1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI 2 rủi RO KIỂM TOÁN và HOẠT ĐỘNG LIÊN tục

34 787 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 585 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1: RỦI RO KIỂM TOÁN21.1. Các khái niệm về rủi ro kiểm toán.21.2. Các loại rủi ro kiểm toán21.2.1 Rủi ro tiềm tàng ( Inherent Risk IR )21.2.2. Rủi ro kiểm soát (control RiskCK)41.2.3 Rủi ro phát hiện (Detection RiskDR)71.3. Đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ91.3.1 Nhận diện rủi ro91.3.2 Đánh giá rủi ro111.3.3 Tư vấn DN quản lý rủi ro131.4. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro151.5. Mô hình rủi ro kiểm toán:161.6. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán171.6.1 Khái niệm trọng yếu.171.6.2 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro.18CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC TRONG KIỂM TOÁN202.1 Khái Niệm Về Hoạt Động Liên Tục Trong Kiểm Toán202.2. Các dấu hiệu ảnh hưởng đến hoạt động liên tục202.2.1 Các dấu hiệu về mặt tài chính202.2.2. Các dấu hiệu về hoạt động liên tục.212.2.3 Các dấu hiệu khác212.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán222.2.1 Các nguyên tắc hoạt động liên tục222.2.2 Nội Dung Các Nguyên Tắc Hoạt Động Liên Tục Và Ảnh Hưởng Đến Thủ Tục Kiểm Toán23CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN28KẾT LUẬN30 LỜI MỞ ĐẦUNgày 7112006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Có thể nói đây là mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trong tiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh sự kiện này, sự phát triển, mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt Nam, đồng thời thì việc phải đối mặt với những rủi ro thách thức là điều không thể tránh khỏi. Sự hình thành và lớn mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro tạo nên nhiều kênh thông tin tài chính khác nhau. Những người sử dụng thông tin tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế ngày càng nhiều và đa dạng. Yêu cầu về tính chính xác và kịp thời của những thông tin tài chính cũng ngày càng tăng. Trong xu thế phát triển tất yếu đó có thể nói rằng, dịch vụ kiểm toán là dịch vụ có uy tín nhất trong việc thẩm định thông tin tài chính doanh nghiệp. Những người quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùng trong việc thẩm định, xác minh tính trung thực , hợp lý của các báo cáo tài chính.Bất cứ ngành nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro, không mong muốn. Hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Rủi ro mà các công ty kiểm toán phải đối mặt trong khi kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng là yếu tố cần xem xét trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào. Hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản trong kế toán, và đồng thời quan trọng trong lĩnh vực kiểm toán,. Trong thực tế, hằng năm đều có một số chấm dứt hoạt động vì những lý do khác nhau như phá sản, hết hạn hoạt động. vì vậy chuẩn mực kế toán ban hành nguyên tắc hoạt động liên tục như một trong những hoạt động liên tục.Nắm bắt được tầm quan trọng và dưới sự hướng dẫn của cô giáo hạnh nên chúng em chọn đề tài : “ Rủi ro kiểm toán và hoạt động liên tục “Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận , chúng em không thể tránh khỏi những thiếu xót mong cô và các bạn đóng góp ý kiến cho chúng em.Chúng em xin chân thành cảm ơnCHƯƠNG 1: RỦI RO KIỂM TOÁN1.1. Các khái niệm về rủi ro kiểm toán.Theo VAS 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, thì “rủi ro kiểm toán là ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp, khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”.Như vậy, khái niệm rủi ro kiểm toán cho rằng rủi ro kiểm toán là rủi ro của kiểm toán viên công bố ý kiến chấp nhận toàn phần đối với các báo cáo tài chính được trình bày có sai sót trọng yếu. Điều này sảy ra khi hai sự kiện độc lập diễn ra: một là trình bày sai lệch trọng yếu xảy ra trong quá trình ghi chép và lập báo cáo tài chính, hai là kiểm soát viên thất bại trong việc phát hiện ra sự trình bày thông tin sai lệch này.Đối với việc trình bày sai lệch trọng yếu sảy ra trong quá trình ghi chép và lập báo cáo tài chính thuộc loại rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát. Kiểm soát viên thất bại trong việc phát hiện ra sự trình bày thông tin sai lệch này là rủi ro phát hiện.1.2. Các loại rủi ro kiểm toánCó 3 loại rủi ro kiểm toán : Rủi ro tiềm tàng. Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA

- -BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 1

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN

1 Nguyễn Thị Phương Phú 11010543 Nhóm trưởng

2 Lê Thị Hải Yến 11011203

3 Lê Thị Thùy Dương 11021523

4 Vũ Thị Phương 11011823

5 Lê Thị Duyên 11015153

6 Nguyễn Thị Hương 11027993

7 Lê Thị Thu 11024913

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2014

Giảng viên

Trang 4

MỤC LỤC

_Toc400754717

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: RỦI RO KIỂM TOÁN 2

1.1 Các khái niệm về rủi ro kiểm toán 2

1.2 Các loại rủi ro kiểm toán 2

1.2.1 Rủi ro tiềm tàng ( Inherent Risk- IR ) 2

1.2.2 Rủi ro kiểm soát (control Risk-CK) 4

1.2.3 Rủi ro phát hiện (Detection Risk-DR) 7

1.3 Đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ 9

1.3.1 Nhận diện rủi ro 9

1.3.2 Đánh giá rủi ro 11

1.3.3 Tư vấn DN quản lý rủi ro 13

1.4 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 15

1.5 Mô hình rủi ro kiểm toán: 16

1.6 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán 17

1.6.1 Khái niệm trọng yếu 17

1.6.2 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro 18

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC TRONG KIỂM TOÁN 20

2.1 Khái Niệm Về Hoạt Động Liên Tục Trong Kiểm Toán 20

2.2 Các dấu hiệu ảnh hưởng đến hoạt động liên tục 20

2.2.1 Các dấu hiệu về mặt tài chính 20

2.2.2 Các dấu hiệu về hoạt động liên tục 21

2.2.3 Các dấu hiệu khác 21

2.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán 22

2.2.1 Các nguyên tắc hoạt động liên tục 22

2.2.2 Nội Dung Các Nguyên Tắc Hoạt Động Liên Tục Và Ảnh Hưởng Đến Thủ Tục Kiểm Toán 23

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN 28

KẾT LUẬN 30

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thươngmại thế giới WTO Có thể nói đây là mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trong tiến trìnhphát triển nền kinh tế của Việt Nam Bên cạnh sự kiện này, sự phát triển, mở rộng theohướng đa dạng hóa, đa phương hóa của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hộilớn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt Nam, đồng thời thì việc phải đối mặt vớinhững rủi ro thách thức là điều không thể tránh khỏi Sự hình thành và lớn mạnh củacác doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một môi trường kinh doanh nhiều rủi rotạo nên nhiều kênh thông tin tài chính khác nhau Những người sử dụng thông tin tàichính để đánh giá tình hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế ngày càng nhiều và đadạng Yêu cầu về tính chính xác và kịp thời của những thông tin tài chính cũng ngàycàng tăng Trong xu thế phát triển tất yếu đó có thể nói rằng, dịch vụ kiểm toán là dịch

vụ có uy tín nhất trong việc thẩm định thông tin tài chính doanh nghiệp Những ngườiquan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuốicùng trong việc thẩm định, xác minh tính trung thực , hợp lý của các báo cáo tài chính.Bất cứ ngành nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro, không mong muốn Hoạtđộng trong lĩnh vực kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó Rủi ro mà các công

ty kiểm toán phải đối mặt trong khi kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nóiriêng là yếu tố cần xem xét trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào

Hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản trong kế toán, và đồng thời quantrọng trong lĩnh vực kiểm toán, Trong thực tế, hằng năm đều có một số chấm dứt hoạtđộng vì những lý do khác nhau như phá sản, hết hạn hoạt động vì vậy chuẩn mực kếtoán ban hành nguyên tắc hoạt động liên tục như một trong những hoạt động liên tục.Nắm bắt được tầm quan trọng và dưới sự hướng dẫn của cô giáo hạnh nên chúng

em chọn đề tài : “ Rủi ro kiểm toán và hoạt động liên tục “

Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận , chúng em không thể tránh khỏi nhữngthiếu xót mong cô và các bạn đóng góp ý kiến cho chúng em

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG 1: RỦI RO KIỂM TOÁN 1.1 Các khái niệm về rủi ro kiểm toán.

