Đề tài “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp” pot

47 720 1
Đề tài “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp” pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đ ề tài “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp” MỤC LỤC ĐỀ TÀI 1 “TIỀM NĂNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG Ở KHU ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP” 1 MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1.Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Kết cấu của chuyên đề 6 CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG 7 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 7 1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch bền vững 7 1.1.2. Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững 9 1.1.2.1. Hệ sinh thái 10 1.1.2.2. Hiệu quả 10 1.1.2.3. Công bằng 10 1.1.2.4. Bản sắc văn hóa 10 1.1.2.5. Cộng đồng 10 1.1.2.6. Cân bằng 11 1.1.2.7. Phát triển 11 1.2. TÍNH TẤT YẾU VÀ LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 11 1.2.1. Tính tất yếu 11 1.2.2. Lợi ích của việc phát triển du lịch bền vững 12 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH BỀN VỮNG 12 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở KHU PHỐ CỔ HỘI AN 14 2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG NAM VÀ Ở KHU PHỐ CỔ HỘI AN 14 2.1.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam 14 2.1.2. Tình hình phát triển du lịch ở khu đô thị cổ Hội An 15 2.1.2.1. Doanh thu du lịch 16 2.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HỘI AN 17 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 17 2.2.2. Di sản vật thể 18 2.2.2.1 Nhà ở 19 2.2.3. Di sản phi vật thể 22 2.2.3.1. Mối quan hệ tộc – họ và làng xóm 22 2.2.3.2. Tín ngưỡng và tôn giáo 23 2.2.3.3. Lễ tiết, lễ lệ và lễ hội 23 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HỘI AN 25 2.3.1. Công tác bảo tồn di sản văn hóa thế giới tại khu đô thị cổ Hội An 25 2.3.2. Đầu tư và tái đầu tư trong việc bảo tồn các di tích ở khu phố cổ Hội An 29 2.3.3. Tái sử dụng hợp lý các di sản vật thể 30 2.3.4. Bảo tồn di sản phi vật thể 31 2.4. DU LỊCH BỀN VỮNG Ở KHU ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN VÀ CÁC YẾU TỐ CHỈ THỊ 32 2.4.1. Kinh doanh bán lẻ và các dịch vụ du lịch 32 2.4.2. Việc làm 32 2.4.3. Mức thu nhập 33 2.4.4. Giá sinh hoạt 33 2.4.5. Sở hữu tài sản và sử dụng đất 34 2.4.6.Phong tục tập quán và tín ngưỡng, đời sống văn hóa 34 2.4.7. Tính chân xác 35 2.4.8. Luật lệ và trật tự 36 2.4.9. Môi trường 36 2.4.10. Xây dựng và tiêu thụ nguồn tài nguyên 38 CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG Ở KHU ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN 39 3.1. GIẢI PHÁP 39 3.1.1. Tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo để đáp ứng yêu cầu của phát triển hiện tại 39 3.1.2. Phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng 39 3.1.3. Thông tin tuyên truyền cho phát triển du lịch bền vững 40 3.1.4. Các giải pháp tổ chức, khai thác, phát triển du lịch 42 3.1.5. Tổ chức khai thác có hiệu quả các khu du lịch 43 KẾT LUẬN 46 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Du lịch không những mang đến nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế đặc biệt là cho quá trình phát triển của một đất nước. Nó có thể tạo ra nguồn thu nhập và việc làm đáng kể thông qua việc phát triển các nguồn lực văn hóa và thiên nhiên. Nó cũng giúp cho người dân địa phương có cơ hội bày tỏ niềm tự hào về nền văn hóa đặc sắc của mình, từ đó tạo đòn bẩy để phục hồi các giá trị truyền thống và đời sống văn hóa đang dần mai một. Du lịch cũng tạo ra sự giao lưu giữa con người của nhiều dân tộc, nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hóa khác nhau từ đó giúp nuôi dưỡng sự đối thoại giữa các nền văn hóa và khuyến khích sự sáng tạo, đa dạng về văn hóa. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể gây ra những tác hại đối với văn hóa và môi trường nếu không có sự quản lý đúng đắn. Trong sự phát triển ồ ạt của ngành du lịch địa phương, các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thường đầu tư vào số lượng một cách ồ ạt nhằm phát huy giá trị của một khu di sản tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến công tác ngăn ngừa sự xuống cấp của các phương diện văn hóa, thiên nhiên và xã hội do ngành du lịch thiếu đi sự kiểm soát mang lại. Các cấp chính quyền địa phương, ngành du lịch, các nhà đầu tư và phát triển, các nhà quản lý di sản và các thành viên cộng đồng dân cư cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng các chính sách nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của ngành du lịch đến văn hóa và môi trường của nơi sở tại. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu như tất cả các nhà quản lý có sự am hiểu nhất định về sự tác động qua lại giữa ngành du lịch, sự phát triển và các nguồn di sản. Là một di sản thế giới - Đô thị cổ Hội An – quần thể di tích kiến trúc hội tụ đủ các yếu tố văn hóa nổi trội của một thương cảng sầm uất của một thời kì phát triển rực rỡ trong quá khứ. Nơi đây có đông đảo cư dân đang sinh sống trên một nền tảng văn hóa, truyền thống xưa. Tuy việc bảo tồn di sản đã đạt được một số thành quả nhất định nhưng nó cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn từ sự phát triển kinh tế, xã hội, con người trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Đề tài : “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp” nhằm giới thiệu những tiềm năng và thế mạnh cũng như những thiếu sót, những áp lực, cảnh báo nguy cơ và đưa ra những biện pháp cơ bản nhằm “bảo tồn vững chắc, phát huy bền vững” di sản văn hóa thế giới này nói riêng cũng như du lịch bền vững ở Việt Nam nói chung. 2. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chủ đề chính là việc tìm ra và đưa ra những đề xuất hợp lí cũng như các phương pháp, phương án nhằm phát triển hoạt động du lịch mà vẫn giữ nguyên vẹn các tài nguyên hình thành nên hoạt động du lịch và thiết lập nên các mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác có liên quan. Khai thác du lịch sao cho có hiệu quả cao nhất và phát triển bền vững cho khu, điểm du lịch tại khu đô thị cổ Hội An- Quảng Nam. 2.2. Ý nghĩa Trong thực trạng phát triển du lịch ở khu đô thị cổ Hội An với tốc độ phát triển khá nhanh cả về số lượng khách cũng như nâng cao chất lượng điểm đến. Tuy nhiên việc phát triển ấy lại nhỏ lẻ mạnh ai nấy làm và thiếu đi sự quản lý đồng bộ của các cấp quản lý và việc phát triển vẫn còn là với mục đích thương mại là chủ yếu, việc phát triển du lịch còn gây xâm hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa, còn nhiều điều chưa hợp lý đối với kinh tế xã hội. Việc phát triển du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An chính là việc lập nên một kế hoạch hoàn chỉnh và tối ưu nhất cho việc phát triển du lịch đi đôi với phát triển kinh tế địa phương đem lại hiệu quả lâu dài cho địa phương trong hiện tại cũng như tương lai sau này mà gây ảnh hưởng ít đối với môi trường tự nhiên và nền văn hóa bản địa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng của đề tài trên là tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về tình hình hoạt động phát triển du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An. • Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi của các nhân tố tác động đến hoạt động du lịch bền vững của khu đô thị cổ Hội An. Đó là tài nguyên du lịch, các ngành có liên quan trong mối quan hệ phát triển du lịch bền vững. Đồng thời cũng đưa ra thực trạng cũng như những định hướng hợp lý cho sự phát triển du lịch của khu đô thị cổ Hội An trong tương lai. - Không gian: Trên địa bàn thành phố Hội An 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của chuyên đề Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần chính sau: Chương I : Những lý luận cơ bản về du lịch bền vững Đưa ra cơ sở lý thuyết về du lịch bền vững cũng như các đặc điểm, nguyên tắc, các phương pháp đánh giá trong du lịch bền vững, cũng như đưa ra các điều kiện để phát triển du lịch cũng như du lịch bền vững. Chương II Thực trạng các điều kiện để phát triển du lịch bền vững ở khu phố cổ Hội An. Đưa ra một cái nhìn tổng quát về du lịch tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu đô thị cổ Hội An nói riêng, cũng như những điều kiện phát triển du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An. Chương III Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu phố cổ Hội An Một số giải pháp cụ thể để khu đô thị cổ Hội An có thể phát triển bền vững hơn trong hiện tại cũng như trong tương lai. CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm và các yêu cầu của phát triển du lịch bền vững. 1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch bền vững. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch: Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization) thì “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”. Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì : “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt các mối quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. Trong pháp lệnh của du lịch Việt Nam tại diều 10 thuật ngữ du lịch được hiểu như sau: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Về sự bền vững được ủy ban Thế giới về phát triển môi trường định nghĩa như là “Sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Liên Hiệp Quốc, 1984). Hơn nữa phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên (APEC, 1996) Định nghĩa phát triển du lịch bền vững được hiểu như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được mục đích lâu dài do các hoạt động du lịch mang lại”. Theo World Conservation Union, 1996 Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và trong hiện tại) theo các khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương đó. Phát triển du lịch bền vững cũng chính là sự đáp ứng đầy đủ, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch trong thời điểm hiện tại đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai. Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hóa, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống. Phát triển du lịch bền vững là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thành nên ngành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hóa của du lịch. Quá trình phát triển du lịch bền vững phải có sự kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Việc phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố sau: - Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa. - Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài - Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo. 1.1.2. Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững Việc phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa các yêu cầu sau: 1.1.2.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, cây xanh), bảo vệ sự ổn định và đa dạng sinh học của các loài và của cả hệ sinh thái. Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Do điều kiện môi trường thay đổi theo thời gian và không gian nên các hoạt động du lịch cũng phải có sự phát triển phù hợp với điều kiện môi trường mỗi vùng khác nhau. 1.1.2.2. Hiệu quả Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân và xã hội thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc đó cũng có nghĩa là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch. 1.1.2.3. Công bằng Công bằng đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người với thiên nhiên. 1.1.2.4. Bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa được đề cập trong hoạt động du lịch bền vững là việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua các chính sách du lịch văn hóa. 1.1.2.5. Cộng đồng Cộng đồng đề cập đến vấn đề tham gia của cư dân địa phương vào quá trình phát triển du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tư trong kinh doanh du lịch cũng như trong việc thúc đấy các hoạt động của các ngành có liên quan như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ… [...]... diễn trở nên hào hứng, phấn khích trong sự tham gia cổ vũ của người xem Với sự đa dạng và phong phú của các di tích vật thể và phi vật thể và cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên ta thấy được tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Hội An là rất lớn 2.3 Thực trạng hoạt động du lịch bền vững ở Hội An 2.3.1 Công tác bảo tồn di sản văn hóa thế giới tại khu đô thị cổ Hội An 2.3.1.1 Khoanh vùng... kinh tế chính ở Hội An Nguồn: phòng thống kê Hội An 2.2 Những điều kiện để phát triển hoạt động du lịch bền vững ở Hội An 2.2.1 Tài nguyên thiên nhiên Hội An nằm ở bờ Bắc sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, trên bờ biển Nam Trung Bộ của Việt Nam Khu đô thị cổ Hội An cách về phía Tây Bắc của thành phố Tam Kì chừng 50 km và về phía Đông Đà Nẵng khoảng 30 km Nằm ở vùng cửa sông Thu Bồn, Hội An có mạng lưới đường... tư và tái đầu tư trong việc bảo tồn các di tích ở khu phố cổ Hội An Chính quyền địa phương đã đề ra kế hoạch thu phí tham quan từ khách du lịch để đóng góp vào nguồn quỹ quản lý, bảo tồn di tích ở Hội An Những nguồn quỹ này cũng được sử dụng vào việc tái đầu tư các dịch vụ công cộng và du lịch và nhằm bảo tồn các di sản vật thể ở khu phố cổ Hội An Năm 2007, tổng nguồn doanh thu từ nguồn phí tham quan... làm phục hồi một số làng nghề một cách có hiệu quả 2.4 