1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ

92 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Khảo sát hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride ñối với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PGA.... Khảo sát hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma vir

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- -

ðINH TIẾN THÁI

NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani Kühn)

HẠI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN VÙNG HÀ NỘI VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- -

ðINH TIẾN THÁI

NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani Kühn)

HẠI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN VÙNG HÀ NỘI VÀ

Trang 3

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

ðinh Tiến Thái

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, người thân và các cơ quan ñơn vị

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Nông học và ban Sau ñại học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp giảng dạy, trang

bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS ðỗ Tấn Dũng, người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ

và ñộng viên tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhân dân ñịa phương huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Chương Mỹ - thành phố Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi tận tình trong thời gian thực hiện ñề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

ðinh Tiến Thái

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

MỞ ðẦU 1

1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2

2.1 Mục ñích 2

2.2 Yêu cầu 2

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Những nghiên cứu ngoài nước 3

1.1.1 Phân bố ñịa lý và tác hại của nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ 3

1.1.2 Những nghiên cứu về triệu chứng bệnh và ñặc ñiểm sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kühn 4

1.1.3 Phân loại và nhóm AG của nấm Rhizoctonia solani Kühn 7

1.1.4 Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kühn 8

1.1.5 Biện pháp phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ 9

1.2 Những nghiên cứu trong nước 11

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 16

2.1.1 ðối tượng nghiên cứu 16

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 16

2.1.3 Môi trường phân lập và nuôi cấy nấm 16

2.1.4 Thời gian và ñịa ñiểm thực tập 17

Trang 6

2.2 Nội dung nghiên cứu 17

2.3 Phương pháp nghiên cứu 18 2.3.1 Phương pháp ñiều tra bệnh lở cổ rễ ngoài ñồng ruộng 18

2.3.2 Phương pháp phân lập, nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani

Kühn gây bệnh lở cổ rễ trong phòng thí nghiệm 18

2.3.3 Nghiên cứu phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kühn 20 2.3.4 Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới 20

2.3.5 Khảo sát hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride ñối

với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên môi

trường PGA 21

2.3.6 Khảo sát hiệu lực ñối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis ñối

với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên môi

trường PGA 21

2.3.7 Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm ñối kháng Trichoderma

viride ñối với bệnh lở cổ rễ trong ñiều kiện chậu vại 22 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 3.1 ðiều tra mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012 vùng Hà Nội 24 3.1.1 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân

hè năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội 24 3.1.2 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân

hè năm 2012 tại Từ Liêm, Hà Nội 26 3.1.3 Ảnh hưởng của các chân ñất khác nhau ñến mức ñộ nhiễm bệnh

lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội 28 3.1.4 Ảnh hưởng của các công thức luân canh ñến mức ñộ nhiễm

bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012

tại Chương Mỹ, Hà Nội 30 3.2 Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh lở cổ rễ hại một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012 vùng Hà Nội 33

Trang 7

3.2.1 Triệu chứng bệnh lở cổ rễ 33

3.2.2 Nguyên nhân gây bệnh lở cổ rễ 36

3.3 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ 37

3.3.1 ðặc ñiểm hình thái của các isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ 37

3.3.2 ðặc ñiểm sinh học của các isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn 39

3.4 Nghiên cứu xác ñịnh phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kühn hại một số cây trồng 43

3.5 Khảo sát hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PGA 48

3.6 Khảo sát hiệu lực ñối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PGA 52

3.7 Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma viride ñối với bệnh lở cổ rễ trong ñiều kiện chậu vại 54

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 58

1 Kết luận 58

2 ðề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 64

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT : Công thức HLðK : Hiệu lực ñối kháng HLPT : Hiệu lực phòng trừ TLB : Tỷ lệ bệnh

TKTD : Thời kỳ tiềm dục

R.solani : Rhizoctonia solani

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ

xuân hè năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội 24Bảng 3.2 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ

xuân hè năm 2012 tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội 27Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các chân ñất khác nhau ñến mức ñộ nhiễm

bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội 28Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các công thức luân canh ñến mức ñộ nhiễm

bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm

2012 tại xã Trần Phú, Chương Mỹ, Hà Nội 31Bảng 3.5 Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại ñậu tương vụ xuân hè năm 2012 32Bảng 3.6 Một số ñặc ñiểm hình thái của các isolate nấm Rhizoctonia

solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên một số cây ký chủ 38Bảng 3.7 Ảnh hưởng của môi trường ñến sự phát triển của các isolate

nấm Rhizoctonia solani Kühn 40Bảng 3.8 Kết quả xác ñịnh nhóm AG (Anastomosis Groups) của các

isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn 42Bảng 3.9 Xác ñịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia

solani Kühn phân lập trên cây ñậu tương 43

Bảng 3.10 Xác ñịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia

solani Kühn phân lập trên cây ñậu xanh 44

Bảng 3.11 Xác ñịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia

solani Kühn phân lập trên cây cải ngọt 44

Bảng 3.12 Xác ñịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia

solani Kühn phân lập trên cây xà lách 45

Bảng 3.13 Xác ñịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia

solani Kühn phân lập trên cây cải cúc 45

Bảng 3.14 Xác ñịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia

solani Kühn phân lập trên cây lạc 46

Trang 10

Bảng 3.15 Hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm

Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ hại ñậu tương trên môi trường PGA 49

Bảng 3.16 Hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm

Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ hại lạc trên môi trường PGA 51

Bảng 3.17 Hiệu lực ñối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis với nấm

Rhizoctonia solani hại ñậu tương trên môi trường PGA 53

Bảng 3.18 Hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma viride ñối với

bệnh lở cổ rễ hại ñậu tương trong ñiều kiện chậu vại 54Bảng 3.19 Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học nấm ñối kháng

Trichoderma viride ñối với bệnh lở cổ rễ hại lạc trong ñiều

kiện chậu vại 56

Trang 11

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ

ðồ thị 3.1 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ

xuân hè năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội 25

ðồ thị 3.2 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ

xuân hè năm 2012 tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội 27

ðồ thị 3.3 Ảnh hưởng của các chân ñất khác nhau ñến mức ñộ nhiễm

bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội 29

ðồ thị 3.4 Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại ñậu tương vụ xuân hè năm 2012 33

ðồ thị 3.5 Ảnh hưởng của môi trường ñến sự phát triển của các isolate

nấm Rhizoctonia solani Kühn 40

ðồ thị 3.6 Hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride với

nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ hại ñậu

tương trên môi trường PGA 49

ðồ thị 3.7 Hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm

Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ hại lạc trên môi trường PGA 51

ðồ thị 3.8 Hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma viride ñối với

bệnh lở cổ rễ hại ñậu tương trong ñiều kiện chậu vại 55

ðồ thị 3.9 Hiệu lực phòng trừ của nấm ñối kháng Trichoderma viride

ñối với bệnh lở cổ rễ hại lạc trong ñiều kiện chậu vại 56

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại cây ñậu tương 34

Hình 3.2 Triệu chứng bệnh lở cổ hại cây lạc 34

Hình 3.3 Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại cây ñậu xanh 35

Hình 3.4 ðặc ñiểm tản nấm Rhizoctonia solani Kühn phân lập trên cây ñậu tương và trên cây xà lách 36

Hình 3.5 Hình thái sợi nấm Rhizoctonia solani Kühn phân lập trên cây ñậu tương (ñộ phóng ñại 200 lần) 37

Hình 3.6 Hạch nấm Rhizoctonia solani Kühn phân lập trên cây xà lách 37

Hình 3.7 Sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kühn hại ñậu tương trên môi trường CGA và PGA 41

Hình 3.8 Sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kühn hại rau cải trên môi trường CGA và PGA 41

Hình 3.9 Kết quả xác ñịnh nhóm AG giữa isolate ñậu tương và isolate cải cúc 42

Hình 3.10 Kết quả xác ñịnh nhóm AG giữa isolate ñậu xanh và isolate xà lách 42

Hình 3.11 Nấm R.solani phân lập từ cây ñậu xanh lây lên cây ñậu xanh 47

Hình 3.12 Nấm R.solani phân lập trên ñậu xanh lây lên cây dưa chuột 47

Hình 3.13 Nấm R.solani phân lập trên cải ngọt lây lên cây dưa chuột 47

Hình 3.14 Nấm R.solani phân lập trên ñậu tương lây lên cây ñậu xanh 47

Hình 3.15 Hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ hại ñậu tương trên môi trường PGA 50

Hình 3.16 Hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma viride ñối với bệnh lở cổ rễ hại ñậu tương trong ñiều kiện chậu vại 55

Trang 13

MỞ ðẦU

1 Tính cấp thiết của ñề tài

Việt Nam là nước nằm ở khu vực nhiệt ñới gió mùa ẩm, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Tuy nhiên với ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm cũng

là ñiều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại Bệnh hại cây trồng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới nền sản xuất nông nghiệp nước

ta Bệnh hại không những làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng mà còn làm tăng chi phí sản xuất và giảm thu nhập kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới ñời sống con người

Bệnh hại có nguồn gốc trong ñất ñã ảnh hưởng lớn ñến sản xuất nông nghiệp nói chung và các cây trồng cạn nói riêng Nhóm nấm ñất có phổ kí chủ rất rộng, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: ngô, lúa, ñậu tương,

cà chua, su hào, cải bắp…ðặc biệt chúng có khả năng tồn tại trong ñất một thời gian dài thông qua các dạng bảo tồn như: hạch nấm, bào tủ hậu, bào tử trứng…Vì vậy việc phòng trừ bệnh rất khó khăn

Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra, là một loại bệnh phổ biến và

nghiêm trọng ñối với các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta Bệnh xuất hiện sau khi hạt nảy mầm vài ngày, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trên thân sau khi mầm nhú nên khỏi mặt ñất, làm chết cây con, làm giảm mật ñộ cây trồng Nấm gây bệnh có khả năng phát triển trên những vết nứt gây hiện tượng thối thân ở cây con, vết bệnh có màu nâu ñen hoặc màu ñỏ nhạt, vết bệnh phát triển bao quanh thân cây và làm cho cây bị chết, sự phát triển của bệnh phụ thuộc vào ñiều kiện ñất ñai và sự phá huỷ của ñộc tố nấm vào mô cây, nấm bệnh còn gây hiện tượng làm bó mạch trong thân bị tắc hoặc chỗ vết bệnh trên thân lở loét, cuối cùng

làm cho cây ñổ và chết Nấm Rhizoctonia solani gây hại quanh năm, cây bị bệnh

cho năng suất rất thấp

Theo Gangopdyay và Chakrabati (1982) nấm Rhizoctonia solani gây hại

trên khoảng 550 loài cây trồng khác nhau, từ giai ñoạn cây con ñến thu hoạch làm ảnh hưởng ñến sản lượng nông nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu các ñặc tính sinh học, sinh thái của nấm Rhizoctonia solani ñể ñưa ra biện pháp