Theo VAS 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, thì “rủi ro kiểm toán là ro

do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp, khibáo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”

Như vậy, khái niệm rủi ro kiểm toán cho rằng rủi ro kiểm toán là rủi ro của kiểmtoán viên công bố ý kiến chấp nhận toàn phần đối với các báo cáo tài chính được trìnhbày có sai sót trọng yếu Điều này sảy ra khi hai sự kiện độc lập diễn ra: một là trìnhbày sai lệch trọng yếu xảy ra trong quá trình ghi chép và lập báo cáo tài chính, hai làkiểm soát viên thất bại trong việc phát hiện ra sự trình bày thông tin sai lệch này.Đối với việc trình bày sai lệch trọng yếu sảy ra trong quá trình ghi chép và lậpbáo cáo tài chính thuộc loại rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát Kiểm soát viên thấtbại trong việc phát hiện ra sự trình bày thông tin sai lệch này là rủi ro phát hiện

1.2 Các loại rủi ro kiểm toán

Có 3 loại rủi ro kiểm toán :

Ở mỗi doanh nghiệp, mỗi loại hình kinh doanh và tính chất ngành nghề khácnhau thì rủi ro tiềm tàng khác nhau.Việc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng có vai tròrất quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán Trên cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng,giúp cho kiểm soát viên lựa chọn các phương pháp (thủ tục) thích hợp, khối lượngcông việc, thời gian nhân sự và chi phí kiểm soát cần thiết

b) Cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng.

Kiểm soát viên phải dụa vào việc xem xét đoán chuyên môn của mình để đánh

Trang 7

giá rủi ro tiềm tàng trên những nhân tố chủ yếu sau:

+ Trên phương diện báo cáo tài chính:

Sự liêm khiết, kinh nghiệm hiểu biết của ban giám đốc cũng như sự thay đổithành phần ban quản lý xảy ra trong niên đọ kế toán

Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kếtoán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có ) của họ

Những áp lực bất thường đối với ban giám đốc, đối với kế toán trưởng, nhất ìanhững hoàn cảnh thúc đẩy ban giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày báo các tàichính không chung thực

Đặc điểm hoạt động của đơn vị như: quy trình công nghệ, cơ cấu vốn các đơn vịphụ thuộc phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của đơn v, như: các biiens động về kinh tế,

về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mư, thị trường bán và sự thay đổi của hệ thống

kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị

+ Trên phương điện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ:

Báo các tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: bá cáo tài chính có nhữngđiều chỉnh lien quan đến niên đọ trước, báo các tài chính có nhiều ướ tính kế toán,hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán

Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế như:

số dư các tài khoản dự phòng nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát sinh sau ghi nhậnban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá tài sản cố định…

Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản như: phát sinh nhiều nghiệ vụ thu, tiềnmặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn thời gian thanh toán dài

Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiên quan trọng đỏi hỏi phải có ý kiếncủa chuyên gia như: sảy ra kiện tụng hoăc trộm cắp…

Việc ghi chếp các nghiệp vụ bất thường và phức tạp đặc biệt là gần thời điểm kếtthúc niên độ

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác

c) Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào các nhân tố sau:

Đặc điểm hình thành kinh doanh (loại sản phẩm và dịch vụ, môi trường kinh tế,chính sách nhà nước…);

Trang 8

Bản chất của cá bộ phận, khoản mục, nghiệp vụ được kiểm toán trong báo cáo tàichính;

Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị (múc hiệu quả và tính chấtphức tạp của hệ thống điện toán, bản chất và phương pháp kế toán đang áp dụng, trình

độ nhân viên…);

d) Nguồn thông tin đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Kết quả các cuộc kiểm toán những năm trước, thu thập các thông tin thông quabáo chí, khảo sát thực tế trước khi tiến hành kiểm toán

e) Trình tự phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng

f, Ý nghĩa của việc nghiên cứu rủi ro tiềm tàng:

Việc nghiên cứu, phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa rất quan trọngtrong quá trình lập kế hoạch kiểm toán Mức rủi ro tiềm tàng ở mỗi doanh nghiệp màKTV dự kiến cao thấp khác nhau sẽ là căn cứ và là cơ sở để KTV xác định về khốilượng, quy mô, phạm vi công việc kiểm toán cần thực hiện Đây sẽ là căn cứ để KTV

dự kiến biên chế, thời gian, chi phí và các phương tiện cần thiết khác cho một cuộckiểm toán Khi phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng ở một doanh nghiệp mà KTV kiểmtoán đòi hỏi KTV phải có một sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện và đầy đủ về thực trạnghoạt động của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến rủi ro tiềm tàng, cũng như đòihỏi KTV phải có một sự xét đoán nghề nghiệp với những kinh nghiệp khá tốt mới cóthể có được một kết quả sát thực

1.2.2 Rủi ro kiểm soát (control Risk-CK)

BCTC

Trang 9

toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện sửa chữakịp thời” (VAS 400).

Rủi ro kiểm toán cũng như rủi ro tiềm tàng tồn tại khách quan nằm ngay trongdoanh nghiệp không phụ thuộc vào công việc kiểm toán có tiến hành được hay không

b) Các bước tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát:

- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

Là việc đánh giá hiệu quả hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vịtrong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu Rủi ro kiểmsoát thường không hoàn toàn được loại trừ do sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV vàcông ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu chotừng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Lưu giữ tài liệu về đánh giá rủi ro kiểm soát:

+ KTV phải ghi chép, lưu giữ lại trong hồ sơ kiểm toán:

Những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ của đơn vị được kiểm toán

Những nhận xét và đánh giá về rủi ro kiểm soát của KTV Trường hợp rủi rokiểm soát được đánh giá không cao thì KTV cũng phải ghi chép và lưu lại các tài liệulàm cơ sở cho việc đánh giá này

+ KTV có quyền lựa chọn kỹ thuật khác nhau để lưu trữ thông tin liên quan hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

- Thử nghiệm kiểm soát:

Thử nghiệm kiểm soát bao gồm:

Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được bằngchứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soátnội bộ VD: kiểm tra các chứng từ liên quan đến chi phiếu chi tiền có được phê duyệtđầy đủ hay không

Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát củanhững người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm soáthay không

Trang 10

Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ

VD: Kiểm tra lại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lạibiên lai kiểm kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằngchúng có được đơn vị thực hiện hay không

- Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát:

Trước khi rút ra kết luận kiểm toán, KTV phải dựa vào kết quả các thử nghiệm

cơ bản và những bằng chứng kiểm toán khác để khẳng định lại quá trình đánh giá củamình về rủi ro kiểm soát

c) Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát chính là các nhân tố hình thành hệ thống kiểm soát nội bộ:

Môi trường kiểm soát;

Hệ thống kiểm soát;

Các thủ tục kiểm soát;

d) Một số trường hợp có thể dẫn đến rủi ro kiểm soát:

- Tính chất phức tạp và mới của các loại giao dịch;

- Khối lượng, cường độ các loại giao dịch;

- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ (cơ cấu tổ chức, tính thích hợp và hiệu quả,nhân sự)

- Quan điểm nhận thức, hành động của nhà quản lý về phương thức tổ chức, phânđịnh trách nhiệm quyền hạn của ban giám đốc và các bộ phận…

- Hệ thống máy tính cũng có rủi ro kiểm soát như kế toán viên cố tình nhập liệusai dẫn đến kết quả sai; hoặc sai lầm khi lập trình nên ảnh hưởng dây chuyền đến hệthống…

e) Đánh giá rủi ro kiểm soát:

KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hoặc không cao đối với cơ sở dẫnliệu của BCTC

- KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cao trong các trường hợp:

+ Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ và không hiệuquả

+ KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của

hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

Trang 11

- KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao trong các trường hợp: + KTV có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộđược thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu

+KTV có đầy đủ điều kiện và có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm

cơ sở cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát

f) Ý nghĩa của việc nghiên cứu rủi ro kiểm soát:

Việc nghiên cứu rủi ro kiểm soát giúp cho KTV:

- Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai phạm trọng yếu

- Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yêu cóthể tồn tại trong BCTC

- Xác định, lựa chọn và xây dựng được thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp vềphạm vi, quy mô và thời gian vận dụng các thủ tục kiểm toán

