1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng

84 3,3K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 908,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng

Trang 1

Chương 1: Mở đầu

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô của Khoa Quản LýCông Nghiệp, Trường Đại Học Bách Khoa Trong suốt quá trình theo học, Thầy Cô đãtận tình chỉ dạy và trao dồi cho em những kiến thức thật quý báu giúp em có nền tảng

cơ bản để nhận định và tìm hiểu các vấn đề thực tế trong quá trình làm luận văn

Hơn hết, em xin dành lời cản ơn sâu sắc đến Cô Võ Thị Thanh Nhàn, Cô đã tận tìnhchỉ dẫn và động viên em rất nhiều trong quá trình hướng dẫn em thực hiện đề tài Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã cổ vũ và động viên tôi trongsuốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2007

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Cường

Trang 1

Trang 2

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua

máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng” thực hiện nhằm xác định quá trình ra

quyết đinh mua và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua máy ảnh

Đề tài sử dụng mô hình lý thuyết “ Quá trình ra quyết định mua hàng” của PhilipKotler

Phương pháp thực hiện của đề tài là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ) sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi vớingười tiêu dùng và các nhân viên bán hàng nhằm xác định các yếu tố tác động đến quátrình mua máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng với mẫu khảo sát là 11 người.Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức) sử dụng phương pháp phỏng vấnngười tiêu dùng bằng bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 180 Kết quả nghiên cứu chothấy:

Quá trình ý thức vấn đề: người tiêu dùng mua máy ảnh kỹ thuật số là do chưa

có máy ảnh (36.6%) , máy ảnh đang có không đáp ứng được nhu cầu (12%) hay

bị hư hỏng (18.3%) , hoặc do nguyên nhân xem quảng cáo bị thu hút (22.3%)

Quá trình tìm kiếm thông tin: người tiêu dùng tìm quan tâm nhiều nhất đến

các thông tin về giá bán (84%) , chất lượng máy (82.9%) và uy tín nhãn hiệu(4.7%) Nguồn thông tin người tiêu dùng sử dụng là báo điện tử (mạngInternet) với 56.6% và báo chí với 54.9%

Quá trình lựa chọn sản phẩm: người tiêu dùng thường quan tâm đến sản

phẩm máy ảnh kỹ thuật số với các chức năng độ phân giải, quay phim, chứcnăng chống rung và thiết kế của máy ảnh (78.29%) Trong các chức năng đóthì độ phân giải là tiêu chí lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng với 44.6%

Quá trình ra quyết đinh: khi ra quyết định mua máy ảnh thì các yếu tố thuộc

về bản chất bên trong sản phẩm thường được người tiêu dùng cho là tác độnglớn nhất bao gồm chất lượng máy, giá bán, uy tín nhãn hiệu và các dịch vụkèm theo (93.14%)

Bên cạnh những yếu tố làm người tiêu dùng quyết định đến việc mua nhãn hiệusản phẩm thì việc thực hiện tốt các dịch vụ kèm theo khi người tiêu dùng muamáy ảnh có sự tác động rất lớn đối với việc người tiêu dùng chọn nơi mua chomình (đạt 3.62 điểm trong thang đo Likert với mức độ “rất không đồng ý”tương ứng với 1 điểm và “rất đồng ý tương ứng” với 5 điểm)

Trang 2

Trang 3

Chương 1: Mở đầu

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN

LỜI CẢM ƠN

i TÓM TẮT

ii MỤC LỤC

iii DANH SÁCH HÌNH VẼ

vii DANH SÁCH BẢNG BIỂU

viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do hình thành đề tài 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa đề tài 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Các kích tác tiếp thị 3

2.1.1 Sản phẩm 3

2.1.2 Giá 3

2.1.3 Kênh phân phối 4

2.1.4 Chiêu thị 4

2.2 Những đặc tính người mua 4

2.2.1 Văn hóa 5

2.2.1.1 Nền văn hóa 5

2.2.1.2 Tiểu văn hóa 5

2.2.1.3 Tầng lớp xã hội 5

2.2.2 Xã hội 6

2.2.2.1 Nhóm tham khảo 6

2.2.2.2 Gia đình 6

2.2.2.3 Vai trò, địa vị 6

Trang 3

Trang 4

2.2.3 Những yếu tố mang tính chất cá nhân 6

2.2.3.1 Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống 6

2.2.3.2 Nghề nghiệp 7

2.2.3.3 Hoàn cảnh kinh tế 7

2.2.3.4 Cá tính, quan niệm 7

2.2.4 Các yếu tố mang tính chất tâm lý 7

2.2.4.1 Động cơ 7

2.2.4.2 Nhận thức 8

2.2.4.3 Hiểu biết 8

2.2.4.4 Niềm tin và thái độ 8

2.3 Quá trình ra quyết định mua 9

2.3.1 Nhận thức vấn đề 10

2.3.2 Tìm kiếm thông tin 10

2.3.3 Đánh giá các phương án 10

2.3.4 Quyết định mua 11

2.4 Mô hình nghiên cứu 11

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ 13

3.1 Định nghĩa máy ảnh số 13

3.2 Lịch sử phát triển máy ảnh số 13

3.2.1 Những nghiên cứu đầu tiên 13

3.2.2 Máy ảnh số thật sự 13

3.3 Phân loại 14

3.3.1 Máy quay phim 14

3.3.2 Máy chụp ảnh số xem ngay 14

3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh cơ và máy ảnh số 15

3.5 Các tính năng máy ảnh số 17

3.5.1 Độ phân giải ảnh 17

3.5.2 Các phương pháp thu ảnh 17

3.5.3 Lưới lọc màu, nội suy, chống răng cưa 18

3.5.4 Kết nối 19

3.5.5 Tích hợp 19

3.5.6 Lưu ảnh 19

3.5.7 Thẻ nhớ 20

Trang 4

Trang 5

Chương 1: Mở đầu

3.5.8 Pin 20

3.6 Thị phần máy ảnh số 20

3.7 Giới thiệu các dòng sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số người tiêu dùng 21

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 22

4.1 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin 22

4.1.1 Thông tin cần thu thập 22

4.1.2 Thông tin quan trọng 22

4.1.3 Nguồn cung cấp thông tin 22

4.2 Phương pháp nghiên cứu 23

4.3 Quy trình nghiên cứu 23

4.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 23

4.3.2 Nghiên cứu chính thức 24

4.3.3 Quy trình nghiên cứu 24

4.4 Thang đo 25

4.5 Thiết kế mẫu 27

4.5.1 Tổng thể 27

4.5.2 Phương pháp lấy mẫu 27

4.5.3 Kích thước mẫu 28

4.6 Kế hoạch phân tích 28

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

5.1 Tổng quan về mẫu thu được 32

5.2 Cáv yếu tố tác động đến quá trình quyết định mua máy ảnh kỹ thuật số 33

5.2.1 Tác nhân kích thích nhu cầu mua máy ảnh 33

5.2.1.1 Lý do mua máy ảnh 33

5.2.1.2 Nhãn hiệu người tiêu dùng biết 34

5.2.1.3 Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng 35

5.2.2 Quá trình tìm kiếm thông tin 35

5.2.2.1 Thông tin tìm kiếm 36

5.2.2.2 Nguồn thông tin 37

5.2.3 Quá trình đánh giá và lựa chọn phương án 38

5.2.3.1 Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu 37

Trang 5

Trang 6

5.2.3.2 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các đặc

tính của máy ảnh 41

5.2.3.3 Tiêu chí chọn độ phân giải 48

5.2.3.4 Mức giá mong muốn 52

5.2.4 Quá trình ra quyết định 55

5.2.4.1 Nhóm người tham khảo 55

5.2.4.2 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng dành cho các yếu tố quan trọng khi quyết định mua 57

5.2.4.3 Hình thức khuyến mãi 63

5.2.4.4 Mức độ ảnh hưởng của dịch vụ khuyến mãi đến nơi mua sản phẩm 64

5.2.4.5 Nơi mua 64

5.3 Các yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng 65

5.3.1 Đặc tính quan trọng nhất 66

5.3.2 Các yếu tố quan trọng nhất khi quyết định mua máy ảnh kỹ thuật số 67

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

6.1 Kết luận 69

6.2 Kiến nghị 70

6.3 Những hạn chế 70

6.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 71

PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Trang 7

Chương 1: Mở đầu

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Tên hình

Hình 2.1 : Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua 5

Hình 2.2 : Quy trình ra quyết định mua hàng 9

Hình 2.3: Những yếu tố kìm hãm sự biến ý định mua hàng thành quyết định mua hàng 11

