Rải rác trên các cánh đồng ở Hội An có một sốngôi mộ cổ của những người Nhật đã được chôn cất tại đây, một số bia mộ khắcghi tên người Nhật và vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay như bia mộ
Trang 1Đại học Khoa học xã hội và nhân văn-Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh Khoa: Nhân học
Môn học: Bảo tàng và di sản.
Nhóm đề tài số 4
1 LÂM THỊ MINH THƯ 1356060105
2 NGUYỄN THỊ VÂN SƠN 1356060097
3 BÙI THỊ THẢO SƯƠNG 1356060098
4 ĐINH THỊ THANH TUYỀN 1356060121
5 NGUYỄN THỊ NGỌ HÂN 1356060059
Đề tài: ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN QUẢNG NAM
Phần I: Hội An trong lịch sử
I Hoàn cảnh tự nhiên và điều kiện địa lý
Đô thị cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằngven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Ðà Nẵng 28km về phía Nam; phía Ðônggiáp biển Ðông; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên; phía Tây và Bắc giáp huyện
Ðiện Bàn
Trang 3Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnhQuảng Nam Mặc dù vậy, ngày nay từ trung tâm thành phố tới đến cửa sông cũngkhông còn gần lắm Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia thànhnhiều nhánh Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn dòng chảygiữa hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim là dòng chính của sông Thu Bồn.Trên nhữngbản đồ cổ thế kỷ 17, 18, Hội An nằm trên bờ Bắc của sông Thu Bồn, thông vớibiển Đông bẳng cửa Đại Chiêm và một dòng sông nối với cửa Đại của Đà Nẵng,phía ngoài là một doi cát rộng Dấu vết dòng sông nối liền Hội An với biển CửaHàn có thể xác định là con sông Cổ Cò - Đế Võng ngày nay Trên thủy trình cổnày đã từng tìm thấy nhiều lô tàu, mỏ neo bị chôn vùi trong lòng đất.
Ngoài ra hằng năm cứ vào mùa mưa bão nước sông đâng lên làm ngập lụt khu phốcổ
Trang 5Cảnh ngập lụt xưa và nay
• Chú thích: nguồn Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam phần 1 Địa lí
tự nhiên
II Bối cảnh lịch sử của Hội An
Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó
có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó Theo tác giả Dương Văn Antrong cuốn Ô Châu cận lục vào năm 1553 huyện Điện Bàn có 66 xã nhưng chưa cócái tên Hội An Thời Lê, tấm bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ trong Thiên Nam tứ chí
lộ đồ có ghi lần đầu tiên địa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều Trên tấmbia Phổ Đà Linh Sơn Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tênnhững người góp tiền xây dựng chùa, tên làng Hội An được nhắc tới ba lần Thờichúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh Hương được thành lập bên cạnh làng Hội An
đã có trước đó Căn cứ vào văn bản của dinh trấn Quảng Nam thời Minh Mạng gửitrưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6 làng: Hội An, Minh Hương, Cổ Trai,Đông An, Diêm Hộ, Hoa Phô Nhà nghiên cứu người Pháp Albert Sallet cho rằnglàng Hội An là làng quan trọng nhất trong năm làng tạo nên quần cư Hội An cổ,gồm Hội An, Cẩm Phô, Phong Niên, Minh Hương và An Thọ
Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo,, xuất xứ của cái tên này
ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết Trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La củaAlexandre de Rhodesin tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa: mộtlàng trong xứ Cochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo Một giả thuyết phổbiến cho rằng Faifo xuất phát từ tênHội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung,Việt đều nhắc tới Theo một thuyết khác, sông Thu Bồn trước kia có tên là sôngHoài, nên Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ
đó xuất hiện cái tên Faifo Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giảphương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso,Facfo từng xuất hiệnnhiều lần Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và ĐàngNgoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo Về sau, trên bản đồ chính thức củachính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An
II.1 Thời kì tiền Hội An
Trang 6Tuy địa danh Hội An được cho rằng được xuất hiện cuối thế kỉ 16, nhưng vùng đấtxung quanh đô thị này đã có lịch sử rất lâu đời Theo các tài liệu khảo cổ thời kìtiền Hội An, nơi đây tồn tại 2 nền văn hóa : Sa Huỳnh và Chăm Pa.