1.2.3 Rủi ro phát hiện (Detection Risk-DR)

a) Khái niệm

Rủi ro phát hiện là “rủi ro mà kiểm soát viên và công ty kiểm soát không pháthiện được các sai sót, sai phạm trọng yếu, làm ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính”(VAS 400)

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ phương pháp kiểm toán của kiểm toán viên;hoặc nếu có kiểm tra 100% cũng có rủi ro phát hiện vì lựa chọn, áp dụng phương phápkhông phù hợp, hoặc giải thchs sai hay nhận định sai về kết quả (như kiểm soát viênthiếu kiểm tra thông tin do các trợ lý thu thập nên tổng hợp và nhận định sai)

b) Đánh giá rủi ro phát hiện:

Mức độ rủi ro phát hiện có liên quan trực tiếp đến thử nghiệm cơ bản của kiểmtoán viên

Kiểm toán viên phải dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện

và giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được

Để giảm rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét:

Nội dung thử nghiệm cơ bản, ví dụ thủ tục thu thập tài liệu, hoặc xác nhận thôngtin từ bên ngoai độc lập với đơn vị có giá trị cao hơn là thu thập tài liệu trong nội bộđơn vị; hoặc kết hợp kết quả kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư với thủ tục phân

Trang 12

tích;

- Lịch trình của thử nghiệm cơ bản, ví dụ thủ tục kiểm tra số dư hàng tồn khocuối năm được thực hiện vào cuối niên độ kế toán có giá trị cao hơn là thực hiện kiểmtra vào một thời điểm khác và phải điều chỉnh;

- Phạm vi thử nghiệm cơ bản, ví dụ xác định cỡ mẫu kiểm tra rộng hơn là hẹp Tuy nhiên, khó có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro phát hiện ngay cả khi kiểm toánviên kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ và số dư tài khoản

Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát làkhác nhau, nhưng kếtquả thu được từ hai loại thử nghiệm này có thể bổ sung cho nhau trong việc thực hiệnđánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Ví dụ: Những sai sót phát hiện đượctrong thử nghiệm cơ bản có thể buộc kiểm toán viên phải xem xét lại đánh giában đầu

về rủi ro kiểm soát

c) Yếu tố ảnh hưởng:

Trong một cuộc kiểm toán, với mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là cốđịnh Nếu rủi ro phát hiện càng tăng, tức là khả năng không phát hiện ra gian lận saisót trọng yếu càng tăng thì rủi ro kiểm toán cũng càng tăng Ngược lại, để hạ thấp rủi

ro kiểm toán, kiểm toán viên thường phải hạ thấp rủi ro phát hiện Để làm được điểunày, kiểm toán viên phải nắm vững được các yếu tố ảnh hưởng đển rủi ro kiểm toán,

đó là :

+ Phạm vi kiểm toán: với tính hiệu quả, khoa học và trình độ kinh nghiệm củakiểm toán viên là cố định Nếu phạm vi kiểm toán càng rộng thì khả năng phát hiệngian lận, sai sót càng tăng lên tức là khả năng không phát hiện ra gian lận sai sót giảm

đi có nghĩa là rủi ro phát hiện giảm và ngược lại

+ Phương pháp kiểm toán: Nếu phương pháp kiểm toán càng khoa học, chặt chẽ

và hiệu quả thì khả năng phát hiện các gian lận, sai sót tăng lên tức là những gian lận,sai sót không phát hiện được sẽ giảm xuống có nghĩa là rủi ro phát hiện giảm và ngượclại

+ Trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.Nếu kiểm toán viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghềnghiệp tốt thì những gian lận, sai sót trọng yếu dễ bị phát hiện Khả năng không pháthiện ra gian lận, sai sót sẽ giảm tức rủi ro phát hiện sẽ giảm

Trang 13

1.3 Đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ

Trong hoạt động SXKD các DN thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro.Những rủi ro này có thể phát sinh do bản thân DN hay từ môi trường kinh tế, chính trị,

xã hội bên ngoài Để hoạt động của đơn vị đạt được hiệu qủa kinh tế cao DN phải quản

lý rủi ro thông qua các công cụ khác nhau, trong đó có kiểm toán nội bộ Bằng việc sửdụng các phương pháp riêng kết hợp với khả năng chuyên môn và địa vị pháp lý nhấtđịnh trong DN, kiểm toán nội bộ nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro ở các mức độ khácnhau, từ đó có những tư vấn hợp lý cho lãnh đạo các cấp trong đơn vị để ra quyết địnhđúng

