1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dịch vụ E Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển

73 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 411,5 KB

Nội dung

Chính nhờ những tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng phần mềm tối ưu, nhà cung cấp dịch vụ mạng ưu tú, dịch vụ Internet thông thoáng sẽ thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành côngnghệ thông tin (CNTT), đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống,kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh củanhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngânhàng

Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT, E- banking) là xuhướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hộinhập kinh tế quốc tế Lợi ích đem lại của dịch vụ E-banking là rất lớn cho kháchhàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chínhxác và bảo mật

Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT, được ứng dụng trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng, các Ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triểnmạnh các hoạt động dịch vụ của NHĐT Đặc biệt là khi các ngân hàng nước ngoàivới số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dày nhiều nămkinh nghiệm đã được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam(ngày 01/04/2007) thì để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại trongnước buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ và từng bước chiếmlĩnh thị phần ngay từ bây giờ

Mặc dù không còn là dịch vụ mới lạ ở Việt Nam, thậm chí đã và đang pháttriển khá rầm rộ, nhưng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam mới chỉ ở giaiđoạn đầu của sự phát triển Vì vậy thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đemđến cho người đọc khái niệm cơ bản về e-banking cũng như thông tin cập nhật vềtình hình triển khai dịch vụ e-banking tại Việt Nam và các giải pháp để dịch vụ nàyphát triển hơn

Là một sinh viên với năng lực nghiên cứu còn hạn chế dù đã hết sức cố gắngsong do đề tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và

Trang 2

không tránh khỏi còn nhiều hạn chế Tôi rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của người đọc quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này

Kết cấu của khóa luận:

o Chương 1: Giới thiệu khái quát về dịch vụ E- Banking.

o Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam

o Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ E- Banking tại

Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ

E - BANKING

1.1 Khái quát và lợi ích dịch vụ E - Banking

1.1.1 Khái quát về dịch vụ E- banking

Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking), hiểutheo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiệnnhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng Hiểu theo nghĩarộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thốngvới công nghệ thông tin và điện tử viễn thông E-Banking là một dạng của thươngmại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phầnmềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một sốgiao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử,

kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệtương tự)

Các NHTM ở các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang phát triển mạnh cáchoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử Ở nước ta mức độ quan tâm có khác nhau, cónơi người ta chỉ coi dịch vụ này là một cái gì đó mới mẻ, xa xôi, tốn kém, có nơicũng nghiên cứu ứng dụng nhưng ở mức cầm chừng, nghe ngóng, đi sau các đơn vịkhác, nhưng cũng có nơi được quan tâm và có chiến lược đầu tư nghiên cứu ứngdụng thật sự Sở dĩ có tình trạng như vậy bởi vì E-banking có rất nhiều ưu việtnhưng lại cũng có một số nhược điểm

1.1.2 Lợi ích của dịch vụ E- Banking

1.1.2.1 Về phía khách hàng:

Trước đây, nói đến giao dịch ngân hàng, ta thường tưởng tượng ra cảnhkhách hàng phải mất nhiều thời gian điền vào các loại mẫu giấy tờ, sau đó đứng

Trang 4

xếp hàng dài chờ đến lượt, rồi phải làm thủ tục qua nhiều cửa mất rất nhiều thờigian, công sức, chưa kể những rủi ro, nguy hiểm mà khách hàng có thể gặp khi phảithanh toán một số lượng lớn tiền mặt Ngoài ra, khách hàng chỉ có thể đến giaodịch trong giờ mở cửa của ngân hàng Nhưng giờ đây, các dịch vụ e-banking đadạng với cách sử dụng tương đối đơn giản, trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian đã giúp khách hàng hoàn toànthoát khỏi những điều phiền toái đó E-banking đã thực sự trở thành phương tiện hỗtrợ đắc lực giúp cho khách hàng có thể chủ động kiểm soát tình hình tài chính củamình một cách an toàn, hiệu quả, mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trực tiếp tớigiao dịch tại ngân hàng Với các doanh nhân thì "thời gian là vàng", do đó có thểnói e-banking góp phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh củahọ.

1.1.2.2 Về phía Ngân hàng:

 E-banking giúp cho ngân hàng tiết kiệm tối đa được nguồn nhân lực bởinhiều khâu đã được tự động hoá nhưng vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượngcao tới một số lượng lớn khách hàng của mình Và do đó, không những lợi nhuậnthu được của các ngân hàng tăng lên mà quan trọng hơn là uy tín của họ cũng đượcnâng cao

 Thực hiện các hoạt động dịch vụ E- Banking, cho phép các Ngân hàng thíchứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãisuất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường Hạn chế rủi ro do biếnđộng về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng vàkhách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của E- Banking Đây là lợi ích vượt trội sovới ngân hàng truyền thống

 Sự kết hợp hài hoà trong quá trình phát triển các hoạt động dịch vụ ngânhàng truyền thống và phát triển NHĐT, cho phép các TCTD tiếp cận nhanh với cácphương pháp quản lý hiện đại giúp các TCTD đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh

Trang 5

thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh trongnền kinh tế hội nhập

 Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển,cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh

là rất cao Đặc biệt NHĐT có thể cung cấp dịch vụ chéo Theo đó các ngân hàng cóthể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác

để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán Khả năng giữ và thu hút khách hàng của NHĐT cao Chính nhờ những tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng (phần mềm tối ưu, nhà cung cấp dịch vụ mạng ưu tú, dịch vụ

Internet thông thoáng) sẽ thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng

1.1.2.3 Về mặt kinh doanh tiền tệ.

Các ngân hàng sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Thông qua các dịch vụ E- Banking, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với một NHĐT

1.1.2.4 Về mặt xã hội - kinh tế:

NHĐT tiết kiệm chi phí Theo đó, tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh toán, chi phí kiểm đếm, các chi phí đi lại sẽ giảm thiểu.Từ đógóp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới Đặc biệt

góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển Ưu điểm của dịch

vụ này là có khả năng thu hút trên phạm vi rộng về khách hàng bất kỳ thời điểm nào (24/24h/ngày) với mọi khoảng cách về không gian, thời gian Chính điều này

Trang 6

giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch

Như đã nói ở trên, E-banking bao gồm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khácnhau được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng Hiệnnay, những sản phẩm, dịch vụ E-banking được các ngân hàng cung cấp cho kháchhàng bao gồm :

 Các loại thẻ nhựa (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ thông minh…)

 Hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng

 Máy rút tiền tự động

 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại

 Dịch vụ ngân hàng tại nhà

 Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu

1.2 Đặc điểm của dịch vụ E- Banking.

Các loại hình dịch vụ E- Banking rất đa dạng và phong phú.

Như đã biết, các kênh phân phối truyền thống có danh mục sản phẩm rất đa dạng, nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời để phântán rủi ro

Dịch vụ E- Banking là kênh phân phối song song tồn tại với những kênh phân phối truyền thống Tùy theo từng giai đoạn phát triển của hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ được đưa ra ở những mức độ khác nhau, từ dịch vụ giản đơn như xem thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch…, đến những sản phẩm ở mức độ cao, đòi hỏi các giải pháp công nghệ hiện đại như thực hiện thanh toán trực tuyến, mở L/C,…Ở giai đoạn phát triển cao nhất, E- Banking, ngân hàng điện tử có thể phân phối đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tương

tự như một chi nhánh hay trụ sở ngân hàng Các sản phẩm này cũng hết sức đa dạng và phong phú Bởi việc thiết kế chúng để đưa ra qua các kênh phân phối điện

tử là dễ dàng và thỏa mãn được tất cả những nhu cầu riêng biệt của khách hàng

Trang 7

Đây là hình thức khách hàng tự phục vụ.