Trước hết về văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An đã phát hiện hơn 50 di tích, phần lớn tậptrung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ Số di tích này thuộc hậu kì văn hóa
Sa Huỳnh và không có di tích nào thuộc thời kì đầu và giữa Gần đây Đại họcQuốc gia Hà Nội kết hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam và Trung tâm Quản lý Ditích Hội An tiến hành khai quật di chỉ Hồ Xá phát hiện nhiều mộ chum cổ kèmtheo đồ cải táng phong phú Đặc biệt phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thờiHán, những vật sắt kiểu Tây Hán… đã minh chứng ngay từ đầu công nguyên, nơiđây đã có những giao dịch ngoại thương (nguồn: Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam phần II Hội An trong lịch sử)
Một số hiện vật thu được ở các di chỉ Hội An
Trang 7Từ thế kỉ 2 đến thế kỉ 15, dãi đất miền Trung nằm dưới sự thống trị của vươngquốc Chăm Pa Những di tích và di vật của văn hóa Chăm xung quanh Hội An gồm
có điện thờ Chăm ở cửa sông Thu Bồn, tượng thần(voi) ở Đại Chiêm, một số giếng
cổ xây dựng theo cách thức của người Chăm, một số mảnh gốm sứ xanh, sứ trắngđời Tống ở Cù Lao Chàm
giếng cổ
Năm 1471, thủ phủ cuối cùng của Chăm Pa ở Bầu Gía, Bình Định bị nhà Lêchiếm Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt Nơi đây được hình thành dựa trên
Trang 8sự kế thừa cảng biển của người Chăm và người Việt bắt đầu đến đây vào thế kỉ 15.
Đó là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của đô thị Hội An
II.2 Thời kì Hội An
• Ra đời và phát triển phồn vinh
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỉ 16, dưới sự trị vì của vua Lê, chúaTrịnh Năm 1558 Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về
cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắmquyền trấn thủ Quảng Nam Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên,Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong,
mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thươngcảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó
Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ
Thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc,chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ củangười Chăm Vùng đất do chúa Nguyễn cai quan với những khu phố nướcngoài hình thành dựa trên một số luật lệ nhằm bảo hộ các hoạt động thươngmại của người ngoại quốc Nhờ đó Hội An được chọn làm thương cảng quốctế
Năm 1567 triều đình nhà Minh Trung Quốc bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, chothuyền giao thương với các quốc gia Đông Nam Á nhưng lại cấm xuất khẩu một sốnguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản Điều này bắt buột Mạc phủ Toyotomi rồiMạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn sang Đông Nam Á mua lại cácmặt hàng đó Những con tàu Châu Ấn bắt đầu xuất dương từ năm 1604 dưới thờiMặc phủ Tokugawa, cho tới năm 1635, khi chính sách đóng cửa được ban bố, đã
có ít nhất 356 con tàu Châu Ấn ra đời Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất
Trang 9chính là cảng Hội An Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng,tiền đồng, sắt, đồ gia dụng và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương
Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cựcthịnh trong đầu thế kỷ 17 Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ củaChaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗhai, ba tầng.Thuyền trưởng người Hà Lan Delft Haven ghi lại năm 1651, Hội Ankhi đó có khoảng 60 căn nhà của người Nhật nơi dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá
để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau Thời kỳ cực thịnh của người Nhật có lẽ làlúc Chúa Nguyễn Phước Nguyên gã con gái cho một thương gia Nhật tên ArakiShutaro được Chúa đặt tên Việt là Nguyễn Taro, còn gọi là Hiền Hưng, và cô Côngchúa này được gọi là Quận Chúa Anio, mà theo giới khảo cổ thì tên tiếng Việt cóthể là Ngọc Vân Sử sách cũng cho biết là năm 1618, nhà buôn tên FuramotoYashishiro đã được Chúa Nguyễn đặc phong làm người đứng đầu Phố Nhật caiquản và chăm sóc cư dân của họ Rải rác trên các cánh đồng ở Hội An có một sốngôi mộ cổ của những người Nhật đã được chôn cất tại đây, một số bia mộ khắcghi tên người Nhật và vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay như bia mộ ông GuSokukun, ghi năm mất 1629, mộ ông Tani Yajirobe, ghi quê quán Hirado mất năm
Trang 101647 Đó là những ngôi mộ còn ghi dấu tích, riêng các ngôi mộ khác vì thời gianxoi mòn, vì tàn phá của chiến tranh đến nay đã không còn thấy nữa.
