1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi và bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật VIÊT NAM có đáp án rõ ràng

39 69,7K 599

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 53,93 KB

Nội dung

Tài liệu môn lý luận nhà nước và pháp luật việt nam gồm câu hỏi đúng sai và bài tập đều có đáp án rõ ràng, học theo giáo trình những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật( tóm tắt bài học, câu hỏi và tình huống.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ ĐÁP ÁN Câu hỏi đúng sai, giải thích tại sao? Bài tập có lời giải PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Thuyết Khế ướt xã hội cho rằng Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Sai. 2.Thẩm quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà nước và các đảng phái chính trị. Sai vì không có đảng phái chính trị. 3.Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là 2 khái niệm đồng nhất. Sai vì bản cất nhà nước gồm tính giai cấp và tính xã hội. 4.Ở đâu có xã hội loài người, ở đó có sự xuất hiện của nhà nước. Sai vì xã hội cộng sản nguyên thủy có loài người nhưng chưa có nhà nước. 5.Cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và phân hóa giai cấp. Sai vì không có phân hóa giai cấp. 6.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhà nước là sản phẩm của xã hội loài người tồn tại vĩnh cửu và bất biến. Sai vì nhà nước không có tồn tại vĩnh cửu và bất biến. 7.Xác định bản chất nhà nước là xác định mối quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Đúng, mối quan hệ chính trị là nắm, sử dụng quyền lực nhà nước. 8.Nhà nước thu thuế bắt buộc nhằm bào vệ quyền lợi của những người nghèo khổ trong xã hội. Sai vì .Nhà nước thu thuế nhằm phục vụ cho nhà nước. 9.Chức năng của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. Sai vì chức năng của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung của từng bộ máy nhà nước. 10.Các nhà nước trên thế giới tất yếu phải trải qua tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử. Sai vì ở Việt Nam không trải qua kiểu nhà nước tư sản. 11.Nhà nước là hiện tượng mang tính giai cấp vì nhà nước chỉ thuộc về 1 giai cấp hoặc bởi 1 liên minh giai cấp nhất định. Đúng 12.Bản chất nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự quy định bởi các điều kiện khách quan của xã hội. Đúng 13.Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Sai vì nó đối lập nhưng thống nhất với nhau. 14.Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước và đảng cầm quyền trong xã hội. Sai vì không có đảng cầm quyền. 15.Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế mà trong xã hội công xã nguyên thủy cũng tồn tại bộ máy này. Sai 16.Nhà nước quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp. Sai vì nhà nước quản lý dân cư theo sự phân chia thành các đơn vị hành chính. 17.Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp. Sai vì không có điều hòa lợi ích giai cấp. 18.Các quốc gia có kiểu nhà nước như nhau sẽ có các chức năng nhà nước giống nhau về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện chức năng. Sai ví dụ: việt nam khác trung quốc. 19.Không phải cơ quan nhà nước nào cũng mang quyền lực nhà nước. Sai vì mọi cơ quan nhà nước đều quyền lực nhà nước. 20.Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu chỉ có trong nhà nước. Đúng. CHƯƠNG II: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Sự khác biệt cơ bản giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có gia cấp là cơ quan nhà nước có nguồn kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. Sai vì các tổ chức khác trong xã hội cũng có nguồn kinh phí nay2. 2.Tổ chức bộ máy nhà nước do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quy định. Đúng 3.Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho nhà nước. Sai vì cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của công dân. 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ nhà nước. Sai vì nó là cơ sở cho tổ chức bộ máy và các lĩnh vực hoạt động khác. 5. Cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân được tổ chức ở mọi địa phương. Sai vì cả ở cấp trung ương. 6. Thành viên của cơ quan nhà nước bắt buộc phải là người của chính đảng cầm quyền trong xã hôi. Sai, đảng không thuộc cơ quan nhà nước. CHƯƠNG III: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1.Trong hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Sai , ví dụ ở Hoa Kỳ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và vừa là thủ tướng. 2. Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, Thủ tướng chính phủ do nhân dân bầu. Sai vì thủ tướng chính phủ do nghị viện lập ra. 3. Trong hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia có thể giải tán nghị viện trước thời hạn. Đúng 4.Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong hình thức chính thể cộng hòa. Sai chính thể quân chủ đại nghị cũng có. 5.Trong nhà nước liên bang tồn tại các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Sai vì nhà nước liên bang có chủ quyền còn nhà nước tiểu bang không có chủ quyền. 6.Nhà nước đơn nhất được cấu tạo bởi các đơn vị hành chính có chủ quyền. Sai. 7.Hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, quyền lực nà nước thuộc về nhà vua và cơ quan đại diện. Sai vì không có cơ quan đại diện. 8. Trong tất cả các hình thức chính thể, nhân dân đều có quyền thành lập ra cơ quan đại diện cho mình. Sai vì hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối nhân dân không có quyền. 9. Quyền lực của Vua trong chính thể quân chủ luôn là vô hạn. Sai vì còn tùy thuộc vào nó là quân chủ gì như quân chủ hạn chế , 10.Trong hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về vua và nghị viện . Sai trong chính thể quận chủ đại nghị vua trị vì mà không cai trị. 11.Hình thức chính thể quân chủ lập hiến chỉ hình thành từ sau cách mạng tư sản. Sai vì chính thể quân chủ lập hiến ở nhà nước tư sản còn tồn tại vua nhưng có bãn hiến pháp hạn chế quyền lực nhà vua. 12.Ở chính thể cộng hòa đại nghị không có chức danh tổng thống chỉ có thủ tướng do nghị viện lập ra. Đúng. 13.Trong chính thể cộng hòa đại nghị, Nghị viện có quyền bầu ra và phế truất Tổng thống. 14.Tổng thống lập ra chính phủ là đặc điểm của chính thể cộng hòa đại nghị. Sai vì nghị viện mới có quyền lập ra chính phủ. 15. Các quốc gia vừa có chức danh tổng thống vừa có chức danh thủ tướng đều là nhà nước có chính thể cộng hòa hỗn hợp. Sai. 16.Chính phủ vừa trực thuộc tổng thống vừa trực thuộc nghị viện là đặc điểm của chính thể cộng hòa hỗn hợp. Đúng. 17.Không có dân chủ thì không thể tồn tại chính thể cộng hòa dân chủ. Đúng. 18. Chế độ chính trị càng dân chủ thì vai rò quản lý nhà nước càng giảm. Sai vì Chế độ chính trị không phụ thuộc vào vai rò quản lý nhà nước. 19.Ở chính thể cộng hòa hỗn hợp, Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra và có quyền thành lập chính phủ. Sai vì ở chính thể này nghị viện lập ra chính phủ. 20. Mặc dù nhà nước liên bang có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại nhưng chỉ tồn tại 1 chủ quyền chung và có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất. Đúng. CHƯƠNG IV: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn chức năng trấn áp giai cấp. Sai vì vẫn còn tồn tại thế lực chống lại chế độ xhcn ở trong và ngoài nước nên vẫn rất cần chức năng trấn áp giai cấp. 2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước phi giai cấp. Sai vì nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn mang bản chất giai cấp gồm công nhân, nông dân và trí thức. 3.Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa quyền lực nhà nước không mang tính giai cấp. Sai. 4.Cộng hòa là hình thức chính thể chỉ có ở nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sai vì Cộng hòa có ở tất cả các kiểu nhà nước : chủ nô, phong kiến, tư sản. 5. Bộ máy nhà nước xhcn được tồ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Sai vì Bộ máy nhà nước xhcn được tồ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập quyền xhcn 6. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không cho phép sự tồn tại và hoạt động của các Đảng phái chính trị khác ngoài Đảng cộng sản. Đúng, 7.Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam là nguyên thủ quốc gia do nhân dân bầu. Sai vì Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam không phải là chức danh nhà nước, không phải nguyên thủ quốc gia. 8.Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật. Sai vì vẫn phải chịu sự ràng buộc từ pháp luật. PHẦN THỨ HAI NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT Chương V: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao? 1. Pháp luật do mọi cơ quan nhà nước ban hành. Sai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2.Quy phạm tập quán, tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội cộng sản nguyên thủy là pháp luật của thời này. Sai vì xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật. 3.Không chỉ có quy phạm pháp luật mới định ra quy tắc cho hành vi xử sự của con người. Đúng còn có đạo đức, tôn giáo,… cũng định ra quy tắc cho hành vi xử sự của con người. 