BÀI TẬP VI PHẠM PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Câu hỏi và bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật VIÊT NAM có đáp án rõ ràng (Trang 32 - 39)

Khoảng 8 giờ ngày 21/02/2010, Trần Văn A (sinh năm 1964) cùng B (sinh năm 1992) là người làm thuê cho A, điều khiển một thuyền mủng đến khu vực Hòn đôi thuộc vịnh Hạ Long đánh bắt cá. Sau khi dùng quả mìn tự tạo kích nổ và thả xuống nước cho cá nổi lên, A và B vớt cá lên thuyền. Lúc đó gần nơi A đánh cá còn có một số thuyền đánh bắt khác, trong đó có thuyền của anh C (Là loại thuyền gỗ gắn máy 15 CV Trung Quốc). Trên thuyền ngoài anh C còn có hai con gái của anh C là cháu D (sinh năm 1993) và cháu E (sinh năm 1995). Trong lúc A đang vớt cá, anh C cho thuyền đi thẳng vào nơi đàn cá vừa nổi, A ra hiệu cho anh C lùi lại nhưng anh C vẫn tiến thẳng vào nơi đàn cá vừa nổi lên. Hai bên lời qua tiếng lại, A lấy một quả mìn tự tạo cầm trên tay rồi dọa nếu anh C không ra khỏi khu vực trên sẽ ném mìn, B thấy vậy ôm A ngăn lại. Anh C nghe A dọa ném mìn thì thách thức A cứ ném. A liền dùng điếu thuốc lá đang cháy, châm ngòi nổ và ném về phía thuyền anh C, đang ở cách thuyền A khoảng 10 mét. Mìn nổ về phía mạn trái thuyền anh C, làm thuyền chìm. A và B liền chèo thuyền mủng vào chân núi Vọng Cóc gần đó bỏ trốn. Cha con anh C được những người gần đó cứu vớt.

Thuyền của anh C sau khi được trục vớt, Hội đồng định giá xác định: Tổng giá trị thiệt hại là 9.708.000 đồng. A khai nhận hành vi vi phạm pháp luật như đã nêu trên, về nguồn gốc hai quả mìn tự tạo đã sử dụng A khai do nhặt được tại một núi đá trên biển.

Bằng kiến thức về cấu thành vi phạm pháp luật anh (chị) hãy chỉ ra A đã thực hiện bao nhiêu hành vi vi phạm pháp luật, xác định lỗi của A đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra.

Bài tập 2

Khoảng 7 giờ tối ngày 01/3/2011, Lương A cùng Vũ B đi chơi bằng xe máy. Khi thấy một chiếc xe đạp dựng trước cửa nhà anh Trần C thì A nói với B dừng lại để vào lấy trộm xe đạp. Khi A dắt xe đạp đi được khoảng 4 mét thì bị phát hiện, cả A và B đều bị bắt giữ. Ngay sau đó chị Chu Thị D vợ anh C gọi điện báo cho anh Nguyễn E trưởng thôn để giải quyết. Nhận được tin báo anh E đến nhà anh Phạm G là công an viên của xã phụ trách an ninh thôn cùng E đến nhà anh C để giải quyết. Khi đi G mặc trang phục công an viên và mang theo gậy cao su, khóa số 8. Đến nhà anh C, nhìn thấy đông người, G hỏi vợ chồng anh C “trộm đâu”, thì anh C chỉ vào anh A (lúc này anh A đang ngồi ở ghế và lấy hai tay che mặt). G hỏi anh A “có đúng mày lấy cắp không”, thì anh A không thừa nhận. G cầm gậy cao su vụt nhiều nhát vào đầu và vai của anh A. Thấy anh A đứng dậy xin, thì G lấy khóa số 8 khóa hai tay của anh A lại. G nói với anh E, chở A ra đình làng và G yêu cầu anh B cùng ra đình làng. Tại đình làng, khi hỏi A về việc lấy trộm xe đạp, nhưng A không trả lời, G cầm gậy cao su vụt một nhát vào đầu và một nhát vào lưng của A. G quay sang hỏi anh B và không thấy anh B trả lời, G cầm gậy cao su vụt một