Du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và các yếu tố chỉ thị 2.4.1 Kinh doanh bán lẻ và các dịch vụ du lịch Việc kinh doanh hàng hóa cho khách du lịch chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu từ ngành du lịch (khoảng 10,5% trong năm 2007) Việc kinh doanh buôn bán chủ yếu tập trung vào các con đường chính như Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Thái... dân cư với 2800 người Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy Hội An không những có lợi thế cho việc phát triển du lịch sinh thái mà còn có tiềm năng để phát triển du lịch bền vững không những gắn liền với khu đô thị cổ mà còn gắn liền với thiên nhiên và cộng đồng dân cư 2.2.2 Di sản vật thể Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có một chiều dài lịch sử bốn trăm năm mươi năm,... tích Hội An Trong số 1.254 di tích được phân loại ở Hội An, có 1.049 di tích thuộc sở hữu tư nhân và 205 di tích thuộc sở hữu nhà nước Vào năm 2003 một di tích ở Hội An đã bị sập liên quan đến vấn đề này chính quyền địa phương đã chỉ đạo cho trung tâm quản lý và bảo tồn di tích ở Hội An thực hiện một cuộc điều tra toàn diện các di tích ở Hội An và đã lập dự án tu bổ và bảo tồn cho 30 di tích nhà nước và. .. xem là ưu tiên • Đề cao văn hóa bản địa cũng như giữ nguyên vẹn được những phong tục tập quán, lối sống cũng như sinh hoạt • Đem lại lợi tức đáng kể cho địa phương cũng như phục vụ cho việc bảo tồn tốt hơn Chương II Thực trạng các điều kiện để phát triển du lịch bền vững ở khu phố cổ Hội An 2.1 Tình hình phát triển du lịch ở Quảng Nam và ở khu phố cổ Hội An 2.1.1 Tình hình phát triển du lịch của tỉnh... cho hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa ở khu phố cổ Hội An, 25% còn lại được sử dụng vào các hoạt động của văn phòng hướng dẫn tham quan và chi lợi tức cho các chủ di tích Nguồn doanh thu này chính là một nguồn tài chính rất quan trọng đối với hoạt động bảo tồn các di sản ở khu phố cổ Hội An Mặt khác tùy theo quy mô, cấp độ bảo tồn và giá trị kiến trúc của từng di tích mà nhà nước sẽ thanh toán cho... (cho thuê) Buôn bán và ở (cho thuê) ủy ban nhân dân phường Minh An Văn phòng du lịch Hội An Nhà ở cho học sinh xã Tân Hiệp Dịch vụ văn hóa Quán café và cửa hàng lưu niệm Văn phong tư vấn thông tin DS Xưởng mộc mỹ nghệ - lưu niệm Ở và cửa hiệu (cho thuê) Ở và cửa hiệu (cho thuê) Ở và cửa hiệu (cho thuê) Ở và cửa hiệu (cho thuê) Công an phường Minh An Văn phòng thương mại (cho thuê) Ở và cửa hiệu (cho thuê)... www.quangnamtourism.vn Đến với du lịch Quảng Nam hiện nay ta sẽ được chứng kiến nhiều loại hình du lịch rất đặc sắc, mang đậm bản chất văn hóa địa phương, ẩm thực đa dạng, con người lại hiếu khách và rất thân thiện 2.1.2 Tình hình phát triển du lịch ở khu đô thị cổ Hội An Kể từ năm 1997 đến nay, lượng khách nội địa và quốc tế đến Hội An ngày càng tăng nhanh, đặc biệt kể từ khi Hội An chính thức trở thành . Đ ề tài “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp” MỤC LỤC ĐỀ TÀI 1 “TIỀM NĂNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG Ở KHU ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP”. triển du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An. • Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi của các nhân tố tác động đến hoạt động du lịch bền vững của khu đô thị cổ Hội An. . xã hội, con người trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Đề tài : “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp” nhằm giới thiệu những tiềm năng và

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề tài

  • “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp”

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Kết cấu của chuyên đề

    • CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG

      • 1.1. Khái niệm và các yêu cầu của phát triển du lịch bền vững.

        • 1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch bền vững.

        • 1.1.2. Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững

        • 1.1.2.1. Hệ sinh thái

        • 1.1.2.2. Hiệu quả

        • 1.1.2.3. Công bằng

        • 1.1.2.4. Bản sắc văn hóa

        • 1.1.2.5. Cộng đồng

        • 1.1.2.6. Cân bằng

        • 1.1.2.7. Phát triển

        • 1.2. Tính tất yếu và lợi ích của phát triển du lịch bền vững

          • 1.2.1. Tính tất yếu

          • 1.2.2. Lợi ích của việc phát triển du lịch bền vững

          • 1.3. Đặc điểm của du lịch bền vững

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan