Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Dịch vụ E Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển (Trang 52 - 59)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E– BANKING TẠI VIỆT NAM

3.3Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại Việt Nam.

Tuy các dịch vụ E- banking đã trở thành mối quan tâm lớn của giới ngân hàng tài chính và là đề tài chính trong các diễn đàn Baking Việt Nam từ 2002 đến 2010 nhưng nhìn chung vẫn còn là loại hình dịch vụ khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong số khoảng 94 ngân hàng bao gồm NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng chính sách- phát triển (nhà nước), ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì mới chỉ có các ngân hàng nước ngoài hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Citi bank, Deutsche bank, ANZ, HSBC… và một số NHTM cổ phần đô thị như Vietcombank, ACB, DongA Bank, Techcombank… là thực sự triển khai các dịch vụ E- banking nhưng ở các mức độ khác nhau.

Nhìn chung, sự phát triển của dịch vụ E- banking ở Việt Nam vẫn còn hạn chế cả về chiều rộng và chiều sâu. Dịch vụ của hầu hết các ngân hàng còn khá nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở mức truy vấn thông tin và thực hiện một ssoo nghiệp vụ thanh toán cơ bản. Các tiện ích hiện có cũng mới đạt mức dùng được chứ chưa thực sự tiện lợi xét theo mức độ hỗ trợ của khách hàng, các dịch vụ liên quan đến thẻ cũng còn sơ sài so với thế giới. Nếu như thẻ ATM ở các nước phát triển có tới 50 tiện ích thì với loại thẻ tiên tiến nhất của Việt Nam là thẻ của Vietcombank, khách hàng cũng chỉ có thể thực hiện được tới 22 chức năng. Sự nghèo nàn về chủng loại dịch vụ một phần là do nhu cầu của thị trường chưa phong phú, thói quen dùng tiền mặt còn phổ biến…, phần khác là do cơ sở hạ tầng về CNTT còn hạn chế và một lý do khác không kém phần quan trọng, đó là các quy định chính sách có liên quan của Nhà nước. Chẳng hạn, một giao dịch mua ngoại tệ qua mạng hiện nay vẫn còn ít do chứa đựng rất nhiều rủi ro và chỉ có những đơn vị được ngân hàng nhà nước cho phép mới được tiến hành kinh doanh ngoại tệ qua mạng. Các giao dịch chuyển tiền nước ngoài của các tổ chức phi tín dụng và các cá nhân cũng vậy. Các yêu cầu chuyển tiền qua đường điện tử sẽ chẳng mấy có ý nghĩa nếu như nó chỉ có thể được thực hiện sau khi chờ đủ các giấy tờ hồ sơ liên quan chuyển đến theo đường cầm tay hoặc bưu điện.

Để đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, việc đa dạng hóa dịch vụ là điều tất yếu trong quá trình phát triển của các NHTM. Hiện nay, các NHTM đều có xu hướng chuyển dịch sang các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và các giao dịch ngân hàng hiện đại nhằm chuyển dịch dần cơ cấu sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Tuy đã được triển khai áp dụng vào thực tế trong một thời gian dài và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định nhưng có thể nỏi rằng hầu hết các sản phẩm, dịch vụ E- banking của các NHTM hiện nay vẫn chưa đạt được mức độ tiên tiến cao, còn cách xa các sản phẩm tương tự của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới về mức độ hiện đại, mức độ tự động hóa và độ tiện dụng cho cả khách hàng và ngân hàng.

Để phát huy thế mạnh của dịch vụ E- banking trong việc phục vụ tốt hơn và thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng, việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ E- banking cần được thực hiện theo hai hướng:

Theo chiều rộng: Nghiên cứu phát triển và cung cấp thêm các dịch vụ mới

đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Việc phát triển sản mới cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Tập hợp ý tưởng hình thành sản phẩm mới từ nhiều nguồn khác nhau. Bước 2: Lựa chọn ý tưởng về sản phẩm dựa trên những tiêu chí sau:

− Tạo được sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ.

− Tăng khả năng cạnh tranh.

− Đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

− Góp phần thực hiện các mục tiêu của ngân hàng, đặc biệt là tăng hình ảnh, vị thế của ngân hàng.

Trên cơ sở đó, ngân hàng đánh giá xấp hạng các ý tưởng, từ đó quyết định lựa chọn các ý tưởng sản phẩm mới tối ưu, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng thực tế của ngân hàng.

