh hải Tổ quốc, đồng thời tiến hành nhiều biện pháp để ngăn chặn nạn đánh cá bằng các hình thức có
Trang 37tính hủy diệt như dùng thuốc nổ, kích điện, hóa chất độc hại… Cùng với khai thác và nuôi trồng thủy sản, chế biến xuất khẩu phát triển mạnh, mỗi năm giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 33 triệu USD từ sản phẩm tôm đông, mực đông, cá đông, ngọc trai, cá tươi, mực khô,… tuy nhiên chương trình thương mại còn hạn chế, thị trường chưa được mở rộng Bên cạnh đó cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá cũng đang dần được chú trọng đầu tư và phát triển đồng bộ nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của ngành [16]
Như vậy ngành Thủy sản Quảng Ninh đã trải qua các giai đoạn khác nhau Tuy bước đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn thử thách nhưng xu hướng đi lên của ngành vẫn là tất yếu, triển vọng phát triển là hoàn toàn tốt đẹp
2.2 Tiềm năng phát triển thủy sản Quảng Ninh
2.2.1 Vị trí địa lí
Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc Quảng Ninh vừa có phần đất liền vừa có vùng hải đảo rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả vùng Bắc Bộ Diện tích toàn tỉnh là 6.099 km², đứng thứ 21 trong
số 63 tỉnh, thành phố
Quảng Ninh có tọa độ địa lí từ 20º40’ (đảo Hạ Mai, huyện Vân Đồn) đến 21º44’ vĩ độ Bắc (thôn Mo Tòng, Hoành Mô, Bình Liêu) và từ 106º05’ (thôn Vân Đông, Nguyễn Huệ, Đông Triều) đến 108º05’ kinh độ Đông (Bán đảo Trà Cổ, Hải Ninh) Phía bắc giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc với đường biên giới dài 132,8 km và tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp với Hải Phòng, phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài 250 km, phía tây giáp với Bắc Giang và Hải Dương
Quảng Ninh có vị trí đặc biệt với thành phố Hạ Long là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, có cửa ngõ quốc tế Móng Cái và các cảng biển quan trọng, có lợi thế lớn về thị trường và giao lưu kinh tế ở trong nước và quốc tế
Trang 38Với vị trí địa lí như vậy đã qui định đặc điểm khí hậu của tỉnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản Đặc biệt vị trí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ giúp cho Quảng Ninh
có điều kiện xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang các nước trên thế giới
2.2 2 Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
từ 22ºC đến 23ºC, độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, lượng mưa trung bình
là 1700 - 2400 mm, số ngày mưa trung bình là 90 - 170 ngày Một năm có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, trong đó mùa đông và mùa hè kéo dài nhất trong năm Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió thịnh hành là gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Vào thời gian này cá nổi di cư xuống phía Nam còn cá tầng giữa và tầng đáy tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh nên thời kì này khai thác cá đáy là chính Vào mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, cá sống tập trung ở vùng biển nông, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản gần bờ Nhiệt độ theo mùa là yếu tố quyết định tác động đến mùa sinh sản cho các loài cá biển Tháng 1 có nhiệt độ nước thấp nhất trong năm không thích hợp cho sinh sản của các loài hải sản, mùa sinh sản của chúng từ tháng 4 đến tháng 6, tập trung ở vùng nước nông ven bờ, các eo vịnh, các vụng kín như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long,…
Tuy nhiên khí hậu ở Quảng Ninh cũng gây một vài khó khăn như gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới và bão gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong năm
Trang 39hải lý vào bờ là khu vực sinh sản của nhóm các nổi như cá Trích, cá Lầm và mực ống… Các giống cá tầng đáy thường xuyên cư trú và sinh sản như cá Song, cá Tráp, cá Mối, cá Trai,…và các loại tôm He, tôm Bộp, tôm Chì…Vùng ven bờ biển có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ đã tạo thành những áng, vụng kín rất thuận lợi cho tàu thuyền tránh gió bão, đồng thời cũng là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loại hải sản quí Vùng biển từ 24 hải lý trở ra vịnh Bắc Bộ, trung tâm là đảo Bạch Long Vĩ, xuất hiện nhóm cá nổi và các loại mực trưởng thành, có tập tính kết thành những đàn lớn, thuận lợi cho đánh bắt bằng các loại nghề lưới vây rút chì, nghề chài vó kết hợp ánh sáng Nhóm cá đáy có giá trị cao như cá Song, cá Mối, tôm he,… sinh trưởng và phát triển quanh năm có thể đánh bắt bằng các loại nghề kéo, lưới rê,…
Địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh có 12.990 ha diện tích ao, hồ, đầm, trũng để nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao Mạng lưới sông suối khá dày, nhiều loại địa hình thung lũng do đồi núi đã xây dựng thành hệ thống hồ chứa nước lớn là điều kiện thuận lợi nuôi trồng thủy sản trong các ao hồ chứa, sông suối chảy ở miền núi, nguồn nước cung cấp cho nuôi tôm thâm canh
Trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, Tiên Yên và Cô
Tô có hàng vạn hecta mặt nước thuộc các tùng, vụng, áng có độ sâu và môi trường thích hợp để nuôi cá lồng bè, nuôi trai ngọc Trên vịnh còn có nhiều cồn rạn đá và san hô, khu hệ sinh thái đa dạng sinh học là nơi cư trú sinh sản của nhiều loại hải sản như cá Song, tôm hùm, hải sâm, trai ngọc, bào ngư,…
2.2.4 Tài nguyên sinh vật
Quảng Ninh là tỉnh có vùng biển giàu về tiềm năng, phong phú về thành phần giống loài với 168 loài hải sản (chiếm 25,3%) thuộc 117 giống trong 69 họ (chiếm 51%) so với tiềm năng hải sản có trong vịnh Bắc Bộ Trữ lượng nguồn lợi hải sản của Quảng Ninh lên tới 82.000 tấn, trong đó trữ lượng hải sản gần bờ là 38.000 tấn và xa bờ 44.000 tấn Khả năng khai thác cho phép là 29.000 tấn, chiếm 35,6% so với trữ lượng, trong đó khả năng
Trang 40Ninh còn có nhiều bãi tôm, bãi cá sinh trưởng và phát triển tự nhiên như bãi tôm vùng Hòn Mỹ, hòn Miều, vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cô Tô,… [14]
Các nguồn lợi thủy sản tập trung thành các vùng tạo thành các ngư trường Ngư trường vùng biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 2.6000 hải lý
vuông, được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định “Ngư trường Quảng Ninh -
Hải Phòng là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước”
Quảng Ninh còn có diện tích rừng ngập mặn khá lớn, rộng khoảng 43.093
ha, nằm dọc bờ biển từ Quảng Yên tới Móng Cái, là khu hệ sinh thái đa dạng sinh học, nơi cư trú và sinh sản của nhiều giống loài hải sản, một tiềm năng lớn
để khai hoang lấn biển, phát triển nuôi trồng thủy sản có đê cống và tổ chức khu dân cư mới Bên cạnh diện tích rừng ngập mặn phân bố ở tuyến trung triều Quảng Ninh còn có 5.300 ha nằm ở tuyến cao triều và trên cao triều, một tiềm năng lớn để phát triển nuôi tôm công nghiệp trong những năm tới
Bảng 2.1: Tiềm năng diện tích rừng ngập mặn
Đơn vị: ha
Số TT Địa bàn Diện tích rừng ngập mặn
Diện tích rừng có khả năng nuôi trồng thủy sản