Trang 14

phòng trừ nhằm hạn chế tối ña khả năng gây hại của nấm Rhizoctonia solani là

việc làm cần thiết ñối với các nền sản xuất nông nghiệp hiện nay

Nhiều nước trên thế giới ñã áp dụng các biện pháp khác nhau như: chọn giống, vật lí cơ giới, hoá học, sinh học, canh tác kỹ thuật nhằm ngăn chặn sự gây hại của bệnh lở cổ rễ Trong ñó biện pháp sinh học với việc sử dụng chế phẩm

nấm ñối kháng và vi khuẩn ñối kháng ñể phòng trừ nấm Rhizoctonia solani ñã

ñem lại những hiệu quả ñáng khích lệ

ðể góp phần vào việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp tốt nhất nhằm hạn chế sự gây hại của bệnh lở cổ rễ ñối với cây trồng cạn, ñược sự ñồng ý và phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS ðỗ Tấn Dũng, chúng tôi tiến hành thực

hiện ñề tài: “Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kühn) hại một số

cây trồng cạn vùng Hà Nội và biện pháp phòng trừ”

2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

2.1 Mục ñích

ðiều tra tình hình bệnh lở cổ rễ hại một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm

2012 vùng Hà Nội; nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học và phạm vi ký chủ của

nấm Rhizoctonia solani Kühn; biện pháp phòng trừ bệnh lở cổ rễ bằng nấm ñối kháng Trichoderma viride và vi khuẩn ñối kháng Bacillus subtilis

2.2 Yêu cầu

- ðiều tra mức ñộ và diễn biến của bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn

vụ xuân hè năm 2012 vùng Hà Nội

- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học và xác ñịnh phạm vi ký chủ của

nấm Rhizoctonia solani Kühn

- Khảo sát hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride và vi khuẩn

Bacillus subtilis ñối với nấm Rhizoctonia solani Kühn trên môi trường nhân tạo; khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ bằng nấm ñối kháng Trichoderma

viride trong ñiều kiện chậu vại

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những nghiên cứu ngoài nước

1.1.1 Phân bố ñịa lý và tác hại của nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở

cổ rễ

Nấm Rhizoctonia solani Kühn ñã ñược phát hiện lần ñầu tiên trên cây

khoai tây ở Châu Âu Năm 1858 và ñã ñược Kühn mô tả chi tiết.[35]

Theo Li S D và CTV (1989)[35] nấm Rhizoctonia solani Kühn gây cháy

lá ñậu tương ñược báo cáo ñầu tiên vào năm 1918 ở Philippines và ở Trung Quốc vào năm 1919

Theo Mathew KA và CTV(1996); Muyolo NG Và CTV(1993)[36],[39]

nấm Rhizoctonia solani gây hại ở hầu hết các vùng ñậu tương trên thế giới Bệnh

làm giảm tỷ lệ cây con thời kỳ trước và sau nảy mầm lên tới 50% ñồng thời làm giảm năng xuất tới 40%

Ở Nhật Bản, Ui T và CTV (1976)[48] ñã xác ñịnh ñược nguyên nhân gây

ra bệnh khô vằn lúa do nấm Hypochnussasakii Shirai và sau ñó nấm này ñược ñặt tên là Rhizoctonia solani Palo ðịa bàn phân bố của nấm khá rộng ở tất cả các

nước trồng lúa vùng châu Á và các châu lục khác nhau Cây lúa có thể bị giảm năng xuất 20% - 25% khi bệnh phát triển trên lá ñòng

Theo Inagaki K (1993)[30] nấm Rhizoctonia solani gây hại trên nhiều

loại cây trồng khác nhau và phân bố khắp các quần ñảo của Nhật Bản

Khi nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani Van Bruggen A H C và CTV (1986)[50] nhận thấy bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kühn gây ra là tương ñối

nghiêm trọng ñối với các vùng trồng lạc trên thế giới Ở miền nam nước Mỹ bệnh

lở cổ rễ lạc trở thành một vấn ñề cấp bách, hàng năm ở bang Geogia (Mỹ) thiệt hại do bệnh gây ra ước tính lên tới hơn một tỷ ñô la

Theo Khetmalat M.B et al.(1984)[33] Ngoài khả năng truyền bệnh qua ñất, qua tàn dư cây trồng nấm Rhizoctonia solani còn có khả năng truyền bệnh qua hạt giống với tỷ lệ 10%, còn ở Mỹ có năm lên tới 30% ðặc biệt sợi nấm

Trang 16

Rhizoctonia solani có thể mọc như một loài nấm hoại sinh nếu ñất chứa ñầy ñủ các chất hữu cơ

Năm 1989, Vincelli, P C và CTV [51] ñã ñưa ra kết luận: Bệnh do nấm

Rhizoctonia solani gây hại trên lạc xảy ra trên toàn thế giới Nấm gây chết héo cây con, thối rễ khi cây còn nhỏ, thối củ và cháy toàn bộ lá cây Thiệt hại về kinh

tế của bệnh ñược ñánh giá rất khó bởi vì trên cây chúng thường xảy ra kết hợp với các loại bệnh khác

Theo Muyolo NG và CTV (1993)[39] bệnh lở cổ rễ xuất hiện gây hại nhiều ở vùng trồng ñậu tương trên thế giới ðây cũng là bệnh hại chính trên cây

lúa và cây họ ñậu Mức ñộ nhiễm bệnh do nấm Rhizoctonia solani ở vùng khí

hậu nhiệt ñới có thể lên tới 40%

Khi nghiên cứu về bệnh lở cổ rễ trên cây linh lăng Denis Persley

(1994)[27] ñã xác ñịnh ñược bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani xâm nhiễm

và gây hại trên cây cỏ linh lăng và trở lên phổ biến hơn cùng với sự tăng diện tích trồng ở vùng phía Tây và trung tâm Queensland, Australia

Theo Upmanyu S và CTV (2003)[49] nấm Rhizoctonia solani ñược phân

bố rộng khắp mọi nơi trên khắp thế giới, xâm nhiễm và gây hại hàng trăm loại cây trồng khác nhau gây thiệt hại nặng về năng xuất cũng như chất lượng nông sản

Có thể nói nấm Rhizoctonia solani là loài nấm thuộc nhóm nấm ñất, rất

phổ biến xuất hiện ở hầu hết khắp các vùng trồng trọt trên thế giới và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau ở hầu hết các vùng sinh thái

1.1.2 Những nghiên cứu về triệu chứng bệnh và ñặc ñiểm sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kühn

Nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên rất nhiều loài cây

trồng thuộc các họ như: họ cà, họ hoà thảo, họ hoa thập tự vv Khi nghiên cứu trên cải bắp, Denis Persley (1994)[27] cho biết hiện tượng thối thân và thối bắp cải ñều

do nấm Rhizoctonia solani xâm nhiễm và gây hại Triệu chứng xuất hiện ở trên

thân gần sát mặt ñất, ñầu tiên xuất hiện những vết thối ướt màu tối trên thân khi chuyển ra trồng trên ñồng ruộng cây sẽ mọc chậm, còi cọc và có thể bị chết

Trang 17

Theo Upmanyu S và CTV (2003)[49] nấm Rhizoctonia solani gây chết

cây con và thắt thân cây cải bắp, dưa chuột, ñậu ñỗ và các cây thuộc họ thập tự khác ở giai ñoạn vườn ươm và ngoài sản xuất Triệu trứng ñiển hình của bệnh lở

cổ rễ trên dưa chuột và ñậu ñỗ là rễ cây con thối nhũn, thâm ñen, teo thắt lại

Nấm Rhizoctonia solani ñược Decan Dolle mô tả năm 1915, ñến năm

1858 ñược Kühn mô tả chi tiết, và ñược phát hiện ở nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản (1912), Malaysia (1980), Philippin (1985), Brazil (1989), Zimbabue (1995), Canada (1995), vv [34][45],[48],[49]

Theo Ogoshi A., (1987)[43] nguồn nấm tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi nấm

và hạch nấm Nấm Rhizoctonia solani có thể tồn tại trong ñất từ 3 ñến 4 năm, khi

gặp ñiều kiện thuận lợi nấm sẽ nảy mầm hình thành sợi nấm và xâm nhập gây hại cây trồng

Tác giả Van Bruggen A H C và CTV (1986)[50] ñã xác ñịnh: Vách của sợi nấm có màu trắng tới nâu, chiều rộng của sợi nấm là từ 4 – 5 µm và phân nhánh ở góc phải Những hạch màu tối ñược sinh ra nhiều trên bộ phận cây bị nhiễm bệnh, cấu trúc hạch ñược hình thành từ sợi nấm và là nguồn bệnh cho vụ sau

Theo Papavizas GC và CTV (1975)[44] những bộ phận nhiễm bệnh có thể ñược bao phủ một lớp sợi nấm trắng, dần dần sợi nấm phát triển dày ñặc, co cụm Nấm lan truyền trên ñồng ruộng nhờ nguồn nước, dụng cụ lao ñộng, vết thương cơ giới, tàn dư cây bệnh vv…

Nấm Rhizoctonia solani Kühn là loài ña thực, gây hại trên nhiều loại cây

trồng khác nhau Nấm chủ yếu tồn tại dưới dạng sợi và hạch ở trong ñất, tàn dư cây bệnh và cỏ dại Hạch nấm có kích thước trung bình khoảng 6 mm, hạch nấm

thô, không ñều, hình bầu dục và có màu nâu Nấm Rhizoctonia solani có thể hình

thành bào tử ñảm hình con quay nhờ phương thức sinh sản hữu tính, nhưng trường hợp này rất ít gặp trong tự nhiên.[43]

Khi khi nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh lý của Rhizoctonia solani Parmeter JR Jr,

ed (1970)[45] cho rằng nhiệt ñộ có ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển của nấm Nấm có thể tồn tại trong khoảng nhiệt ñộ từ 5 – 420C, trong ñó nấm phát triển mạnh nhất ở

300C, nhiệt ñộ tối thiểu là 5- 100C, nhiệt ñộ tối ña là 40- 420C Theo Matsumoto và

Trang 18

CTV (1933)[37] nhiệt ñộ tối thích ñối với sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani là

28- 310C, ngưỡng pH tối thiểu là 4, tối thích là 5-7 và tối ña là 8

Theo Vincelli P C và CTV (1989)[51] hạch nấm Rhizoctonia solani ñược

hình thành nhiều nhất ở ngoài ánh sáng, sự hình thành hạch thường nhanh chóng do

sự giảm nhiệt ñộ ñột ngột Nấm qua ñông trong ñất dưới dạng sợi nấm hoặc hạch nấm Trong ñiều kiện ñất khô hạch nấm có thể mất sự sống trong sau 21 tháng

Takahashi, K và CTV (1954)[47] cho biết hạch nấm có thể tồn tại trong ñất vài tháng, sự tồn tại của hạch nấm dưới các ñiều kiện khác nhau: ở nhiệt ñộ phòng trên ñất khô và ẩm chúng sống ít nhất 130 ngày và sau khi ngâm ở ñộ sâu khoảng 8cm trong nước nóng sống ñược 224 ngày

Theo Papavizas GC và CTV (1975)[44] sợi nấm Rhizoctonia solani khi

mới hình thành không màu, khi già có màu nâu ñậm Sợi nấm thường phân nhánh xiên tạo góc 450 – 900, tại vị trí phân nhánh có vách ngăn và hơi thắt lại

Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ là loài nấm ký sinh ñiển hình

Sợi nấm xâm nhiễm vào cây trồng và gây bệnh thuận lợi nhất trong ñiều kiện nhiệt ñộ tương ñối cao từ 280C ñến 320C, ẩm ñộ khoảng trên 80% Ở nhiệt thấp dưới 100C và cao hơn 380C sợi nấm ngừng phát triển Nấm phát triển trong phạm

vi pH khá rộng khoảng từ 4-8, thuận lợi nhất là ngưỡng pH từ 7 ñến7,5 [44],[45]

Theo Upmanyu S và CTV (2003)[49] bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia

solani gây ra rất dễ nhầm với triệu chứng bệnh do nấm Phytopthora hoặc

Pythium gây ra Tuy vậy hình dạng của sợi nấm Rhizoctonia solani rất ñặc trưng,

ñường kính của sợi nấm từ 8 - 12µm, khi sợi nấm còn non thường không có màu nhưng khi già có màu nâu ñậm Sợi nấm con mọc từ sợi nấm bố mẹ thường tạo thàng góc 450 – 900 so với sợi nấm bố mẹ, tại vị trí phân nhánh thường có vách ngăn và hơi thắt lại Một số chủng nấm có khả năng hình thành hạch nấm màu nâu, dẹt, không ñịnh hình có kích thước trung bình khoảng 6mm, chúng hình thành trên mô bệnh ñang phân huỷ Cũng có những chủng không hình thành hạch nấm, các chủng này khác nhau về phổ ký chủ, ñặc tính gây bệnh, yêu cầu nhiệt

ñộ, pH, ẩm ñộ

Trang 19

1.1.3 Phân loại và nhóm AG của nấm Rhizoctonia solani Kühn

Theo Sneh và CTV (1994)[46] nấm Rhizoctonia solani thuộc họ

Thelephoraceae , lớp nấm ñảm (Basidiomycetes), ñược xếp vào bộ nấm trơ, nhóm nấm bất toàn (Deuteromycetes) Giai ñoạn hữu tính gọi là Thanatephorus

cucumeris thuộc họ Caratobasidiaceae, bộ Tulasnellales, lớp Hymenomycetes

Theo Anderson N.A (1982)[23] phản ứng liên hợp là một sự biểu thị về

sự không tương hợp sinh dưỡng giữa sợi nấm của các mẫu phân lập có quan hệ

với nhau nhưng khác nhau, trong nấm Rhizoctonia solani yếu tố di truyền ñiều

khiển sự không tương hợp sinh dưỡng

Theo Carling (1986)[24],(1990)[26] nấm Rhizoctonia solani ñược gọi là

một loài nấm phức tạp vì nó bao gồm nhiều nhóm có quan hệ với nhau nhưng khác di truyền Các nhóm này ñược nhận biết dựa trên phản ứng liên hợp sợi nấm

và ñược gọi là các nhóm liên hợp (Anastomosis Group - AG)

Khi nghiên cứu trên cây bông Ogoshi (1983)[42], (1987)[43] ñã tiến hành các thử nghiệm tính gây bệnh cho thấy có sự khác nhau về tính ñộc giữa các

isolate Rhizoctonia solani và mức ñộ mẫn cảm của các cây trồng Có 12 isolate

Rhizoctonia solani nhận ñược từ bông ñều có thể xâm nhiễm cây con dưa leo, cải xanh, ñậu xanh, cà chua ðiều này chỉ rằng các isolate này không phải là chuyên hóa ký chủ trên bông mà còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như: dưa leo, cải xanh, ñậu xanh, cà chua

Nấm Rhizoctonia solani là một loài nấm phức tạp, không ñồng nhất, bao

gồm nhiều nhóm liên hợp có quan hệ với nhau nhưng khác về di truyền Carling

và CTV (1987)[25] ñã phân chia thành 14 AG, bao gồm AG1 ñến AG13 và AG-B1

Theo Kuninaga S và CTV 1985)[34] gần ñây, sự phát triển của khoa học

kỹ thuật phân tử ñã giúp cho người ta có thể phân tích cấu trúc và sự biến ñộng di

truyền trong các quần thể nấm gây bệnh nói chung và nấm Rhizoctonia solani nói

riêng Trình tự vùng internal transcribed spacer của rDNA cũng ñã ñược sử dụng thành công trong việc phân tích sự ña dạng di truyền trong một vài nhóm AG của

Rhizoctonia solani

Trang 20

Các tác giả Neate SM và CTV (1985)[40], Muyolo NG (1993)[39] ñã

xác ñịnh Rhizoctonia solani là nấm tồn tại trong ñất với phạm vi ký chủ rộng, tổ

hợp của các loài nấm này ñược xác ñịnh gồm 12 nhóm gen khác biệt dựa vào tần xuất của bó sợi, nhóm này ñược ñặt tên là Anastomosis groups gọi tắt là AG Dựa vào sự tương thích về DNA và tương thích về hệ dinh dưỡng người ta còn phân loại nhỏ nhóm AG nhờ sử dụng phương pháp Zymorgam groupinh (ZG)

Theo Li S D và CTV (1989)[35] ñã xác ñịnh bệnh gây chết héo cây con

cải bắp trên vườn ươm là do nguồn Rhizoctonia solani AG-4 gây bệnh

1.1.4 Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kühn

Matsumoto, T và CTV (1932)[37] ñã ñiều tra ñược hơn 200 nguồn nấm

Rhizoctonia solani từ 59 loại cây trồng khác nhau và ở các vùng khác nhau của

Nhật Bản Kết quả cho thấy nấm Rhizoctonia solani gây hại hầu hết trên các cây

ăn quả, cây rau và cây cảnh, chúng xâm nhiễm và gây hại cả trong vườn ươm, nhà kính và cả ngoài ñồng ruộng

Theo Ogoshi (1987)[43] nấm Rhizoctonia solani xâm nhiễm và gây hại trên 35 bộ, 52 họ, 125 giống, bao gồm 142 loài từ Cycadopsida ñến

Monocotyledoneae

Năm 1989, ở Mỹ người ta ñã tìm ñược 550 loài cây trồng là ký chủ của nấm

Rhizoctonia solani Parmeter JR và CTV (1970)[45] cho biết nấm Rhizoctonia

solani có khả năng gây bệnh cho 230 loài cây trồng thuộc 66 họ thực vật

Theo Parmeter JR và CTV (1970)[45] ở Mỹ có khoảng 500 loài thực vật

bị Rhizoctonia solani ký sinh và gây hại như: ñậu tương, ñậu lima, dưa chuột, ñu

ñủ, ngô, lúa mì vv chúng phân bố ở các hòn ñảo ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới

Theo Mordue JEM và CTV (1989)[38] thì trong số những cây ký chủ của

mà nó gây hại gồm có bệnh: thối mục thân và vảy ñen trên khoai tây, ñồng thời gây thối trên cây họ hoa thập tự và cỏ ba lá

Năm (1986), Van Bruggen A H C và CTV[50] ñã thông báo nấm

Rhizoctonia solani tấn công hàng trăm cây trồng khác nhau như cải bắp, ñậu ñỗ, dưa chuột, củ cải ñường, cần tây, cà rốt,vv

Trang 21

Nấm Rhizoctonia solani là loài nấm ña thực ký sinh trên nhiều loại thuộc

các họ cây trồng và gây thiệt hại ñáng kể cho vùng trồng trọt trên toàn thế giới

1.1.5 Biện pháp phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ

Vấn ñề phòng trừ bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra ñã ñược

nhiều tác giả ñề cập như: sử dụng thuốc hóa học, dùng chất kháng sinh, sử dụng biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và ñặc biệt là dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp

Trong những năm gần ñây, việc phòng chống bệnh nấm Rhizoctonia

solani gây ra bằng biện pháp sinh học ñược ñẩy mạnh nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới Phòng trừ bằng biện pháp sinh học trong bệnh cây chủ yếu là khai thác và sử dụng các vi sinh vật ñối kháng Nhiều công trình nghiên cứu về vi sinh

vật ñối kháng như: Trichoderma viride, Trichoderma harzianum, Trichoderma

hamatum ñã ñược tiến hành nhằm phát hiện, chọn lọc ñược các isolate có hoạt tính ñối kháng cao và sản xuất các chế phẩm sinh học có hiệu quả phòng trừ bệnh cây ở mức cao, ổn ñịnh, có giá trị kinh tế

Theo Vincelli, P C và CTV (1989)[51] một vài giống lạc kháng với nấm

Rhizoctonia solani gây hại trên cây con và củ ñã ñược nghiên cứu, nhưng hiện nay giống kháng vẫn chưa ñược thương mại hoá Một số thuốc hoá học ñược sử dụng ñể phòng trừ bệnh trên củ và cây con như: Benomyl, Carboxin, và một số sản phẩm kết hợp của Thiram, Dicloran, vv

Sử dụng nấm ñối kháng Trichoderma sp ñối với nấm gây hại cây trồng có

từ ñầu thập niên 30 Người ñầu tiên ñề xuất vấn ñề này là Wending (Mordue

JEM và CTV 1989)[38] Gần ñây việc nghiên cứu nấm Trichoderma sp và sản

xuất chế phẩm của nó ñược nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới tiến hành và công bố

Theo Mordue JEM, và CTV (1989)[38] nấm ñối kháng Trichoderma sp

không những là một tác nhân sinh học trong phòng trừ các bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong ñất mà chúng còn có tác dụng kích thích cây trồng phát triển

Cơ chế tác ñộng này có thể là do nấm Trichoderma sp ức chế các nấm thứ yếu

trong vùng rễ, sản sinh ra các hoocmon thực vật, các vitamin hoặc biến ñổi thành các dạng dễ tiêu cho cây trồng

Trang 22

Theo Neate SM, Warcup JH (1985)[40] ựể có thể sử dụng chế phẩm

Trichoderma sp trong bệnh hại cây trồng cần phải tạo ra ựược một lượng lớn sinh khối nấm Các nước khác nhau sử dụng nguồn chất liệu khác nhau ựể làm

môi trường nhân nấm Trichoderma sp Ở Pháp dùng yến mạch và agar, ở Mỹ

dùng cám, than bùn hoặc cám và mạt cưa, ở đài Loan dùng vỏ trấu ựể làm môi

trường nhân nuôi nấm Trichoderma sp

Trên thế giới nhiều nước ựã sử dụng chế phẩm Trichoderma sp theo

nhiều phương pháp khác nhau như: xử lý hạt giống, bón vào ựất, phun lên cây hay nhúng rễ cây vào dung dịch bào tử nấm.[38],[40]

Muyolo NG, và CTV (1993)[39] hạt giống ựậu tương khi ựược xử lý bằng

chế phẩm Trichoderma sp cho hiệu lực cao phòng chống một số nấm bệnh có nguồn gốc trong ựất như: Rhizoctonia solani, Sclerotinium roflsii

Bón vào ựất là một phương pháp chủ yếu ựể sử dụng chế phẩm nấm

Trichoderma sp Nấm Trichderma harzianum nhân trên môi trường cám lúa mỳ

ựem bón vào ựất ựể bảo vệ cây cải ở giai ựoạn cây con không bị chết héo do nấm

Rhizoctonoia solani gây ra, hiệu lực kéo dài trong 5 tuần.[39]

Neate SM và CTV (1985)[40] cho biết: một số nguồn nấm ựối kháng

Trichoderma koningii isolate 7a ựược phân lập từ Australia và nguồn

Trichoderma pseudokoningii ựược phân lập từ ựất kiềm ở Avon (miền nam

Australia) có khả năng phòng trừ bệnh thối rễ do nấm Rhizoctonoia solani gây

lên Họ cho rằng việc sử dụng biện pháp sinh học ựể ựiều khiển bệnh lở cổ rễ và thúc ựẩy sự phát triển của cây con trên một số cây trồng sẽ có lợi cho sự thay thế việc sử dụng thuốc hoá học ựể ựiều khiển bệnh

Theo Kataria H R và CTV (1989)[31] nấm Trichoderma sp là một loại

nấm tồn tại trong ựất, chúng là những tác nhân sinh học có khả năng kiểm soát

nấm Rhizoctonia solani hại trên cây trồng Bên cạnh ựó họ còn có những thắ nghiệm cho thấy có một số nguồn nấm Trichoderma sp có thể cộng hưởng có lợi

cho sự phát triển của cây trồng, chúng giúp cho cây trồng nảy mầm nhanh, tăng

số lượng chùm hoa, làm tăng trọng lượng và chiều cao của cây so với những cây

không xử lý Các nguồn Trichoderma sp ựược cung cấp ở ba dạng: dạng viên,

Trang 23

dạng hạt nhỏ và dạng chất rắn ñể cải tạo ñất Tuy nhiên hiệu quả của nó còn phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng nguồn Trichoderma sp., mật ñộ bào tử,

công thức và phương pháp bón, thời gian bón, ñiều kiện môi trường, vv…

Năm 1990, Khara S.H [32] và CTV ñã tiến hành thí nghiệm tính ñối

kháng của Trichoderma sp với nấm Rhizoctonia solani trên các giống cà chua khác nhau Kết quả cho thấy chỉ có nấm Trichoderma koningii và Trichoderma

pseudokoningii có biểu hiện tính ñối kháng cao nhất

Harman GE và CTV (2004)[29] ñưa ra một số biện pháp sau: xử lý hạt giống với thuốc ñã ñược khuyến cáo, trồng cây con trong ñất ñã ñược khử trùng, giữ cây sinh trưởng tốt tránh cho cây không bị tổn thương, ñảm bảo tàn dư cây trồng ñược phân hủy hết trước khi ñem trồng lại trên diện tích cũ, sử dụng một số thuốc hoá học có tính ñặc hiệu cao với nấm

Những kết quả trong phòng thí nghiệm, trong nhà lưới, ngoài ñồng ruộng

về hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma sp rất có triển vọng trong việc

phòng trừ bệnh hại cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái là vô cùng quan trọng.[29]

1.2 Những nghiên cứu trong nước

Theo ðường Hồng Dật (1973)[3] nấm Rhizoctonia solani Kühn phát triển

thuận lợi ở 28- 320C, nhiệt ñộ dưới 100C và cao hơn 380C thì nấm ngừng sinh trưởng Nấm hình thành hạch nhiều ở nhiệt ñộ 30-320C

Tại Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, nấm ñối kháng Trichoderma

viride ñã ñược Bộ môn Bệnh cây- Nông dược phân lập và bắt ñầu nghiên cứu từ năm 1996 Theo Vũ Triệu Mân và CTV [10] cho biết các mẫu phân lập của nấm

Trichoderma viride có hoạt tính ñối kháng mạnh ñối với một số nấm ñất Nấm ñối kháng Trichoderma viride ñã ñược nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học gồm các

khâu kỹ thuật sau: Nuôi cấy giống nấm Trichoderma viride thuần trên môi

trường PGA, nhân giống trên môi trường giá thể, nghiền bột thu nhận bào tử, pha trộn chất phụ gia thành dạng bột mịn, ñóng gói bảo quản, sử dụng Lượng bào tử/1g chế phẩm là 5x109 bào tử/gam cơ chất

Theo Trần Thị Thuần (1998)[12],[13];(2000)[14] dịch nuôi cấy của

Trang 24

nấm Trichoderma viride ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm Rhizoctonia

Những nghiên cứu của ðỗ Tấn Dũng (2001)[4] trên cây cà chua cũng cho

thấy nấm Rhizoctonia solani Kühn là loại nấm ña thực, bán hoại sinh ñiển hình, phát

triển thuận lợi ở ñiều kiện nhiệt ñộ 25 – 300C, ẩm ñộ trên 80% Triệu trứng ñiển hình của bệnh lở cổ rễ trên cà chua là rễ cây con thối nhũn, thâm ñen, teo thắt lại

Theo Nguyễn Kim Vân và CTV (2001)[16], nấm Rhizoctonia solani

thường gây bệnh ở phần rễ, thân sát mặt ñất, triệu chứng thường gặp là thối rễ, teo thắt thân Sự xâm nhiễm của nấm bắt ñầu tử hạch nấm, nguồn hạch nấm có thể từ ñất, tàn dư cây trồng hay hạt hoặc củ giống bị bệnh Kết quả của quá trình xâm nhiễm làm cho mô cây bệnh chuyển màu nâu hoặc thối và cây bị ñổ rạp xuống Trong ñiều kiện thích hợp, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi diễn ra quá trình xâm nhiễm

Theo Nguyễn Kim Vân và CTV (2002)[17] ở Việt Nam, nấm Rhizoctonia

solani có thể gây hại cho cây trồng quanh năm và ñặc biệt gây hại nặng vào vụ xuân Kết quả cũng cho thấy trên ruộng bắp cải bị bệnh thối bắp rất nặng ở 3 tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Thái Nguyên và các tác giả ñã giám ñịnh chính xác tác nhân

gây bệnh là do nấm Rhizoctonia solani gây ra

Tỉ lệ bệnh do nấm bệnh gây ra trên cây cải bắp ở vụ xuân vào giai ñoạn chuẩn bị thu hoạch dao ñộng từ 9 - 99% ở các vùng trồng rau xung quanh Hà

Nội Như vậy nấm Rhizoctonia solani ñều có thể phát triển và gây bệnh trên ñồng

ruộng ở hầu hết các thời vụ trồng cải bắp ở các tỉnh phía Bắc nước ta, kể cả vụ cải bắp chịu nhiệt vụ hè thu và vụ ñông chính vụ.[17]

Phân bố của các chủng nấm Rhizoctonia solani ở một số tỉnh trồng cải bắp

khác nhau thuộc phía Bắc Việt Nam như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây

Trang 25

(cũ), Thái Nguyên cho thấy các chủng nấm Rhizoctonia solani ở các vùng ñịa lý

khác nhau thì có ñặc ñiểm phát triển khác nhau.[17]

Trong 6 chủng nấm nghiên cứu thì có 4 chủng nấm có khả năng hình thành hạch nấm trên môi trường là chủng BC-GL50, R1342, LG100 và BN17b, bốn chủng này ñều gây thối bắp cây trưởng thành, hai chủng SP#4 và TN002 là không hình thành hạch, một chủng gây thối bắp và chủng kia gây lở cổ rễ ở giai ñoạn cây con Dùng các thuốc hoá học Mexyl MZ, Topsin, Validamycin và Rovaral ñể phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cải bắp Kết quả ñạt ñược với ñộ hữu hiệu từ 67,53 ñến 90%.[17]

Năm 2005 – 2006, khi nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani hại một số

cây trồng cạn, ðỗ Tấn Dũng[5] cho biết bệnh lở cổ rễ phát sinh gây hại ở nhiều cây trồng cạn khác nhau tại vùng Hà Nội như: cà chua, lạc, ñậu tương, dưa chuột, ñậu ñũa, tỷ lệ bệnh gây hại nặng nhất trên cây dưa chuột (TLB là 7,61%) và nhẹ nhất trên cây cà chua (TLB là 2,8%) Tác hại chủ yếu của bệnh là gây nên hiện tượng lở cổ rễ, chết cây con và làm ảnh hưởng không nhỏ ñến sinh trưởng phát triển của cây và ñến năng suất, ñặc biệt là cây con ở giai ñoạn vườn ươm và giai ñoạn mới gieo trồng ở ruộng sản xuất

Tản nấm phát triển ban ñầu có màu trắng ñục, về sau chuyển sang màu nâu sẫm Sợi nấm có ñặc ñiểm mọc rất mịn ép sát bề mặt môi trường nuôi cấy, sợi nấm ña bào phân nhánh nhiều, ở chỗ phân nhánh sợi nấm hơi thắt lại, sát ñó

có vách ngăn, phân nhánh gần như vuông góc Hạch nấm khi còn non có màu trắng, khi già có màu nâu, thô Trong ñiều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì nấm

Rhizoctonia solani có thể hình thành hạch non sau 3 - 4 ngày và hạch già sau 5 -

7 ngày nuôi cấy Số lượng hạch nấm hình thành không nhiều, kích thước hạch

nấm rất nhỏ, riêng isolates của nấm Rhizoctonia solani hại cây ñậu tương thì không thấy hình thành hạch trên môi trường nhân tạo Nấm Rhizoctonia solani

làm ñổi màu môi trường nuôi cấy từ màu trắng ñục sang màu nâu - nâu sẫm.[5]

Khi tiến hành khảo sát hiệu lực của nấm ñối kháng Trichoderma viride với các isolate nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường nhân tạo PGA, tác giả cho biết thêm loài nấm ñối kháng Trichoderma viride có mặt trước

Trang 26

nấm gây bệnh thì bản thân nó có khả năng chiếm chỗ, cạnh tranh, ức chế và tiêu

diệt nấmRhizoctonia solani Nấm Trichoderma viride phát triển thuận lợi ở nhiệt

ñôi 25-300C, pH từ 6-7.[5]

Kết quả còn cho thấy chế phẩm sinh học nấm ñối kháng Trichoderrma

viride có khả năng phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại cà chua, dưa chuột ở mức khá cao, tuy nhiên hiệu lực phòng trừ của nấm ñối kháng với bệnh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý phòng trừ bệnh Khi xử lý hạt cà chua, dưa chuột

bằng nấm ñối kháng Trichoderrma viride trước nấm bệnh Rhizoctonia solani thì

hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại cà chua ñạt 85,9%, và bệnh lở cổ rễ hại dưa chuột ñạt 77,8% Nhưng khi nấm ñối kháng có mặt cùng hoặc sau nấm bệnh lở

cổ rễ thì hiệu lực phòng trừ bệnh thấp hơn.[5]

Theo Vũ Triệu Mân và CTV (2007)[10] biểu hiện ñặc trưng nhất của bệnh

lở cổ rễ ñậu ñũa và dưa chuột là: rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt ñất bị thâm ñen, thối mục, cây bị héo chết, ñổ gục trên ruộng Lúc ñầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu ñen ở gốc thân, cổ rễ sau ñó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ

Bộ phận bị thối mục có màu nâu ñen, cổ rễ teo tóp, bộ phận lá héo rũ Sau 5 - 6

ngày bị héo rũ cây bệnh bị ñổ gục và chết hàng loạt Sợi nấm Rhizoctonia solani

Kühn ña bào, phân nhánh tương ñối thẳng góc, chỗ phân nhánh hơi thắt nhỏ, giáp ngay ñó có một màng ngăn kích thước từ 8-13µm Sợi nấm trong mô lúc ñầu không màu, sau có màu nâu vàng Hạch nấm hình dạng không ñều, bề mặt thô, màu nâu ñỏ

Phòng trừ bệnh lở cổ rễ chủ yếu là áp dụng biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh

ở trong ñất và quản lý kỹ thuật trồng trọt thâm canh hợp lý Khi thu hoạch xong phải tiến hành cày sâu ñể vùi lấp hạch nấm, gieo trồng ñúng thời vụ, bón phân ñúng tỷ lệ tránh bón tập trung ñạm ñón ñòng, nên kết hợp với kali hoặc tro bếp

ñể tăng cường tính chống chịu cho cây Hệ thống tưới tiêu phải chủ ñộng ñược nguồn nước tránh ñể mực nước quá cao trong trường hợp bệnh ñang lây lan mạnh ðối với những vùng thường xuyên bị gây hại nặng thì có thể tiến hành xử

lý hạt giống trước khi gieo trồng bằng các thuốc hoá học như Anvil 5SC, ñồng

Trang 27

thời kết hợp với sử lý ñất bằng một số thuốc xông hơi như Benomyl, Carbixin,

Agrosa… sẽ hạn chế ñược nấm Rhizoctonia solani Kühn gây hại vùng rễ [10]

Nấm Trichoderma viride có hiệu quả phòng trừ khá cao ñối với bệnh lở cổ

rễ, bệnh chết rạp cây con, bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra Sử dụng nấm ñối kháng Trichoderma viride có thể làm giảm mức ñộ bị bệnh của cây

từ 50-70% tuỳ theo ñiều kiện mùa vụ Phương pháp sử dụng nấm ñối kháng

Trichoderma viride gồm nhiều cách như: bón vào ñất trước khi gieo trồng, phun vào gốc cây, hoặc xử lý hạt giống Ngoài tác dụng hạn chế nấm bệnh, nấm

Trichoderma viride còn thúc ñẩy nhanh sự phân giải xác thực vật và các chất hữu

cơ trong ñất, tăng cường các chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ Do ñó tạo ñiều kiện cho cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.[10]

Năm 2008, Từ Thị Mỹ Thuận[15] thu thập 69 mẫu Rhizoctonia solani từ

nhiều vùng ñịa lý khác nhau của nước ta và ñã ñược xác ñịnh thuộc hai nhóm AG: AG1 và AG4, trong ñó nhóm AG1 chiếm ưu thế 87% hơn so với các mẫu phân lập AG4 Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt về ñặc ñiểm tản nấm của các mẫu phân lập thuộc nhóm AG1-IA, AG1-ID, và AG4-HG-I Các mẫu này ñều có thể xâm nhiễm gây bệnh cho các cây con cải xanh, ñậu xanh, ñậu nành, ñậu phộng, cà chua, dưa leo, xà lách, bông vải và ngô, nhưng với những mức ñộ khác nhau

Từ những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi nhận

thấy nấm Rhizoctonia solani là một loài nấm gây hại cho rất nhiều loài thuộc các

họ cây trồng khác nhau và gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp Vì vậy

nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ là một vấn ñề cấp bách

và có ý nghĩa thực tế

Trang 28

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 ðối tượng nghiên cứu

- Nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ hại một số cây trồng cạn

vùng Hà Nội, vụ xuân hè năm 2012

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm bao gồm: tủ lạnh, tủ ñịnh ôn, buồng cấy, nồi hấp, kính hiển vi quang học, bếp ñiện, lò vi sóng, cân ñiện tử, cân bàn, ñĩa petri, bình tam giác, bình ñịnh mức, ống ñong, dao cắt, ñèn cồn, ñũa thủy tinh, que cấy, ñột, panh, khay ñựng, túi nilon, vải lọc, giẻ lau, bông, giấy bạc…

- Các dụng cụ phục vụ ñiều tra và thí nghiệm bao gồm: dao, kéo, bình tưới, ñất phù sa, khay ñựng, chậu trồng cây

- Các loại hạt giống: ñậu tương, ñậu xanh, lạc, cải ngọt, xà lách, dưa chuột, cải cúc

- Các isolates nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ hại các cây: ñậu

tương, ñậu xanh, lạc, cải ngọt, xà lách, cải cúc

- Nấm ñối kháng Trichoderma viride và vi khuẩn ñối kháng Bacillus

subtilis

- Một số hóa chất sử dụng trong nghiên cứu: ñường glucose, agar, nước cất, cồn

2.1.3 Môi trường phân lập và nuôi cấy nấm

2.1.3.1 Môi trường nước cất – agar (WA)

- Thành phần: Agar: 20g; nước cất: 1000ml

- Phương pháp ñiều chế: ñun sôi nước cất, cho từ từ Agar vào vừa cho vừa khấy cho tan ñều, ñổ ra bình tam giác cho thêm nước cất vừa ñủ 1000 ml, bịt kín miệng bình tam giác bằng giấy bạc, hấp khử trùng ở nhiệt ñộ 121 oC (1.5atm) trong 30 phút Hấp xong ñể nguội ñến 55 oC, rồi ñổ vào ñĩa petri

Trang 29

2.1.3.2 Môi trường khoai tây – gluco – agar (PGA)

- Thành phần: Khoai tây: 200g; glucose: 20g; agar: 20g; nước cất: 1000ml

- Phương pháp ñiều chế: chọn những củ khoai tây sạch không bị nhiễm bệnh, gọt vỏ và rửa sạch cân lấy 200g Sau ñó cắt thành lát mỏng cho vào nồi nhôm ñã rửa sạch, tiếp ñó cho 1000 ml nước cất vào và cho lên bếp ñun, cho sôi khoảng 30 phút Lọc lấy phần nước dịch khoai tây vào bình tam giác và cho thêm nước cất vừa ñủ 1000 ml, cho lên bếp ñun, vừa ñun vừa cho từ từ 20g glucose, 20g agar vào khuấy ñều cho tới khi môi trường sôi thì ñổ vào bình tam giác, bịt kín miệng bình bằng giấy bạc, hấp khử trùng ở 121oC (1.5atm) trong 30-45 phút Hấp xong ñể nguội ñến 55oC, rồi ñổ vào ñĩa Petri Có thể bảo quản môi trường trong tủ lạnh

2.1.3.3 Môi trường cà rốt – gluco – agar (CGA)

- Thành phần: Cà rốt : 200g; glucose: 20g; agar: 20g; nước cất: 1000 ml

- Phương pháp ñiều chế: ñiều chế tương tự như môi trường PGA

2.1.4 Thời gian và ñịa ñiểm thực tập

- Thời gian thực tập từ ngày 1.1.2012 – 30.6.2012

- ðịa ñiểm thực tập:

+ Vùng Gia Lâm, Từ Liêm, Chương Mỹ - Hà Nội

+ Phòng thí nghiệm thực tập Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội

+ Nhà lưới Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội

2.2 Nội dung nghiên cứu

- ðiều tra, thu thập mẫu bệnh lở cổ rễ trên ñồng ruộng; xác ñịnh mức ñộ

và diễn biến của bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè 2012 vùng

Hà Nội

- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học và xác ñịnh phạm vi ký chủ

của nấm Rhizoctonia solani Kühn Xác ñịnh nhóm AG của các isolates nấm

Rhizoctonia solani Kühn

- Khảo sát hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride và vi khuẩn

Bacillus subtilis với nấm Rhizoctonia solani Kühn trên môi trường nhân tạo;

Trang 30

khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ bằng chế phẩm sinh học nấm ñối kháng

Trichoderma viride trong ñiều kiện chậu vại

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp ñiều tra bệnh lở cổ rễ ngoài ñồng ruộng

ðiều tra bệnh theo phương pháp ñiều tra, ñánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng cạn, của Viện bảo vệ thực vật (1997)[21]: chọn ruộng ñiển hình ñại diện cho từng ñiểm ñiều tra trên các ñối tượng nghiên cứu như họ ñậu,

họ hoa thập tự, họ cà, họ bầu bí, họ cúc , ñiều tra theo phương pháp 5 ñiểm chéo góc ðiều tra ñịnh kỳ 7 ngày một lần, mỗi lần nhắc lại trên 3 ruộng Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh %

2.3.2 Phương pháp phân lập, nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trong phòng thí nghiệm

2.3.2.1 Phương pháp thu thập mẫu bệnh

Chọn ruộng cây trồng cạn thuộc các họ thực vật khác nhau như: họ ñậu,

họ hoa thập tự, họ cà, họ bầu bí, họ cúc ñang ở giai ñoạn cây con, quan sát

và thu thập những cây có triệu chứng ñiển hình của bệnh lở cổ rễ Tất cả những mẫu thu thập ñược ñều ghi rõ tên mẫu cây trồng, ngày ñiều tra và ñịa ñiểm thu mẫu

2.3.2.2 Phân lập và giám ñịnh nấm Rhizoctonia solani Kühn

* Phương pháp phân lập nấm Rhizoctonia solani Kühn

Sau khi thu thập mẫu ñiển hình từ ñồng ruộng, tiến hành rửa sạch mẫu bệnh, sau ñó rửa lại bằng nước cất vô trùng, làm khô bằng giấy thấm vô trùng Cắt mô bệnh ở phần giáp ranh giữa mô bệnh và mô khỏe ñường kính 1-2 mm Sau ñó dùng que cấy ñã khử trùng cấy mô bệnh vào môi trường WA ñể ở ñiều kiện nhiệt ñộ khoảng 25-30 oC Sau khi sợi nấm mọc cách mô bệnh 1-2cm, tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi ñể xác ñịnh nấm gây bệnh và cấy truyền sang

môi trường PGA khoảng 2-3 lần ñể tạo nấm thuần và giữ nguồn

* Phương pháp giám ñịnh nấm Rhizoctonia solani Kühn

ðể giám ñịnh nấm Rhizoctonia solani Kühn, tiến hành dùng kính hiển vi

ñể xác ñịnh nấm gây bệnh dựa vào ñặc ñiểm hình thái và tiến hành lây bệnh nhân

Trang 31

tạo nhằm xác ñịnh chính xác nguyên nhân gây bệnh.(theo Khetmalas M.B et al (1984)[33] )

2.3.2.3 Kỹ thuật cấy truyền nấm

Chọn ñĩa petri có nguồn nấm, tiến hành khử trùng ñột (ñường kính ñột: 5 mm) và que cấy bằng cồn 70o trên ngọn lửa ñèn cồn Dùng ñột ñã khử trùng cắt phần ñầu sinh trưởng của sợi nấm, sau ñó dùng que cấy ñã khử trùng lấy phần vừa ñột ñặt chính giữa vào hộp lồng petri ñã ñổ môi trường Cấy thuần nhằm tạo nguồn nấm thuần ñể tiên hành các thí nghiệm trong phòng và tạo nguồn nấm

bệnh cho thí nghiệm nhà lưới

2.3.2.4 Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani Kühn

Sau khi phân lập ñược các isolates nấm Rhizoctonia solani, tiến hành cấy truyền các isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn trên môi trường nhân tạo ở

cùng một ngưỡng nhiệt ñộ, sau ñó theo dõi sự hình thành tản nấm, màu sắc tản nấm, ñường kính tản nấm, khả năng hình thành hạch, cấu tạo sợi nấm, màu sắc sợi nấm

2.3.2.5 Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kühn

* Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của

các isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn: Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của các isolates nấm Rhizoctonia solani

Kühn sau khi ñã phân lập nguồn nấm thuần trên môi trường PGA Từ nguồn nấm thuần trên mỗi isolates ñó tiến hành cấy truyền sang môi trường PGA, CGA ở ñiều kiện nhiệt ñộ là 300C, mỗi môi trường nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 3 ñĩa petri Thí nghiệm ñược tiến hành trên cùng ñiều kiện, cùng thời ñiểm

Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi và ño ñường kính của tản nấm (mm) sau 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày nuôi cấy

* Thí nghiệm xác ñịnh nhóm AG (Anastomosis Groups) của các isolates

nấm Rhizoctonia solani Kühn: sau khi phân lập ñược các isolates nấm Rhizoctonia

solani Kühn trên môi trường PGA tiến hành lai các cặp isolates từ nguồn các cây

ký chủ khác nhau trong cùng một ñĩa petri Chọn từ mỗi isolate một ñĩa nấm sinh trưởng và phát triển tốt Sử dụng ñột ñã khử trùng, ñột lấy một miếng thạch có sợi

Trang 32

nấm của một isolate úp xuống ñĩa môi trường mới, ñặt miếng thạch cách mép ñĩa petri 1 cm Cấy một miếng thạch của một isolate khác ở phía còn lại của ñĩa petri

Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi sự phát triển của hai tản nấm và sự ñan xen sợi nấm của từng cặp isolates với nhau, quan sát xem hai tản nấm có hình thành rãnh phân cách hay không Nếu giữa hai tản nấm hình thành rãnh phân cách thì hai isolates ñó khác nhóm di truyền (AG); còn nếu giữa hai tản nấm không có rãnh phân cách thì hai isolates ñó cùng nhóm di truyền (AG)

2.3.3 Nghiên cứu phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kühn

Tiến hành thu thập và phân lập thuần các isolates nấm Rhizoctonia solani

Kühn trên các cây ký chủ thuộc các họ thực vật như họ ñậu, họ hoa thập tự, họ

bầu bí, họ cà Sau ñó lấy các isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn ñã ñược phân

lập và làm thuần ở trên lần lượt lây nhiễm chéo cho nhau bằng phương pháp xử

lý hạt giống ðối với mỗi isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn tiến hành trên

một loại hạt giống ñược nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 30 hạt, số lượng hạt gieo trên mỗi chậu vại tùy thuộc vào từng giống cây trồng ðất trong chậu vại ñược hấp khử trùng ở nhiệt ñộ 121oC, trong 3 giờ

Phương pháp lây nhiễm: Mỗi isolates, chọn ñĩa nấm Rhizoctonia solani Kühn thuần, sinh trưởng tốt, hòa với nước cất Ngâm hạt giống trong dịch nấm

Rhizoctonia solani Kühn trong 10 phút Ở mỗi công thức thí nghiệm dùng 3 ñĩa

nấm lây nhiễm cho 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại dùng 1 ñĩa nấm Rhizoctonia

solani Kühn lây nhiễm cho 30 hạt giống Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh %

2.3.4 Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới

Lây bệnh nhân tạo nấm Rhizoctonia solani Kühn nguồn phân lập từ lạc, cà

chua, ñậu tương, ñậu xanh, cải cúc, dưa chuột… lên chính các cây trồng ñó ñể xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh và thời kỳ tiềm dục của bệnh

Mỗi công thức thí nghiệm nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 30 cây, số lượng hạt gieo trên mỗi chậu vại tùy thuộc vào từng giống cây trồng ðất trong chậu vại ñược hấp khử trùng ở nhiệt ñộ 121oC, trong 3 giờ

Tiến hành lây nhiễm nhân tạo ở giai ñoạn cây con ñối với tất cả các cây làm thí nghiệm

Trang 33

Cách lây nhiễm: Chọn ñĩa nấm Rhizoctonia solani Kühn thuần, sinh

trưởng tốt, hòa với nước cất tạo thành dịch nấm Tưới dịch nấm vào gốc cây cần lây nhiễm Một ñĩa nấm dùng cho 1 chậu vại thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh % và xác ñịnh thời lỳ tiềm dục của bệnh (ngày)

2.3.5 Khảo sát hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride ñối với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PGA

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại

3 lần, mỗi lần nhắc lại 3 ñĩa petri

- CT1: Cấy riêng rẽ nấm Rhizoctonia solani và nấm Trichoderma viride

- CT2: Cấy nấm Trichoderma viride trước, sau 24h cấy nấm Rhizoctonia solani

- CT3: Cấy nấm Rhizoctonia solani trước, sau 24h cấy nấm Trichoderma viride

- CT4: Cấy ñồng thời nấm Rhizoctonia solani và nấm Trichoderma viride

Phương pháp tiến hành thí nghiệm: Dùng ñột ñã khử trùng ñột lấy phần ñỉnh sinh trưởng của tản nấm trên nguồn nấm thuần, sau ñó tiến hành cấy truyền,

vị trí cấy cách mép ñĩa petri 1 cm

Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi ñặc ñiểm hình thái, ño ñường kính tản nấm

của nấm Rhizoctonia solani và nấm Trichoderma viride sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ (ñơn vị ño là mm) và tính hiệu lực ñối kháng của nấm Trichoderma viride ñối với nấm Rhizoctonia solani

2.3.6 Khảo sát hiệu lực ñối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis ñối với nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PGA

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại

3 lần, mỗi lần nhắc lại 3 ñĩa petri

- CT1: Cấy riêng rẽ nấm Rhizoctonia solani và vi khuẩn Bacillus subtilis

- CT2: Cấy vi khuẩn Bacillus subtilis trước, sau 24h cấy nấm Rhizoctonia solani

- CT3: Cấy nấm Rhizoctonia solani trước, sau 24h cấy vi khuẩn Bacillus subtilis

- CT4: Cấy cùng nấm Rhizoctonia solani và vi khuẩn Bacillus subtilis

Phương pháp tiến hành thí nghiệm:

- ðối với nấm Rhizoctonia solani: Dùng ñột ñã khử trùng ñột lấy phần

ñỉnh sinh trưởng của tản nấm trên nguồn nấm thuần, sau ñó tiến hành cấy truyền

Vị trí cấy cách mép ñĩa petri 1 cm

Trang 34

- ðối với vi khuẩn Bacillus subtilis: Dùng que cấy ñã khử trùng lấy

khuẩn lạc thuần cấy theo ñường zigzaz ở ½ ñĩa còn lại, cách mép ñĩa 0.5cm

Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi ñặc ñiểm hình thái tản nấm, ño ñường kính tản

nấm của nấm Rhizoctonia solani sau cấy 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ (ñơn vị ño là mm) và tính hiệu lực ñối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis ñối với nấm Rhizoctonia solani

2.3.7 Khảo sát hiệu lực phòng trừ của nấm ñối kháng Trichoderma viride ñối với bệnh lở cổ rễ trong ñiều kiện chậu vại

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại

3 lần Mỗi lần nhắc lại 30 hạt giống Thí nghiệm ñược làm lần lượt trên hạt giống lạc và hạt giống ñậu tương

- CT1: Ngâm hạt giống trong dịch Rhizoctonia solani trong 10 phút rồi ñem gieo

- CT2: Ngâm hạt giống trong dịch nấm Rhizoctonia solani, ñem gieo, khi có lá

mầm thì xử lý bằng nấm Trichoderma viride

- CT3: Ngâm hạt giống trong dịch Trichoderma viride trong 10 phút, ñem gieo,

khi có lá mầm thì xử lý bằng nấm Rhizoctonia solani

- CT4: Ngâm hạt giống trong hỗn hợp dịch nấm Rhizoctonia solani và

Trichoderma viride trong 10 phút, sau ñó ñem gieo

Chỉ tiêu theo dõi: Số cây bị bệnh ở từng công thức, tính tỷ lệ bệnh và tính

hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma viride ñối với bệnh lở cổ rễ