Mục tiêu hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận Để đạt được mụctiêu này, các DN phải thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) hữuhiệu Nhờ đó các nhà quản trị có thể hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thểxảy ra do hoạt động SXKD gặp những bất trắc khó lường trước, điều hành toàn bộhoạt động SXKD có hiệu quả và đảm bảo tính hệ thống Một trong những bộ phậnquan trọng của HTKSNB là kiểm toán nội bộ (KTNB) Với chức năng '' đánh giá vàcải thiện tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro, kiểm soát và đánh giá'', KTNB có thể giúp

DN thiết lập mục tiêu hoạt động cũng như lập kế hoạch, giám sát quá trình thực hiệncác mục tiêu Với vai trò đó KTNB cần thực hiện đánh giá rủi ro trong hoạt động củaDN

Rủi ro là khả năng xảy ra sự cố bất lợi cho chủ thể, hay có thể hiểu đó là nhữngnguy cơ một hành động hoặc một sự kiện sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến việc đạt đượccác mục tiêu cũng như việc thực hiện thành công những chiến lược kinh doanh củamột tổ chức Khi thực hiện công việc, kiểm toán viên cần phát hiện, xác định phạm vicủa rủi ro để báo cáo cũng như có những đề xuất để đơn vị có thể quản lý được rủi ro.Liên quan tới rủi ro, kiểm toán viên nội bộ cần thực hiện một số công việc:

1.3.1 Nhận diện rủi ro

Rủi ro trong doanh nghiệp thường do các nguyên nhân: mâu thuẫn về mục đíchhoạt động; các chiến lược DN đưa ra cản trở việc thực hiện mục tiêu; các yếu tố bênngoài: chính trị, môi trường – đối thủ cạnh tranh, thay đổi ngành, thay đổi môi trườngpháp lý, thị trường tiền tệ; các yếu tố bên trong: qui trình – hoạt động, xử lý thông tin,công nghệ; thiếu nhân sự chủ chốt, bộ phận quản lý chất lượng yếu, tăng trưởng quá

Trang 14

Nếu xét theo bản chất, rủi ro trong DN gồm:

- Rủi ro kinh doanh: là rủi ro liên quan tới lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật hay đối thủcạnh tranh Loại rủi ro này thường liên quan tới việc tìm kiếm mục tiêu kinh doanh-hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp bên ngoài Những rủi ro có thể có là thông tingiả mạo hoặc quá mức từ nhà cung cấp, thông tin sai hoặc chậm, quan hệ với nhà cungcấp hiện thời không đạt được giá trị tốt nhất,

- Rủi ro tài chính: là rủi ro liên quan tới lãi suất, dòng tiền, tỷ giá hối đoái, tiền, Loại rủi ro này có khả năng phát sinh rất lớn Các rủi ro cơ bản thường xảy ra là: saisót trong quản lý dòng tiền dẫn tới thiếu tiền vào thời điểm cấp bách, tổn thất do tỷ giáhối đoái thay đổi bất thường, lựa chọn sai nguồn tiền cần sử dụng làm tăng chi phí tàichính, giảm sự đầu tư, rủi ro liên quan tới doanh thu, Chẳng hạn rủi ro hối đoái làhoạt động kinh doanh của một công ty bị tác động bởi những thay đổi trong tỷ giá.Loại rủi ro này dễ xảy ra ở các DN xuất nhập khẩu Đối với DN nhập khẩu rủi ro xảy

ra khi ngoại tệ đơn vị phải trả trong tương lai lên giá so với nội tệ, còn với DN xuấtkhẩu sẽ ngược lại khi ngoại tệ sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với nội tệ

- Rủi ro nhân nhượng liên quan tới việc vi phạm pháp luật (Luật Kế toán, chuẩnmực kế toán, ) Chẳng hạn, DN có thể ghi nhận doanh thu sai niên độ: ghi nhậndoanh thu phải trước ngày có tờ khai xuất khẩu nhưng trong thực tế ghi nhận doanhthu sau ngày có tờ khai xuất khẩu Ghi nhận doanh thu không đủ điều kiện của VAS