nhát vào mặt của anh B. Ngay sau đó một số người khác cùng xông vào đánh B, nhưng được anh E can ngăn. Sau khi đánh anh B, G đến nhà anh Bùi H (Phó công an xã) báo cho anh H đến giải quyết. Thấy mặt anh A xưng tím và có chỗ bị chảy máu, anh H đã yêu cầu đưa A, B về UBND xã, rồi gọi cán bộ y tế của xã đến rửa và băng vết thương cho anh A. Sau khi lập biên bản về hành vi trộm cắp xe đạp và lấy lời khai của anh A xong, Công an xã đã ra quyết định xử lý hành chính và đưa anh A về gia đình. Sáng ngày 2/3/2011 anh A chết. Tổ chức Giám định pháp y kết luận “Lương A chết do chấn thương sọ não kín, thể loại chết không tự nhiên”. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt Phạm G: 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích.

Hãy lựa chọn những tình tiết thể hiện mặt khách quan của Vi phạm pháp luật trong tình huống trên. Xác định lỗi của G đối với cái chết của A.

Bài tập 3

Hãy xác định cấu thành của vi phạm pháp luật sau đây:

Ngày 20/12/2010, cơ quan công an phát hiện bà Lê Mai Hương (cư trú tại phường X, quận Y, thành phố Z) đã cho một số người vay tiền tại sòng bạc. Căn cứ vào quy định của pháp luật, Trưởng công an quận Y đã ra quyết định xử phạt bà Hương số tiền 3.500.000 đồng.

Anh A là kỹ sư xây dựng, chị B là diễn viên của nhà hát kịch. Họ kết hôn năm 2005. Anh A thấy vợ thường xuyên vắng nhà (vì theo đoàn đi lưu diễn ở các địa phương), anh A tỏ ra khó chịu và thường xuyên tra khảo vợ. Năm 2007, do mâu thuẫn trầm trọng, chị B làm đơn xin ly hôn và đã được Tòa án nhân dân quận BĐ giải quyết cho ly hôn bằng bản án có hiệu lực ngày 13/6/2008.

Ngày 8/2/2009, chị B sinh con. Do hoàn cảnh quá khó khăn, chị B đề nghị anh A đóng góp kinh phí để chị có điều kiện nuôi con. Anh A không đồng ý vì cho rằng đứa trẻ đó là con người đàn ông khác. Chị B làm đơn yêu cầu Tòa án quận BĐ buộc A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Anh chị hãy làm rõ:

a Bản án của Tòa án có phải là văn bản quy phạm pháp luật không, vì sao ?

b Hành vi khởi kiện của chị B là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao?

c Yêu cầu của chị B trong đơn khởi kiện có là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật không ? chỉ ra quan hệ pháp luật phát sinh ? Anh A là kỹ sư

xây dựng, chị B là diễn viên của nhà hát kịch. Họ kết hôn năm 2005. Anh A thấy vợ thường xuyên vắng nhà (vì theo đoàn đi lưu diễn ở các địa phương), anh A tỏ ra khó chịu và thường xuyên tra khảo vợ. Năm 2007, do mâu thuẫn trầm trọng, chị B làm đơn xin ly hôn và đã được Tòa án nhân dân quận BĐ giải quyết cho ly hôn bằng bản án có hiệu lực ngày 13/6/2008.

Ngày 8/2/2009, chị B sinh con. Do hoàn cảnh quá khó khăn, chị B đề nghị anh A đóng góp kinh phí để chị có điều kiện nuôi con. Anh A không đồng ý vì cho rằng đứa trẻ đó là con người đàn ông khác. Chị B làm đơn yêu cầu Tòa án quận BĐ buộc A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Anh chị hãy làm rõ:

a. Bản án của Tòa án có phải là văn bản quy phạm pháp luật không, vì sao ?

b. Hành vi khởi kiện của chị B là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao?

c. Yêu cầu của chị B trong đơn khởi kiện có là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật không ? chỉ ra quan hệ pháp luật phát sinh ?

ĐÁP

BÀI TẬP 3:

Đáp:

+ Bản án của Tòa án không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì nó chỉ chứa đụng quy tắc xử sự cụ thể cho chủ thể cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.