Đối với kênh phân phối truyền thống, khách hàng nhất thiết phải đến các chi nhánh hoặc trụ sở ngân hàng Tại đây họ sẽ được các nhân viên ngân hàng chỉ dẫn

và thực hiện theo yêu cầu của mình như mở tài khoản, thanh toán, chuyển

khoản, Hoạt động ngân hàng điện tử không như vậy Thay vì phải có sự trợ giúp của các giao dịch viên, khách hàng sẽ tự đáp ứng, phục vụ như cầu riêng của mình Thông qua việc bấm các phím trên máy ATM, các phím số trên điện thoại…, kháchhàng sẽ lựa chọn đúng loại hình dịch vụ phù hợp nhất với yêu cầu của họ Điều này

sẽ đem lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng Ngân hàng sẽ không cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên đông đảo, đồng thời cũng không phải lo lắng về thái độ phục vụ khách hàng của các nhân viên Còn khách hàng lại có thể tự thỏa mãn nhu cầu của mình bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào họ muốn

Dịch vụ E- Banking cho phép khách hàng thực hiện yêu cầu một cách chính xác và tức thời.

Đối với hoạt động E- Banking, yêu cầu của khách hàng sau khi được truyền

về ngân hàng sẽ qua hệ thống server để xử lý: kiểm tra khách hàng về mã số cánhân, mã tài khoản, các thông tin cần thiết để xác định chính xác có phải là kháchhàng của ngân hàng hay không Nếu kết quả trả lại là đúng thì hệ thống sẽ tự độngthực hiện lệnh mà khách hàng đưa ra theo đúng hệ thống quy trình đã được lậptrình sẵn Tất cả các công đoạn trên chỉ mất một khoảng thời gian ngắn, có thể coi

là ngay lập tức, thay vì quá trình xử lý giấy tờ, in ấn phức tạp và tốn kém về thờigian, chi phí

1.3 Các tiện ích của dịch vụ E- banking.

Dịch vụ E- banking không chỉ đơn giản là gõ mã số của bạn vào chiếc máy giao dịch tự động ATM mà là rất nhiều dịch vụ hơn thế, và hiện số lượng các dịch

vụ được chào bán qua mạng vẫn đang tiếp tục gia tăng Trên thực tế, một số ngân hàng không hề có các chi nhánh đặt trong các tòa nhà, vậy mà vẫn có thể cạnh tranh khá tốt trong thế giới “trực tuyến” và chào bán tất cả các loại dịch vụ mà các

Trang 8

ngân hàng “truyền thống” từng có Tùy theo khả năng của từng ngân hàng, mặt bằng công nghệ và dân trí cũng như khuôn khổ pháp lý của từng nước mà mỗi ngânhàng thông qua hệ thống E- banking có thể cung cấp cho khách hàng của mình một

số hoặc toàn bộ dịch vụ sau:

1.3.1 Truy vấn thông tin

Đây là nhóm các tiện ích giúp cho khách hàng của ngân hàng có thể theo dõi

và kiểm tra các thông tin liên quan đến tài khoản và các giao dịch với ngân hàng nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động tài chính của mình, bao gồm:

 Mở một tài khoản mới

 Xem các thông tin về biểu phí, tỷ giá và lãi suất của ngân hàng

 Kiểm tra số dư và in sao kê các loại tài khoản như tài khoản vãng lai, tài khoản thẻ tín dụng

 Kiểm tra số dư của tài khoản ký quỹ

 Kiểm tra tài khoản môi giới và đặt lệnh mua, bán chứng khoán

 Xem chi tiết các giao dịch trên tài khoản của mình và in giấy báo có, báo nợ làm chứng từ kế toán

1.3.2 Nghiệp vụ thanh toán

Đây là nhóm tiện ích cơ bản và quan trọng nhất của dịch vụ E- banking và là nơi thể hiện sự khác biệt chủ yếu giữa dịch vụ E- banking và dịch vụ ngân hàng truyền thống Nó cho phép người sử dụng có thể ra lệnh cho ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán mà không cần đến trụ sở hoặc chi nhánh của ngân hàng, không cần gặp gỡ nhân viên ngân hàng và cũng không cần để ý nhiều đến giờ giấc giao dịch Phần lớn các giao dịch này thường được thực hiện và xác nhận ngay lập tức hoặc vào ngày làm việc tiếp theo Các nghiệp vụ thanh toán qua mạng có thể bao gồm:

 Rút và nộp tiền mặt (ATM)

 Thanh toán hóa đơn

 Thanh toán sao kê thẻ tín dụng, tăng hạn mức thẻ

Trang 9

 Đặt lịch thanh toán hóa đơn tự động đối với các thanh toán thường xuyên.

 Chuyển tiền giữa các tài khoản

 Chuyển tiền đi nước ngoài

 Gửi và nhận séc điện tử

Về cơ bản, các nghiệp vụ thanh toán qua hệ thống điện tử cũng mô phỏng các nghiệp vụ tương tự của một hệ thống thanh toán truyền thống, nó chỉ khác nhau

về tốc độ và mức độ tiện lợi đối với khách hàng mà thôi

1.3.3 Nghiệp vụ tín dụng, thương mại và tài chính

Các tiện ích liên quan đến các nghiệp vụ tín dụng, thương mại và tài chính cóthể thực hiện qua các hệ thống dịch vụ E- banking thường là:

 Gửi tiền kỳ hạn, xin vay vốn của ngân hàng

 Tạo, sửa hoặc hủy bỏ yêu cầu thư mở tín dụng và các yêu cầu thanh toán khác liên quan đến hoạt động thương mại và tài trợ thương mại

 Quản lý các khoản phải thu, phải trả

 Quản lý thống nhất danh mục đầu tư trên tài khoản không chỉ với ngânhàng cung cấp dịch vụ E- banking mà còn với các ngần hàng khác trênkhắp thế giới

1.4 Hệ thống phân phối điện tử và các sản phẩm dịch vụ E- Banking.

1.4.1 Hệ thống phân phối điện tử

1.4.1.1 ATM (Automatic Teller Machine) – Máy rút tiền tự động

Dạng thức phổ biến nhất của dịch vụ E- banking chính là ATM Máy rút tiền

tự động ATM đầu tiên do Shepherd- Barron chế tạo và được phát triển mạnh từ những năm 70-80 của thế kỷ trước Đến nay, nó trở thành một hệ thống hoàn chỉnh

và là kênh phân phối điện tử không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Máy ATM bao gồm một cổng kết nối máy tính, một hệ thống lưu giữ thông tin và tiền mặt, cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản thanh toán của mình

Trang 10

bằng một tấm thẻ nhựa trong đó chứa mã số nhận dạng cá nhân (PIN) hay bằng việc nhập mã số đặc biệt để vào máy tính thanh toán được nối mạng với hệ thống máy tính hoạt động 24/24 giờ của ngân hàng.

Mỗi lần truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng, việc rút tiền có thể được thực hiện tới một giới hạn tối đa nhất định Hạn mức này có thể thay đổi tùy theo mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng Ngoài ra, khách hàng còn có thể yêu cầu máy ATM đưa ra các thông tin khác như số dư tiền gửi, lịch sử giao dịch, cân đối tài khoản…Những máy ATM hiện đại còn có thêm nhiều chức năng giá trị gia tăng nữa, như gửi tiền, chuyển đổi ngoại tệ, và còn có thể coi như là một quầy giao dịch 24h/7

Thông qua việc thực hiện giao dịch bằng máy ATM, ngân hàng sẽ giảm được chi phí in ấn các loại giấy tờ; tạo cở sở mở rộng hoạt động ngân hàng; đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng, tạo ưu thế cạnh tranh, tăng hình ảnh của ngân hàng; đồng thời giảm lưu lượng tiền mặt được sử dụng Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với việc tăng chi phí cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng; đe dọa

sự an toàn trong kinh doanh, bởi loại hình này mang theo nó những rủi ro đặc trưng

mà sẽ được để cập cụ thể hơn trong phần sau Ngoài ra, mối quan hệ trực tiếp với giữa khách hàng và ngân hàng cũng có thể bị hạn chế, bởi khách hàng thay vì đến giao dịch, tiếp xúc tại ngân hàng, giờ đây sẽ đến các điểm rút tiền tự động

1.4.1.2 EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) – Máy thanh toán

tại điểm bán hàng

EFTPOS hay còn gọi là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng Sốtiền phải trả cho hàng hoá sẽ được chuyển bằng công nghệ điện tử tại điểm bánhàng từ ngân hàng của người mua sang ngân hàng của người bán bằng cách đưa thẻtrượt qua máy đọc thẻ - thực chất là một thiết bị đọc có thể đọc được các thông tinđược mã hoá trên dải từ nằm ở mặt sau thẻ

Trang 11

Thiết bị đọc thẻ này cho phép các thông tin của chủ thẻ được chuyển quađường điện thoại tới một Tổng đài Trung tâm Các thông tin trên thẻ được mã hoá

để đảm bảo an toàn Tổng đài Trung tâm lựa chọn đúng ngân hàng và gửi các thôngtin trên thẻ đến bộ xử lý tại ngân hàng của chủ thẻ để kiểm tra các thông tin sau:

 Số thẻ

 Thẻ đã được báo mất bao giờ chưa ?

 Ngày hết hạn của thẻ

 Tổng số tiền phải thanh toán

 Có đủ tiền trên tài khoản của khách hàng không ?

 Mã số nhận diện người bán

 Số thiết bị thanh toán của người bán

Nếu kết quả kiểm tra các thông tin cho thấy thẻ có giá trị thanh toán, bộ xử lýcủa ngân hàng người mua sẽ gửi số cấp phép đã được mã hoá tới Tổng đài Trungtâm và từ đây sẽ gửi thông báo tới cửa hàng Máy cà thẻ tại cửa hàng sẽ in ra mộtgiấy biên nhận trên đó có số cấp phép Khách hàng ký tên lên trên giấy biên nhận

và sau đó có thể mang hàng đi Đồng thời Tổng đài Trung tâm sẽ chuyển tổng sốtiền hàng tới ngân hàng của người bán Nếu không lấy được số cấp phép thì ngườimua sẽ phải thanh toán hàng hoá bằng một phương thức khác Tài khoản tiền gửicủa khách hàng sẽ được tự động ghi Nợ, và tài khoản của người bán sẽ được ghi Cótương ứng

Lợi ích của hình thức này ngoài việc giảm tối thiếu tiền mặt lưu thống hệthống này còn giảm việc sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ cho ngân hàng, qua đógiúp nhân hàng tiết kiệm chi phí giao dịch, chi phí sổ sách giấy tờ,…

1.4.1.3 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone- banking)

Trong phương thức giao dịch ngân hàng truyền thống, khách hàng khi cầnthông tin về tài khoản của mình cũng như các thông tin khác về dịch vụ ngân hàngđều phải trực tiếp tới ngân hàng vào giờ giao dịch Điều này thực sự tốn rất nhiềuthời gian của khách hàng, nhất là những khách hàng ở xa hoặc không có điều kiện

Trang 12

đến giao dịch trực tiếp Thậm chí chỉ vì thiếu thông tin cập nhật về tỷ giá hối đoáihay lãi suất vay, nhiều doanh nghiệp bị tuột mất những cơ hội kinh doanh tốt haydẫn đến các quyết định kinh doanh sai lầm Sự ra đời của dịch vụ Telephonebanking đã thực sự giải thoát cho các khách hàng nói chung và các doanh nghiệpnói riêng khỏi các vướng mắc trên

a) Telephone baking là gì?

Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách hàngchỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường Với dịch vụ này, khách hàng có thểmọi lúc mọi nơi, dùng điện thoại cố định hay di động đều có thể nghe được cácthông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông tin tài khoản của mình và thậm chí

có thể thực hiện được một số loại giao dịch Đây là hệ thống trả lời tự động, hoạtđộng 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm nênkhách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết

b) Những tiện ích của Telephone banking.

Khi sử dụng Telephone banking, khách hàng có thể:

 Truy vấn thông tin chung:

 Lãi suất huy động tiền gửi

 Tỷ giá hối đoái (vàng và ngoại tệ)

 Các điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc

 Thông tin địa chỉ các điểm ATM của ngân hàng

 Mở tài khoản mới

 Biểu phí dịch vụ

 Fax các thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch

 Các chương trình khuyến mãi của ngân hàng

 Các sản phẩm mới của ngân hàng

 Truy vấn thông tin riêng

 Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán

 Số dư khoản tiền vay

Trang 13

 Thông tin 05 giao dịch phát sinh gần nhất trên tài khoản tiền gửi thanhtoán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản tiền vay mà kháchhàng sở hữu.

 Yêu cầu nhận bản kê giao dịch (sổ phụ) tài khoản tiền gửi không kỳhạn qua mail, fax

 Thay đổi mật khẩu Phone banking

Ngoài ra, các khách hàng chưa có tài khoản hoặc chưa sử dụng dịch vụ củangân hàng cũng có thể sử dụng Telephone banking để nghe giới thiệu về các dịch

vụ ngân hàng, thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất tiết kiệm, lãi suất vay

c) Chi phí sử dụng.

Telephone banking banking là một trong những dịch vụ ngân hàng đem lạinhiều tiện ích cho người sử dụng với chi phí thấp nhất Để sử dụng dịch vụ này,khách hàng không cần mua thêm một thiết bị đặc biệt nào mà chỉ cần dùng hệthống điện thoại thông thường Hầu hết các ngân hàng cung cấp dịch vụ này miễnphí, khách hàng chỉ phải trả cước phí điện thoại cho bưu điện Tuy nhiên nếu kháchhàng sử dụng dịch vụ fax của Telephone banking sẽ phải tính theo biểu phí cụ thểcủa ngân hàng

Với hệ thống Telephone banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thờigian, không cần đến ngân hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tàikhoản của mình bất kỳ lúc, mọi nơi trong phạm vi cả nước và quốc tế Dù kháchhàng đang ở nhà, ở cơ quan hay đang đi công tác nước ngoài cũng có thể kiểm soátđược các giao dịch trên tài khoản của mình, cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch

vụ của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào thích hợp nhất với họ

d) Cách thức sử dụng và tính an toàn.