Sau đó do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa mà các thuyền bị cấmkhống được phép đi ra nước ngoài nữa cũng những chính sách đàn áp người NhậtCông giáo của chúa Nguyễn, nên phố Nhật Bản ở Hội An dần đần bị lu mờ Tạingôi đền Jomyo ở Nagoya bên Nhật, có bức hình bằng tranh diễn tả cuộc hải trình
từ đảo Nagasaki đến Hội An đi mất 40 ngày Tranh cũng vẻ phố Nhật rất sầm uất,nhà cửa xây dọc trên bờ sông, có cả nhà 2 tầng và 3 tầng dựa san sát vào nhau Mãiđến năm 1635, người Nhật chính thức phải rời bỏ Hội An vì lệnh của Mạc PhủTokugawa cấm người Nhật buôn bán, giao dịch ra nước ngoài Kiều dân Nhật đànhphải khăn gói ra đi, nhiều cảnh chia lìa, gạt nước mắt tiễn đưa có lẽ cũng đã diển ratrong những năm tháng này
Và người Hoa dần thay thế vai trò của người Nhật trong việc buôn bán
Người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm ngay từ thời kỳ tiền Hội An, ngày từ thờivùng đất này còn thuộc về vương quốc Chăm Pa Đến thời kỳ người Việt thay thếngười Chăm, những thương nhân Trung Hoa vẫn tiếp tục tới buôn bán vì các tỉnhmiền Nam của Trung Quốc rất cần các mặt hàng muối, vàng, quế Mặc dù vậy,trong suốt thời kỳ tiền Hội An, người Hoa chỉ tới buôn bán rồi trở về, không ở lạiđịnh cư, lập phố xá Phải đến sau loạn Minh Thanh xảy ra khoảng thế kỉ 17, đặcbiệt sau khi nhà Minh thất thế, rất nhiều người Hoa di cư tới Trung Bộ Việt Nam
và xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh Hương Xã
Hiện nay ở Hội Quán Phúc Kiến có một bức tranh tường rất lớn về sự tích ngườiHoa đến Hội An, vẽ một chiếc tàu lênh đênh ngoài biển trước gió to, sóng lớn.Trên trời là Thiên Hậu Thánh Mẫu độ trì cho con tàu tai qua, nạn khỏi đến nơi bình
an Ở đây, họ vẫn còn thờ một mô hình chiếc tàu ngày xưa đã đưa những ngườiMinh Hương đến xứ Đàng Trong Trên tàu đầy đủ các chi tiết như chổ ở, bếp nấu
ăn trông rất quy mô
Trang 12Mô hình thuyền ở Hội quán Phúc Kiến
Trang 13Một số tiền đồng Trung Quốc được tìm thấy ở Hội An
Cảng thị Hội An khi đó là nơi tập trung nhiều nhất hàng hóa ngoại quốc.Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường, kéo dài 3, 4 dặm Các cửahàng hai bên phố không khi nào rảnh rỗi Dân cư ở đây phần lớn là ngườiPhúc Kiến, mọi người ăn vận theo trang phục của nhà Minh Nhiều ngườiTrung Quốc tới định cư để buôn bán đã kết hôn với những phụ nữ bản địa.Năm 1695, sứ giả người Anh Thomas Bowyear của Công ty Đông Ấn Anhđến đàm phán với chúa Nguyễn về việc xây dựng một khu cư trú tại HộiAn,nhưng không thành Việc này chứng tỏ Hội An lúc bấy giờ rất sầm uấtthu hút nhiều thương gia ngoại quốc
• Thời kì suy vong
Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnhđánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiếntranh loạn lạc Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng nhữngthương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải vàlập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn, để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát Năm
1778, một người Anh Charles Chapman đi qua đây đã ghi lại: "Khi tới Hội
An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạchquy cũ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy mộtcảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa Trời ơi, những công trình ấy bâygiờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà thôi.”