+ Hành vi khởi kiện của chị B là hình thức thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp luật vì chị B sử dụng quyền chủ thể của mình mà nhà nước cho phép.

+ Yêu cầu của chị B là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật vì yêu cầu này nằm trong điều kiên cần áp dụng pháp luật là: khi xảy ra sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự mình giải quyết được.

+ Việc chị B có đơn khởi kiện là Sự kiện pháp lý. Quan hệ pháp luật giữa Tòa án quận BĐ với chị B (người khởi kiện) và anh A( người bị khởi kiện) sẽ phát sinh.

Lời giải BT về VPPL Bài 1

Đáp:

- A đã thực hiện các VPPL sau:

+ Trực tiếp có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác được nhà nước xác lập và bảo vệ (dùng điếu thuốc lá đang cháy, châm ngòi nổ vào mìn tự tạo và ném về phía thuyền anh C, cách A khỏang10 mét).

+ Trực tiếp hủy hoại tài sản của người khác. + Tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng

- Lỗi của A đối với hậu quả nguy hiểm đã xảy ra thuộc về hình thức lỗi cố ý trực tiếp ( phân tích biểu hiện của loại lỗi này)

Bài 2 Đáp:

Mặt khách quan của VPPL:

+ xác định hành vi trái pháp luật đã xảy ra: G trực tiếp xâm phạm sức khỏe, tính mạng của A (G cầm gậy cao su vụt nhiều nhát vào đầu và vai và lưng của anh A. Hành vi lặp lại nhiều lần): Đây là hành vi nguy hiểm cho XH, trái PL.

+ xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra: Lương A chết do chấn thương sọ não kín, thể loại chết không tự nhiên- Đây là thiệt hại về thể chất.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của G đối với cái chết của A ( thỏa mãn tất cả các dấu hiệu thể hiện mối quan hệ nhân quả, cụ thể là:

- Hành vi trái pháp luật của G xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà A phải gánh chịu

- Hành vi của G chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả - đó là thiệt hại về thể chất mà A phải gánh chịu.

- Thiệt hại về thể chất mà A phải gánh chịu là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật của G)

+ Xác định công cụ, phương tiện, phương pháp G sử dụng để VPPL, xác định thời gian , địa điểm mà G VPPL:

- G dùng gậy cao su đánh vào chổ hiểm trên cơ thể của A- chủ yếu đánh vào đầu, vào mặt.

- Thời gian: buổi tối, trước măt đông người, tại nhà , tại định làng…

Tất cả các yếu tố trên thể hiện thái độ coi thường Pl của chủ thể VPPL- G

+ Lỗi của G đối với thiệt hại đã xảy ra thuộc hình thức lỗi cố ý gián tiếp.( cần phân tích thêm biểu hiện của lỗi này khi G thực hiện VPPL)

Bài 4 GIÁO TRÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRANG 213

Đáp: Cấu thành VPPL bao gổm: Mặt khách quan của VPPL, mặt chủ quan , chủ thể, khách thể VPPL

+ Mặt khách quan của VPPL:

- Xác định hành vi trái pháp luật đã xảy ra: Bà Hương đã thực hiện hành vi nhà nước cấm cho vay tiền để đánh bạc

- Hậu quả nguy hiểm cho XH mà Hương đã gây ra: xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi của bà Hương trực tiếp gây ra hậu quả nêu trên (trình bày các điều kiện thể hiện mối quan hệ nhân quả giống như bài tập mẫu ở trên!)

- Xác định những biểu hiện ra bên ngoài khác của hành vi VPPL của bà H: ( anh, chị liệt kê thêm công cụ, phương tiện VPPL, phương pháp, thủ đoạn VPPL, thời gian, địa điểm VPPL của bà H)

+ Mặt chủ quan của VPPL

- Lỗi của người VPPL: Cố ý gián tiếp (Căn cứ vào khái niệm các loại lỗi anh, chị phân tích thêm biểu hiện của loại lỗi này)

- Mục đích, động cơ VPPL : vụ lợi

+ Chủ thể VPPL: Bà Hương là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Một phần của tài liệu Câu hỏi và bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật VIÊT NAM có đáp án rõ ràng (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w