Cách thức sử dụng dịch vụ này hoàn toàn đơn giản Sau khi đăng ký sử dụngdịch vụ với ngân hàng, khách hàng sẽ được cấp mã số truy cập và mật khẩu Mã sốtruy cập là cố định và thường có thể sử dụng cho cả Internet banking Khách hàng

Trang 14

có thể thay đổi mật khẩu bất cứ lúc nào để đảm bảo an toàn, bí mật cho các thôngtin tài khoản

Khi cần dùng Telephone banking khách hàng chỉ cần gọi tới ngân hàng theomột số điện thoại đã được ngân hàng định trước cho từng khu vực Sau khi kết nốivào hệ thống, khách hàng có thể nghe máy hướng dẫn cách thức bấm mã dịch vụhoặc bấm trực tiếp mã dịch vụ để yêu cầu hệ thống trả lời các thông tin cần thiết

Mã dịch vụ là các phím trên bàn phím điện thoại tương ứng với một dịch vụ dongân hàng quy định

Khách hàng cần chú ý, khi nhập mã số truy cập và mật khẩu khách hàng phảibấm liên tiếp, không bị ngắt quãng (giữa hai số liền nhau không được dừng quá 2giây) và bấm phím (#) sau mỗi lựa chọn thực hiện Ngoài ra để tiết kiệm thời giancho khách hàng, ngân hàng còn có thể quy định thêm một số phím chức năng có tácdụng ngưng giải đáp giao dịch hiện thời và chuyển sang giao dịch khác, nghe lạimột giao dịch hoặc dừng ngay câu thoại đang đọc khi khách hàng không muốnnghe tiếp

Dù đơn giản, nhưng tính bảo mật cho các thông tin tài khoản vẫn được đảmbảo vì mỗi khách hàng sẽ được ngân hàng cấp mã số truy cập, mật khẩu riêng.Ngoài ra ngân hàng còn có hệ thống ngăn chặn các truy cập không hợp pháp

1.4.1.4 Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile- Banking vàSMS- Banking)

Trang 15

 SMS Banking là kênh dịch vụ cung cấp cho quý khách hàng khả năng giao tiếp bằng tin nhắn từ điện thoại di động Với kênh dịch vụ này, khách hàng

có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản và quản lý tài khoản, thông tin tỷ giá, lãi suất… thông qua tin nhắn điện thoại di động

b) Những tiện ích của Mobile/ SMS banking.

Với Mobile/SMS Banking, khách hàng có thể:

 Tra cứu thông tin tài khoản

o Tra cứu thông tin tài khoản không kỳ hạn

o Tra cứu thông tin tài khoản có kỳ hạn

o Tra cứu thông tin tài khoản tín dụng

o Tra cứu 5 giao dịch gần nhất của tài khoản không kỳ hạn

 Tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất (tiền gửi, tiết kiệm), giá chứng khoán…

 Tra cứu mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch; mạng lưới ATM và hệ thốngVNBS

 Nhận tin nhắn tự động khi số dư tài khoản thay đổi

 Nhận tin nhắn thông báo nhắc nhở nợ vay, thông báo dự nợ

 Nhận tin nhắn khuyến mãi, thông báo liên quan đến các dịch vụ của ngân hàng

 Chuyển khoản bằng tin nhắn SMS trong cùng hệ thống ngân hàng Điều nàycũng có thể thực hiện đối với dịch vụ Mobile Banking Tuy nhiên hạn mức giaodịch của 2 dịch vụ này khác nhau, do tính bảo mật cao hơn hạn mức giao dịchcủa Mobile Banking bao giờ cũng cao hơn SMS banking (Ví dụ: Hạn mức giaodịch của dịch vụ SMS Banking của Ngân hàng Đông Á là từ 50.000VND/ngày– 2.000.000VND/ngày, trong khi đó đối với Mobile Banking là từ 50.000VND/ngày – 500.000.000VND/ngày)

 Thanh toán trực tiếp tiền mua sắm hàng hoá dịch vụ tại các siêu thị, nhà hàng,trang web bán hàng trên mạng…

Trang 16

 Thanh toán hoá đơn dịch vụ, mua sắm hàng hoá, thanh toán hoá đơn điện, nước,điện thoại… hay thậm chí có thể giao dịch chứng khoán qua điện thoại di độngchỉ bằng vài tin nhắn đơn giản

Tùy vào từng ngân hàng mà dịch vụ sẽ chỉ mất phí cho bưu điện hay cả phícho ngân hàng Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã qua giai đoạn thử nghiệm 2dịch vụ này nên cũng đã bắt đầu tính phí dịch vụ

1.4.1.5 Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking/ PC Banking)

a) Giới thiệu chung về dịch vụ Home Banking.

Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi kháchhàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng

Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước tiến mau mắn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụ ngân hàng Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện Và khẩu hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô

Trang 17

hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được Hiện nay, dịch vụ Home-banking tại Việt Nam đã đều được nhiều ngân hàng ứng dụng và triển khai rộng rãi.

b) Các chức năng chính của dịch vụ Home Banking.

 Chức năng chuyển tiền:

Chức năng chuyển tiền cho phép khách hàng có thể làm lệnh chuyển tiền thanh toán cho bên thứ ba, chuyển tiền giữa các tài khoản nội bộ hoặc yêu cầu phát hành hối phiếu

Khi sử dụng chức năng này của phần mềm dịch vụ Home Banking chắc chắn khách hàng sẽ thấy việc làm lệnh yêu cầu chuyển tiền là một công việc rất dễ dàng Phần mềm này tự động hoá rất nhiều công đoạn mà khách hàng sẽ phải làm lặp lại nhiều lần trong phương thức chuyển tiền truyền thống Chi tiết của các khoản thanhtoán xảy ra thường xuyên có thể được lưu lại trong hệ thống để tái sử dụng với nhiều cấp độ khác nhau

Chức năng chuyển tiền trong dịch vụ Home Banking có các đặc điểm sau:

- Khách hàng có thể linh hoạt lập và sửa đổi các lệnh chuyển tiền trên máytính của mình

- Rất nhiều dữ liệu như người thụ hưởng, số tài khoản thụ hưởng, ngân hàngthụ hưởng, nội dung thanh toán… có thể được lưu lại để dễ dàng nhập vàolệnh chuyển tiền

- Có thể linh hoạt định ra quyền hạn sử dụng các chức năng của dịch vụ HomeBanking và hạn mức duyệt các lệnh chuyển tiền cho từng nhân viên

- Có thể gửi và nhận các thông báo đến và từ ngân hàng

- Các thông tin được truyền đến và từ ngân hàng một các an toàn và bí mật vì

có hệ thống bảo vệ đặc biệt

 Chức năng xem số dư và các giao dịch trên tài khoản:

Chức năng này cho phép khách hàng được nhanh chóng cập nhật các thông tin

về các tài khoản của mình tại ngân hàng, không cần phải đợi bản sao kê tài khoản

Trang 18

hoặc các giấy báo có, báo nợ…Không chỉ xem các thông tin, khách hàng còn có thể

in ra hoặc chuyển các thông tin đó sang các phần mềm ứng dụng khác như Excel,Word… để lập các báo cáo cho các mục đích riêng của mình Ngoài ra chức năngnày còn cung cấp cho khách hàng các thông tin bổ ích khác như tỷ giá chuyển đổingoại tệ …

 Chức năng lập Thư Tín dụng (Letters of Credit)

Chức năng này cho phép khách hàng lập thư tín dụng một cách dễ dàng và hiệuquả Nó tự động hoá nhiều công đoạn lặp lại khi phải lập một thư tín dụng Tương

tự như lệnh chuyển tiền, các thư tín dụng này có thể được lưu lại để sử dụng về sau,chỉ phải sửa một số chi tiết

Chức năng này của dịch vụ ngân hàng tại nhà cung cấp cho khách hàng các khảnăng sau:

- Lập Thư tín dụng một cách đơn giản

- Lưu trữ các mẫu thư thường dùng

- Lưu trữ hệ thống dữ liệu để lập thư tín dụng như: danh sách các ngân hàng,danh sách người thụ hưởng, các loại tiền tệ, danh sách các nước trên thếgiới…

- Khi cần các thông tin này chỉ cần lựa chọn từ danh sách có sẵn nên tiết kiệmđược rất nhiều thời gian và độ chính xác cao

- Các dữ liệu được lưu trữ và chuyển đến và từ ngân hàng một cách an toàn, bímật tuyệt đối

c) Cách thức sử dụng dịch vụ Home Banking.

Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Trang 19

 Bước 1: Thiết lập kết nối

Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm) Sau khi kiểm tra và xác nhận kháchhàng (User ID, Password…), khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân hàng

 Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ

Dịch vụ NHĐT rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử

… và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác

Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa

và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch Tất cả mọi việc khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình thanh toán qua

Home-banking được thực hiện tương đối phức tạp hơn với quy trình bảo mật, xác nhận an toàn hơn Mỗi doanh nghiệp sẽ được hệ thống Home-banking cung cấp hai loại User có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau được phân quyền Lệnh thanh toán củakhách hàng chuyển đến Ngân hàng thông qua hệ thống Home-banking được ký 2 chữ ký điện tử theo đúng quy định chứng từ của Ngân hàng Nhà nước và hầu hết được thực hiện ngay trong ngày làm việc

1.4.1.6 Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu (Internet Banking)

a) Internet Banking là gì?

Trang 20

Internet banking cũng là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch

vụ của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào Với máy tính kết nối Internet, khách hàng sẽ được cung cấp

và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng và có thể gửi đến ngân hàng những thắc mắc, góp ý với ngân hàng và được trả lời sau một thời gian nhất định

Đây là một loại dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới mẻ Nó cho phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng Internet vào bất cứ lúc nào,

ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất Do đó, khách hàng có thể giao dịch 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần tại nhà riêng hoặc ở văn phòng, khi đang trong nước hay đi nước ngoài Sự ra đời của Internet Banking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và cho xã hội chung Tuy nhiên, với tính chất bảo mật không cao bằng dịch vụ Home Banking, dịch vụ

Internet-banking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giaodịch phức tạp hơn

Hiện nay, một số người vẫn thường đồng nhất dịch vụ Internet Banking với E- banking Trên thực tế, E- banking có nội hàm rộng hơn hơn Internet Banking rấtnhiều

b) Các tiện ích của dịch vụ Internet Banking.

 Tra cứu số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản thẻ

Dịch vụ này cho phép khách hàng xem chi tiết số dư các tài khoản có kết nối vào Internet banking Khách hàng chỉ cần đơn giản nhắp đúp chuột vào số tài khoản cần xem Khách hàng không chỉ biết số dư hiện thời trên tài khoản mà còn

cả số dư được phép sử dụng nữa Số dư được phép sử dụng là số tiền thực có trong tài khoản và không bao gồm bất kỳ khoản tiền gửi nào chưa được bù trừ hoặc giá trị nào chưa được hạch toán so với số dư

 Tra cứu thông tin chi tiết các giao dịch liên quan

Trang 21

Số lượng các giao dịch có thể xem được tuỳ thuộc vào hệ thống của từng ngânhàng, có thể từ 10 giao dịch gần nhất đến các giao dịch trong vòng vài tháng trở lại.Các thông tin này được cập nhật tới từng phút nên các khách hàng, đặc biệt làkhách hàng là doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình tài chính của mình một cáchhiệu quả

Không những thế, khách hàng còn có thể chuyển các thông tin này xuống phầnmềm kế toán của mình để tự thiết kế ra báo cáo riêng

 Chuyển khoản thanh toán

Với dịch vụ này khách hàng có thể chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùnghoặc khác hệ thống của ngân hàng hay chuyển tiền từ tài khoản cho người nhậnbằng chứng minh thư

Chuyển tiền cho các đơn vị có hợp tác với ngân hàng (công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông…) để thanh toán tiền lãi, gốc vay, tiền đầu tư chứngkhoán, đóng phí bảo hiểm, phí sử dụng dịch vụ hoặc các nội dung thanh toán khác.Tùy vào từng Ngân hàng mà sẽ có những hạn mức chuyển tiền và mức phí khácnhau đối với khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân

Ngoài ra còn có các tiện ích khác như: nạp tiền vào thẻ (nạp tiền điện tử),chuyển đổi ngoại tệ, in sao kê các khoản tài khoản theo thời gian…

c) Cách thức sử dụng và tính an toàn:

Khách hàng chỉ cần đến bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch nào của ngânhàng để đăng ký sử dụng dịch vụ Trong đơn đăng ký sử dụng Internet banking,khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân, các số tài khoản mà khách hàngmuốn sử dụng Internet banking Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một mã số truycập và mật khẩu Khách sẽ dùng mã số truy cập và mật khẩu của mình để đăngnhập vào trang Internet Banking của ngân hàng lập lệnh giao dịch (thanh toán,chuyển tiền, chuyển khoản, chuyển đổi ngoại tệ…) theo mẫu có sẵn Tùy vào từngngân hàng mà khách hàng sẽ có các phương thức xác thực khác nhau để xác nhậnlệnh giao dịch của mình Đây cũng chính là điểm an toàn của dịch vụ này

Trang 22

Hiện nay các ngân hàng áp dụng các thiết bị xác thực lệnh rất đa dạng, như:

 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩutĩnh

 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩutĩnh, chứng thư điện tử

 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩutĩnh, OTP SMS, chứng thư diện tử.

 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩutĩnh, OTP Token

 Phương thức xác thực giao dịch bằng bằng mã số truy cập và mậtkhẩu tĩnh, smart card có tích hợp chứng thư diện tử

Và ứng với mỗi phương thức xác thực, khách hàng lại có một hạn mức giaodịch khác nhau Phương thức xác nhận càng bảo mật thì hạn mức giao dịch cũngnhư chi phí sử dụng dịch vụ càng cao

E – Banking ngoài những loại hình chính nêu trên, còn có các loại hình khácnhư:

 Kiosk ngân hàng: Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tớiviệc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất.Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internettốc độ cao Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch

vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu

để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình Đây cũng làmột hướng phát triển đáng lưu tâm cho các nhà lãnh đạo các ngânhàng thương mại Việt Nam

 Call Center / Contact center: giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và giao dịch ngân hàng qua tổng đài điện thoại

Trang 23

 Mail Banking, Fax Banking, Video Banking: giao dịch ngân hàng qua thư điện tử, Fax, Video.

1.4.2 Sản phẩm dịch vụ E- banking

Dịch vụ E- banking hiện nay rất đa dạng, ngày càng phát triển nhằm mangđến những tiện ích tối đa cho người sử dụng Bên cạnh hoàn thiện những sản phẩmdịch vụ truyền thống, các ngân hàng luôn hướng tới việc phát triển các dịch vụ E-banking phong phú, đa dạng và thuận tiện cho khách hàng Nhìn chung, hiện naycác ngân hàng trên thế giới đã cung cấp những dịch E- banking sau:

Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng (Account Information)

Dịch vụ ngân hàng điện toán (Computer banking)

Thẻ ghi nợ (Debit card).

Thanh toán trực tiếp (Direct payment).

Gửi và thanh toán hóa đơn điện tử (Electronic bill presentment and payment)

Thẻ lương (Payroll Card).

Ghi nợ được ủy quyền trước (Pre-authorized debit).

Dịch vụ đầu tư (Investment Services).