14 và doanh thu không có thực xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ(khách hàng gia công chế biến) và xây dựng vì thời điểm ghi nhận doanh thu khá phứctạp, tùy theo đặc điểm từng ngành nghề

- Rủi ro điều hành: là những tổn thất về nhân lực chủ chốt, thị trường, độ tin cậyđối với sản phẩm, khách hàng, Chất lượng và số lượng nhân lực trong các DN liênquan đến việc tuyển dụng, đào tạo, chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật Vì vậy

DN có thể gặp các rủi ro: nhân lực thiếu kinh nghiệm, không được đào tạo sâu, chi phícho lao động quá cao, nhân viên tuyển dụng đã có vi phạm pháp luật, trả lương chonhân viên không đúng (quá cao hoặc quá thấp), nhân viên vi phạm nội qui, qui chế, Các quyết định liên quan tới thị trường (chính sách giá, quảng cáo, lựa chọn nhà phânphối ) có thể dẫn tới những rủi ro: do quảng cáo không hợp lý làm mất khách hàng,

Trang 15

chi phí quảng cáo quá cao so với lợi ích đem lại, đơn giá bán xây dựng không hợp lýnên hàng không bán được hoặc doanh thu quá thấp so với chi phí bỏ ra, quyết định nhàphân phối thiếu điều kiện làm ảnh hưởng đến thương hiệu của DN, Lãnh đạo DNphê duyệt hồ sơ quá gấp nên ra quyết định sai lầm

Nếu xét theo mục tiêu kiểm toán, KTNB có thể gặp các loại rủi ro:

- Rủi ro về tính tuân thủ: hoạt động của doanh nghiệp không tuân thủ các quiđịnh của luật pháp, chế độ về tài chính, kế toán, bảo vệ môi trường,

- Rủi ro về tính chính xác: số liệu do kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thiếuchính xác do công việc khó kiểm tra, kiểm soát (xây dựng cơ bản), trình độ cán bộquản lý, kế toán,

- Rủi ro về tính đúng kỳ: việc ghi nhận doanh thu, chi phí của DN không đúng kỳphát sinh thực tế

- Rủi ro về tính hiện hữu: các khoản doanh thu, chi phí thực tế phát sinh nhưngkhông được ghi sổ và cung cấp trong Báo cáo kế toán

- Rủi ro về tính hiệu quả: các khoản chi phí chi ra không hợp lý làm cho hoạtđộng hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả

- Rủi ro về tính trình bày và khai báo: doanh thu, chi phí không được đánh giáđúng, thông tin trình bày trên Báo cáo kế toán không hợp lý

Xét theo nguồn gây ra rủi ro có:

- Rủi ro do qui mô, tính phức tạp của quá trình SXKD của DN (rủi ro tiềm tàng)

- Rủi ro do Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách

1.3.2 Đánh giá rủi ro

Quá trình đánh giá rủi ro cần thực hiện qua các giai đoạn:

Trước hết kiểm toán viên cần căn cứ kế hoạch KTNB năm, yêu cầu của lãnh đạocấp cao trong DN để xác định đối tượng nào sẽ được đưa vào chương trình kiểm toánnày Sau đó kiểm toán viên cần tìm hiểu từng đối tượng kiểm toán cụ thể, xem xét cácnhân tố có khả năng làm tăng rủi ro của DN Công việc này luôn được coi trọng mặc

dù kiểm toán viên là người của DN Lý do là KTV không thể hiểu một cách sâu sắc

Xác định đối tượng

được kiểm toán

(khách hàng)

Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro của từng đối tượng

ro

Trang 16

mọi công việc trong từng hoạt động, từng bộ phận trong DN Trong quá trình tìm hiểuKTV đặt các câu hỏi và tìm đáp án hợp lý nhất:

- Những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của DN

- Lãnh đạo các cấp của DN có chính sách gì trong quản lý, điều hành hoạt độngđơn vị cũng như sự quan tâm tới kết quả kiểm toán nội bộ (trước kia và hiện nay)?