Trang 14Bến sông Hội An thế kỉ 18
Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thươngmại được phục hồi nhưng không được như trước Người Việt cùng ngườiHoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mớimọc lên theo kiến trúc của họ và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã
bị xóa đi mãi mãi
Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Còcũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội
An Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóngcửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tâyđãlàm cho Hội An mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng Mặc dù vậy, vớivai trò một trung tâm thương nghiệp lớn, thành phố vẫn được phát triển,những con đường mới về phía Nam dòng sông được xây dựng và các khuphố được mở rộng thêm Năm 1888, khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa củaPháp, chính sách phát triển Đà Năng của người phát cùng các hạn chế vềgiao thông làm cho hoạt động thương nghiệp ở Hội An bị đình trệ
Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, hoạt động buôn bán ởHội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnhQuảng Nam Khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976,thành phố Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời
Trang 15Phần 2: Kiến trúc truyền thống Hội An
I Khái quát về kiến trúc khu phố cổ
Hội An là một cảng đô thị với hơn nghìn di tích kiến trúc kết hợp hài hòa giữanghệ thuật và văn hóa phương Đông và phương Tây Có thể nói trên lãnh thổ ViệtNam trong lịch sử chưa từng có một chốn đô thị giao lưu văn hóa đa phương nhưHội An
Mặc dù được phát triển một cách tự phát chứa không theo khuôn mẫu của một quyhoạch nào định trước nhưng quân thể kiến trúc phố cổ vẫn giàu tính thẩm mỹ vềkhông gian cảnh quan đô thị Nhìn về mặt tổng thể phố có hình chiếc võng, hai đâuthuôn dần về hai hướng Đông-Tây Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khácnằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông
Trang 16Chiều cao của các công trình khá khiêm tốn thấp nhất chỉ 4,5m, cao nhất khôngquá 13m và không quá ba tầng Các ngôi nhà cứ mọc san sát nhau, nương tựa nhau
để cùng tồn tại giữa bao biến thiên lịch sử
Hội An hiện còn lưu giữ được một sưu tập kiến trúc thành thị sống động độc nhất
vô nhị trong di sản kiến trúc Cho đến nay, trải qua nhiều thế kỷ qua với nhữngthăng trầm lịch sử, mỗi nhà, mỗi con phố, mỗi ngóc ngách vẫn phản ánh đâu đónhững nét cổ kính riêng có của phố cổ Hội An
Trang 17là nơi buôn bán, giữa có sân, nhà sau là nơi chứa hàng và sinh hoạt, cuối cùng làcửa sau thông ra đường phố hoặc bờ sông Nhà được kết cấu khung gỗ, chia thành
ba gian với lối đi ở giữa
Trang 18Nguồn: sách Kiến trúc phố cổ Hội An NXB Thế Giới
Mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch hoặc đá.Ngói ở Hội An là loại ngói làm từđất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơicong Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới mộthàng ngói úp xuống Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương Khi lợpxong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói nhô lêndọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ Ở trênđỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng cómột số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm cho toàn bộ tổngthể dường như bị mất cân đối
Trang 19Mái ngói âm dương
Cửa trước mỗi nhà đều có đôi mắt cửa, đó là hai cái núm gỗ tròn chạm hình âmdương, bát quái hay mặt hổ, rồng Trang trí nội thất trong nhà rất cầu kỳ và đẹpmắt Đá lót chân cột trạm trổ hình hoa sen hoặc hình vuông với những đườn viền.Trần vad rường cột cũng được chạm khắc tinh xảo.Hình thức và cách trang trí củatường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố
cổ Hội An
Trang 24• Nguồn hình ảnh: sách Không gian văn hóa nhà cổ Hội An NXB Dân Trí
Chạm trổ của nhà cổ Quân Thắng ( nguồn: Internet )
Tuy nhiên do mang nhiều nét văn hóa khác nhau nên những nhà cổ Hội An cũng
có nhiều nét khác biệt lẫn nhau
Nhà cổ ở Hội An có thể phân chia thành năm phong cách chính: ( nguồn: Internet
http://hoian-tourism.com/the-heritage/architecture/architecture-p2?lang=vi )
- Phong cách đầu tiên là nhà một gian được xây bằng gỗ Những ngôi nhà nàyđược xây dựng từ những năm ở thế kỉ thứ 18 và 19 Chúng nằm rải rác trên cáctrục đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học Ngôi nhà điển hình cho lối kiến trúc này
là ngôi nhà số 48 Trần Phú
Trang 25Nguồn: Internet
- Phong cách thứ hai là nhà hai tầng với mái hiên Những ngôi nhà này được xâydựng vào cuối thế kỉ thứ 19, đầu thế kỉ 20 Một ví dụ điển hình là vị trí 5 NguyễnThị Minh Khai
- Phong cách thứ ba là nhà hai tầng, sàn gỗ, có ban công Hầu hết chúng đượcxây dựng vào cuối thế kỉ thứ 19, đầu thế kỉ 20
Trang 26Nhà cổ Phùng Hưng ( nguồn: Internet )
- Phong cách thứ tư là nhà hai tầng được xây dượng bằng gạch Những ngôi nhànày được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ 19, đầu thế kỉ 20 và hầu hết chúng nằm trênđường Trần Phú và Nguyễn Thái Học
nhà cổ Tân Ký
Trang 27- Phong cách thứ năm là nhà hai tầng, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp.Những ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỉ 20 và có thể tìm thấy trên trụcđường Nguyễn Thái Học
2. Cấu trúc không gian ngôi nhà
Những ngôi nhà này được mở rộng cả 2 phía trước và sau theo không gianhình ống Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịulực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm củavùng này Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên
có tường gạch ngăn cách Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiềungang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theotừng tuyến phố Có khi chiều dài đến hơn 70m, nghĩa là chiều rộng chỉ bằng10% chiều dài
Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính,nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau Thực chất,nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và cấu thành không
Trang 28gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và khônggian thờ cúng.