Cấp độ 1, cấp độ phổ biến, E- banking chỉ đưa ra các dịch vụ đơn

thuần như ở những tính năng như: truy vấn thông tin giao dịch, truy vấn số dư

Trang 24

tài khoản tiền gửi cá nhân/doanh nghiệp mở tại ngân hàng Đây chính là nhữnggiao dịch qua điện thoại hay giao dịch với máy rút tiền tự động ATM.

Cấp độ thứ hai, nhờ có sự tham gia của Internet với vai trò tích cực,

E- banking có thêm chức năng chuyển khoản trực tuyến giữa các tài khoảnngân hàng trong và ngoài hệ thống, đồng thời có thêm một số tính năng như:truy vấn khoản vay, trả nợ, mở L/C dành cho khách hàng doanh nghiệp

Cấp độ thứ ba, thì vẫn chưa nhiều ngân hàng thương mại tại Việt

Nam cung cấp được dịch vụ, đó là dịch vụ ngân hàng trực tiếp và thanh toántrực tuyến

1.5 Điều kiện thực hiện dịch vụ E- banking.

Dịch vụ E- banking có liên quan không chỉ đến hoạt động của ngân hàng mà

cả khách hàng và sự phát triển kinh tế xã hội Do vậy, sử dụng dịch vụ E- bankingcần phải có những điều kiện cơ bản:

Thứ hai, khách hàng phải có trình độ và phương tiện sử dụng.

Để thực hiện được các giao dịch E- banking, đòi hỏi khách hàng của ngânhàng không chỉ có nhu cầu mà còn phải có các điều kiện vật chất để kết nối vớingân hàng cũng như trình độ để sử dụng

Khách hàng muốn giao dịch E- baking cần phải có các phương tiện để có thểkết nối với ngân hàng Ví dụ, khi thực hiện dịch vụ phone banking, khách hàng cần

Trang 25

phải có điện thoại cố định (telephone), hoặc điện thoại di động (mobile); hoặc như

giao dịch Internet banking yêu cầu khách hàng cần phải có máy vi tính đươck kếtnối mạng Internet Do đó, trước khi tham gia, khách hàng phải tự trang bị nhữngthiệt bị cần thiết, và chi phí này chắc chắn không hề nhỏ Điều này đã không ítphiền toái khi khách hàng cần thực hiện giao dịch mà chưa có, hoặc không có trongtay các phương tiện cần thiết

Loại hình dịch vụ này cũng đòi hỏi khách hàng phải có trình độ nhất địnhmới có thể tham gia được Bởi lẽ họ cần phải thực hiện khá nhiều thao tác phức tạptrên máy tính, hay điện thoại, mà đối với những người mới làm quen sẽ thấy khókhăn để nắm bắt và sử dụng Họ sẽ không có được sự hướng dẫn cũ thể, từng bướcnhư khi giao dịch tại chính trụ sở ngân hàng, mà chỉ có những chỉ dẫn sơ bộ về cáchthực hiện chúng trên màn hình điện tử Điều này khiến cho khách hàng giao dịchvới ngân hàng thường là các trí thức, những người dân có thu nhập cao, thườngxuyên có nhu cầu giao dịch với ngân hàng hơn là bộ phận nông thông, miền núi

Thứ ba, Điều kiện đối với ngân hàng.

Để xây dựng được nột hệ thống kênh phân phối dịch vụ E- banking hoànchỉnh, ngân hàng cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề, song điều kiện tiên quyết,

buộc ngân hàng phải thoải mãn là tiềm lực tài chính, trình độ cán bộ nhân viên và xác định rõ nhu cầu của khách hàng sử dụng.

 Thực tế, chi phí ban đầu của kênh phân phối dịch vụ này là khá lớn Ví dụnhư chi phí lắp đặt, vận hành cho 1 máy ATM lên đến 70.000 USD/năm, chưa kểđến phí đường truyền dữ liệu về Trung tâm thẻ của Ngân hàng phát hành thẻ, Ngânhàng thanh toán thẻ; chi phí cho việc tiếp quỹ vào các máy ATM theo tính toán vàokhoảng 4.450 USD/máy/năm Số lượng máy ATM lắp đặt càng nhiều thì chi phícũng theo đó gia tăng

Theo số liệu thống kê trong báo cáo của FDIC, tại Mỹ, số ngân hàng có tài sản

Trang 26

dưới 100 triệu USD có cung cấp dịch vu E- banking chỉ chiếm khoảng 5%, trongkhi số ngân hàng có tài sản lớn hơn 10 tỷ USD có dịch vụ E- banking chiếm tới84%.

 Mặt khác để sử dung dịch vụ E- banking đòi hỏi ngân hàng phải có nguồnnhân lực có trình độ cao Đây được coi là nhân tố cốt lõi trong quá trình hiện đạihóa ngân hàng Bởi chỉ những cán bộ ngân hàng với trình độ chuyên môn cao mới

có thể triển khai thành công kế hoạch hiện đại hóa ngân hàng

 Hoạt động dịch vụ E- banking không chỉ phụ thuộc vào những cố gắng từphía ngân hàng, mà sự thành công của nó được quyết định bởi chính yếu tố kháchhàng, đối tượng mà các ngân hàng phục vụ Ta có thể nhận thấy rõ điểm này quabảng khảo sát sau:

Bảng 1.1 Khảo sát nhu cầu sử dụng E- banking của khách hàng tại Việt Nam.

Thu nhập Những người có mức thu nhập cao

thường sự dụng dịch vụ E- bankinghơn do những người này tiếp cậntới các dịch vụ ngân hàng nhiềuhơn

Tương tự như Việt Nam và sốngười có thu nhập cao sử dụngdịch vụ này nhiều hơn ở ViệtNam

Trình độ Những người có trình độ học vấn

cao hơn thường sử dụng dịch vụ banking hơn Do họ nhận thấyđược những tiện ích của dịch vụnày hơn các dịch vụ hơn ngân hàngtruyền thống

E-Tương tự như ở Việt Nam

Tình trạng

hôn nhân

Những người có gia đình thường

sử dụng dịch vụ E- banking nhiềuhơn do nhu cầu thanh toán thôngqua dịch vụ nhiều hơn như thanhtoán tiền điện, nước…

Tương tự như Việt Nam

Trang 27

Độ tuổi Những người trẻ tuổi thường sử

dụng dịch vụ E- banking hơn ngườigià vì những người này luôn muốntiếp cận các công nghệ mới

Tương tự như Việt Nam

Giới tính Phụ nữ có xu hướng sử dụng dịch

vụ E- banking ít hơn nam giới dotính cách phụ nữa không thích sựthay đổi

Không phân biệt giới tính trongviệc sử dụng dịch vụ E-banking

(Nguồn… )

Kết quả trên cho thấy nhu cầu sử dụng E- banking của các đối tượng kháchhàng là khác nhau Do đó, để đảm bảo sự thành công và hoàn thành mục tiêu triểnkhai dịch vụ E- banking, ngân hàng cần nghiên cứu, điều tra để xác định rõ nhu cầucủa từng nhóm khách hàng, trên cơ sở đó điều chỉnh hệ thống phân phối và sảnphẩm E- banking cho phù hợp với nhu cầu và khai thác được tiềm năng phát triểncủa hoạt động này

Thứ tư, Điều kiện về cơ sở hạn tầng và các bên thứ ba.

Muốn áp dụng được dịch vụ E- banking vào thực tiễn, điều kiện tiên quyếtcần phải cần phải có là cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại Nền tảng ký thuật cơ bản làđiều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đáp ứng được khi muốn triển khai tốt dịch

vụ E- banking Nếu trình độ CNTT không đủ mạnh, các giải pháp kỹ thuật, phầmmềm không tốt hoặc không khoa học thì các thiết bị, phương tiện của ngân hàngkhó có thể kết nối thông suốt với nhau; không ổn định hoặc không đạt được tốc độnhư mong muốn Khách hàng sẽ thờ ơ với dịch vụ hiện đại này Việc không ổn địnhcho quá trình thực hiện giao dịch đồng thời có thể đem lại cho ngân hàng nhiều rủi

ro, mà sẽ được đề cập ở phần sau

Một điều nữa, để triển khai được hệ thống dịch vụ E- banking hoàn chỉnh vàhiệu quả, đòi hỏi phải có sự liên kết phát triển đồng đều và đồng bộ trên tất cả cácban ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế xã hội Đó chính là việc hìnhthành và hoàn thiện doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử,…Nếu không phát

Trang 28

triển được các hình thức này, mà chỉ có sự tồn tại độc lập của ngân hàng điện tử thìkhông tận dụng được hết hiệu quả của loại hình dịch vụ mới mẻ này.

1.6 Ưu và nhược điểm của dịch vụ E- Banking.

1.6.1 Ưu điểm của E-Banking

- Nhanh chóng, thuận tiện

E-Banking là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử

- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu

Phí giao dịch E-Banking được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng doanh thu hoạtđộng cho ngân hàng Số liệu về phí giao dịch ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó:

Stt Hình thức giao dịch Phí bình quân 1 giao dịch (USD)

- Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh

E-Banking là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM Điều quan

Trang 29

trọng hơn là E-Banking còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài E-Banking cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, E-Banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờthu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cungcấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng Với môhình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của E-banking

là rất cao

- Cung cấp dịch vụ trọn gói

Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứngkhoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán

1.6.2.Nhược điểm của E-Banking

-Vốn đầu tư lớn

Để xây dựng một hệ thống E-Banking đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư banđầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống,

Trang 30

đổi mới công nghệ sau này Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cótrình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTM nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền thông đất nước, hay nói khác đi còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của cả một quốc gia chứ không riêng gì mộtNHTM nào.

-Rủi ro cao

Vốn và công nghệ tuy là vấn đề không phải dễ vượt qua, nhưng cũng có thể khắc phục được, vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an toàn và bảo mật của hệ thống E-Banking Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ, khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy nhập tài khoản từ lúc nào mà mình chẳng hay biết do bị

“Hacker” ăn cắp bằng công nghệ cao Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất mà không biết tại bản thân mình nhầm lẫn hay tại NHTM Còn về phía NHTM

ở Việt Nam, do công nghệ chủ yếu là “nhập khẩu” nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các “lỗ hổng” của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian Virus, phần mềm gián điệp là những nguy cơ thườngtrực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh cắp dữ liệu khách hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn công kiểu “từ chối dịch vụ” (DDoS) làm tê liệt website là rất

có thể xảy ra Ngoài ra phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động Banking của các NHTM còn đang ở những bước đi đầu tiên, không có hệ thống lưutrữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn

E Thiếu thông tin “nóng”

Qua E-Banking khách hàng nhận được thông tin không thể đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng Khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thông tin với bạn hàng, nắm bắt tình hình mới, “nóng” tại nơi giao dịch của ngân hàng

1.7 Những rủi ro trong hoạt động dịch vụ E- Banking.

Trang 31

Việc tìm hiểu các yếu tố trên dẫn đến rủi ro hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử là hết sức cần thiết Ngân hàng cần phải nhận biết, và đánh giá đúng các loại rủi ro này, để có những biện pháp quản trị đúng đắn, từ đó đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

E- banking là một loại hình hoạt động của NHTM, do đó nó cũng chứa đựng những rủi ro cơ bản như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái,… Đồng thời, do những đặc điểm riêng biệt, hình thức giao dịch công nghệ cao này còn mang theo những loại hình rủi ro đặc thù vốn có Trong phạm vi của khóa luận chỉ đề cập đến ba loại rủi ro thường gặp nhất trong dịch vụ E- banking:

ro hoạt động còn có thể phát sinh do nhầm lẫn của khách hàng, do các hệ thống ngân hàng điện tử bị thiết kế hoặc triển khai không hoàn chỉnh

Có thể tạm chia các rủi ro hoạt động thành một số nhóm nhỏ sau:

Một là, rủi ro an ninh: Phát sinh từ khâu kiểm soát tiếp cận vào hệ thống

quản lý rủi ro và các chứng từ quan trọng được lưa giữ tại ngân hàng, thông tin traođổi giữa ngân hàng và các đối tác Một lỗ hổng an ninh có thể dẫn đến những trách nhiệm pháp lý do bọn lừa đảo cố tình tạo ra cho ngân hàng, việc để lọt những trường hợp tiếp cận ngoài thẩmq quyền có thể dẫn đến những thiệt hại trực tiếp hoặc gây ra trách nhiệm pháp lý cho khách hàng và các rắc rối khác

Hai là, rủi ro thiết kế, duy trì hệ thống: Các hệ thống đã lựa chọn có thể

không được thiết kế hoặc triển khai tốt, trong quá trình vận hành có thể bị lỗi gián đoạn hoặc chạy chậm Nhiều ngân hàng lại dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài và các chuyên gia độc lập để triển khai, vận hành và hỗ trợ các phần khác

Trang 32

nhau của hoạt động E- banking Việc này cũng có tiềm ẩn rủi ro vì các nhà cung cấp dịch vụ có thể không có chuyên gia cần thiết cho việc cung ứng các dịch vụ màngân hàng mong muốn hoặc không cập nhập kịp thời công nghệ của họ Các hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ có thể bị gián đoạn do hệ thống của họ bị hỏng hoặc

do các khó khăn về tài chính, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp sản phẩm

và dịch vụ của ngân hàng Tốc độ thay đổi nhanh chóng rất đặc trưng của CNTT lạitạo ra rủi ro do hệ thống của ngân hàng có thể bị lạc hậu Hơn nữa, việc công nghệ thay đổi nhanh chóng có thể khiến các nhân viên không thể hiểu được đầy đủ bản chất của công nghệ mới mà ngân hàng sử dụng Điều này sẽ gây ra những rắc rối khi vận động các hệ thống mới hoặc hệ thống được cập nhập

Ba là, rủi ro do nhầm lẫn của khách hàng: Khi thiếu những biện pháp cần

thiết để xác nhận giao dịch, các khách hàng sẽ có khả năng phủ nhận những giao dịch mà trước đó họ đã chấp nhận, điều này gây tổn thất cho ngân hàng Các khách hàng sử dụng thông tin cá nhân (thông tin chứng thực, số thẻ tín dụng hoặc số tài khoản ngân hàng) trong các giao dịch điện tử không được bảo mật sẽ tạo điều kiện cho bọn tội phạm tiếp cận được với các tài khoản của họ Hậu quả là, ngân hàng có thể phải chịu tổn thất tài chính do ngân hàng thực chất là không chấp thuận các giao dịch đó

về sản phẩm sử dụng và các quy trình giải quyết trục trặc; hoặc có thể phát sinh từ

Trang 33

các trục trặc lớn ở các mạng lưới giao tiếp khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các quỹ hoặc thông tin tài khoản của họ, nhất là trong trường hợp không có các phương tiện tiếp cận khác để thay thế Những tổn thất lớn do nhầm lẫn của một ngân hàng cũng có thể khiến các khách hàng của một ngân hàng khác có các sản phẩm và dịch vụ E- banking giống hoặc tương tự nghi ngờ vào sản phẩm và sản phẩm của ngân hàng đó.

