Định hướng phát triển chung về dịch vụ E-Banking tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Dịch vụ E Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E– BANKING TẠI VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển chung về dịch vụ E-Banking tại Việt Nam.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của của thương mại điện tử nói chung và dịch vụ E- banking nói riêng, trong thời gian gần đây, Chính phủ đã có những sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời bằng những quyết định cụ thể. Đặc biệt, ngày 07/20/2006 chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến 2010 theo đó Nhà nước đề ra mục tiêu phát triển, tạo khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng thanh toán quốc tế trong thương mại điện tử; tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp chủ động tham gia vào các hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử.

Trong điều kiện hiện nay, để phát triển ngân hàng điện tử ở NHTM nước ta, trước hết cần thực hiện một số bước đi thích hợp:

Thứ nhất: tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống Core Banking đối với

các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống như: hồ sơ khách hàng, dịch vụ tài khoản, kế toán giao dịch, dịch vụ thanh toán VND và ngoại tệ; dịch vụ tín dụng, bảo lãnh; huy động vốn, tiết kiệm, kho quỹ;... Đây là cơ sở đảm bảo cho NHTM phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ hai: sự phát triển ngân hàng điện tử mang tính chiến lược, tuy nhiên để

phát triển một cách bền vững, NHTM cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt các NHTM nên phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử ở mức độ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế, môi trường pháp lý, trình độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng, như: xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống ATM, trang tin điện tử của ngân hàng, phát triển homebanking. Đặc biệt triển khai hệ thống Contact center cùng với

thực hiện phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng CRM nhằm hiện đại hoá và thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các đối tượng khách hàng truyền thống của ngân hàng, đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu ứng thông tin về dịch vụ từ các khách hàng truyền thống. Thực hiện khai thác hiệu quả Website của ngân hàng mình để tổ chức hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn, hỗ trợ, ... nhằm thu hút khách hàng quan tâm và chú ý đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới.

Thứ ba: nâng cao chất lượng hoạt động của các kênh phân phối dịch vụ

Ngân hàng điện tử mà một số NHTM đã và đang phát triển, như: Internet banking, Phone banking, SMS banking, Call center… theo hướng ngày càng bổ sung thêm tiện ích, bảo đảm an toàn, phù hợp với khả năng quản trị rủi ro hoạt động E- Banking; Đồng thời xây dựng chính sách an ninh, bảo mật và chính sách quản trị, phòng chống rủi ro của các NHTM trong hoạt động ngân hàng điện tử.

Ngân hàng điện tử mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, đòi hỏi mỗi NHTM cần có chiến lược, sách lược, đường đi nước bước thích hợp để đưa dịch vụ ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Dịch vụ E Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w