• Nhà chính
Hệ thống 16 cây cột phân bố 4 x 4 tạo thành phân vị chiều ngang và chiềusâu theo cấu trúc 3 x 3 gian, trong đó 4 cột trung tâm cao hơn hẳn các cộtcòn lại
Ngoài ra các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác cónhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian
Trang 29Đây chính là không gian dành cho buôn bán với gian đầu từ đường vào làchỗ bán hàng, gian kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ
ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong
• Nhà phụ
Nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp Khoảngkhông gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt vớinhững hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sântrời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách
• Nhà cầu và sân trong
Nhà cầu của nhà cổ cổ Đức An
Nhà cầu và sân trong là không gian được chia hai phần theo chiều dọc, có kếtcấu độc lập với nhà trước và nhà sau, mang chức năng chuyển tiếp Phần sântrời được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, giúp ngôi nhà thoáng vàhòa hợp với thiên nhiên hơn Ngược lại, phần nhà cầu có mái nối liền nhà trướcvới nhà sau thành một cơ cấu liên tục, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiềumưa và nắng nóng ở đây
Trang 30• Nhà sau
Nhà sau là không gian sinh hoạt của cả gia đình, được ngăn buồng bằng các vách
gỗ Phía sau nhà sau còn một khoảng không gian nữa, dành cho bếp, nhà vệ sinh vàcác chức năng phụ khác
• Nơi thờ cúng
Để các công năng buôn bán, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt không bị cản trở, banthờ thường được chuyển lên gác lửng Ở những ngôi nhà một tầng, ban thờ đượcđặt ở phần mái phụ của nhà trước hoặc trung tâm nhà sau Trong những ngôi nhàhai tầng, ban thờ cũng được bố trí ở tầng hai
Trang 31Gian thờ giữa nhà ở nhà cổ Phùng Hưng
Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính vànhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau Rất ít trường hợpmái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theokiểu bốn mái Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợpbằng những mái riêng biệt
• Nhà cổ Tấn Ký
Được xây dựng từ hơn 200 năm trước, nhà cổ Tấn Ký tọa lạc trên đường Trần Phú,thành phố Hội An Đây là ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của phố cổ.Ngôi nhà hình ống với bộ sườn nhà làm cơ sở chịu lực Bộ sườn ấy được cấu thànhbằng sự liên kết các vì kèo Việc liên kết ấy được thực hiện bởi các thanh xà, đó cóthể là sự liên kết bằng những thanh dầm dọc gọi là kèo, kẻ hoặc là liên kết bằngcác thanh dầm ngắn xếp theo chiều ngang gọi là con rường
Trang 32Ngôi nhà gồm nhiều nếp nối với 3 gian và 6 hàng cột Bên dưới mỗi cột là mộttảng đá tròn, tương truyền những tảng đá này có nguồn gốc từ Thanh Hóa Cáctảng đá có thành phần cấu tạo đặc biệt giúp cho những hàng cột không bị mụcruỗng theo thời gian.
Các cột ở hiên nhà có hình vuông, lắp ghép với các thanh gỗ tạo thành một mảngtường ở mặt tiền giúp ngôi nhà kín đáo hơn và tránh được mưa gió Cửa nhà chính
là thần thái của ngôi nhà với hình xoáy âm dương lá đề
Vì nóc ngôi nhà chia làm hai phần Vì nóc sát hiên được kiến trúc theo kiểu "cộttrốn kẻ chuyền" gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên Hàng cột thứ 4 và thứ 5,kiến trúc theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các rường cột chồng lên nhau giống nhưbàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cuacong vồng lên Mái nhà được lợp ngói âm dương có tác dụng tránh rét vào mùađông và tránh nắng vào mùa hè
Trang 33Đến với nhà cổ Tấn Ký du khách còn có thể tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc độcđáo với những hình ảnh như: con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi lànhững biểu tượng cho điều tốt đẹp.