1.7.3 Rủi ro pháp lý.

Rủi ro pháp lý phát sinh từ những vi phạm, hoặc do không tuân thủ pháp luật, các quy định hoặc các thông lệ đã được xác lập, hoặc do quy định không rõ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên đối với giao dịch

Do tương đối mới mẻ nên trong nhiều hoạt động E- banking, các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với các giao dịch loại này còn chưa rõ ràng Các ngân hàng tham gia vào hoạt động E- banking có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro pháp

lý có liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư và công bố về khách hàng Những khách hàng này không được thông tin đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của họ sẽ có thểkhởi kiện ngân hàng

Ngoài ra, các ngân hàng có thể phải đối mặt với những yêu cầu pháp lý khác nhau khi mở rộng các hoạt động dịch vụ E- banking bán kẻ qua Internet Ngân hàng có thể phải chịu rủi ro pháp lý do không tuân thủ đầy đủ những quy định và pháp luật khác nhau của các nước này, như luật bảo vệ khách hàng, các yêu cầu báocáo và lưu trữ, quy định về quyền riêng tư và luật chống rửa tiền…

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E –

BANKING TẠI VIỆT NAM

2.1 Tính tất yếu của sự phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam.

Dịch vụ- một trong những mũi nhọn kinh tế mà nhiều quốc gia sử dụng nhưmột lĩnh vực kinh tế then chốt trong quá trình phát triển Ở Việt Nam, nhà nước ta

Trang 34

cũng nhận thấy lợi thế của dịch vụ, đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triểndịch vụ trong tương lai theo tinh thần Chỉ thị 49/2004/CT-TTg ngày 24/12/2004của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển Kinh tế-

Xã hội 5 năm 2006-2010 để phát triển kinh tế đất nước

Đã có nhiều ý kiến và đề xuất nâng mức thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ lên45% của một số loại hình doanh nghiệp Trong hoạt động Ngân hàng, nhiều Ngânhàng trên thế giới đã lấy thu phí dịch vụ Ngân hàng làm chủ đạo, làm nguồn doanhthu chính trong kinh doanh Ngân hàng thay thế lãi suất tín dụng truyền thống Bởitrong thực tiễn kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng vẫn là lĩnh vực mangnhiều ruỉ ro nhất cho các Ngân hàng

Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, lĩnh vực dịch vụ mới có cơ hội và đượcxem là tiềm năng phát triển Các Ngân hàng thương mại đang coi dịch vụ ngânhàng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong xu hướng phát triển của mình.Cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngànhcông nghệ thông tin (CNTT), đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đờisống, kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanhcủa nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt độngngân hàng

Theo đó, với nhu cầu đa dạng của người sử dụng và mở rộng hoạt động củacác ngân hàng, các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và các TCTD đã và đang xúctiến khẩn trương xây dựng và triển khai các ứng dụng, giải pháp hỗ trợ cho giaodịch qua mạng và Internet Phát triển các dịch vụ của NHĐT là xu hướng tất yếu,mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tếquốc tế Lợi ích đem lại của NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và chonền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật

Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các Ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của NHĐT Đối với nước ta, đây là lĩnh vực hoạt động

Trang 35

hoàn toàn mới Do hành lang pháp lý chưa đầy đủ, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã phát triển riêng biệt một số dịch vụ có tính chất tương tự như NHĐT: Xây dựng vàphát triển trang Web cho ngân hàng (chủ yếu để quảng bá dịch vụ, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý) chưa phải dịch vụ NHĐT đích thực; homebanking; thông tin giao dịch ngân hàng qua mạng điện thoại (Mobile

banking) Trong đó, hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại (hữu tuyến và khôngdây) được phát triển với nhiều tiện ích như: cung cấp thông tin về tài khoản qua tin nhắn; thông tin về thị trường: tỷ giá, lãi suất, giá cả; giao dịch chứng khoán… thực hiện các giao dịch thanh toán tiền điện thoại, tiền taxi, tiền điện, nước Điều này đòihỏi các NHTM ở Việt Nam phải “hợp tác” được với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cùng nghiên cứu phát triển dịch vụ… khi công nghệ điện tử viễn thông và

“công nghệ không dây phát triển” là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng ảo

E-Banking, là dịch vụ NHĐT “hoàn hảo” nhất, khách hàng quan hệ, giaodịch và thanh toán với ngân hàng qua mạng - Là dịch vụ có tính tiện ích cao nhất,nhưng đòi hỏi tính an toàn, bảo mật trong thanh toán cao nhất, bởi lẽ rủi ro tronghoạt động dịch vụ này là không nhỏ

2.2 Tình hình phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam.

 Cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử

Hiện tại, cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử ở Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu Đánh giá tổng hợp về cơ sở hạ tầng cho giao dịch điện tử

ở Việt Nam có thể là khó khăn Tuy nhiên các khảo sát về sự sẵn sàng cho thương mại điện tử của nền kinh tế cho thấy mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực (WB-2001) Theo cách đo lường mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử, Việt Nam đạt 4, 4 điểm, là mức thấp so với các nước khác trong khu vực Trong điều kiện như vậy, giao dịch ngân hàng và dịch vụ ngân hàng hiện đại (như e -banking, internet

banking, tiền điện tử ) thường phát triển chậm và gặp nhiều rủi ro (những khó

Trang 36

khăn thường gặp có thể là tốc độ đường truyền chậm, lỗi do người sử dụng, và người tiêu dùng, )

 Hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam

Trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Ngày 26/3/2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức khai trương hệ thống thanh toán bù trừ điện tử Hiện tại các giao dịch được thực hiện thuận tiện và chính xác cũng như rất nhanh chóng Các ngân hàng thương mại cũng đang tích cực hiện đại hoá công nghệ Một số NHTMNN và TMCP đã hoàn thành giai đoạn I và đang tiếp tục triển khai giai đoạn II của dự án

“Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và Hệ thống thanh toán ngân hàng” do Ngân hàng thế giới tài trợ Các sản phẩm được đưa ra cũng vì thế mà khá phong phú và

đa dạng, bao gồm:

Dịch vụ thẻ ngân hàng.

Kể từ năm 1993, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ ATM đầu tiên ở Việt Nam, các sản phẩm thẻ được dân chúng sử dụng ngày càng nhiều ở ViệtNam Đến nay, Việt Nam đã đạt tỷ lệ bình quân là 4.500 người / máy ATM

Các ngân hàng thương mại là các định chế được phép phát hành các loại thẻ; các định chế tài chính khác chưa được phép cung cấp dịch vụ này Sự phát triển củathị trường thẻ đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và thực hiện chủ trương đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt củaNngân hàng Nhà nước Viêt Nam Hiện tại ở Việt Nam có đã có rât nhiều ngân hàng Việt Nam được phát hành thẻ tín dụng (credit card) và thể ghi nợ (debit card)

Trong vài năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ Ví dụ với hệ thống ATM của Vietcombank, khách hàng không những có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ… tại các điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank mà còn cho phép khách hàng thanh toán cước phí điện thoại, chuyển tiền, thanh toán phí bảo hiểm và các cước phí

Ngày đăng: 14/10/2014, 20:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Khảo sát nhu cầu sử dụng E- banking của khách hàng tại Việt  Nam. - Dịch vụ E Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển
Bảng 1.1. Khảo sát nhu cầu sử dụng E- banking của khách hàng tại Việt Nam (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w