Các phương pháp phân tích rủi ro * Phân tích độ nhạy :

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 30 - 31)

Phương pháp này kiểm tra độ nhạy cảm của kết quả dự án đối với thay đổi của các yếu tố, nghĩa là tính toán các kết quả dự án trong trường hợp các yếu tố xác định kết quả đó bị biến động. Từ đó ta có thể thấy mức độ quan trọng của từng yếu tố (nguồn rủi ro) và chiều hướng tác động cuả nó.

Trên thực tế, phân tích độ nhạy chính là việc xác định các kết quả tài chính dự án: NVP, IRR... khi ta cho các yếu tố ảnh hưởng tăng giảm so với phương án đã giả định. Các yếu tố thường được xem xét là :

- giá bán sản phẩm

- giá thành nguyên liệu đầu vào - sản lượng thực tế

- vốn đầu tư

Ảnh hưởng của từng yếu tố tới kết quả dự án thường được xét riêng, chẳng hạn tính NPV,IRR tương ứng với những mức giá bán sản phẩm khác nhau. Cũng có thể hai yếu tố (hoặc hơn) được xét cùng một lúc, việc này khá phức tạp.

Những hạn chế của phân tích của độ nhạy được chỉ ra là: khó khăn trong việc xem xét đồng thời nhiều yếu tố và các trị số trong dãy biến thiên của các yêú tố không phải là khă năng xảy ra cao nhất. Chúng ta cần có những phương pháp khác.

*. Phân tích trường hợp:

Là đánh giá kết quả của dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu ó xác định dự án. Thường người ta phân tích hai trường hợp có tính cực đoan: bất lợi nhất và có lợi nhất (ví dụ như hai trường hợp: giá bán sản phẩm cao nhất và thấp nhất có thể)

Phân tích trường hợp xuất phát từ những quan điểm cho rằng các biến số có thể tác động qua lại lẫn nhau và có sự kết hợp với nhau. Một số yếu tố có thể đồng thời biến động theo một hướng bất lợi hoặc có lợi cho dự án. tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là:

-không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố

-không xác định được các trường hợp tính toán bất lợi nhất và có lợi nhất.

* Phương pháp phân tích Monte Carlo.

Phân tích kết quả của dự án dưới tác động đồng thời của các nhân tố có tính tới phân bố xác xuất và phạm vi khác nhau của các giá trị có thể có của các yếu tố.

Phương pháp này có phạm vi ứng dụng rộng rãi do khả năng xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố và có tính tới mối quan hệ của các yếu tố đó. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm, kĩ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp kĩ thuật của các tính toán hiện đại (sử dụng phần mềm Risk Master). Cách thức thực hiện có thể được tóm tắt như sau:

Lựa chọn các yếu tố dựa vào mô hình phân tích: là những yếu tố có ảnh hưởng lớn, nhạy cảm với dự án có được từ phân tích độ nhạy.

Xác định mô hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với các biến ngẫu nhiên.

Sử dụng mô hình mô phỏng (bằng phần mềm Risk Master) để xác định các kết quả phân tích.

Kết quả của phân tích Monte Carlo là những thông số chính cho phép đánh giá rủi ro và quyết định đầu tư như sau:

- giá trị kỳ vọng. - độ lệch chuẩn. - giá trị max và min. - xác suất để NPV<0. - giá trị lỗ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 30 - 31)