- Trong giai đoạn hiện nay DN có ưu tiên tối đa hóa lợi nhuận không?

- Cơ chế tính tiền lương, thưởng cho người quản lý, viên chức?

- DN có tham gia các hoạt động của cộng đồng không?

- Trưởng các bộ phận kế toán, kinh doanh, có bị áp lực bất thường không?

- Giữa các cán bộ ở các vị trí, bộ phận quan trọng có mối quan hệ họ hàng haytình cảm không?

- Trong vòng 12 tháng trở lại, DN có sản phẩm, dịch vụ mới không?

Trên cơ sở những rủi ro có thể xảy ra, bộ phận KTNB lựa chọn các nhân tố chủyếu và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để làm cơ sở đánh giá Do có thể có nhiều loại rủi ronên kiểm toán viên cần chọn những rủi ro quan trọng nhất đối với các bộ phận trong

DN (5 – 10 loại) để xem xét Công việc này được thực hiện dựa trên kinh nghiệm củakiểm toán viên với các đối tượng được kiểm toán, kết hợp với tham khảo các thông tin

từ người quản lý và các nguồn khác Chẳng hạn, khi kiểm toán hoạt động huy độngvốn của ngân hàng cần xem xét rủi ro về lãi suất, rủi ro môi trường trong nước và thếgiới, rủi ro đạo đức của cán bộ huy động vốn Còn khi kiểm toán quá trình thi công cáccông trình XDCB tại các DN xây lắp cần quan tâm hơn tới rủi ro không tuân thủ cácqui định trong xây dựng, thiết kế, rủi ro do tập hợp chi phí không chính xác và đúng

kỳ, rủi ro về tính hiệu quả sản xuất Trong mọi trường hợp bộ phận KTNB đều xâydựng mô hình đánh giá rủi ro cho từng đối tượng kiểm toán theo mẫu:

BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Bộ phận (hoạt động)

Kiểm toán viên nội bộ chấm điểm về khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng

Trang 17

cho từng bộ phận hoạt động, từng nội dung theo nguyên tắc khả năng rủi ro càng lớnthì điểm càng cao (thang điểm 10/10) Trong đó rủi ro có mức độ nghiêm trọng, khảnăng xảy ra gần như chắc chắn (76 - 100%) có điểm cao nhất từ 8 – 10 điểm, cònnhững rủi ro hiếm khi xảy ra (dưới 5%) có điểm thấp nhất từ 0 đến 2 điểm Sau đókiểm toán viên có thể lập Bảng tổng hợp rủi ro của các đối tượng kiểm toán trong đósắp xếp các bộ phận (hoạt động) theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở tổng điểm rủi ro Nếu cónhững đối tượng cùng điểm thì căn cứ thêm vào các nhân tố khác để xếp hạng.

Các phương pháp đánh giá rủi ro mà KTV nội bộ có thể sử dụng là:

- Phương pháp hồi cố: đánh giá hoạt động đã qua thông qua các bằng chứng cógiá trị (chứng từ, thông tin thứ cấp)

- Phương pháp dự báo: đánh giá tác động tiềm tàng gây ra bởi các tác nhân đangtồn tại và sẽ phát triển trong tương lai

1.3.3 Tư vấn DN quản lý rủi ro

Từ kết quả đánh giá rủi ro, kiểm toán viên có thể tư vấn cho các nhà quản lý DNcác biện pháp quản lý rủi ro theo các hướng:

- Giảm rủi ro bằng cách tăng cường việc sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằmlàm giảm khả năng xuất hiện hoặc sự tác động của rủi ro xuống mức có thể chấp nhận

- Tránh rủi ro bằng việc không tiến hành một số hoạt động

- Chấp nhận rủi ro nếu rủi ro không lớn

- Chuyển giao rủi ro cho tổ chức khác như mua bảo hiểm, góp vốn liên doanh,đấu thầu lại

Ví dụ một DN có hoạt động kinh doanh ở nước ngoài dễ gặp phải rủi ro thị

Ngày đăng: 15/10/2014, 15:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP RỦI RO - BÀI 2 rủi RO KIỂM TOÁN và HOẠT ĐỘNG LIÊN tục
BẢNG TỔNG HỢP RỦI RO (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w