BÀI TẬP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Bài tập

Một phần của tài liệu Câu hỏi và bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật VIÊT NAM có đáp án rõ ràng (Trang 27 - 32)

Bài tập 1

Doanh nghiệp tư nhân Cát Tường (Thành phố X, tỉnh Y) do Nguyễn A làm chủ- chuyên kinh doanh mặt hàng kim khí điện máy. Ngày 02/6/2011, A nhận được thông báo của chi cục thuế thành phố X, với yêu cầu, phải cung cấp tài liệu, sổ sách để xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Mặc dù đã được cơ quan thuế nhắc nhở, nhưng đến ngày 05/7/2011, A vẫn lẩn tránh không thực hiện yêu

cầu của cơ quan thuế. Anh Trần B là cán bộ của chi cục thuế đang thi hành công vụ đã lập biên bản về vi phạm nêu trên. Căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, ngày 10/7/2011, Chi cục trưởng chi cục thuế thành phố X đã ra quyết định phạt tiền A. 4 triệu đồng.

Hãy chỉ ra những hành vi thực hiện pháp luật trong tình huống trên, hành vi áp dụng pháp luật trên thuộc trường hợp cần áp dụng pháp luật nào (trong số 4 trường hợp cần áp dụng pháp luật)?

Bài tập 2

Ngày 15/11/2011, Giám đốc Sở Công thương tỉnh A đã ra quyết định kỷ luật hạ bậc lương đối với ông Nguyễn Thanh Hùng – chuyên viên Phòng Kế hoạch thuộc Sở Công thương tỉnh A với lý do: Ông Hùng đã sử dụng chứng chỉ tin học giả để hoàn tất hồ sơ nâng bậc lương vào tháng 5/2011. Cho rằng hình thức kỷ luật được áp dụng đối với mình là quá nặng, ông Hùng đã gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc Sở Công thương. Giám đốc Sở Công thương đã ra quyết định giải quyết khiếu nại với nội dung: giữ nguyên quyết định hạ bậc lương đối với ông Hùng.

Anh (chị) hãy xác định: hành vi của Giám đốc Sở Công thương tỉnh A, của ông Hùng có phải là sự thể hiện của các hình thức thực hiện pháp luật không? Vì sao?

Bài tập 3

Ông Đặng Quang Hà là chuyên viên công tác tại Phòng Quan hệ đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X. Do yêu cầu công tác, ngày 01/12/2011, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X đã ra quyết định điều động ông Hà sang công tác tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở.

Anh (chị) hãy xác định: Quyết định điều động ông Hà có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Việc ra quyết định điều động ông Hà của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X và việc ông Hà chấp nhận quyết định điều động đó là sự thể hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

Lời giải BT về Thực hiện pháp luật Bài 1

Đáp:

+ Chi cục thuế thành phố X, yêu cầu A là chủ doanh nghiệp tư nhân Cát Tường phải cung cấp tài liệu, sổ sách để xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp đây là hành vi thi hành pháp luật- thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động.

+ Trần B là cán bộ của chi cục thuế đang thi hành công vụ đã lập biên bản về vi phạm

của A như lẩn tránh không thực hiện yêu cầu của cơ quan thuế. Đây là hành vi thi hành pháp luật- thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động.

+ Chi cục trưởng chi cục thuế thành phố X, căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luât về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã ra quyết định phạt tiền A.: 4 triệu VNĐ là hành vi áp dụng pháp luật.

* Hành vi áp dụng pháp luật trên nằm trong trường hợp: Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể có hành vi VPPL.

Bài 2

Đáp:

+ Hành vi của Giám đốc Sở Công thương tỉnh A:

- Ra quyết định kỷ luật hạ bậc lương đối với ông Hùng: áp dụng pháp luật

- Ra quyết định giải quyết đơn khiếu nại của ông Hùng: áp dụng pháp luật + Hành vi của ông Hùng:

- Sử dụng chứng chỉ tin học giả: Đây là hành vi vi phạm pháp luật

- Khiếu nại quyết định kỷ luật hạ bậc lương: Đây là hành vi Sử dụng pháp luật- sử dụng quyền chủ thể mà nhà nước cho phép.

