Tín ngưỡng trong phạm vi gia đình và dòng họ

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ cổ hội AN QUẢNG NAM (Trang 68 - 70)

Cũng như mọi gia đình ở Việt Nam, ở Hội An ý thức kính trọng ông bà tổ tiên luôn được đề cao, thờ phụng bên cạnhtín ngưỡng thờ thần, phật… Và bàn thờ gia đình cũng được xem là một trong những chuẩn mực đánh giá gia phong, nề nếp của một gia đình,tộc họ. Về cơ bản tín ngưỡng thờ phụng trong gia đình và dòng họ ở Hội An bao gồm:

*Bàn thờ tổ tiên:

Đây là bàn thờ tổ tiên, người thân trong gia đình. Theo đúng quy cách bày biện, bàn thờ phải có 3 lớp:

+Giữa là nơi bình thường thì đặt khay trà, ve rượu, bình hoa… Là nơi đặt lễ vật khi cúng tế.

+Lớp ngoài cùng là nơi đặt bát hương chung (hội đồng), lư, đèn, ly/chén để đựng nước,rượu khi cúng.

Hằng năm vào các ngày Tết Đoan Ngọ(5/5 âm lịch), Tết Nguyên Đán, các ngày rằm (15 âm lịch), mùng 1 âm lịch hang tháng đều có lễ hương, trái cây dâng lên ông bà tổ tiên. Đặc biệt vào ngày giỗ của ông bà thì đều có dâng cúng lễ vật,cơm. Ngoài lễ vật chính dâng ông bà, còn phải chuẩn bị lễ vật gồm: cháo gạo trắng nấu loãng múc vào bát để nhiều muỗng xung quanh còn có thêm đĩa muối, gạo trắng, bột nổ, giấy áo, tiền…để cấp phát cho cô hồn. Và phải cúng ở ngoài trước xong rồi cúng trong nhà. Vì theo quan niệm cho rằng nếu không cúng ở ngoài trước thì cô hồn sẽ bu bám, níu kéo ông bà không thể vào trong nhà để hưởng lễ vật của con cháu.

*Khám thờ thần thánh

Các vị thần mà dân gian Việt Nam cũng như dân gian ở Hội An thờ phụng nhìn chung đều chịu ảnh hưởng từ điển lễ của Trung Hoa cổ đạ có tục thờ Ngũ tự gia đường. Theo quan niệm ở đây, nước có vua nhà có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ tự gia đường. Phần đông ý kiến cho rằng Ngũ tự gia đường là năm vị thần trong coi cai quản và sắp đặt vận mệnh cho một gia đình, gồm thần Bếp, thần Giếng, thần Cổng, Tiên sư bổn mạng và Cửu thiên huyền. Với một số ít người Hoa, Ngũ tự gia đường gồm năm vị thần Táo quân, Môn thần, Hộ thần, Tỉnh thần và Trung Lưu thần. Khám thờ Ngũ tự gia đường được đặt trang trọng ngay giữa nhà, trên bàn thờ gia tiên.[86] Thực tế, trong các ngôi nhà ở Hội An, ngoài khám thờ chung, mỗi vị thần trong Ngũ tự gia đường lại có nơi thắp hương riêng, như thần Táo được thờ ở bếp, thần Cổng được thắp nhang nơi cổng, thần Giếng có ban thờ gần giếng... Đặc biệt, trong các gia đình người Hoa, thay vì thờ Táo Quân trong bếp, họ lại đặt khám thờ Táo Quân ở không gian sân trời, bên cạnh khám thờ thần Thiên quan tứ phước.

I.2 Tín ngưỡng tôn giáo

Mãi những năm đầu của thế kỉ XX, tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng cư dân Hội An vẫn với hai tôn giáo lớn là: Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

1. Tín ngưỡng Phật giáo.

Nhìn chung, trong lịch sử hình thành và phát triển của cư dân Hội An, Phật giáo đã có ảnh hưởng rất sâu đậm và tích cực đến nhiều mặt đời sống xã hội, đến nếp sống, cách ứng xử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng nơi đây và góp

phần tạo nên những đặc trưng văn hóa của cộng đồng cư dân Hội An. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử Phật giáo đã có sự chuyển hóa mạnh mẽ từ yếu tố Trung Quốc sanh màu sắc dân tộc. Người Hội An vốn hiền hòa bình dị, họ ăn chay niệm Phật, đến chùa lễ bái cầu nguyện cho con người phàm tục, cầu nguyện cho tổ tiên được siêu thoát ở thế giới bên kia. Nhiều gia đình ở Hội An không theo Phật giáo những vẫn thờ Phật và ăn chay. Những vị phật được thờ chủ yếu là Phật Bà Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni, một số gia đình còn thờ Tam thế phật, gồm Thích Ca Mâu Ni và hai vị Quân Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát. Trong mỗi nhà, khám thờ Phật được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia tiên một bậc. Thậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ Phật và làm nơi tụng niệm.

2. Thiên Chúa giáo

So với Phật giáo, quá trình xâm nhập và phát triển của Thiên Chúa giáo vào Hội An nói riêng,Việt Nam nói chung rất muộn màng và gặp rất nhiều trở ngại, khó khan. Bởi trước hết nó là tín ngưỡng của người phương Tây và sự xâm nhập cùa nó có nguy cơ dẫn đến mất nước. Hơn nữa, ở đây có sự khác biệt sâu sắc giữa tín ngưỡng tôn giáo, nếp sống văn hóa, ý thức hệ của người Việt Nam đối với tôn giáo này. Mãi đến năm 1615,hai giáo sĩ người Ý và người Bồ Đào Nha vào Hội An truyền bá đạo Thiên Chúa cùng với điều kiện thuận lợi của Hội An thì đạo Thiên Chúa mới được truyền bá vào Việt Nam. Do đặc thù của Thiên Chúa giáo quy định,cộng đồng bà Thiên Chúa giáo ở Hội An luôn chăm lo củng cố gia đình với những quan niệm: gia đình là hội thánh tại gia và là đơn vị cơ bản của hội thánh. Cộng đồng bà con theo Thiên Chúa giáo ở Hội An đã tạo thành một lối sống đạo nhưng hòa nhập, gắn bó và tạo nên nét đặc trưng văn hóa của khối cộng đồng cư dân Hội An.

Nguồn tham khảo sách “Cư dân Faifo-Hội An trong lịch sử” của Hội văn hóa dân gian Việt Nam tác giả Nguyễn Chí Trung, do nxb Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản.

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ cổ hội AN QUẢNG NAM (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w