1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

121 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

29 625 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

121 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước tài khoản đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức cao và có

sự mở rộng của nhiều thành phần kinh tế Các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã vàđang tạo ra được những thị trường sôi nổi trong hầu hết các ngành nghềkinh doanh

Song song với quá trình phát triển đó, yêu cầu đặt ra đối với sựminh bạch của các thông tin tài chính đối với toàn bộ nền kinh tế cũngnhư đối với các doanh nghiệp là hết sức cần thiết

Ngành kiểm toán là một ngành mới ra đời ở Việt Nam, tuy nhiênbằng tác dụng thực tiễn to lớn của mình, kiểm toán đã khẳng định vai tròtích cực trong việc đảm bảo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán đượcchấp hành nghiêm chỉnh, thông tin tài chính được trình bày một cáchtrung thực và hợp lý…

Yếu tố làm nên sự thành công của một cuộc kiểm toán là nhận địnhchính xác rủi ro kiểm toán và thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cả

về mặt chất lượng và số lượng làm cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ýkiến đúng đắn Trên thực tế, rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán cómối quan hệ mật thiết với nhau, rủi ro kiểm toán quyết định bằng chứngkiểm toán Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, em chọn đề

tài “Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” với hy vọng tìm hiểu chi tiết hơn về

rủi ro và bằng chứng kiểm toán cũng như mối quan hệ giữa rủi ro và bằngchứng kiểm toán

Mặc dù đây là một chủ đề rộng, nhưng nhờ có sự hướng dẫn nhiệttình của cô giáo Nguyễn Phương Hoa mà em đã hoàn thành đề tài này

Trang 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án của em gồm ba phần với nội dungnhư sau:

Phần 1: Rủi ro kiểm toán

Phần 2: Bằng chứng kiểm toán

Phần 3: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán

Trang 3

PHẦN 1: RỦI RO KIỂM TOÁN

1.1 Cơ sở hình thành rủi ro kiểm toán

Rủi ro luôn tồn tại trong kinh doanh Không nằm ngoài quy luật đó,kiểm toán cũng là một nghề mà trong đó chứa đựng những loại rủi rokhác nhau Cụ thể trong kiểm toán tài chính, do những hạn chế về mặtpháp lý đối với kiểm toán viên hoặc hạn chế của hệ thống kế toán, hệthống kiểm soát nội bộ hoặc do những hành vi thông đồng của nhà quản

lý và nhân viên …mà gian lận và sai sót luôn tồn tại ở các mức độ khácnhau Chính điều này là nguyên nhân tạo ra các loại rủi ro khác nhautrong kiểm toán nói chung cũng như trong kiểm toán báo cáo tài chínhnói riêng

Do giới hạn về thời gian và chi phí nên yêu cầu đặt ra đối với kiểmtoán viên là phát hiện ra các sai phạm trọng yếu chứ không phải toàn bộmọi sai phạm trên các báo cáo tài chính Để làm được điều này kiểmtoán viên sẽ không kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh màchọn ra một mẫu để từ đó thực hiện các thủ tục kiểm toán và đưa ra kếtluận cho toàn bộ tổng thể

Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định cácphương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thuthập các bằng chứng kiểm toán thoả mãn các mục tiêu thử nghiệm kiểmtoán Hầu hết các thủ tục kiểm toán đều được thực hiện dựa trên cơ sởlấy mẫu kiểm toán Việc lấy mẫu kiểm toán được tiến hành trên số phần

tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loạinghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đếu có cơ hội được lựa chọn Lấy mẫu

sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về cácđặc trưng của các phần tử được lựa chọn, nhằm hình thành hay củng cốkết luận về tổng thể Lấy mẫu có thể được tiến hành theo phương phápthống kê hoặc phi thống kê

Chính bởi đặc trưng của quá trình chọn mẫu nên rủi ro kiểm toánluôn tồn tại trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán Liên quan

Trang 4

đến chọn mẫu, người ta chia rủi ro trong kiểm toán làm hai loại: Rủi ro lấymẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu.

Rủi ro lấy mẫu là khả năng kết luận của kiểm toán viên dựa trênkiểm tra mẫu có thể khác với kết luận mà kiểm toán viên đạt được nếukiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục Trong thực tế có hailoại rủi ro lấy mẫu là rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soátthấp hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không

có sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có (đối với thử nghiệm cơ bản),loại rủi ro ro này ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán, và cóthể dẫn đến ý kiến kiểm toán không xác đáng; và rủi ro khi kiểm toán viênkết luận rủi ro kiểm soát cao hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệmkiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong khi thực tế không có (đối vớithử nghiệm cơ bản), loại rủi ro này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộckiểm toán vì nó thường dẫn đến các công việc bổ sung để chứng minhrằng các kết luận ban đầu là không đúng

Rủi ro ngoài lấy mẫu là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luậnsai vì các nguyên nhân không liên quan đến kích cỡ mẫu Ví dụ: kiểmtoán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán không thích hợp hay kiểmtoán viên hiểu sai bằng chứng và không nhận diện được sai sót

1.2 Rủi ro kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng

1.2.1 Khái niệm rủi ro kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400), rủi ro kiểmtoán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhậnxét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn cónhững sai sót trọng yếu

Rủi ro kiểm toán, theo cách tiếp cận của Alvin Arens (Auditing – Anintegrated approach), là rủi ro mà kiểm toán viên kết luận báo cáo tàichính được trình bày trung thực và hợp lý và do đó một ý kiến chấp nhậntoàn phần được đưa ra trong khi thực tế báo cáo tài chính vẫn còn cónhững sai phạm trọng yếu

Trang 5

Cả hai khái niệm về kiểm toán đều cho thấy rủi ro kiểm toán là yếu

tố rất quan trọng mà kiểm toán viên phải xem xét trước mỗi cuộc kiểmtoán Rủi ro kiểm toán luôn luôn tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm toán đượclập kế hoạch chu đáo và được thực hiện một cách thận trọng bởi đội ngũkiểm toán viên lành nghề Trên thế giới đã có không ít những trường hợpcác công ty kiểm toán lớn phải đối mặt với nguy cơ phá sản do thất bạitrong việc đưa ra ý kiến đúng đắn về sự trung thực và hợp lý trong việctrình bày các báo cáo tài chính

Do đối tượng kiểm toán là những thông tin được kiểm toán quanhiều giai đoạn bằng các bộ máy kiểm toán khác nhau nên rủi ro kiểmtoán cũng được xác định tương ứng với đối tượng kiểm toán từng loại:Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR)

1.2.2 Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn

Rủi ro kiểm toán mong muốn là rủi ro được xác định một cách chủquan mà kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính không được trình bàymột cách trung thực sau khi cuộc kiểm toán toán hoàn thành và đưa ra ýkiến chấp nhận toàn phần

Trước khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, kiểm toánviên cần phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về mức độ rủi rokiểm toán mong muốn và có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu củabáo cáo tài chính, điều này có ảnh hưởng tới việc xác định nội dung, lịchtrình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó Tuy nhiênmức rủi ro kiểm toán mong muốn xác lập bởi kiểm toán viên có thể thayđổi đối với những cuộc kiểm toán khác nhau và với những khách thểkiểm toán khác nhau Thông thường mức rủi ro kiểm toán mong muốn bịảnh hưởng bởi hai yếu tố là mức độ tin cậy đối với báo cáo tài chính củanhững người sử dụng bên ngoài và khả năng tình hình tài chính củadoanh nghiệp sẽ xấu đi sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành

1.2.3 Mô hình rủi ro kiểm toán

Quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và các thành phần của rủi ro kiểmtoán có thể được phản ánh qua mô hình rủi ro sau đây:

Trang 6

AR = IR x CR x DRTrong đó: AR là rủi ro kiểm toán

IR là rủi ro tiềm tàng

CR là rủi ro kiểm soát

DR là rủi ro phát hiệnVới mô hình này, kiểm toán viên có thể sử dụng để điều chỉnh rủi rophát hiện dựa trên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt đượcrủi ro kiểm toán ở mức thấp như mong muốn Mô hình này cũng chokiểm toán viên thấy được mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán khácnhau và mối quan hệ của chúng với bằng chứng kiểm toán cần thu thập

cả về chất lượng và số lượng

1.2.3.1 Rủi ro tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp

vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếukhi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểmsoát nội bộ

Rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác của môhình rủi ro kiểm toán là một trong những khái niệm quan trọng nhất củakiểm toán Điều này thể hiện ở việc kiểm toán viên nên cố gắng dự đoánsai sót dường như có nhiều khả năng xảy ra nhất hoặc hiếm khi xảy ratrong các phần hành khác nhau của các báo cáo tài chính Thông tin vềrủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đển số lượng bằng chứng kiểm toán viên cầnthu thập và cách thức cũng như nỗ lực của kiểm toán viên trong việc thuthập đầy đủ các bằng chứng cần thiết với các phần hành khác nhau

Khi lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết, kiểmtoán viên phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính củađơn vị được kiểm toán và từ đó xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàngcho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu.Mức độ đánh giá rủi ro tiềm tàng là căn cứ quan trọng để dự kiến cáccông việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho các nghiệp vụ, các

Trang 7

khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, hoặc các nghiệp vụ, cáckhoản mục mà kiểm toán viên cho là có rủi ro tiềm tàng cao.

Trong thực tế, kiểm toán viên dựa vào các xét đoán chuyên môncủa mình khi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên các phương diện báo cáo tàichính và số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ

Trên phương diện báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xem xétcác yếu tố sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng: Sự liêm khiết, kinh nghiệm

và hiểu biết cuả Ban Giám đốc cũng như sự thay đổi Ban quản lý xảy ratrong niên độ kế toán; trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của Kế toántrưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và

sự thay đổi (nếu có) của họ; những áp lực bất thường đối với BanGiám đốc, đối với Kế toán trưởng, nhất là những hoàn cảnh thúc đẩyBan giám đốc, Kế toán trưởng phải trình báo cáo tài chính khôngtrung thực; đặc điểm hoạt động của đơn vị, như quy trình công nghệ, cơcấu vốn, các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ;các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như các biếnđộng về kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trườngbán và sự thay đổi về hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động củađơn vị

Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, rủi ro tiềm tàng

bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố như Báo cáo tài chính có thể chứađựng những sai sót như: Báo cáo tài chính có những điều chỉnh liênquan đến niên độ trước, báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán,hoặc trong năm tài chính có nhiều thay đổi liên quan đến chính sách kếtoán; việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụkinh tế như số dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chiphí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăngnguyên giá TSCĐ…; mức độ dễ mất mát, biển thủ tài sản như phátsinh nhiều nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, tạm ứng tiền với số lượnglớn, thời gian thanh toán dài…; mức độ phức tạp của các nghiệp vụhay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ý kiến của chuyên gia; việc

Trang 8

ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thờiđiểm kết thúc niên độ; các nghiệp vụ kinh tế tài chính bất thườngkhác

1.2.3.2 Rủi ro kiểm soát

Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽhoặc tính gộp mà nếu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộkhông ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) về đánh giárủi ro và kiểm soát nội bộ đã nêu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ với mức độ rủi ro kiểmsoát Dựa trên hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soátnội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu

về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoảnhoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Trên thực tế, bất kỳ một hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội

bộ nào dù được đánh giá là hoạt động hiệu quả cũng không thể đảm bảohoàn toàn đạt được các mục tiêu quản lý do những hạn chế tiềm tàngcủa hệ thống đó, như: yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểmsoát nội bộ không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại;phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho cácnghiệp vụ thường xuyên, lặp đi, lặp lại, hơn là các nghiệp vụ khôngthường xuyên; khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được

sự thông đồng của thành viên trong Ban quản lý hoặc nhân viên vớinhững người khác trong hay ngoài đơn vị hoặc khả năng người chịutrách nhiệm thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ lạm dụng đặc quyền củamình…Chính vì lý do này mà rủi ro kiểm soát luôn tồn tại dù ở mức độcao hay không cao

Rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng có liên hệ chặt chẽ với nhauđồng thời là hai bộ phận quan trọng cấu thành nên mô hình rủi ro kiểm

Trang 9

toán và có tác động trực tiếp đến các thủ tục kiểm toán cũng như bằngchứng kiểm toán cần thu thập nên kiểm toán viên cần kết hợp cùng mộtlúc việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.

Việc đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu dựa trên kiến thức và hiểubiết mà kiểm toán viên thu thập được về hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán Rủi ro kiểm soát thườngđược đánh giá ở mức độ cao đối với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tàichính trong trường hợp hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộkhông đầy đủ hoặc không hiệu quả hoặc kiểm toán viên bị hạn chế trongviệc thu thập thông tin cơ sở cho việc đánh giá sự đầy đủ và hiệu quảcủa hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Ngược lại, rủi ro kiểmsoát được đánh giá ở mức độ không cao đối với cơ sở dẫn liệu của báocáo tài chính trong trường hợp kiểm toán viên có đủ cơ sở để kết luận hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế có thể ngănngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu hoặc kiểm toán viên

có kế hoạch thực hiện thủ tục kiểm soát làm cơ sở cho việc đánh giámức độ rủi ro kiểm soát Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát dựa trênnhững thử nghiệm cơ bản và các bằng chứng kiểm toán khác được thựchiện sau khi kiểm toán viên tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để thuthập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ trên các phương diện thiết kế và thực hiện

1.2.3.3 Rủi ro phát hiện

Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp

vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toánkhông phát hiện ra được

Alvin A.Arens đưa ra khái niệm về rủi ro phát hiện (trong cuốnAuditing – An integrated Approach) như sau: rủi ro phát hiện là rủi rokiểm toán viên thất bại trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếutrên các báo cáo tài chính sau khi áp dụng các thủ tục kiểm toán với giả

Trang 10

định hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng cũng không có khả năngphát hiện và sửa chữa các sai phạm đó.

Mức độ rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với mức độ rủi

ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong mô hình rủi ro kiểm toán Việc đánhgiá mức độ rủi ro phát hiện dựa trên cơ sở các đánh giá về rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát Tuy nhiên, ngược lại với hai loại rủi ro này, kiểmtoán viên phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm toán và thu thậpcác bằng chứng kiểm toán nhằm mục đích quản lý và kiểm soát đối vớirủi ro phát hiện

Trong kiểm toán báo cáo tài chính, rủi ro phát hiện có ý nghĩa rấtquan trọng, có liên quan trực tiếp đến thử nghiệm cơ bản của kiểm toánviên và qua đó quyết định đến bằng chứng mà kiểm toán viên lập kếhoạch thu thập trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán Mức độ rủi rophát hiện là khác nhau đối với các khoản mục và nghiệp vụ khác nhau,nhưng khó có thể loại bỏ hoàn toàn loại rủi ro này ngay cả khi kiểm toánviên kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ và số dư tài khoản

1.2.3.4 Rủi ro kiểm toán trong các đơn vị có quy mô nhỏ

Mức độ đảm bảo đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về báocáo tài chính là như nhau đối với mọi quy mô của đơn vị kiểm toán Hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị lớn thường khôngphù hợp với đơn vị nhỏ (Ví dụ: Trong đơn vị lớn, người làm kiểm soátthường độc lập với người làm kế toán, trong khi trong đơn vị nhỏ, ngườilàm kế toán có thể kiêm nhiệm công việc kiểm soát đã làm hạn chế vaitrò của kiểm soát nội bộ Trong đơn vị nhỏ, công việc kiểm soát thườngtập trung vào một số ít người) Trường hợp công việc kiểm soát nội bộbởi giới hạn bởi việc không phân chia nhiệm vụ thì ý kiến của kiểm toánviên về báo cáo tài chính phải hoàn toàn dựa trên bằng chứng thu thậpđược từ thử nghiệm cơ bản

1.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Trang 11

Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa theo đánh giá của kiểm toánviên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được thể hiện trong bảng sauđây:

Đánh giá của kiểm toán viên về

rủi ro kiểm soát

Trong đó:

 Mỗi loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được chiathành ba mức: Cao, trung và thấp

 Vùng tô đậm thể hiện mức độ rủi ro phát hiện

 Loại rủi ro phát hiện được chia thành năm mức: Cao nhất, cao,trung bình, thấp và thấp nhất

Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát Ví dụ: Trường hợp mức độ rủi ro tiềm tàng được kiểmtoán viên đánh giá là cao và mức độ rủi ro kiểm soát được kiểm toán viênđánh giá là thấp thì mức độ rủi ro phát hiện có thể đánh giá là trung bìnhnhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được.Ngược lại, nếu mức độ rủi ro tiềm tàng là thấp và rủi ro kiểm soát đượcđánh giá là trung bình thì có thể xác định mức độ rủi ro phát hiện là caonhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán là thấp có thể chấp nhận được

Trang 12

PHẦN 2: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

2.1 Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

2.1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng là một thuật ngữ xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực khácnhau, đặc biệt là trong các hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về mộtvấn đề cụ thể Bằng chứng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như vănbản, lời nói hoặc hành động…

Trong Luật học, bằng chứng được xem là các loại chứng cớ khácnhau đưa ra trước tòa nhằm mục đích hỗ trợ bên nguyên đơn hoặcngười bào chữa trong một vụ kiện, bằng chứng được đưa ra đòi hỏi phải

có tính xác đáng, phù hợp và có giá trị pháp lý (Evidence law in the trialprocess – Margaret T.Stopp)

Xét trên góc độ hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, trước hết cóthể thấy thực chất của hoạt động này là quá trình thu thập và đánh giácác bằng chứng về các báo cáo tài chính của một tổ chức kinh tế cụ thểnhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của các báocáo này với các chuẩn mực đã được thiết lập Bằng chứng kiểm toán làtất cả các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên thu thập được liên quanđến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hìnhthành nên ý kiến của mình (chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500)

Bằng chứng kiểm toán có một vai trò quan trọng, là cơ sở hìnhthành nên ý kiến kết luận kiểm toán Đối với các tổ chức kiểm toán độclập hoặc cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan pháp lý, bằng chứngkiểm toán còn là cơ sở để giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động củakiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán Bằng chứng kiểmtoán có tính đa dạng và có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,

Trang 13

bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tàiliệu, thông tin từ những nguồn khác.

Trang 14

2.1.2 Đặc trưng của bằng chứng kiểm toán

Vấn đề quan trọng nhất đối với kiểm toán viên và các công ty kiểmtoán là thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để hìnhthành nên ý kiến của minh về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểmtoán Do vậy bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp đến các kếtluận kiểm toán Điều này đòi hỏi bằng chứng kiểm toán phải có tínhthuyết phục

Các yếu tố quyết định tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán làtính hiệu lực, tính đầy đủ và tính đúng kỳ

2.1.2.1 Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán

Hiệu lực là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng củabằng chứng kiểm toán Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán khôngthể được cải thiện bằng cách chọn một quy mô mẫu lớn hơn hoặc cáckhoản mục ở các tổng thể khác nhau, nó chỉ có thể được cải thiện bằngcách lựa chọn các thủ tục kiểm toán phù hợp và có chứa một hoặc nhiềuhơn sáu đặc điểm sau đây của một bằng chứng đáng tin cậy

Thứ nhất là tính thích đáng, bằng chứng phải gắn liền hoặc thích

hợp với mục tiêu mà kiểm toán viên đang khảo sát trước khi nó có tínhthuyết phục Tính thích đáng chỉ có thể được xem xét trong mối quan hệvới các mục tiêu kiểm toán đặc thù Một bằng chứng có thể phù hợp vớimục tiêu này nhưng lại không phù hợp với mục tiêu khác

Thứ hai là tính độc lập của nguồn cung cấp, bằng chứng có nguồn

gốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực Ví

dụ, bằng chứng thu được từ các nguồn độc lập bên ngoài (như bảng sao

kê ngân hàng, xác nhận cuả ngân hàng về số dư tiền gửi và các khoảncông nợ, hóa đơn mua hàng…) có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểmtoán có được nhờ khách hàng cung cấp (tài liệu kế toán, tài liệu thống kêban đầu liên quan đến hoạt động kiểm toán)

Thứ ba là tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, bằng chứng

thu được trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ

Ngày đăng: 23/03/2013, 17:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng mô tả cách thức kiểm toán viên sử dụng thông tin để quyết  định số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập  (Auditing – An - 121 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng m ô tả cách thức kiểm toán viên sử dụng thông tin để quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập (Auditing – An (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w