0
Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Giải pháp về công tác tổ chức điều hành.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰÁN CHO VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 84 -89 )

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.

6. Giải pháp về công tác tổ chức điều hành.

Việc tổ chức điều hành hoạt động thẩm định tại Sở cần phải được thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh bởi không thể xác định được một công thức cố định tối ưu cho mọi nơi mọi lúc. Xây dựng điều chỉnh công tác tổ chức, điều hành phải nhằm xây dựng một tập thể thống nhất, tập trung phục vụ chiến lược phát triển của Sở.

Nói một cách tóm tắt, một cơ chế hoạt động tốt phải hội đủ hai tiêu chuẩn: hiệu quả và an toàn. Để đảm bảo tính hiệu quả, bộ máy nhân sự phải

được tinh giảm, gọn nhẹ nhưng không thiếu, phải có sự gắn kết hợp tác hữu hiệu giữa các cá nhân bộ phận trong hệ thống, năng lực của mỗi cá nhân bộ phận phải có đủ điều kiện để phát huy tối đa. Về sự an toàn, đó là một sự cần thiết, phải tạo ra một cơ chế kiểm tra giám sát tự nhiên thông qua quá trình hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận nhằm ngăn chặn các rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức.

Nhằm hướng tới một cơ chế tổ chức hiệu quả an toàn cho hoạt động thẩm định, Sở trong giai đoạn hiện nay trước mắt nên xem xét đồng thời theo những hướng chính sau:

Rà soát, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy nhân sự, cơ chế hoạt động của công tác thẩm định nhằm phát hiện những vướng mắc tồn tại để nhanh chóng khắc phục.

Giải pháp trên sẽ được củng cố hơn bằng việc Sở xem xét thành lập các phòng thẩm định độc lập với các phòng tín dụng. Như thế Sở đã tạo ra sự giám sát mạnh theo chiều ngang bên cạnh việc theo dõi giám sát của Ban giám đốc.

Hàng năm Sở phải tiến hành xây dựng chương trình hoạt động cho công tác thẩm định của mình lấy đó làm căn cứ để củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác thẩm định.

Chương trình hoạt động này sẽ bao gồm việc đánh giá kết quả đã đạt được, những vướng mắc tồn tại, những bài học qua thẩm định các dự án của năm trước. Đồng thời chương trình sẽ vạch ra kế hoạch sửa chữa các thiếu sót, khắc phục những tồn tại và phát huy những kết quả đã đạt được để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định. Hoạt động thẩm định hiện nay cũng đã được đánh giá khái quát tại các hội nghị tổng kết của Sở, tuy nhiên, cũng nên có những buổi họp để đánh giá riêng về hoạt động thẩm định với thành phần tham gia hẹp hơn.

Là một Doanh nghiệp Nhà nước, Sở giao dịch I có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối mạnh mẽ của các cơ quan nhà nước. Điều này có thể gây tác động lớn tới việc thẩm định hiệu quả tài chính các DAĐT.

Khi những mục tiêu xã hội đã được đề cao thì hiệu quả tài chính của dự án có thể bị coi nhẹ thậm chí bị bỏ qua. Ý kiến chỉ đạo thậm chí gây áp lực của các bộ cơ quan ban ngành đến việc thẩm định cho vay một dự án làm cho việc thẩm định hiệu quả trở lên thiếu chính xác, không khách quan. Những cơ

chế làm việc ra quyết định hành chính quan liêu trong việc thực hiện các dự án của Nhà nước không quan tâm đúng mức tới ý kiến của cán bộ thẩm định có thể làm nản lòng và suy giảm trách nhiệm nghề nghiệp của họ.

Hướng tới sự phát triển vững chắc và lâu dài của Sở, Ban lãnh đạo cần phải có những biện pháp khéo léo và cương quyết để chủ động tăng cường tính tự chủ của NH, đặc biệt trong hoạt động thẩm định. Cần ngăn chặn xu hướng biến NH thành một cơ quan tài chính, hành chính của Nhà nước.

Trên đây, là một số ý kiến giải pháp sơ lược có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại Sở giao dịch I. Người viết chỉ đưa ra đề xuất của mình dựa vào các suy luận mang nặng tính lý thuyết nhưng cũng biết rằng việc thực hiện các giải pháp đó trên thực tế là không phải dễ dàng, thậm chí rất khó khăn, phức tạp và kéo dài. Có hai điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện thành công các giải pháp là :

1* Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của ban lãnh đạo Sở.

2* Tính tự chủ tích cực của mỗi cán bộ nhân viên trong việc thực hiện tốt trách nhiệm của mình và tham gia góp ý kiến đề xuất với ban lãnh đạo.

KẾT LUẬN

Thẩm định dự án đầu tư là một mảng nghiệp vụ lớn trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, là một vấn đề vô cùng phức tạp với nhiều ảnh hưởng đan xen và liên quan đến nhiều đối tượng. Việc đánh giá toàn diện một dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp và thời gian thực tập có hạn, khó có thể đề cập được toàn diện mọi vấn đề.

Trong phạm vi đối tượng nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được các vấn đề:

1- Hệ thống hoá được một số lập luận về thẩm định dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, nhìn nhận ra vai trò quan trọng của chất lượng thẩm định dự án đối với công tác đầu tư, thẩm định trung dài hạn tại ngân hàng.

2- Dựa vào thực tế nổi lên qua công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam kết hợp với cơ sở lý luận, chuyên đề đã rút ra những giải pháp góp phần hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định dự án trong thời gian tới.

3- Đánh giá toàn diện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam trong thời gian qua. Trên góc độ đánh giá đó đưa ra những mặt được và những mặt chưa được, những vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong thời gian tới.

Đây là lĩnh vực nghiên cứu khá rộng đồng thời kiến thức lại hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiếu ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô và các cán bộ phòng thẩm định Sở giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam để em từng bước nghiên cứu sâu hơn hoạt động công tác thẩm định dự án đầu tư.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Tài cùng toàn thể anh chị cán bộ phòng thẩm định Sở giao dịch I ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Thẩm định tài chính dự án - PGS.TS. Lưu Thị Hương - NXB Tài chính.

• Quản trị Ngân hàng thương mại - Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Xuân Liễu - NXB Thống kê.

• Quản lý tài chính doanh nghiệp - Vũ Duy Hào - NXB Thống kê.

• Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Lê Văn Tư - NXB Thống kê

• Phân tích kinh tế các dự án - Squire HN - NXB Khoa học kỹ thuật

• Quản trị dự án đầu tư - Nguyễn Xuân Thuỷ - NXB Chính trị quốc gia.

• Phương pháp lập dự án đầu tư - UBKH Nhà nước.

• Thời báo ngân hàng

• Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰÁN CHO VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 84 -89 )

×