4.Chỉ có pháp luật mới được thể hiện dưới hình thức tiền lệ pháp. Đúng. 5.Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người. Sai vì còn có đạo đức, pháp luật là tiêu chuẩn đánh giá hành vi pháp lý. 6.Pháp luật và quy phạm đạo đức luôn luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sai vì quy phạm đạo đức cũng có thể cản trở pháp luật: đạo đức không khuyên con tố cáo cha mình vi phạm pháp luật nhưng pháp luật thì phải tố cáo nếu không là hành vi bao che. 7. Khác với các quy phạm xã hội khác( như quy phạm tập quán, đạo đức, tôn giáo), chỉ pháp luật mới mang tính xã hội. Sai. 8. Pháp luật có mối quan hệ gián tiếp với kinh tế. Đúng vì Pháp luật có mối quan hệ gián tiếp với kinh tế thông qua chính trị. 9. Khác với các quy phạm xã hội, pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và cưỡng chế. Đúng. 10. Chỉ pháp luật mới có tình bắt buộc. Sai vì chính trị cũng có tính bắt buộc. 11.Mọi văn bản được nhà nước ban hành có chứa đựng các quy tắc xử sự đều là văn bản quy phạm pháp luật. Sai vì bản án của tòa án, biên bản xử phạt của cảnh sát giao thông cũng chứa đựng quy tắc xử sự nhưng nó lại là văn bản áp dụng pháp luật. 12.Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước. Đúng. 13.Chỉ pháp luật mới được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Sai vì chính trị cũng có. 14.Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Sai vì đạo đức, tập quán, chính trị,… cũng có tính quy phạm. 15.Pháp luật có quan hệ trực tiếp với quy phạm chính trị của đảng cầm quyền. Đúng quy phạm chính trị của đảng cầm quyền đóng vai trò chỉ đạo, phương hướng, nội dung thực hiện của pháp luật. 16. Quy pham chính trị của đảng cầm quyền quy định bản chất của pháp luật. Đúng vì Quy pham chính trị của đảng cầm quyền có quan hệ trực tiếp với pháp luật, làm pháp luật có tính giai cấp trong bản chất của pháp luật. 17.Pháp luật là phương tiện để bảo đảm an ninh và an toàn xã hội. Sai vì nếu là pháp luật phi dân chủ thì không là phương tiện để bảo đảm an ninh và an toàn xã hội, pháp luật dân chủ mới có tính chất trên. 18.Pháp luật là cơ sở để bảo đảm bình đẳng và công bằng xã hội. Sai vì pháp luật phi dân chủ thì không. 19. Quy phạm tập quán thể hiện truyền thống dân tộc luôn luôn hỗ trợ việc thực hiện pháp luật trên thực tế. Sai vì có những truyền thống tốt nhưng cũng có truyền thống xấu thể hiện sự cổ hũ, lạc hậu,… thì không hỗ trợ việc thực hiện pháp luật mà còn cản trở. 20. Mọi quy phạm chính trị được nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp luật. Sai vì quy phạm chính trị của Đảng cầm quyền được pháp luật hóa. 21.Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là pháp luật có phạm vi tác động trên toàn lãnh thổ quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đúng nó là nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 22. Tính được bảo đảm bằng nhà nước của pháp luật không chấp nhận 1 quan hệ xã hội đã được điều chỉnh bằng pháp luật thì không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ loại quy phạm xạ hội nào khác. Sai vì có nhiều quan hệ xạ hội vừa được điều chỉnh bằng pháp luật, bằng tập quán, … 23.Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều thể hiện ý chí của nhà nước. Đúng. 24.Pháp luật tác động trong phạm vi rộng lớn, thời gian dài phù hợp với thuộc tính đảm bảo thực hiện bởi cưỡng chế nhà nước. Sai , đây là nội dung của thuộc tính tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 25.Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện thuộc tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. Đúng 26. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Sai, đây là chức năng điều chỉnh của pháp luật. 27. Tập quán pháp khác với tập quán ở đặc điểm được nhà nước bảo đảm thực hiện. [...]