Nhà cổ còn giữ được bức hoành phi với những chữ Hán cũng được chạm khắc tinhxảo Bức hoành phi có nội dung:
Bích xích thùy dương thiên lý vũ
Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư
Tạm dịch:
Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm
Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách
Với những giá trị lịch sử, văn hóa còn lưu giữ, nhà cổ Tấn Ký không chỉ là một ditích; mà còn là một công trình đã gắn bó và trở thành một phần máu thịt trong đờisống của người dân phố cổ Hội An
• Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng - nét “lạ” trong kiến trúc
Trang 34Từ nhà cổ Tấn Ký, ngôi nhà số 101 phố Nguyễn Thái Học, rẽ lên Chùa Cầu, đầu phố bên kia ngôi chùa cổ, số 4 phố Nguyễn Thị Minh Khai là nhà cổ Phùng Hưng (tên gọi ngôi nhà là Tấn Ký, Phùng Hưng đều nói lên mong ước làm ăn phát đạt, hưng thịnh của các chủ nhân ngôi nhà) Cũng như những ngôi nhà cổ khác ở Hội An, nhà cổ Phùng Hưng hình ống gồm 2 tầng,với 3 nếp nhà.
Từ cửa chính ngôi nhà đi vào thấy 5 hàng cột chia ngôi nhà thành 3 gian, gian giữa rộng hơn có cửa chính nhìn thông xuống bếp, các cây cột hình trònđứng trên tảng đá hoa sen Hàng cột ngoài hiên lại hình vuông đứng trên tảng đá hình vuông liên kết với nhau bằng các “vì vỏ cua” chạm hình 2 con
cá chép
Cửa gỗ “thượng song hạ bản” rất tiện lợi cho việc che chắn mưa gió vào mùa đông và thông mát cho mùa hè Vì nóc chính làm theo kiểu “cột trốn kẻchuyên” quen thuộc Nếp 2 của ngôi nhà cũng 2 tầng 3 gian nhưng chạy dọc
ôm lấy phần sân trời với 4 cột tròn đứng trên tảng đá tròn nối với nếp 1 và nếp 3 như một hành lang Nếp 3 cũng có vì nóc tương tự Cầu thang lên tầng
2 đặt ở nếp này
Có thể thấy, nhà cổ Phùng Hưng có kiến trúc Nhật Bản rõ nét, ngói âm dương trên những nóc phố Hội An được “nối” với nhau nhờ vữa hồ và mật mía Mật mía mềm, tiết ra chất chua và đây là nguồn thức ăn không bao giờ vơi cạn của cỏ, rêu và… cây xanh trên các mái phố trầm mặc Hội An Về mùa hè, trên các mái phố có màu “thâm” hơn vì cỏ đã ẩn mình vào ngói, và chúng kiên nhẫn đợi cho đến những ngày mưa nối nhau mới mạnh dạn bò ra xanh lên…
Trang 35Nguồn: Vietbao (Theo: dulich.vn)
II.2 Nhà thờ tộc (nguồn Iternet)
Đây là một dạng kiến trúc nhà ở đặc biệt, của những dòng họ lớn có công lập làngdựng phố từ thời kỳ sơ khai của Hội An và truyền lại cho con cháu làm nơi thờ tự
tổ tiên Các nhà thờ tộc có niên đại sớm nhất hầu hết của người Hoa kiều, vào đầuthế kỷ 17, số có niên đại thế kỷ 18 chỉ chiếm một phần nhỏ
Vì là nơi thờ tự nên nhà thờ tộc được xây dựng theo dạng khuôn viên, có bố cục vàkết cấu chặt chẽ, bao gồm cả sân vườn, cổng, tường rào, nhà phụ Nhà thờ tộcthường có mặt bằng hình chữ nhật, với 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái Bộ khung
gỗ của ngôi nhà kết cấu kiểu nhà rường, vì kèo chủ yếu là "cột trốn kẽ chuyền" cónơi kết hợp thêm "chồng rường giả thủ" Tuy về kết cấu và mặt bằng giống nhưnhà để ở, nhưng nội thất nhà thờ tộc bài trí bàn thờ ở cả 3 gian chính Nhiều nhàthờ họ ở đây có quy mô và kiến trúc rất đẹp, như nhà thờ tộc Trần, nhà thờ tộcTrương, nhà thờ tộc Nguyễn hay nhà thờ Tiền hiền Minh Hương
Chồng rường giả thủ ( nguồn: Internet )
Trang 36Nhà thờ tộc Trần nằm ở số 21 đường Lê Lợi, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19.Cũng giống như các nhà tộc khác ở Hội An, nhà thờ tọa sâu trong một khuôn viênrộng khoảng 1500 m², tường cao bao quanh, sân trước trồng cây cảnh, hoa, cây ănquả Ngôi nhà có kiến trúc chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam,dựng từ gỗ quý, 3 gian 2 nếp, mái dốc lợp ngói âm dương Không gian trong nhàđược chia làm hai phần, phần chính để thờ cúng, phần phụ là nơi ở của vị trưởngtộc và tiếp khách Gian thờ cúng có ba cửa ra vào, trong đó cửa bên phải dành cho
nữ, bên trái dành cho nam, cửa chính ở giữa dành cho những người cao tuổi có vai
vế trong họ và chỉ mở vào dịp lễ tết Trên bàn thờ, các hộp nhỏ đựng di vật và tiểu
sử những người họ Trần xếp theo vai vế trong dòng tộc Trong ngày lễ hay giỗ kỵ,
vị trưởng tộc sẽ mở những hộp gỗ này để tưởng nhớ đến người quá cố Phía saungôi từ đường có một vạt đất cao dùng để chôn những núm nhau của các thànhviên trong tộc khi sinh ra Cũng trên vạt đất này, phía sau còn trồng một cây khế,tượng trưng cho sự gắn bó với quê hương đất tổ của các thế hệ con cháu
Trang 37Cổng vào nhà thờ tộc Trần
Trang 38Gian thờ phụng ( nguồn: Iterernet )
II.3 Hội quán
Do người Hoa xây dựng để làm nơi sinh hoạt cộng đồng dựa trên cơ sở nhữngngười đồng hương
Các hội quán ở Hội An
Tên gọi người Hoa Tên gọi người Việt Địa điểm
Phúc Kiến Chùa Kim An 46 Trần Phú
Trung Hoa hay Dương Thương Chùa Ngũ Bang 64 Trần Phú
Triều Châu Chùa Ông Bổn 92 Nguyễn Duy HiệuQuỳnh Phủ Chùa Hải Nam 10 Trần Phú
Quảng Đông Chùa Quảng Triệu 176 Trần Phú
Về hình thức, đó là một tổng thể bao gồm: cổng lớn phía trước, tiếp đến mộtkhoảng sân rộng có trang trí cây cảnh, non bộ và hai nhà phụ thờ Tả thần và Hữuthần, sau đó là phương đình, nơi tiến hành các nghi lễ, kết thúc bởi nhà thờ, kiếntrúc lớn nhất của tổng thể Các hội quán đều được trang trí cầu kỳ, tỷ mỷ với bộ
Trang 39khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái tô điểm các con thú bằngsành tráng men nhiều màu Ngày nay, các hội quán tuy đã bị thay đổi sửa chữanhiều, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố gốc Ngoài chức năngduy trì sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn một chức năng quan trọng khác, đó là tínngưỡng Tùy theo tục quán tín ngưỡng của từng cộng đồng mà hội quán lấy cơ sở
để thờ phụng
- Triều Châu Hội quán: còn được gọi là chùa Ông Bổn, nằm trên đường NguyễnDuy Hiệu, xây dựng vào năm 1845, đã được tu sửa nhiều lần Mặt bằng kiến trúckiểu "nội công ngoại quốc", bộ vì kèo "chồng rường giả thủ" Các cấu kiện gỗđược chạm trổ các đề tài Tứ Linh, Long Mã, điểu thú, hoa lá Vị thần chính đượcthờ là thần Phục Ba - vị thần chinh phục sóng gió, về sau được đồng hóa với Phục
Ba tướng quân, do đó thờ cả bài vị Mã Viện
- Hải Nam Hội quán: còn được gọi là chùa Hải Nam, Quỳnh Phủ Hội quán, tọa lạctrên đường Trần Phú Hội quán được xây dựng vào thế kỷ XIX Bố cục mặt bằngkiến trúc kiểu chữ "quốc" Bộ vì kèo gồm ba rường thượng, trung, hạ, các thanhrường được liên kết với nhau bằng các "con kê"; là bộ phận chịu lực thay cho "cộttrốn" Thần chủ của hội quán này là 108 người Hoa vùng Hải Nam bị chết oan ởvùng biển Thuận Quảng, sau được vua Tự đức ban sắc giải oan