2.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

- Công thức tính tỷ lệ bệnh % (TLB%):

A TLB(%) =

B x 100 Trong ñó: A: Số cây bị bệnh, số hạt bị bệnh…

B: Tổng số cây ñiều tra, tổng số hạt lây bệnh…

- Hiệu lực ñối kháng (HLðK) của nấm Trichoderma viride và vi khuẩn Bacillus

subtilis với nấm R.solani ñược tính theo công thức Abbott:

C - T HLðK (%) =

Trong ñó C: ñường kính tản nấm ở công thức ñối chứng

T: ñường kính tản nấm ở các công thức thí nghiệm

Trang 35

- Hiệu lực phòng trừ (HLPT) của nấm Trichoderma viride ñối với bệnh lở cổ rễ

ñược tính theo công thức Abbott:

C - T HLPT (%) =

Trong ñó: C: Số hạt nhiễm bệnh ở công thức ñối chứng

T: Số hạt nhiễm bệnh ở công thức thí nghiệm

- Số liệu ñược xử lý thống kê bằng EXCEL và chương trình IRRISTAT 5.0

Trang 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 ðiều tra mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân

hè năm 2012 vùng Hà Nội

3.1.1 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm

2012 tại Gia Lâm, Hà Nội

Theo Nguyễn Kim Vân và CTV (2002)[17] cho thấy ở Việt Nam, nấm

Rhizoctonia solani có thể gây hại cho cây trồng quanh năm và ñặc biệt gây hại nặng vào vụ xuân ðỗ Tấn Dũng (2005- 2006)[5] cho biết: bệnh lở cổ rễ là bệnh hại phổ biến trên nhiều loài cây trồng cạn thuộc họ cà, họ ñậu, họ bầu bí,vv mức

ñộ nhiễm bệnh trên các cây ký chủ cà chua, lạc, ñậu tương, ñậu ñũa và dưa chuột cũng khác nhau

Tác hại của bệnh là gây nên hiện tượng lở cổ rễ, chết cây con và làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng phát triển của cây gây thiệt hại nặng về năng xuất và chất lượng nông sản ðể xác ñịnh mức ñộ phổ biến và gây hại của bệnh, chúng tôi tiến hành ñiều tra tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè năm

2012 Kết quả ñược trình bày ở bảng 3.1 và ñồ thị 3.1

Bảng 3.1 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè

năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội

TLB (%) ở các giai ñoạn sinh trưởng STT Cây ñiều tra

Cây con Trước ra hoa Sau ra hoa

Trang 37

ðồ thị 3.1 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân

hè năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội

Từ bảng 3.1 và ñồ thị 3.1, chúng tôi nhận thấy nấm gây bệnh lở cổ rễ gây hại ở rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: lạc, ñậu tương, ñậu xanh, cà chua, dưa chuột, cải cúc, xà lách Bệnh gây hại nặng nhất ở giai ñoạn cây con và giảm dần trong giai ñoạn trước ra hoa và sau ra hoa, chứng tỏ giai ñoạn cây con là giai ñoạn cây mẫn cảm nhất ñối với bệnh Cụ thể: trong giai ñoạn cây con, tỷ lệ bệnh cao nhất trên cây dưa chuột 9,33%, sau ñó tỷ lệ bệnh giảm dần xuống 4,80% (trước ra hoa) và còn 2,33% (sau ra hoa); cây cà chua cũng tương tự có tỷ lệ bệnh

từ 8,67% (cây con) giảm dần xuống 4,30% (trước ra hoa) và 1,63% (sau ra hoa); các cây trồng khác cũng có diễn biến bệnh tương tự ðặc biệt là ở cây cải cúc, ở giai ñoạn cây con có tỷ lệ bệnh 5,21%, rồi tỷ lệ bệnh giảm còn 1,10 % (trước ra hoa) và ñến giai ñoạn sau ra hoa ñã không còn bệnh (tỷ lệ bệnh là 0%) Diễn biến bệnh như trên là vì giai ñoạn cây con là giai ñoạn xung yếu nhất của cây do các

mô tế bào còn non, lớp cutin mỏng và mềm, tỷ lệ hoá gỗ trong vách tế bào còn thấp nên cây rất rễ bị tổn thương ðây chính là ñiều kiện thuận lợi cho nấm

Trang 38

Rhizoctonia solani dễ dàng xâm nhập và gây hại dẫn tới tỉ lệ bệnh lở cổ rễ ở giai ñoạn này thường là cao nhất

Mặt khác, ñối với những cây như: xà lách, cà chua vv thì việc ñem cây từ vườn ươm ra trồng ngoài sản xuất thường gây ra các vết thương cơ giới ñối với

cây con, tạo ñiệu kiện cho các loài nấm tồn tại trong ñất như Rhizoctonia solani

xâm nhiễm và gây hại

Các giai ñoạn về sau tỷ lệ bệnh giảm xuống là do cây ñã trưởng thành và vách tế bào ñã hóa gỗ, lớp cutin dày và cứng hơn, có lớp lông bên ngoài lớp biểu

bì, do ñó cây chống chịu bệnh tốt hơn ñồng thời hạn chế khả năng xâm nhập của nấm và trong tế bào cây trồng

Giai ñoạn cây con là giai ñoạn xung yếu nhất của cây, do ñó cần có biện pháp chăm sóc hợp lý và ñiều chỉnh thời vụ trồng cho thích hợp ñể tránh giai ñoạn xung yếu này

3.1.2 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm

2012 tại Từ Liêm, Hà Nội

Xã Tây Tựu là vùng trồng rau và hoa khá rộng, chuyên cung cấp rau và hoa vào trung tâm thành phố Hà Nội Rau và hoa ở ñây ñược trồng theo hai hình thức là trong và ngoài nhà lưới ðể tìm hiểu về mức ñộ gây hại của bệnh lở cổ rễ ñối với những ñiều kiện canh tác khác nhau, chúng tôi ñã tiến hành ñiều tra và so sánh tỉ lệ bệnh trên một số cây rau và hoa ở giai ñoạn cây con ñược trồng trong

và ngoài nhà lưới tại ñây Kết quả ñược trình bày ở bảng 3.2 và ñồ thị 3.2

Theo kết quả ở bảng 3.2 và ñồ thị 3.2 thì các cây rau, hoa dù ñược trồng ở ngoài nhà lưới hay trong nhà lưới ñều bị bệnh lở cổ rễ hại Trong ñó, dưa chuột

có tỷ lệ bệnh cao nhất là 7,62% (trong nhà lưới) và 8,57% (ngoài nhà lưới); cây

cà chua có tỷ lệ bệnh ít hơn với tỷ lệ 4,17% (trong nhà lưới) và 5,11% (ngoài nhà lưới); các cây rau và hoa khác ñều có tỷ lệ bệnh từ 2,35- 3,36% khi ñược trồng trong nhà lưới và có tỷ lệ bệnh từ 3,00 – 4,67% khi ñược trồng ngoài nhà lưới Riêng tỏi tây là cây có tỉ lệ bệnh thấp nhất với tỷ lệ bệnh là 1,67% (trong nhà lưới) và 2,35% (ngoài nhà lưới)

Trang 39

Bảng 3.2 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè

năm 2012 tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội

TLB (%) STT Cây ñiều tra

Trong nhà lưới Ngoài nhà lưới

chuột

TLB (%)

Cây ñiều tra

Trong nhà lưới Ngoài nhà lưới

ðồ thị 3.2 Mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè

năm 2012 tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội

Trang 40

Mặt khác, cũng dễ thấy rằng các cây rau, hoa trồng trong nhà lưới ñều có

tỉ lệ bệnh lở cổ rễ ít hơn so với các cây trồng ngoài nhà lưới Do các cây rau, hoa trồng trong nhà lưới không chịu ảnh hưởng nhiều từ các tác ñộng bên ngoài như mưa, nhiệt ñộ, ánh sáng…và người dân có thể tạo ra một nơi có tiểu khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển, từ ñó cây trồng trong nhà lưới có sức sinh trưởng và phát triển tốt hơn, sức chống chịu bệnh cũng tốt hơn cây trồng ngoài nhà lưới Bên cạnh ñó, cây ñược trồng trong nhà lưới ñã ñược các tấm lưới che

chắn phần nào sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh là nấm Rhizoctonia

solani Ngoài ra, trong nhà lưới còn có thể chủ ñộng ñược hệ thống tưới tiêu bằng

hệ thống nhỏ giọt, phun sương ở các luống hoa, rau nên tránh ñược sự lan truyền bệnh lở cổ rễ qua ñường nước mà việc này không thể làm ñược khi cây ñược trồng ngoài nhà lưới

Như vậy, việc trồng các cây rau, hoa trong nhà lưới sẽ làm giảm tỉ lệ bệnh

lở cổ rễ trên các cây trồng ñó ðây là một cách làm hiệu quả cần ñược nhân rộng

3.1.3 Ảnh hưởng của các chân ñất khác nhau ñến mức ñộ nhiễm bệnh lở cổ

rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội

Sự phát triển của nấm có liên quan chặt chẽ ñến ñộ ẩm ñất và chế ñộ luân canh cây trồng, mà ñịa thế ñất là một yếu tố quyết ñịnh ñến ñộ ẩm và các công thức luân canh ðể xem xét sự tương quan này chúng tôi tiến hành ñiều tra bệnh trên các chân ñất khác nhau tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội Kết quả ñược trình bày ở bảng 3.3 và ñồ thị 3.3