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu 12

Hình 3.1: Lưới lọc màu, nội suy, chống dăng cưa 18

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 25

Hình 5.1: Nhãn hiệu người tiêu dùng biết 34

Hình 5.2: Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng 35

Hình 5.3: Thông tin tìm kiếm 36

Hình 5.4: Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm 37

Hình 5.5: Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu 38

Hình 5.6: Đánh giá uy tín nhãn hiệu * Tuổi tác 39

Hình 5.7: Đánh giá uy tín nhã hiệu* Trình độ học vấn 40

Hình 5.8: Mức độ quan tâm các đặc tính 42

Hình 5.9: Tiêu chí lựa chọn độ phân giải 49

Hình 5.10: Thu nhập* Lựa chọn độ phân giải 49

Hình 5.11: Trình độ chuyên môn* Lựa chọn độ phân giải 50

Hình 5.12: Tuổi tác* Lựa chọn độ phân giải 51

Hình 5.13: Mức giá mong muốn 53

Hình 5.14: Thu nhập* Mức giá mong muốn 54

Hình 5.15: Tuổi tác* Mức giá mong muốn 55

Hình 5.16: Nhóm người tham khảo 56

Hình 5.17 Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định 57

Hình 5.18: Nơi mua 65

Hình 5.19: Lựa chọn đặc tính quan trọng nhất 66

Trang 7

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Tên bảng

Bảng 3.1: Sự khác biệt giữa máy ảnh cơ và máy ảnh số 15

Bảng 4.1: Các loại thang đo trong bảng câu hỏi 26

Bảng 4.2: Kế hoạch phân tích 28

Bảng 4.3: Kế hoạch phân tích ANOVA 30

Bảng 5.1: Cơ cấu giới tính 32

Bảng 5.2: Cơ cấu tuổi tác 32

Bảng 5.3: Cơ cấu trình độ học vấn 32

Bảng 5.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn 32

Bảng 5.5: Cơ cấu thu nhập 33

Bảng 5.6: Lý do mua máy ảnh 33

Bảng 5.7: Nhãn hiệu người tiêu dùng biết 34

Bảng 5.8: Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng 35

Bảng 5.9: Thông tin tìm kiếm 36

Bảng 5.10: Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm 36

Bảng 5.11: Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu 38

Bảng 5.12: Đánh giá uy tín nhãn hiệu * Tuổi tác 39

Bảng 5.13 : Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Trình độ học vấn 40

Bảng 5.14: Mức độ quan tâm các đặc tính 42

Bảng 5.15: Các nhóm đặc tính của máy ảnh 43

Bảng 5.16: Độ tin cậy của thang đo “ đặc tính quan trọng cơ bản” 44

Bảng 5.17: Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ kỹ thuật 44

Bảng 5.18: Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ bên ngoài 44

Bảng 5.19:Tuổi tác* nhóm “ đặc tính cơ bản quan trọng” 45

Bảng 5.20: Phân tích sâu về sự khác biệt giữa các nhóm tuổi 45

Bảng 5.21 : Thu nhập* Nhóm” đặc tính cơ bản quan trọng” 46

Bảng 5.22: Hệ số ý nghĩa của mối tương quan giữa các biến mới và thu nhập 46

Bảng 5.23: Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập 46

Bảng 5.24: Trình độ học vấn* Nhóm “ đặc tính cơ bản quan trọng” 47

Trang 8

Trang 9

Chương 1: Mở đầu

Bảng 5.25: Trình độ học vấn* Nhóm “ đặc tính hỗ trợ kỹ thuật” 47

Bảng 5.26: Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn 47

Bảng 5.27 Tiêu chí lựa chọn độ phân giải 48

Bảng 5.28: Thu nhâp* Lựa chọn độ phân giải 49

Bảng 5.29: Trình độ chuyên môn* Lựa chọn độ phân giải 50

Bảng 5.30: Tuổi tác* Lựa chọn độ phân giải 51

Bảng 5.31: Mức giá mong muốn 53

Bảng 5.32: Thu nhập* Mức giá mong muốn 53

Bảng 5.33: Tuổi tác* Mức giá mong muốn 54

Bảng 5.34: Nhóm người tham khảo 55

Bảng 5.35: Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định 57

Bảng 5.36: Nhóm nhân tố 58

Bảng 5.37: Các nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua 58

Bảng 5.38: Độ tin cây của thang đo của các yếu tố bên trong 59

Bảng 5.39: Độ tin cây của thang đo của các yếu tố bên ngoài 59

Bảng 5.40: Trình độ học vấn* “yếu tố bên trong” 60

Bảng 5.41:Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm học vấn với “yếu tố bên trong” 60

Bảng 5.42: Trình độ chuyên môn* “yếu tố bên trong” 61

Bảng 4.43: Trình độ chuyên môn với “ yếu tố bên ngoài” 61

Bảng 5.44: Phân tích sâu các nhóm trình độ chuyên môn với “yếu tố bên trong” 61

Bảng 5.45: Thu nhập* “Yếu tố bên trong” 62

Bảng 5.46: Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập*

“yếu tố bên trong” 62

Bảng 5.47: Đánh giá hình thức khuyến mãi 63

Bảng 5.48: Độ tin cậy thang đo hình thức khuyến mãi 63

Bảng 5.49: Nơi mua 64

Bảng 5.50: Lựa chọn đặc tính quan trọng nhất 65

Bảng 5.51: Nhóm đặc tính quan trọng 66

Bảng 5.52: Nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua 67

Trang 9

Trang 10

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Với việc GDP đạt mức độ tăng trưởng vào năm 2006 là 8,17 % và thu nhập bìnhquân tính trên đầu người ngày càng cao, 750 USD thì việc người dân Việt Nam ngàycàng quan tâm đến sự tiện nghi trong cuộc sống là một điều tất yếu

Vào tháng 7 vừa qua đã diễn ra một cuộc chạy đua gay gắt giữa các nhà phân phối mặthàng điện- điện máy, các nhà phân phối đã thay nhau tung ra các chiêu thức khuyếnmãi, giảm giá , tặng quà, bốc thăm trúng thưởng…… Điều nay đã làm cho thị trườngnày đạt trạng thái “nóng” nhất trong những tháng đầu năm 2007

Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường của GFK và AC Nielsen, nhu cầu tiêudùng trong ngành công nghiệp bán lẻ điện máy Việt Nam có thể đạt khoảng 3 tỷ USD,hiện có nhiều hãng điện tử đã đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên hàng đầu trong lĩnhvực đầu tư sản xuất và phát triển thị trường

Và cũng theo nhận định của giới kinh doanh, thị trường hàng điện máy Việt Nam sẽtiếp tục sôi động trong thời gian tới, đi cùng với sự phát triển này là sự cạnh tranh gaygắt ở tất cả các cấp độ : nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ

Tất cả những điều trên đã phác họa cho chúng ta thấy được bức tranh sôi động về thịtrường tiềm năng này, và một trong những sản phẩm gây ra tiêu điểm của sự nóng sốt

ấy là sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số ( thị trường máy ảnh kỹ thuật số trong năm 2006tại Việt Nam đã tăng lên đến 20% so với năm 2005 và tăng gấp đôi năm 20031 Ở thậpniên trước, việc sở hữu một máy ảnh đối với những người bình dân và những ngườikhông chuyên nghiệp là một điều hết sức khó khăn, khó khăn không chỉ trên phươngdiện kinh tế mà còn ở trong lĩnh vực chuyên môn, những chiếc “máy ảnh cơ” đòi hỏingười dùng phải biết những kỹ thuật điều chỉnh, những thông số phức tạp để có thểcho ra đời một tấm ảnh đẹp Nhưng với sự tiến bộ về mặt khoa hoc kỹ thuật thì hiệnnay để có một tấm ảnh đẹp không còn việc khó khăn đối với người tiêu dùng, máy ảnh

kỹ thuật số ra đời với những chức năng vượt trội ( độ phân giải, nhỏ gọn, giá rẻ.) đãlàm “sân chơi” của thị trường máy ảnh ngày càng mở rộng ra đối với mọi tầng lớp2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua máy ảnh kĩ thuật số tại thành phố

Trang 11

 Phạm vi nghiên cứu: khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh

 Đối tượng nghiên cứu: tất cả người tiêu dùng có khả năng kiếm được thu nhậpnên độ tuổi từ 18 trở lên và hiện sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh là độtuổi nghiên cứu của người phỏng vấn trong đề tài này

1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:

Kết quả của đề tài này sẽ giúp các nhà sản xuất và các nhà phân phối hiểu biết hơn vềcác thành phần tạo nên thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm máy ảnh kĩthuật số

Ngoài ra nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứutiếp theo đối với các sản phẩm khác

Riêng đối với bản thân tác giả, đề tài luận văn này đem đến cho bản thân kinh nghiệm

về cách nghiên cứu makerting reasearch, bổ sung kiến thức còn thiếu trong quá trìnhhọc tập

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài này sẽ sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính:

Bước 1: nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) bằng phương pháp thảo luận tay đôivới tổng số người phỏng vấn 10 người

Bước 2: nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) bằng hình thức phỏng vấn bảng câu hỏi, sau đó tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu sau khi thu thập đủ số bảng câu hỏi hợp lệ.

Trang 11

Trang 12

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Đề tài này nghiên cứu quá trình ra quyết định mua sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số củakhách hàng, do đó trên phương diện lý thuyết chúng ta phải biết đươc những yếu tố tácđộng đến hành vi mua của khách hàng và quy trình ra quyết đinh mua

Những yếu tố tác động đến hành vi mua của khách hàng bao gồm:

 Phần cơ bản: là nguyên nhân chủ yếu để khách hàng mua sản phẩm, liên quanđến lợi ích của sản phẩm

 Phần thực tế : bao gồm các đặc tính như: chất lượng, thuộc tính, mẫu mã, nhãnhiệu và bao bì

 Phần gia tăng giá trị: là các dịch vụ hỗ trợ tiện ích kèm theo

Đối với bất kì một cá nhân nào thì khi mua một sản phẩm đều tìm hiểu các chức năngcủa sản phẩm, để xem sản phẩm này khác với các sản phẩm khác như thế nào, sảnphẩm nào phù hợp và sử dụng tốt với bản thân mình hơn

Ngoài ra nhiều người tiêu dùng thường có tâm lý tin tưởng vào những nhãn hiệu đã có

uy tín trên thị trường, những nhãn hiệu đó mang lại cho họ sự an tâm khi mua và sửdụng Do đó các nhà sản xuất phải làm sao để sản phẩm của mình tạo lòng tin tronglòng khách hàng là một điều hết sức cần thiết

Trang 12

Trang 13

Chương 2: Cở sở lý thuyết

2.1.2 Giá

Giá cả là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng, cácnhà sản xuất đã xem giá cả và chất lượng là 2 trong nhiều yếu tố quan trọng để cạnhtranh trên thị trường Có những mặt hàng sẽ dùng “giá” là mũi nhọn để chiếm lĩnh thịtrường trong các cuộc canh tranh với các đối thủ cạnh tranh, có những mặt hàng sẽdùng “chất lượng” sản phẩm là mũi nhọn, hoặc là kết hợp cả hai yếu tố để tạo nên thếmạnh trong cạnh tranh

2.1.3 Kênh phân phối:

Phân phối là các hoạt động có liên quan đến tổ chức điều hành, vận chuyển hàng hoá

và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả tối đa với chi phítối thiểu

Có nhiều cách phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, bao gồm 4phương thức chính:

 Bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

 Bán sỉ

 Bán lẻ

 Bán hàng thông qua các đại lý

Kênh phân phối của sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số hiện nay dùng chủ yếu thông quacác nhà đại lý, họ sẽ trực tiếp bán hàng cho khách hàng thông qua hệ thống các siêu thịđiện máy, các cửa hàng

2.2 NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI MUA.

Các yếu tố văn hoá, xã hội, cá nhân và tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi muahàng của mà người tiêu dùng thực hiện Phần lớn các yếu tố này không chịu sự kiểmsoát của các nhà hoạt động thị trường

Trang 13

Trang 14

Hình 2.1 : Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua.

(Nguyên lý Marketing của Philip Kotler)

2.2.1 Văn hoá

2.2.1.1 Nền văn hóa

Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định hành vi con người Hành vi conngười là một sự vật chủ yếu được tiếp thu từ bên ngoài, đứa trẻ học tập được nhữngđiều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong và hành vi đặc trưng cho giađình của mình và những thể chế cơ bản của xã hội

2.2.1.2 Tiểu văn hoá

Bất kì nền văn hóa nào cũng bao gồm những bộ phận cấu thành nhỏ hơn hay nhánhvăn hóa đem lại cho các thành viên của mình khả năng hòa đồng và giao tiếp cụ thểhơn với những người giống mình

Những nhánh văn hoá riêng với những sở thích và điều cấm kị đặc thù là những nhómtôn giáo như nhóm tín đồ Thiên chúa giáo, nhóm tín đồ đạo Phật giáo và những nhómtín đồ khác Những nhóm chủng tộc như người da đen, người gốc phương Đông lại cónhững đặc điểm về sở thích và những quan hệ văn hoá nổi bật rõ rệt

2.2.1.3 Tầng lớp xã hội

Tầng lớp xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắpxếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích vàhành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên

-Gia đình-Vai trò,địa vị

Cá nhân-Tuổi và giai đoạn của chu

kỳ sống-Nghề nghiệp-Hoàn cảnh kinh tế-Cá tính,quan niệm

Tâm lý-Động cơ-Nhận thức-Hiểu biết-Niềm tin

và quan niệm

NGƯỜI MUA

Trang 15

Gia đình là một tổ chức tiêu dùng quan trọng nhất trong khuôn khổ xã hội nên đã đượcnghiên cứu một cách toàn diện, các nhà hoạt động thị trường quan tâm đến vai tròchồng, vợ và con cái và ảnh hưởng của mỗi thành viên đối với việc mua các loại hànghóa và dịch vụ khác nhau.

2.2.3 Những yếu tố mang tính chất cá nhân.

2.2.3.1 Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống.

Cùng với sự thay đổi của tuổi tác đã diễn ra những thay đổi trong chủng loại và danhmục những mặt hàng và dịch vụ được mua sắm, trong những năm đầu tiên con ngườicần thực phẩm cho trẻ em, trong những năm trưởng thành sử dụng các loại thực phẩmrất khác nhau, khi lớn tuổi lại sử dụng những thực phẩm kiêng cữ đặc biệt Ngoài ra,cùng với năm tháng thị hiếu về quần áo, đồ đạc, nghỉ ngơi và giải trí cũng thay đổi.Những người thanh niên sẽ chọn lựa những loại máy ảnh có màu sắc nổi bật, thu hút

sự chú ý của mọi người trong khi những người trung niên sẽ chọn những máy ảnh cómàu sắc trang nhã, đơn giản

Trang 15

Trang 16

2.2.3.2 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp có sự ảnh hưởng nhất định đến tính chất hàng hoá và dịch vụ được chọnmua, tùy theo những ngành nghề khác nhau mà người tiêu dùng mua các mặt hàng vớimục đích khác nhau

Nhà hoạt động thị trường phải cố tách ra những nhóm khách hàng theo ngành nghềquan tâm đến hàng hóa và dịch vụ của mình, công ty có thể sản xuất những nhóm mặthàng cần thiết cho một nhóm nghề nghiệp cụ thể nào đó

2.2.3.3 Hoàn cảnh kinh tế

Hoàn cảnh kinh tế cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hoá của họ,

nó quyết định đến quá trình đánh giá và lựa chọn phương án trong quá trình quyết địnhcủa người tiêu dùng Những người có thu nhập khá ngoài đòi hỏi những tính năng cầnthiết của máy ảnh còn đòi hỏi thêm những nhu cầu khác (Ví dụ như : nhu cầu tự hiệnthực hoá trong thang 5 nhu cầu của Maslow)

Những nhà hoạt động thị trường bán những thứ hàng mà việc tiêu thụ phụ thuộc vàomức thu nhập của người tiêu dùng phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động tronglĩnh vực thu nhập cá nhân, tiền tiết kiệm và lãi suất chiết khấu

Nếu những chỉ tiêu kinh tế nói lên suy thoái thì nhà hoạt động thị trường phải thi hànhnhững biện pháp nhằm thay đổi những kết cấu, vị trí và giá cả hàng hoá của mình

2.2.4 Các yếu tố mang tính chất tâm lý.

Hành vi lựa chọn mua hàng của cá thể cũng chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản cótính chất tâm lý sau: động cơ, nhận thức, hiểu biết, niềm tin và quan niệm

Theo lý thuyết về động cơ của Maslow, ông đã giải thích được rằng trong nhữngkhoảng thời gian khác nhau con người sẽ bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau.Tuỳ theo mức độ quan trọng các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự như sau:

Trang 16

Trang 17

Chương 2: Cở sở lý thuyết

Những nhu cầu sinh lý

Những nhu cầu tự vệ

Những nhu cầu xã hội

Những nhu cầu được tôn trọng

Những nhu cầu tự khẳng định mình

2.2.4.2 Nhận thức

Nhận thức là việc nhìn nhận một sự việc thông qua cảm giác của con nguời Tất cảchúng ta đều nhận biết được tác nhân kích thích thông qua cảm giác, tức là nhờ luồngthông tin tác động lên 5 giác quan: thị giác, thính giác, khướu giác, xúc giác và vị giác.Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động, tính chất hành động của người đó tuỳthuộc vào chỗ anh ta nhận thức được tình huống như thế nào Hai người khác nhau cóđộng cơ giống nhau trong cùng một tình huống khách quan có thể hành động khácnhau

2.2.4.3 Hiểu biết

Hiểu biết là kết quả sự tác động qua lại của sự thôi thúc, các tác nhân kích thích mạnh

và yếu, những phản ứng đáp lại và sự củng cố

2.2.4.4 Niềm tin và thái độ

 Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về cái gì đó

Niềm tin được xây dựng trên cơ sở những tri thức thực tế, những ý kiến và lòng tin.Niềm tin có thể kèm theo hay không kèm theo những phần tình cảm

 Thái độ

Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên những cơ sở trithức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác dochúng gây ra và phương hướng hành động có thể có

Thái độ làm cho người ta thích hay không thích một điều gì đó, những thái độ khácnhau của cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết logic

Thái độ của một người đối với một nhãn hiệu hàng hóa đã được người đó hình thànhtrên cơ sở nhận thức và những nhà hoạt động thị trường sẽ có lợi hơn nếu làm chohàng hóa của mình phù hợp với thái độ sẵn có đó hơn là thay đổi thái độ của những cáthể đó sao cho phù hợp với hàng hóa của công ty mình

Với muc tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđinh mua sản phẩm của khách hàng, tác giả sẽ sàng lọc và sử dụng những yếu tố quantrọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng, đó chính là những yếu

tố mang tính chất cá nhân bao gồm:

Trang 17

Trang 18

 Giới tính

 Trình độ chuyên môn( ngành nghề)

2.3 QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG

Hình 2.2 : Quá trình ra quyết định mua hàng

(Nguyên lý Marketing của Philip Kotler)

Bao gồm 5 giai đoạn mà người tiêu dùng trải qua:

Nhận thức vấn đề

Tìm hiểu thông tin

Đánh giá các phương án quyết định mua hàng

Quyết định mua hàng

Phản ứng với việc mua hàng

Từ những điều nêu trên ta thấy quá trình mua hàng bắt đầu từ trước khi người tiêudùng thực hiện quyết định mua của mình, còn hậu quả của nó thể hiện trong suốt mộtkhoảng thời gian dài sau khi thực hiện hành vi đó Quy trình hướng sự chú ý của nhàhoạt động kinh doanh vào toàn bộ quá trình, chứ không riêng giai đoạn thông quaquyết định

Xét theo sơ đồ thì người mua hàng phải trải qua 5 giai đoạn trong mỗi lần mua hàngbất kỳ Tuy nhiên khi thực hiện mua hàng thường ngày họ thường bỏ qua một vài giaiđoạn hay thay đổi trình tự giữa chúng

Trang 19

Chương 2: Cở sở lý thuyết

2.3.1 Nhận thức vấn đề

Quá trình mua hàng bắt đầu từ chỗ người mua hàng ý thức được vấn đề hay nhu cầu,anh ta cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn Nhucầu có thể bắt nguồn từ những cá nhân kích thích nội tại, theo kinh nghiệm quá khứ thìcon người biết cách giải quyết niềm thôi thúc đó và động cơ của nó sẽ hướng vào đốitượng có khả năng thỏa mãn niềm thôi thúc đã nảy sinh

Nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích bên ngoài

Nhà tiếp thị ở giai đoạn này cần phải xác định hoàn cảnh làm cho khách hàng này sinh

ra nhu cầu và triển khai chiến lược tiếp thị để tác động đến sự lưu ý của khách hàng

2.3.2 Tìm kiếm thông tin.

Người tiêu dùng bị kích thích có thể bắt đầu và cũng có thể không bắt đầu tìm kiếmthông tin bổ sung, nếu như sự thôi thúc đủ mạnh và hàng hóa có khả năng thỏa mãnanh ta và dễ kiếm thì chắc người tiêu dùng sẽ mua ngay Nếu không có thì nhu cầu cóthể sắp xếp lại trong trí nhớ anh ta, trong trường hợp này người tiêu dùng có thể hoặc

là ngưng tìm kiếm thông tin, hoặc là tìm kiếm thêm một chút, hoặc là tìm kiếm ráo riếtTrong khi tìm kiếm thông tin người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn thông tinsau:

 Nguồn thông tin các nhân: gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen

 Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, người bán hàng, các nhà kinh doanh,bao bì, triển lãm

 Nguồn thông tin phổ thông: phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức nghiêncứu và phân loại người tiêu dùng

 Nguồn thông tin kinh nghiệm thực tế: sờ mó, nghiên cứu, sử dụng hàng hoá.Việc họ tìm kiếm đến mức nào tùy thuộc vào sức mạnh của sự thôi thúc, khối lượngthông tin đã có lúc đầu, tình trạng kiếm dễ dàng của thông tin, giá trị của các thông tin

và mức độ hài lòng khi tìm kiếm

2.3.3 Đánh giá các phương án.

Có 5 khái niệm cơ bản có thể cho ta hiểu rõ hơn việc đánh giá các phương án:

Thứ nhất là khái niệm về các thuộc tính hàng hóa, người tiêu dùng có thể xem mộthàng hóa nào đó là một tập hợp các thuộc tính nhất định

Thứ hai là người tiêu dùng có khuynh hướng đưa ra những chỉ số mức độ quan trọngkhác nhau cho những thuộc tính mà họ cho là quan trọng với mình

Thứ ba là người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp niềm tinvào các nhãn hiệu hàng hóa Tập hợp những niềm tin vào một hàng hoá cụ thể gọi làhình ảnh nhãn hiệu

Trang 19

Trang 20

Thứ tư là người tiêu dùng thường gán cho mỗi thuộc tính một chức năng hữu ích, chứcnăng hữu ích mô tả sự thỏa mãn mong đợi của từng thuộc tính.

Thứ năm là thái độ đối với các nhãn hiệu được hình thành sau khi đánh giá chúng

2.3.4 Quyết định mua.

Sau khi đánh giá các phương án khách hàng sẽ xếp hạng các đối tượng trong bộ nhãnhiệu lựa chọn, trong đầu người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng , nhưng phải làthứ hàng ưa thích nhất Nhưng trên đường từ chỗ có ý định đến chỗ thông qua quyếtđịnh còn có 2 yếu tố nữa có thể can thiệp vào quyết định

Hình 2.3: Những yếu tố kìm hãm sự biến ý định mua hàng thành quyết định mua

hàng ( nguyên lý Marketing của Philip Kotler)

Thái độ của người khác: ở giai đoạn này, người ảnh hưởng có thể làm thay đổi ýđịnh mua hàng của khách hàng Thái độ của người ảnh hưởng tùy theo 2 cườngđiệu mà làm giảm chọn lựa ưu tiên ban đầu của khách hàng

Cường điệu 1: Mức độ phản đối của người khác đối với phương án ưa thích củamình

Cương điệu 2: Mức độ người tiêu dùng sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của ngườikhác

Những yếu tố bất ngờ của tình huống: những yếu tố mà người tiêu dùng khônglường trước được, có thể làm ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng

2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:

Trang 20

Đánh giá các

phương án Ý định mua hàng

Thái độ của người khác

Các yếu tố ngoài dự kiến

Quyết định mua

Trang 21

-máy lỗi thời

Tác nhân bên ngoài

-Xem quảng cáo thấy

thích

-Thấy người khác sử

dụng

Tiêu chí chọn máy ảnh:

-Độ phân giải-Giá cả mong đợi

Uy tín nhãn hiệu

Đánh giá các đặc tính của sản phẩm:

-Độ phân giải- Kích thước

-Chống rung-Thiết kế

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định:

Thu Nhập - Nghề nghiệp

Tuổi Tác- Trình Nhóm tham khảo

Trang 22

độ-CHƯƠNG 3:

GIỚI THIỆU VỀ MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ.

3.1 ĐỊNH NGHĨA MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ

Máy ảnh số ( ở Việt Nam là máy ảnh kỹ thuật số) là một máy điện tử dùng để thu vàlưu giữ hình ảnh một cách tự động thay vì phải dùng phim ảnh như máy chụp ảnhthường Những máy kỹ thuật số đời mới thường có nhiều chức năng, ví dụ như ghi âmhay quay phim

3.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY ẢNH SỐ.

3.2.1 Những nghiên cứu đầu tiên

Ý tưởng số hoá ảnh bằng máy scan và ý tưởng số hoá tín hiệu ảnh động xuất hiệntrước ý tưởng chụp ảnh số

Ảnh số được chụp đầu tiên vào tháng 12 năm 1975 bằng máy của hãng EastmanKodak Máy đó dùng bộ cảm biến CCD do Fairchild Semiconductor làm ra năm 1973.Máy này nặng 3,6Kg, chụp ảnh trắng đen có độ phân giải 10.000 pixel và ghi vào băng

từ Chụp mỗi tấm ảnh mất 23 giây

Máy chụp ảnh số đầu tiên trông giống máy chụp ảnh thường là máy Sony Mavica

(Magnetic Video Camera) sản xuất năm 1981 Máy này dựa trên công nghệ truyềnhình analog để chụp ảnh Ảnh có độ phân giải tương đương màn hìnhTV

Mãi tới năm 1984Canon giới thiệu Canon RC-701, một máy chụp ảnh điện tử analog,trong Thế vận hội Máy này không phổ biến được vì nhiều lý do: giá đắt (tới 20.000$),chất lượng hình kém hơn ảnh phim, và máy in không có sẵn

3.2.2 Máy ảnh số thật sự

Máy ảnh số thật sự đầu tiên là Fuji DS-1P vào năm 1988, hình chụp được ghi vào thẻnhớ 16MB (phải nuôi bộ nhớ này bằng pin) Máy ảnh số đầu tiên được bán rộng rãi làKodak DSC-100 năm 1991 Nó có độ phân giải 1,3MP và giá là 13.000$

Máy chụp ảnh số đầu tiên có màn hình tinh thể lỏng là Casio QV-10 năm 1995 Máychụp ảnh số đầu tiên dùng CompactFlash là Kodak DC-25 năm 1996

Máy chụp ảnh số loại bình dân đầu tiên đạt đến độ phân giải 1MP vào năm 1997 Máychụp ảnh số đầu tiên có thể ghi ảnh động là Ricoh RDC-1 năm 1995

Năm 1999, Nikon giới thiệu Nikon D1, máy chụp ảnh DSLR đầu tiên với độ phân giải2,74MP, có giá dưới 6.000$ (giá chấp nhận được đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

và giới chơi ảnh nhiều tiền) Máy này dùng ống kính theo chuẩn Nikon F-mount giốngnhư các máy chụp ảnh phim

Năm 2003, Canon cho ra đời Canon Digital Rebel, còn gọi là 300D, có độ phân giải6MP và là chiếc DSLR đầu tiên có giá dưới 1.000$

Trang 23

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

3.3 PHÂN LOẠI.

Máy chụp ảnh số có thể chia ra các loại sau:

3.3.1 Máy quay phim

Máy quay phim là loại máy mà mục đích chính là để thu ảnh động

truyền hình và phim Chúng thường có nhiều bộ cảm biến ảnh (mỗi màu một bộ) đểtăng độ phân giải và gam màu Máy quay phim chuyên nghiệp đời đầu thường không

có sẵn phần VCR và microphone

một màn hình tinh thể lỏng nhỏ để xem trong khi ghi hình và phát lại

hay các mục đích khác Webcam có thể thu ảnh động, một số cái còn có luônmicrophone và có thể zoom

Ngoài ra, nhiều kiểu máy chụp ảnh số xem ngay có chế độ ghi ảnh động, ảnh được ghiliên tục ở một tốc độ đủ nhanh để xem như ảnh động

3.3.2 Máy chụp ảnh số xem ngay

Một máy chụp ảnh số xem ngay là một máy chụp ảnh mà hiện ảnh ngay trên màn hìnhđiện tử để ngắm trước khi chụp Tất cả các máy chụp ảnh số có màn hình đều thuộcloại này, trừ một vài loại máy ảnh số SLR

Máy chụp ảnh số xem ngay được chia hạng theo megapixel, là độ phân giải tối đa tínhbằng triệu điểm Việc truyền ảnh vào máy tính thường dùng USB mass storage deviceclass (máy chụp ảnh được xem như một ổ đĩa), hoặc dùng Picture Transfer Protocol

FireWire ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều máy chụp ảnh số có FireWire Tất cảcác máy chụp ảnh số đều dùng bộ cảm biến CCD hoặc CMOS, đó là một chip chứamột lưới các phototransistor để nhận biết cường độ ánh sáng được hội tụ qua ống kínhcủa máy chụp ảnh Bộ cảm biến CMOS dùng loại vật liệu khác và ít hao điện hơnCCD

3.3.2.1 Máy chụp ảnh số gọn

Còn được gọi là digicam, chiếm phần lớn các máy chụp ảnh số hiện nay Chúng rất dễdùng, có khả năng thu ảnh động vừa phải Chúng có khả năng zoom kém hơn máychụp ảnh số loại khá (prosumer) và DSLR Chúng có độ sâu của vùng chụp (depth offield) khá lớn, nhờ vậy những vật ở khoảng cách tương đối xa nhau cũng được chụp rõnét, làm cho máy chụp ảnh loại này dễ dùng Nhưng điều này cũng làm cho những

nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không dùng nó, vì bức ảnh trông không nổi và có vẻ

Trang 24

thiếu tự nhiên Loại máy này thích hợp để chụp ảnh phong cảnh Hình ảnh chụp bằngloại này được ghi theo một dạng duy nhất là JPEG.

3.3.2.2 Máy chụp ảnh lai

Máy chụp ảnh lai hay prosumer là một nhóm các máy chụp ảnh xem ngay hạng khá,nhìn bên ngoài giống máy chụp ảnh DSLR (nên còn được gọi là máy chụp ảnh sốgiống DSLR, DSLR-like), có một số tính năng cao cấp của DSLR nhưng cũng cónhững tính năng của máy chụp ảnh xem ngay Máy chụp ảnh DSLR thường được coi

là cao cấp hơn máy chụp ảnh lai Nhưng một số máy DSLR mới ra sau năm 2003 làmcho sự phân biệt giữa DSLR và máy chụp ảnh lai bớt rõ rệt: một số DSLR có thể đượcxếp vào hạng bình dân, trong khi máy ảnh lai vẫn được xếp vào hạng khá

Máy chụp ảnh lai thường có ống kính có độ zoom lớn Người ta dễ lầm máy chụp ảnhlai với DSLR vì vẻ bề ngoài hơi giống nhau Nhưng máy chụp ảnh lai thật sự không cógương phản chiếu bên trong, nên việc ngắm trước khi chụp phải qua màn ảnh tinh thểlỏng hoặc lỗ ngắm điện tử, và như vậy thì sẽ hơi chậm so với DSLR thật Dù sao thìảnh chụp được cũng có chất lượng và độ phân giải cao trong khi máy thì gọn nhẹ hơnmáy DSLR Hạng tốt nhất trong loại máy ảnh lai chụp ảnh tương đương với hạng vừacủa máy DSLR Ảnh chụp bằng loại máy này được ghi theo dạng JPEG hoặc RAW.1

3.4 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÁY ẢNH CƠ VÀ MÁY ẢNH SỐ 2

Bảng 3.1 : Sự khác biệt giữa máy ảnh cơ và máy nh s ảnh số ố

Nguồn điện sử dụng pin dùng một

lần và không phải thaypin thường xuyên

có thể sử dụng một hoặcnhiều loại pin- cả pindùng một lần và pin sạc-đòi hỏi phải thườngxuyên thay hoặc sạc pin

kích thước khác nhau và

độ nhạy sáng khác nhau

Sử dụng một chip siliconnhạy sáng, có hai loạichip khác nhau: CCDhoặc CMOS Các chipnày quyết định kíchthước ảnh và độ nhạysáng của máy Bằng cáchchỉnh sửa các cài đặttrong máy bạn có thểchụp với các hiệu ứngkhác nhau tương tự như

1 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_%E1%BA%A3nh_s%E1%BB%91

2 Nguồn: http://www.saga.vn/CongngheCS/Thietbiso/5265.saga

Trang 25

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

chụp với các loại phimkhác nhau

quang cho phép nhìnthấy 97 đến 100% khungcảnh

Sử dụng khe ngắmquang hoặc cùng vớimột màn hình LCD hiểnthị 100% khung cảnh.Tuy nhiên rất khó nhìnmàn LCD trong điềukiện ánh sáng nhiều, hơnnữa dùng màn LCD rấttốn pin Rất nhiềucamera thay thế khengắm quang bằng mộtkhe ngắm điện tử EVF(thường được sử dụngtrong máy quay phim).Tuy nhiên những ngườiquen chụp với khe ngắmquang thường khôngthích chụp với EVF, vìthế hãy dùng thử trướckhi mua

thuộc vào kích thướcảnh, định dạng ảnh, loạimedia, dung lượng cònlại của thẻ nhớ, loại cảmbiến và tốc độ lấy nét

trên phim, chỉ sử dụngđược mỗi phim một lần

và mỗi cuộn có một sốphim nhất định

Lưu ảnh thành các filedạng số trong bộ nhớ cóthể sử dụng nhiều lầncủa thẻ nhớ hoặc đĩa, cảhai loại này đều có nhiềudung lượng khác nhau và

có thể lưu rất nhiều ảnhmột lúc

ảnh dân dụng có hệthống Advanced PhotoSystem, máy ảnh cơ

Bạn có thể xem lại ảnhtrên màn hình tinh thểlỏng Ngoài ra, rất nhiềucamera cho phép kết nối

Trang 26

không thể hiển thị hìnhảnh sau khi chụp Khiphim đã rửa, bạn có thểquét ảnh hoặc phim để

có thể xem trên mànhình máy tính hoặc ti vi

với máy tính để xem vớibạn bè Từ đó bạn cũng

có thể gửi ảnh của mìnhlên mạng để chia sẻ vớibạn bè ở khắp nơi

những người rửa ảnh để

có thể in hoặc chuyểnthành các file kĩ thuật số

Bạn có thể chuyển ảnhxuống máy tính để inảnh bằng máy in ở nhàhoặc, nếu như bạn cómột máy in tương thích,

có thể kết nối trực tiếpmáy ảnh với máy in đó

Một cách khác nữa là đặt

in qua một dịch vụ trựctuyến hoặc mang đến cáccửa hàng ảnh

lỗ đó gọi là một pixel Chúng được sắp xếp xen vào nhau sao cho ba chấm màu RGB

(đỏ-lục-lam) ghép lại thành một chấm có đủ màu

Một thuộc tính quan trọng của máy chụp ảnh số là số pixel của nó, tính theo hàng triệugọi là megapixel Nhưng số pixel không chưa đủ quyết định độ phân giải thật của ảnh.Còn phải xét đến kích thước của bộ cảm biến, chất lượng của ống kính, và cách sắpxếp các pixel Nhiều máy chụp ảnh số gọn có số pixel rất lớn nhưng kích thước bộ cảmbiến lại nhỏ nên kích thước của mỗi pixel quá nhỏ, nhỏ hơn khả năng ống kính có thểphân biệt được, như vậy thì độ nét của ảnh không thật sự bằng số pixel đó

Quá nhiều pixel có khi còn làm giảm chất lượng của ảnh theo một cách khác Do pixelquá nhỏ, nó nhận được quá ít ánh sáng nên tín hiệu nó sinh ra quá yếu dễ bị lẫn vớinhiễu của mạch điện tử Kết quả là bức ảnh không rõ, nhất là ở những vùng chuyểnmàu

Trang 27

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

Khi công nghệ càng tiến bộ, giá thành càng giảm đi nhiều Người ta tính số pixel trênmỗi đô-la như một trong các chỉ số của máy chụp ảnh số Số pixel trên mỗi đô-la ngàycàng tăng theo thời gian, phù hợp với Định luật Moore

Phương pháp thứ hai gọi là chụp-nhiều-lần Bộ cảm biến được rọi sáng ít nhất ba lầnliên tiếp Có vài cách dùng phương pháp này Thông thường nhất là dùng một bộ cảmbiến với ba kính lọc lần lượt được đưa ra trước bộ cảm biến để thu lấy từng màu Mộtcách khác là dùng một bộ cảm biến với bộ lọc Bayer giống như trên nhưng dịch bộcảm biến nhiều lần để mỗi pixel nhận sáng vài lần để trộn lại thành ảnh có độ phângiải gấp nhiều lần độ phân giải của bộ cảm biến Cách khác nữa là kết hợp vừa thaykính lọc vừa dịch bộ cảm biến (không có bộ lọc màu Bayer)

Phương pháp thứ ba gọi là quét Bộ cảm biến được kéo trên mặt phẳng hội tụ sánggiống như bộ cảm biến của máy scan để bàn Bộ cảm biến có thể là một hàng hay bahàng (ba màu) Trong một số trường hợp việc scan không phải do kéo bộ cảm biến mà

do quay camera; máy chụp ảnh số quay có thể tạo ra ảnh có độ phân giải rất cao Khigóc quay rộng thì chụp ra ảnh panorama

3.5.3 Lưới lọc màu, nội suy, chống răng cưa

Hình 3.1: Lưới lọc màu nội suy, chống rănmg cưa.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_%E1%BA%A3nh_s%E1%BB%91

Bố trí kính lọc màu Bayer trên các pixel của bộ cảm biến

Hầu hết các máy chụp ảnh số hạng bình dân đều dùng lưới lọc màu Bayer, kết hợp với

bộ chống răng cưa, và dùng một giải thuật demosaic để nội suy từ ba điểm màu cơ bảnthành các điểm có đủ màu

Trang 28

Các máy chụp ảnh dùng phương pháp chụp-một-lần với ba bộ cảm biến hoặc dùngphương pháp chụp nhiều lần thì không cần phải chống răng cưa cũng như demosaic.Firmware trong máy chụp ảnh số hoặc software xử lý ảnh RAW sẽ biến đổi dữ liệu thô

từ bộ cảm biến thành ra ảnh màu đầy đủ Một điểm ảnh màu đầy đủ phải có ba giá trịcho ba màu đỏ-lục-lam (hoặc ba màu cơ bản khác nếu dùng hệ màu khác) Một phần

tử của bộ cảm biến không thể cùng lúc cho ra ba giá trị đó Do đó cần có lưới lọc màu

để chọn một màu cho mỗi pixel

Bộ lọc màu Bayer là một lưới có kích thước 2x2 pixel, được lặp lại liên tiếp theo haihướng ngang và dọc Trong lưới đó, có 2 đỉnh đối nhau cùng mang màu lục, 2 đỉnhcòn lại màu đỏ và lam Có nhiều điểm màu lục hơn màu đỏ và lam, để thích hợp vớimắt người, vốn nhạy với độ sáng-tối hơn là độ màu và phân biệt sáng-tối dựa phần lớnvào màu lục Đôi khi người ta để hai điểm lục trong lưới lọc màu đó có cường độ khácnhau; như vậy thì ảnh màu sẽ chính xác hơn, nhưng cần phải có một giải thuật nội suyphức tạp hơn

3.5.4 Kết nối

Nhiều máy chụp ảnh số có thể nối với máy tính để truyền dữ liệu qua

Bây giờ thì dùng USB (hầu hết máy chụp ảnh số đều được máy tính xem như một ổđĩa USB, một số máy thì dùng USB PTP) Một số máy thì có cổng FireWire

Một cách khác cũng thường được thấy là dùng ổ đọc thẻ nhớ Ổ đọc thẻ nhớ có thể đọcđược nhiều loại thẻ Dùng cách này giúp cho đỡ hao pin của máy chụp ảnh Nhưng cóhơi bất tiện là cứ phải tháo/gắn thẻ nhớ

Nhiều máy đời mới theo chuẩn PictBridge, có thể gửi hình thẳng đến máy in, khôngcần qua máy tính

3.5.5 Tích hợp

Nhiều máy điện tử có tích hợp luôn máy chụp ảnh số vào nó Ví dụ như máy điện thoại

di động, PDA Mục đích chính của sự tích hợp này là sự tiện lợi nên những máy chụpảnh tích hợp này chỉ cho ảnh nhỏ và kém nét

3.5.6 Lưu ảnh

Có nhiều cách để lưu ảnh trong máy chụp ảnh số

 Ghi vào bộ nhớ flash liền trong máy

Hay gặp ở máy chụp ảnh số rẻ tiền hoặc máy chụp ảnh tích hợp với máy khác

 Đĩa mềm 3,5"

Trong dòng máy Mavica cuối những năm 199x

Trang 29

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

 Video Floppy

Những máy đầu tiên dùng một đĩa mềm cỡ 2"x2"

 Đĩa cứng chuẩn PCMCIA

Những máy chuyên nghiệp đời đầu, bây giờ không còn nữa

Memory Stick: một loại thẻ nhớ của Sony

SD/MMC: thẻ nhớ có vỏ bên ngoài nhỏ hơn CompactFlash Đang dần dần thay thế

CompactFlash Thiết kế ban đầu có dung lượng tối đa là 2GB và dùng FAT16, sau nàytheo chuẩn SDHC là 4GB và dùng FAT32

Mini SD: vỏ ngoài nhỏ bằng nửa SD Được dùng cho các máy điện thoại di động.

Micro SD: vỏ ngoài nhỏ bằng một phần tư SD Được dùng cho các máy điện thoại diđộng

XD Picture: được thiết kế bởi Fuji và Olympus trong năm 2002, vỏ ngoài nhỏ hơn SD.SmartMedia: được thiết kế để cạnh tranh với COmpactFlash Dung lượng giới hạn ở128MB Ngày nay không còn dùng nữa vì bị xD thay thế

FP Memory: 2-4MB flash memory, dùng trong các máy chụp ảnh Mustek/Relisys rẻtiền

3.5.8 Pin

Máy chụp ảnh cần nhiều năng lượng trong khi vỏ máy ngày càng nhỏ Do đó cần có một loại pin có kích thước nhỏ nhưng lại có nhiều điện năng để máy dùng được lâu

Có hai trường phái dùng pin sau đây:

Pin thông dụng: là những loại pin chuẩn có sẵn như AA, AAA, hay CR2.

Pin CR2 là loại pin gốc lithium, không nạp lại được Pin AA thông dụnghơn Loại pin alkaline không có nhiều điện để máy dùng được lâu Người tathường dùng pin Nickel metal hydride, vừa tích nhiều điện vừa nạp lạiđược Những máy chụp ảnh hạng khá và và một số hạng bình dân thườngdùng pin thông dụng

Pin riêng: phần lớn pin riêng là pin lithium ion, được nhà sản xuất máy thiết

kế riêng Pin lithium ion chỉ có thể nạp lại được chừng 500 lần, nhưng nó

Trang 30

tích được nhiều điện trong một thể tích nhỏ Những máy chụp ảnh hạngchuyên nghiệp và hạng bình dân hay dùng pin riêng.

D-Theo đánh giá của các nhà sản xuất, thời điểm để máy ảnh số lấn át máy ảnh truyềnthống 35mm còn phải mất 3 tới 5 năm nữa.1

3.7 GIỚI THIỆU CÁC DÒNG SẢN PHẨM TIÊU DÙNG.

 Sony:

Dòng T: với ưu điểm mỏng ( VD: T100…)

Dòng W: nhỏ-gọn ( W200,W90…)

Dòng S: quản lý nguồn pin ( S700, S800…)

Dòng G: vẫn lưu được đến 600 ảnh mà không cần thẻ nhớ ( G1)

Dòng H: có zoom quang học giúp chụp xa hơn ( H9/B, H7/S…)

4.1 NHU CẦU THÔNG TIN VÀ NGUỒN THÔNG TIN:

4.1.1 Thông tin cần thu thập:

1 Nguồn: http://www.vapa.org.vn/vie/modules.php?name=News&file=article&sid=1745

Trang 31

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

Những thông tin cần thu thập là những thông tin xoay quanh người tiêu dùng trong quátrình họ nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá và lựa chọn các phương án, vàtrong quá trình ra quyết định

Những câu hỏi trọng tâm sẽ xoay quanh những ý chính đó:

Lý do người tiêu dùng hình thành nhu cầu mua máy ảnh?

Người tiêu dùng tìm kiếm những thông tin gì và tìm kiếm từ những nguồn thông tinnào?

Những tiêu chí mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn trong quá trình đánh giá và lựa chọnphương án?

Khi quyết định mua máy ảnh thì những yếu tố nào là quan trọng đối với người tiêudùng?

Người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng ý kiến những ai trong quá trình đánh giá lựa chọnphương án và ra quyết định?

4.1.2 Thông tin quan trọng:

Từ những thông tin đã nêu bên trên, xác đinh thông tin nào là quan trọng cần thiết choviệc nghiên cứu:

a Các yếu tố thuộc về bản thân sản phẩm: đối với những khách hàng mua máyảnh kỹ thuật số với mục tiêu cá nhân, các đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởngđến quyết định mua sẽ là các chức năng của máy, kiểu dáng máy , màu sắc

4.1.3 Nguồn cung cấp thông tin

Những thông tin sẽ được lấy từ hai nguồn sơ cấp và thứ cấp

4.1.3.1 Nguồn thứ cấp:

 Các tạp chí chuyên ngành về máy ảnh kỹ thuật số

 Các trang web của công ty sản xuất máy ảnh kỹ thuật số

 Thông tin từ các tờ báo: Tuổi Trẻ, Kinh tế sài gòn, Sài Gòn Tiếp Thị…

4.1.3.2 Nguồn sơ cấp:

Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng công cụ bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp khách hàngthông qua hệ thống đại lý

Trang 32

Thông tin sơ cấp chịu tác động bởi 3 yếu tố: chi phí thu thập, thời gian thu thập, chấtlượng thông tin cần thu thập.

 Chất lượng thông tin là giá trị của thông tin và độ tin cậy của thông tin

 Chi phí thu thập dữ liệu bao gồm chi phí in và thu thập bảng câu hỏi

 Thời gian thu thập là khoảng thời gian từ lúc chọn lọc đối tượng cho đến lúcphỏng vấn thu thập thông tin

4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Tùy theo mục đích nghiên cứu và tính chất của kết quả mà người nghiên cứu sử dụngcác phương pháp và các hình thức nghiên cứu khác nhau hoặc kết hợp những phươngpháp lại với nhau

Nghiên cứu khám phá là bước đầu của nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu khám phá

là để tìm hiểu sơ bộ vấn đề cần nghiên cứu nghiên cứu cũng như khẳng định lại vấn đềnghiên cứu và các biến của nó Nghiên cứu khám phá đựơc thực hiện bằng phươngpháp nghiên cứu tại bàn và các kỹ thuật trong nghiên cứu định tính

Nghiên cứu mô tả là dạng nghiên cứu nhằm để mô tả thị trường, nghiên cứu mô tả lấymẫu là xác định rõ vùng không gian được chọn bằng cách thực hiện tại hiện trườngthông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng

Trong luận văn về đề tài này, tác giả mô tả thị trường nên sẽ dùng dạng nghiên cứu mô

tả

Nghiên cứu được tiến hành theo nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính : là nghiên cứu khám phá dữ liệu được thu thập ở dạng định tínhthông tin không thể đo lường bằng số liệu, tạo cơ sở thông tin và tiền đề cho nghiêncứu định lượng Nghiên cứu định tính được sử dụng bằng các phương pháp thảo luậntay đôi với người am hiểu về xu hướng mua hang của người tiêu dung và những ngườingười tiêu dung có y định mua máy ảnh hay đã từng mua máy ảnh

Nghiên cứu định lượng: là các nghiên cứu trong đó thông tin cần thu thập ở dạng địnhlượng, các thông tin định lượng là những thông tin cho phép ta đo lường bằng sốlượng Nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng các phương pháp phỏng vấn quabảng câu hỏi

4.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.

4.3.1 Nghiên cứu sơ bộ

Tác giả sử dụng hình thức thảo luận tay đôi trên một dàn bài lập sẵn để phỏng vấnnhững người am hiểu về xu hướng mua hàng của người tiêu dung (nhân viên bán

Trang 33

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

hàng), những người đã mua máy ảnh kỹ thuật số và những người có ý định muốn muamáy ảnh kỹ thuật số.Thông tin thu thập được trong các cuộc thảo luận đó sẽ là cơ sở

để bổ sung và điều chỉnh các biến

Các câu hỏi phỏng vấn sẽ là những câu hỏi mở, mục đích làm cho người được phỏngvấn nêu lên quan điểm của bản thân, cách nhìn nhận của bản thân mà không bị ảnhhưởng bởi ý kiến chủ quan của người nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu là xác định các đặc điểm cá nhân ( văn hóa, nhân khẩu, tâm lý)của khách hàng và các yếu tố tác động đến quyết định mua sản phẩm của người tiêudùng

Các câu hỏi được lập sẵn để phỏng vấn 10 người , đối tượng được mời phỏng vấn chialàm 2 nhóm:

Nhóm 1: những khách hàng đã từng mua máy ảnh kỹ thuật số hoăc đang trongquá trình tìm hiểu để mua máy ảnh kỹ thuật số, và độ tuổi phỏng vấn sẽ được rãi đều

để có thể thu đươc nguồn thông tin gần chính xác nhất

Nhóm 2: Những nhân viên bán hàng tại các siêu thị điện máy, cửa hàng, đại lý

Số lượng bảng câu hỏi chính thức dự định thu về là 180 bảng ( trình bày trong phầnchọn mẫu), và để đề phòng cho các bảng câu hỏi người tiêu dùng đánh hư, thiếu thôngtin nên số lượng bảng câu hỏi phát ra là 210 bảng

4.3.3 Quy trình nghiên cứu:

Xác định vấn đề

nghiên cứu

Cơ sở lý thuết và mô hình bài toán

Mô hình nghiên cứu

& thang đo sơ bộ

Mô hình & thang đo

hiệu chỉnh

Nghiên cứu định tính

(thảo luận tay đôi.)

Nghiên cứu định lượng ( bảng câu hỏi)

Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu( bằng SPSS& Excel)Kết luận- kiến nghị

Trang 34

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu

4.4 THANG ĐO

Trong nghiên cứu Marketing, đo lường là cách thức sử dụng các con số đề diển tả cáchiện tượng marketing được con người nghiên cứu Một hiện tượng marketing cần được

đo lường gọi là cấu trúc hay khái niệm

Có những cấu trúc chính nó có dạng số lượng , tuy nhiên có rất nhiều cấu trúc tự thânchúng không ở dạng định lượng

Để đo lường những dạng đó nhà nghiên cứu phải lượng hoá

Có 4 loại thang đo chính được sử dụng trong nghiên cứu Marketing,

Thang đo định danh : là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ýnghĩa về lượng.Có 2 loại thang đo danh xưng:

 Câu hỏi một lựa chọn

 Câu hỏi nhiều lựa chọn

Thang đo thứ tự: là loại thang đo trong đó số đo dùng để so sánh thứ tự, nó không có ýnghĩa về lượng.Có 3 dạng thang đo thứ tự thường gặp:

Câu hỏi buộc sắp xếp thứ tự

Câu hỏi so sánh cặp

Thang đo Linkert

Trang 35

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

Trong đó thang đo Linkert là loại thang đo trong đó có một chuỗi các phát biểu liênquan đến câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các câu trả lời đó Thang đo khoảng cách: là loại thang đo trong đó các số đo dùng để chỉ khoãng cáchnhưng gốc 0 có ý nghĩa Có 2 dạng thang đo khoảng thường được sử dụn trong nghiêncứu thị trường:

Thang đo đối nghĩa

Thang đo Satapel

Thang đo tỉ lệ: là loại thang đo trong đó số đo dùng để đo độ lớn với gốc 0 có ý nghĩaCác loại thang đo được sử dụng trong bảng nghiên cứu:

Bảng 4.1: Các loại thang đo trong bảng câu hỏi.

Những nhãn hiệu máy ảnh mà người tiêu

Những thông tin người tiêu dùng thu thập 6 Định danh

Trang 36

Những người ảnh hưởng đến người tiêu

Quá trình

ra quyết

định

Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối

với các yếu tố quan tâm khi mua 13 Khoảngcách

Mức độ ưa thích của người tiêu dùng dành

cho các hình thức khuyến mãi

Mức độ đồng ý của người tiêu dùng về

việc các chương trình khuyến mãi ảnh

hưởng đến nơi mua

4.5.2 Phương pháp lấy mẫu

Có 2 phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu theo xác suất và lấy mẫu phi xác suất

Lấy mẫu theo phương pháp xác suất là cách chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứubiết trước được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử Mẫu được chọn theophương pháp này có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm nghiệm các thông số của thịtrường nghiên cứu

Lấy mẫu theo phương pháp phi xác suất là cách chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứuchọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên, đối với phươngpháp chọn mẫu phi xác suất nhà nghiên cứu có thể chọn theo sự thuận tiện, theo sựđánh giá chủ quan của mình

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất bao gồm : Phương pháp thuận tiện, phương phápphán đoán, phương pháp phát triển mầm và phương pháp quota

Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian nghiên cứu không đủ dài và chi phínghiên cứu không nhiều nên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xácsuất( không xác suất) với phương pháp thuận tiện

4.5.3 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu trong chọn mẫu phi xác suất thu thập nhiều hay ít phụ thuộc vào thờigian thu thập , chi phí thu thập Mẫu càng lớn thể hiện tính chính xác càng cao, tuy

Trang 37

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

nhiên do hạn chế ở thời gian thu thập và chi phi thu thập nên ở đề tài này ta chọn cỡ là

180 ( xấp xỉ 5 lần số biến ) và được phát cho 6 siêu thị điện máy trong nội thành thànhphố

Nguồn thông tin để

người tiêu dùng biết

Nguồn kiếm thông

Mức độ quan tâm của

người tiêu dùng cho

Trang 38

Mức độ quan tâm của

người tiêu dùng đối

với các yếu tố quan

tâm khi mua

hưởng đến nơi mua

Trang 39

Chương 3: Giới thiệu đôi nét về máy ảnh kỹ thuật số

chuyên môn tiêu chí

lựa chọn độ phân giải

Câu 21 Câu 10 Phân tích chéo

Câu 22 Câu 11 Phân tích chéo

Tiếp đến là phần phân tích ANOVA sau khi phân tích nhân tố câu 9( mức độ quan tâmcủa người tiêu dùng dành cho các đặc tính của máy ảnh kỹ thuật số), câu 13( mức độquan tâm của người tiêu dùng dành cho các yếu tố lựa chọn khi quyết định mua),15( các hình thức khuyến mãi người tiêu dùng ưa thích)

Bảng 4.3: Kế hoạch phân tích ANOVA

Ngày đăng: 26/03/2013, 12:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 2. 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua (Trang 14)
Hình 2.1  : Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 2.1 : Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua (Trang 14)
Hình 2.3: Những yếu tố kìm hãm sự biến ý định mua hàng thành quyết định mua - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 2.3 Những yếu tố kìm hãm sự biến ý định mua hàng thành quyết định mua (Trang 20)
Hình 2.3: Những yếu tố kìm hãm sự biến ý định mua hàng thành quyết định mua - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 2.3 Những yếu tố kìm hãm sự biến ý định mua hàng thành quyết định mua (Trang 20)
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu (Trang 21)
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu (Trang 21)
thể xem trên màn hình - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
th ể xem trên màn hình (Trang 26)
Hình 3.1: Lưới lọc màu nội suy, chống rănmg cưa. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 3.1 Lưới lọc màu nội suy, chống rănmg cưa (Trang 27)
Bảng 4.1: Các loại thang đo trong bảng câu hỏi. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 4.1 Các loại thang đo trong bảng câu hỏi (Trang 35)
Bảng 4.3: Kế hoạch phân tích ANOVA - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 4.3 Kế hoạch phân tích ANOVA (Trang 39)
Bảng 4.3: Kế hoạch phân tích ANOVA - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 4.3 Kế hoạch phân tích ANOVA (Trang 39)
Bảng 5.2: Cơ cấu tuổi tác (phụ lục 20) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.2 Cơ cấu tuổi tác (phụ lục 20) (Trang 41)
Bảng 5.3: Cơ cấu trình độ học vấn (phụ lục 17) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.3 Cơ cấu trình độ học vấn (phụ lục 17) (Trang 41)
Bảng 5.2: Cơ cấu tuổi tác ( phụ lục 20) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.2 Cơ cấu tuổi tác ( phụ lục 20) (Trang 41)
Bảng 5.3: Cơ cấu trình độ học vấn (phụ lục 17) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.3 Cơ cấu trình độ học vấn (phụ lục 17) (Trang 41)
Bảng 5.6: Lý do mua máy ảnh. (phụ lục 5) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.6 Lý do mua máy ảnh. (phụ lục 5) (Trang 42)
Hình 5.1: Nhãn hiệu người tiêu dùng biết - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.1 Nhãn hiệu người tiêu dùng biết (Trang 43)
Hình 5.1: Nhãn hiệu người tiêu dùng biết - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.1 Nhãn hiệu người tiêu dùng biết (Trang 43)
Hình 5.2: Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.2 Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng (Trang 44)
Bảng 5.9: Thông tin tìm kiếm (Phụ luc 4) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.9 Thông tin tìm kiếm (Phụ luc 4) (Trang 44)
Hình 5.2: Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.2 Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng (Trang 44)
Bảng 5.10: Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm (phụ lục 5) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.10 Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm (phụ lục 5) (Trang 45)
Bảng 5.10: Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm (phụ lục 5) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.10 Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm (phụ lục 5) (Trang 45)
Hình 5.3: Thông tin tìm kiếm - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.3 Thông tin tìm kiếm (Trang 45)
Bảng 5.11: Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu (phụ lục 6) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.11 Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu (phụ lục 6) (Trang 47)
Hình 5.6: Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Tuổi tác - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.6 Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Tuổi tác (Trang 48)
Hình 5.6: Đánh giá uy tín nhãn hiệu * Tuổi tác - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.6 Đánh giá uy tín nhãn hiệu * Tuổi tác (Trang 48)
Bảng 5.13: Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Trình độ học vấn (phụ lục 6) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.13 Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Trình độ học vấn (phụ lục 6) (Trang 49)
Bảng 5.13 : Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Trình độ học vấn (phụ lục 6) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.13 Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Trình độ học vấn (phụ lục 6) (Trang 49)
Bảng 5.14: Mức độ quan tâm các đặc tính ( Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.14 Mức độ quan tâm các đặc tính ( Phụ lục 7a) (Trang 50)
Màn hình 3.61 0.86 - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
n hình 3.61 0.86 (Trang 51)
Bảng 5.16: Độ tin cậy của thang đo “đặc tính quan trọng cơ bản”. (Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.16 Độ tin cậy của thang đo “đặc tính quan trọng cơ bản”. (Phụ lục 7a) (Trang 52)
Bảng 5.15: Các nhóm đặc tính của máy ảnh(Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.15 Các nhóm đặc tính của máy ảnh(Phụ lục 7a) (Trang 52)
Bảng 5.16: Độ tin cậy của thang đo “ đặc tính quan trọng cơ bản”. (Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.16 Độ tin cậy của thang đo “ đặc tính quan trọng cơ bản”. (Phụ lục 7a) (Trang 52)
Bảng 5.15: Các nhóm đặc tính của máy ảnh ( Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.15 Các nhóm đặc tính của máy ảnh ( Phụ lục 7a) (Trang 52)
Bảng 5.18: Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ bên ngoài (Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.18 Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ bên ngoài (Phụ lục 7a) (Trang 53)
Bảng 5.18: Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ bên ngoài (Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.18 Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ bên ngoài (Phụ lục 7a) (Trang 53)
Bảng 5.22: Hệ số ý nghĩa của mối tương quan giữa các biến mới và thu nhập. (Phụ lục - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.22 Hệ số ý nghĩa của mối tương quan giữa các biến mới và thu nhập. (Phụ lục (Trang 55)
Bảng 5.22: Hệ số ý nghĩa của mối tương quan giữa các biến mới và thu nhập . (Phụ lục - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.22 Hệ số ý nghĩa của mối tương quan giữa các biến mới và thu nhập . (Phụ lục (Trang 55)
Bảng 5.25: Trình độ học vấn* Nhóm “đặc tính hỗ trợ kỹ thuật”. (Phụ lục 7a) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.25 Trình độ học vấn* Nhóm “đặc tính hỗ trợ kỹ thuật”. (Phụ lục 7a) (Trang 56)
Bảng 5.31: Mức giá mong muốn. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.31 Mức giá mong muốn (Trang 62)
Hình 5.14: Thu nhập* Mức giá mong muốn - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.14 Thu nhập* Mức giá mong muốn (Trang 63)
Hình 5.15: Tuổi tác* Mức giá mong muốn - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.15 Tuổi tác* Mức giá mong muốn (Trang 64)
Hình 5.15: Tuổi tác* Mức giá mong muốn - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.15 Tuổi tác* Mức giá mong muốn (Trang 64)
Bảng 5.35: Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định. (phụ lục 11) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.35 Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định. (phụ lục 11) (Trang 66)
Bảng 5.35: Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định. (phụ lục 11) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.35 Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định. (phụ lục 11) (Trang 66)
Bảng 5.37: Các nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua. (phụ lục 11) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.37 Các nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua. (phụ lục 11) (Trang 67)
Bảng 5.36: Nhóm nhân tố. (phụ lục 11) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.36 Nhóm nhân tố. (phụ lục 11) (Trang 67)
Bảng 5.37: Các nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua. (phụ lục 11) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.37 Các nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua. (phụ lục 11) (Trang 67)
Bảng 5.36: Nhóm nhân tố. (phụ lục 11) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.36 Nhóm nhân tố. (phụ lục 11) (Trang 67)
Bảng 5.39: Độ tin cây của thang đo của các yếu tố bên ngoài. (phụ lục 11) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.39 Độ tin cây của thang đo của các yếu tố bên ngoài. (phụ lục 11) (Trang 68)
Bảng 5.41:Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm học vấn với “yếu tố bên trong”. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.41 Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm học vấn với “yếu tố bên trong” (Trang 69)
Hình 5.18: Nơi mua - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.18 Nơi mua (Trang 74)
Bảng 5.51: Nhóm đặc tính quan trọng. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.51 Nhóm đặc tính quan trọng (Trang 75)
Bảng 5.51: Nhóm đặc tính quan trọng. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Bảng 5.51 Nhóm đặc tính quan trọng (Trang 75)
Hình 5.19 : Lựa chọn đặc tính quan trọng nhất. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng
Hình 5.19 Lựa chọn đặc tính quan trọng nhất (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w