- Dương Thương Hội quán: còn được gọi là Trung Hoa Hội quán hoặc chùa NgũBang, di tích nằm trên đường Trần Phú Người Hoa thuộc 5 bang: Phúc Kiến,Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam và Gia Ứng đã cùng nhau xây dựng một hộiquán chung vào khoảng đầu thế kỷ XVIII Vị thần chủ được thờ là Thiên HậuThánh Mẫu
Trong năm hội quán ở Hội An, Phúc Kiến là hội quán lớn nhất, nằm ở số 46 đườngTrần Phú.Công trình có kiến trúc theo kiểu chữ Tam, kéo dài từ đường Trần Phúđến đường Phan Chu Trinh, theo thứ tự: cổng tam quan, sân, hai dãy nhà ĐôngTây, chính điện, sân sau và hậu điện Phúc Kiến hội quán có không gian rộng vàsâu nhất, bố cục mặt bằng kiểu "nội công ngoại quốc" Bộ vì kèo tiền điện của'chồng ruờng giả thủ", nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinhđộng
Cổng Tam quan được trùng tu vào năm 1975, toàn bộ công trình được khảm bằngsành sứ, phía trên được lợp ngói âm dương với mái cong vút Lợp ngói âm dương,
Trang 40thực ra là kiểu lợp ngói của người xưa bao gồm ngói dương và ngói âm Ngóidương giống như hình cái ống tách đôi, một đầu có chuôi thu nhỏ để luồn vào bêntrong viên ngói khác khi lợp nên thường gọi là ngói ống, mặt hướng ra ngoài đượcphủ men xanh hoặc vàng Viên dưới cùng dùng để khóa bộ mái, được đúc thêmmột cái nắp hình tròn, thường được trang trí hoa văn chử thọ tròn, theo lối triện,gọi là câu đầu Ngói âm có hình chử nhật uốn cong, trong lòng phủ men một mặt.Khi lợp tráng men hướng lên phía trên, cứ hai viên ngói âm thì có một viên ngóidương phủ lên hoặc ngược lại, cứ hai viên ngói dương thì có một viên ngói âm phủlên Viên ngói âm dưới cùng của bộ mái có gắn với một cái yếm, thường trang trímắt hổ phù, gọi là trích thủy, liên kết với hai viên ngói câu đầu, cùng có chức năngtrang trí diền mái và dùng để định hướng giọt nước mưa Chiếc cổng có một hệmái ngoạn mục gồm 7 mái lợp ngói ống men xanh uốn lượn, xếp nối nhau thấp dầnxuống, cân xứng giữa hai bên Trên nóc có tích lưỡng long chầu bình hồ lô, bìnhnày tích sinh khí của trời và đất để làm tăng sức mạnh cho con người Phía cao củacổng, dưới tầng mái trên, một tấm bảng trắng có ghi ba chữ Hán màu đỏ "Kim SơnTự" Hai vòng tròn hai bên là thờ ông Nhật và bà Nguyệt – Tượng trưng cho trời
và đất, là sự hài hòa âm dương trong vũ trụ Phía dưới tầng mái dưới cũng có mộttấm biển đá xanh đề bốn chữ Hán màu đỏ "Hội quán Phúc Kiến" Có 3 lối đi vàotheo kiểu ” nam tả, nữ hữu”, 3 lối đi còn có ý nghĩa là “ Thiên, Địa, Nhân” cánhcửa ở giữa rất ít khi được mở ra, nó chỉ được mở vào những ngày lễ lớn, ma chay,cưới hỏi…Bởi vì theo quan niệm người xưa, nếu cổng chính giữa mở ra thì nhữngsinh khí xấu sẽ đi vào bên trong Phía tước cổng là hai con lân đá và các cụm hònnam bộ với hình tượng cá chép hóa rồng, phiên bản thu nhỏ Vạn Lý TrườngThành, cùng tượng Long-Lân-Quy-Phụng Hai bức tường hai bên cổng tam quanngăn cách sân trong của hội quán với một sân bên ngoài