Bài 3 Đáp:

- Quyết định điều động ông Hà không phải là văn bản QPPL, đây là văn bản áp dụng pháp luật , vì văn bản này chỉ chứa đụng quy tắc xử sự cụ thể đối với ông Hùng và chỉ được áp dụng một lần.

- Việc ra quyết định điều động: là hình thức áp dụng pháp luật. Vì nó làm thay đổi quyền nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật.

- Việc ông Hà chấp nhận… : là hình thức thi hành pháp luật- chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động cụ thể.

CHƯƠNG IX: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.

I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?

1. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Sai.

2. Năng lực hành vi là 1 bộ phận của năng lực trách nhiệm pháp lý. Sai vì đây là chủ thể của quan hệ pháp luật.

3. Chủ thể có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi trong mọi trường hợp thực hiện hành vi trái pháp luật đều bị xem là có lỗi.

Sai vì có thể không có lỗi.

4. Hành vi trái pháp luật là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi vi phạm pháp luật. Đúng.

5. Hành vi chưa gây thiệt hại đáng kể cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.

Sai, ví dụ 1 người đầu độc người khác mà người đó chưa chết thì vẫn bị xét xử vì tội giết người.

6. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với người trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật.

Sai vì còn có người che dấu, chủ mưu, giúp sức,…

7. Tuổi chịu trách nhiệm pháp lý là tiền đề xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Đúng.

8. Mục đích của vi phạm pháp luật là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong 1 số cấu thành vi phạm pháp luật.

Đúng.

9. Động cơ vi phạm pháp luật là dấu hiệu không có ý nghĩa bắt buộc trong 1 số cấu thành vi phạm pháp luật.

Đúng.

10. Nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội tất yếu xảy ra là nội dung của lỗi cố ý gián tiếp.

Sai, là lỗi cố ý trực tiếp.

11. Lỗi là thía độ tâm lý tiêu cực của người vi phạm pháp luật đối với người bị hại. Sai

12. Vi phạm pháp luật là hành vi luôn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể vi phạm pháp luật.

Đúng.

13. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật là những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả cấu thành vi phạm pháp luật.

Sai vì hậu quả, động cơ, mục đích là không bắt buộc.

14. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi, năng lực trách nhiệm pháp lý và tuổi chịu trách nhiệm pháp lý là những dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật.

Đúng.

15. Lỗi vô ý do cẩu thả không thể hiện sự liên hệ giữa nhận thức tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả xảy ra của chủ thể.

Đúng.

16. Trong cấu thành vi phạm pháp luật, khả năng nhận thức của cá nhân thuộc về năng lực hành vi.

Sai là năng lực gánh chịu pháp lý.

17. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật chỉ do cá nhân thực hiện. Sai vì vi phạm hành chính còn do tổ chức thực hiện.

18. Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ tồn tại trong xã hội. Sai là những quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ.

19. Một trong những dấu hiệu của vi phạm pháp luật là nhận thức trái pháp luật của chủ thể.

Sai vì không có nhận thức trái pháp luật của chủ thể.

20. Khả năng người vi phạm pháp luật tự chịu trách nhiệm trước nhà nước là năng lực chủ thể.

Sai vì là trách nhiệm pháp lý.

21. Trách nhiệm pháp lý là 1 yếu tố nằm trong cấu thành vi phạm pháp luật. Sai.

22. Thái độ tiêu cực của chủ thể khi thực hiện hành vi thuộc về mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

Sai là mặt chủ quan.

Một phần của tài liệu Câu hỏi và bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật VIÊT NAM có đáp án rõ ràng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w