... luật và thi hành pháp luật là hành vi hợp pháp và chỉ do cá nhân thực hiện Sai,tổ chức, doanh nghiệp cũng phải tuân theo pháp luật 2 Thực hiện pháp luật bao gồm hành vi hợp pháp và vi phạm pháp luật của các chủ thể Sai không có vi phạm pháp luật 3 Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ có ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sai vì còn có nhà chức trách của nhà nước và các tổ chức được nhà. .. không có pháp chế, chỉ tồn tại nhà nước phi dân chủ 17 Pháp chế tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước Sai 18 Pháp luật được tuân thủ thì có pháp chế Sai ví dụ nhà nước chủ nô, phong kiến,…xem câu 19 19 Nếu pháp luật phi dân chủ, thì dù có sự tuân thủ pháp luật 1 cách triệt để của mọi chủ thể cũng không có pháp chế Đúng 20 Pháp chế phụ thuộc vào dân chủ, vì có dân chủ thì mới có sự tuân thủ pháp luật. .. nhận 37 .Tập quán pháp là hình thức pháp luật ít biến đổi không phản ánh được mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế Sai vì tập quán pháp vẫn biến đổi 38 Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thể hiện sự linh hoạt của pháp luật với đòi hỏi của thực tiễn Đúng 39 .Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đành giá hành vi pháp lý của con người Đúng CHƯƠNG VI: QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HIỆU... 21 Pháp chế và pháp luật là đồng nhất với nhau Sai, pháp chế ở trạng thái động, còn pháp luật ở trạng thái tĩnh 22 Xử lý nghiêm minh đối với các chủ thể vi phạm pháp luật là biện pháp giáo dục ý thức pháp luật cá nhân Đúng 23 Pháp chế chỉ có lợi cho nhà nước Sai pháp luật dân chủ có lợi cho cả xã hội 24 Pháp luật càng điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội càng tốt Sai, tức là tuyệt đối hóa quan hệ pháp luật, ... của mọi quan hệ pháp luật Sai vì nam đủ 18 tuổi vẫn chưa đủ tuổi để tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mà phải là đủ 20 tuổi 22 Quan hệ pháp luật có thể được điều chỉnh đồng thời bởi quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội có nội dung hoàn toàn trái ngược nhau Đúng ví dụ quan hệ mua bán tài sản là quan hệ pháp luật vừa được điều chỉnh bằng pháp luật và quy phạm tập quán 23 Trong 1 số... 31 .Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hôi Sai vì pháp luật dân chủ thì bảo vệ còn pháp luật phi dân chủ thì không bảo vệ lợi ích này 32.Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật tác động vào ý thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật Sai vì đây là chức năng giáo dục của pháp luật 33 .Pháp luật là phương tiện để nhà nước. .. con người về pháp luật là biểu hiện của ý thức pháp luật mang tính lý luận Sai, phải được nâng lên là lý luận khoa học thì mới là ý thức pháp luật mang tính lý luận 43 Hoạt động áp dụng pháp luật có khả năng tác động để hình thành ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật của chủ thể pháp luật Đúng 44 Trong 1 số trường hợp áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính chính trị Đúng ví dụ tòa án xét xử tội... bắt nộp ngay được 11 Căn cứ pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật là quy phạm pháp luật được lựa chọn được ở giai đoạn 2 trong quá trình áp dụng pháp luật Đúng 12 Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính bắt buộc Sai vì nó là quyền nhà nước cho phép, không bắt buộc 13 Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước và đảng phái chính trị Sai... con người Đúng 34 .Tập quán pháp là quy tắc xử sự chung không tồn tại trong pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Sai vì vẫn tồn tại 35.Bản chất pháp luật chỉ thể hiện qua giá trị xã hội của pháp luật ( giá trị công bằng-bình đẳng) Sai, một mặt bản chất của pháp luật còn có tính giai cấp 36 Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật chỉ được thừa nhận trong kiểu nhà nước tư sản Sai, nhà nước xã hội chủ nghĩa... chị hãy làm rõ: a b c Bản án của Tòa án có phải là văn bản quy phạm pháp luật không, vì sao ? Hành vi khởi kiện của chị B là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao? Yêu cầu của chị B trong đơn khởi kiện có là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật không ? chỉ ra quan hệ pháp luật phát sinh ? ĐÁP BÀI TẬP 3: Đáp: + Bản án của Tòa án không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì nó chỉ chứa đụng . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ ĐÁP ÁN Câu hỏi đúng sai, giải thích tại sao? Bài tập có lời giải PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG. ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà nước và các đảng phái chính trị. Sai vì không có đảng phái chính trị. 3.Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là. ý chí của nhà nước. Đúng. 13.Chỉ pháp luật mới được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Sai vì chính trị cũng có. 14.Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Sai vì đạo đức, tập quán, chính

Ngày đăng: 17/10/2014, 23:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w