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các chân ñất khác nhau ñến mức ñộ nhiễm bệnh

lở cổ rễ trên một số cây trồng cạn vụ xuân hè năm 2012 tại xã ða Tốn,

Gia Lâm, Hà Nội

Ngày đăng: 19/10/2014, 20:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục bảo vệ thực vật, (1995). Phương phỏp ủiều tra phỏt hiện sõu, bệnh, cỏ dại hại cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương phỏp ủiều tra phỏt hiện sõu, bệnh, cỏ dại hại "cây trồng
Tác giả: Cục bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
2. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
3. ðường Hồng Dật (1973), Hỏi ủỏp phũng trừ sõu bệnh hại cõy, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi "ủỏp phũng trừ sõu bệnh hại cõy
Tác giả: ðường Hồng Dật
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1973
4. ðỗ Tấn Dũng (2001), Bệnh héo rũ hại một số cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh héo rũ hại một số cây trồng cạn và biện pháp phòng "chống
Tác giả: ðỗ Tấn Dũng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
5. ðỗ Tấn Dũng (2007), “Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kühn) hại một số cây trồng vùng Hà Nội năm 2005-2006”, Tạp chí BVTV số năm 2007, trang 20-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ ("Rhizoctonia solani" Kühn) hại một số cây trồng vùng Hà Nội năm 2005-2006”, "Tạp chí BVTV
Tác giả: ðỗ Tấn Dũng
Năm: 2007
6. Trần Quang Hùng (1999), Thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc bảo vệ thực vật
Tác giả: Trần Quang Hùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
7. Lờ Lương Tề (1997), “Nghiờn cứu hoạt tớnh ủối khỏng và khả năng ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma viride phòng trừ bệnh cây”, Tạp chí BVTV số 4/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt tính ủối khỏng và khả năng ứng dụng chế phẩm sinh học "Trichoderma viride "phòng trừ bệnh cây”, "Tạp chí BVTV
Tác giả: Lờ Lương Tề
Năm: 1997
8. Lờ Lương Tề, Vũ Triệu Mõn (2007), Giỏo trỡnh bệnh cõy ủại cương, NXB Nụng nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây "ủại cương
Tác giả: Lờ Lương Tề, Vũ Triệu Mõn
Nhà XB: NXB Nụng nghiệp
Năm: 2007
9. Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp
Tác giả: Phạm Văn Lầm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
10. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (2007), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp , NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây nông nghiệp
Tác giả: Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
11. Thành Phạm Chớ Thành (1998), Giỏo trỡnh phương phỏp thớ nghiệm ủồng ruộng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp thí nghiệm "ủồng ruộng
Tác giả: Thành Phạm Chớ Thành
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
12. Trần Thị Thuần (1998), “Ảnh hưởng của ủiều kiện chiếu sỏng ủến sự sinh trưởng và phát triển của Trichoderma”, Tạp chí BVTV số 3/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của ủiều kiện chiếu sỏng ủến sự sinh trưởng và phát triển của "Trichoderma"”, "Tạp chí BVTV
Tác giả: Trần Thị Thuần
Năm: 1998
13. Trần Thị Thuần (1998), “Hiệu quả ủối khỏng của nấm Trichoderma ủối với nấm gõy hại cây trồng”, Tạp chí BVTV số 4/1998 trang 33-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả ủối khỏng của nấm "Trichoderma" ủối với nấm gõy hại cây trồng”, "Tạp chí BVTV
Tác giả: Trần Thị Thuần
Năm: 1998
14. Trần Thị Thuần và CTV (2000), “Kết quả sản xuất và sử dụng nấm ủối khỏng Trchoderma phòng trừ bệnh hại cây trồng 1996 – 2000”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu BVTV 1996 – 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả sản xuất và sử dụng nấm ủối khỏng "Trchoderma" phòng trừ bệnh hại cây trồng 1996 – 2000
Tác giả: Trần Thị Thuần và CTV
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
15. Từ Thị Mỹ Thuận (2008), Nghiờn cứu sự ủa dạng di truyền của nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh trên một số loài thực vật tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường ủại học Nụng lõm thành phố Hồ Chớ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu sự ủa dạng di truyền của nấm Rhizoctonia solani "Kühn gây bệnh trên một số loài thực vật tại Việt Nam
Tác giả: Từ Thị Mỹ Thuận
Năm: 2008
16. Nguyễn Kim Võn và CTV (2001), Bệnh nấm ủất hại cõy trồng- nguyờn nhõn và biện pháp phòng trừ, Viện BVTV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh nấm "ủất hại cõy trồng- nguyờn nhõn và "biện pháp phòng trừ
Tác giả: Nguyễn Kim Võn và CTV
Năm: 2001
17. Nguyễn Kim Vân và CTV (2002), “Nghiên cứu các chủng nấm Rhicoctonia solani Kỹhn gõy hại cải bắp và bước ủầu khảo sỏt biện phỏp phũng trừ ”. Tạp chớ BVTV số 192 năm 2003, trang18-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các chủng nấm "Rhicoctonia solani" Kỹhn gõy hại cải bắp và bước ủầu khảo sỏt biện phỏp phũng trừ ”. "Tạp chớ BVTV
Tác giả: Nguyễn Kim Vân và CTV
Năm: 2002
19. Nguyễn Văn Viên (1999), Nghiên cứu tình hình phát triển, biện pháp phòng trừ một số nấm bệnh và bệnh xoăn lá cà chua vùng Hà Nội và phụ cận, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình phát triển, biện pháp phòng trừ "một số nấm bệnh và bệnh xoăn lá cà chua vùng Hà Nội và phụ cận
Tác giả: Nguyễn Văn Viên
Năm: 1999
20. Viện Bảo vệ thực vật (2000), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật
Tác giả: Viện Bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
21. Viện bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập I. NXB Nông nghiệp Hà Nội.Tài liệu ngoài nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật
Tác giả: Viện bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội. Tài liệu ngoài nước
Năm: 1997

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Mức ủộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trờn một số cõy trồng cạn vụ xuõn hố  năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.1. Mức ủộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trờn một số cõy trồng cạn vụ xuõn hố năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội (Trang 36)
Bảng 3.2. Mức ủộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trờn một số cõy trồng cạn  vụ xuõn hố  năm 2012 tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.2. Mức ủộ nhiễm bệnh lở cổ rễ trờn một số cõy trồng cạn vụ xuõn hố năm 2012 tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 39)
Bảng 3.5. Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại ủậu tương vụ xuõn hố năm 2012   tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.5. Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại ủậu tương vụ xuõn hố năm 2012 tại xã ða Tốn, Gia Lâm, Hà Nội (Trang 44)
Hình 3.2. Triệu chứng bệnh lở cổ hại cây lạc - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Hình 3.2. Triệu chứng bệnh lở cổ hại cây lạc (Trang 46)
Hỡnh 3.1. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại cõy ủậu tương - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
nh 3.1. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại cõy ủậu tương (Trang 46)
Hỡnh 3.3. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại cõy ủậu xanh - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
nh 3.3. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại cõy ủậu xanh (Trang 47)
Hỡnh 3.4. ðặc ủiểm tản nấm Rhizoctonia solani Kỹhn phõn lập   trờn cõy ủậu tương và trờn cõy xà lỏch - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
nh 3.4. ðặc ủiểm tản nấm Rhizoctonia solani Kỹhn phõn lập trờn cõy ủậu tương và trờn cõy xà lỏch (Trang 48)
Hình 3.5. Hình thái sợi nấm Rhizoctonia solani Kühn phân lập   trờn cõy ủậu tương (ủộ phúng ủại 200 lần) - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Hình 3.5. Hình thái sợi nấm Rhizoctonia solani Kühn phân lập trờn cõy ủậu tương (ủộ phúng ủại 200 lần) (Trang 49)
Hình 3.6. Hạch nấm Rhizoctonia solani Kühn phân lập trên cây xà lách - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Hình 3.6. Hạch nấm Rhizoctonia solani Kühn phân lập trên cây xà lách (Trang 49)
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mụi trường ủến sự phỏt triển của cỏc isolate nấm - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mụi trường ủến sự phỏt triển của cỏc isolate nấm (Trang 52)
Hỡnh 3.7. Sự phỏt triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kỹhn hại ủậu tương  trên môi trường CGA và PGA - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
nh 3.7. Sự phỏt triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kỹhn hại ủậu tương trên môi trường CGA và PGA (Trang 53)
Hình 3.8. Sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kühn hại rau cải  trên môi trường CGA và PGA - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Hình 3.8. Sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kühn hại rau cải trên môi trường CGA và PGA (Trang 53)
Bảng 3.8. Kết quả xỏc ủịnh nhúm AG (Anastomosis Groups) của cỏc isolates  nấm Rhizoctonia solani Kühn - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.8. Kết quả xỏc ủịnh nhúm AG (Anastomosis Groups) của cỏc isolates nấm Rhizoctonia solani Kühn (Trang 54)
Bảng 3.9. Xỏc ủịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia solani  Kỹhn phõn lập trờn cõy ủậu tương - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.9. Xỏc ủịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia solani Kỹhn phõn lập trờn cõy ủậu tương (Trang 55)
Bảng 3.10. Xỏc ủịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia solani  Kỹhn phõn lập trờn cõy ủậu xanh - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.10. Xỏc ủịnh phạm vi ký chủ của isolates nấm Rhizoctonia solani Kỹhn phõn lập trờn cõy ủậu xanh (Trang 56)
Hình 3.13. Nấm R.solani phân lập trên - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Hình 3.13. Nấm R.solani phân lập trên (Trang 59)
Hình 3.11. Nấm R.solani phân lập từ - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Hình 3.11. Nấm R.solani phân lập từ (Trang 59)
Bảng 3.15. Hiệu lực ủối khỏng của nấm Trichoderma viride với nấm - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.15. Hiệu lực ủối khỏng của nấm Trichoderma viride với nấm (Trang 61)
Hỡnh 3.15. Hiệu lực ủối khỏng của nấm Trichoderma viride với nấm - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
nh 3.15. Hiệu lực ủối khỏng của nấm Trichoderma viride với nấm (Trang 62)
Bảng 3.16. Hiệu lực ủối khỏng của nấm Trichoderma viride với nấm - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng 3.16. Hiệu lực ủối khỏng của nấm Trichoderma viride với nấm (Trang 63)
Hỡnh 3.16. Hiệu lực phũng trừ của nấm Trichoderma viride ủối  với bệnh                   lở cổ rễ hại ủậu tương trong ủiều kiện chậu vại - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
nh 3.16. Hiệu lực phũng trừ của nấm Trichoderma viride ủối với bệnh lở cổ rễ hại ủậu tương trong ủiều kiện chậu vại (Trang 67)
Bảng số liệu khí tượng tháng 1 năm 2012 - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng s ố liệu khí tượng tháng 1 năm 2012 (Trang 87)
Bảng số liệu khí tượng tháng 2 năm 2012 - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng s ố liệu khí tượng tháng 2 năm 2012 (Trang 88)
Bảng số liệu khí tượng tháng 3 năm 2012 - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng s ố liệu khí tượng tháng 3 năm 2012 (Trang 89)
Bảng số liệu khí tượng tháng 5 năm 2012 - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng s ố liệu khí tượng tháng 5 năm 2012 (Trang 91)
Bảng số liệu khí tượng tháng 6 năm 2012 - Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kühn) hại một số cây trồng cạn vùng hà nội và biện pháp phòng trừ
Bảng s ố liệu khí tượng tháng 6 năm 2012 (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w