Bước 3: Thử nghiệm và kiểm định sản phẩm mới trên một nhóm khách hàng để xem xét phản ứng của họ.

Đây là bước rất quan trọng vì trên cơ sở phản ứng của khách hàng, ngân hàng có thể điều chỉnh kịp thời, đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

Theo chiều sâu: Hoàn thiện và bổ sung, nâng cao chất lượng và độ tiện dụng

của những sản phẩm đang cung cấp nhằm thỏa mãn được ngày càng nhiều hơn và cao hơn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng của các dịch vụ E- banking được thể hiện chủ yếu qua độ an toàn, chắc chắn, sự tiện dụng cho khách hàng và mức độ tự động hóa cao trong khâu xử lý giao dịch…

Trên thế giới, số lượng các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng được cung cấp qua đường điện tử là rất lớn và vẫn đang tiếp tục gia tăng. Tham vọng của các hệ thống E- banking là cung cấp tất cả các loại dịch vụ mà một ngân hàng có thể cung cấp theo cách truyền thống. Ở Việt Nam, chủng loại dịch vụ E- banking hiện có của các ngân hàng nói chung vẫn còn chưa đa dạng. Do vậy, việc đa dạng hóa các dịch vụ E- banking không nhất thiết chỉ bó hẹp trong các sản phẩm dịch vụ hiện có mà có thể đưa các sản phẩm hoàn toàn mới lên mạng điện tử. Các NHTM nên tham khảo các sản phẩm ngân hàng của các nước tiên tiến và điều chỉnh cho phù hợp với diều kiện và nhu cầu thị trường Việt Nam.

Một điểm quan trọng nữa trong việc phát triển dịch vụ E- banking là lựa chọn kênh phân phối. Đối với loại dịch vụ này thì ngân hàng thường có hai sự lựa chọn về kênh phân phối là mạng cục bộ của ngân hàng (LAN) và Internet. Tùy theo loại sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cân nhắc để lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Chẳng hạn, các dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng cá nhân thì Internet Banking sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn và dịch vụ Home Banking thì lại phù hợp cho các đối tượng doanh nghiệp do mức độ an toàn và bảo mật của dịch vụ này là khá cao.

Để có thế thực hiện tốt việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng nói chung, dịch vụ E- banking nói riêng, các NHTM cần phải:

− Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ hiện đại.

− Có chính sách và cơ chế quản lý linh hoạt để khuyến khích các ý tưởng sáng tạo phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong toàn ngân hàng.

− Đạo tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ năng lực chuyen môn cao, đồng thời hình bộ phận chuyên trách trong việc phát triển sản phẩm mới.

− Nắm bắt kịp thời những thay đổi của môi trường kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi của khách hàng nhằm thiết kế những sản phẩm đảm bảo chất lượng được thị trường chấp nhận.

− Nghiên cứu thị trường, thu nhập thông tin khách hàng và phân loại ban đầu khách hàng sử dụng các công cụ phân tích và khai thác thông tin.

− Tham gia đánh giá, phân tích, thẩm định,…năng lực, mức độ tín nhiệm. xếp hạng sản phẩm.

− Tổ chức giới thiệu các sản phẩm ngân hàng, theo dõi vòng đời hoạt động của các sản phẩm thông qua các giao dịch trực tuyến với ngân hàng từ các thông tin khảo sát các đối tượng khách hàng.

3.3.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết trong công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn khi muốn phát triển loại hình dịch vụ E- banking vì người ta không thể cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên một nền tảng công nghệ cũ kỹ. Do đó, các NHTM cần coi phát triển công nghệ là hướng mũi nhọn cần ưu tiên:

− Dành một lượng đàu từ thích đáng để nâng cấp và mua sắm mới các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp và phát triển; hoặc mua các phần mềm xử lý tiên tiến hơn. Việc trang bị các thiết bị tin học phải gắn liền với cải tạo hệ thống mạng để đảm bảo tính đồng bộ, khi đó mới phát huy được hiệu quả của thiết bị, là cơ sở đẩy nhanh tốc độ thanh toán. Riêng đối với dịch vụ E-

banking, cần nhanh chóng nâng cấp thiết bị để tăng khả năng xử lý của máy chủ (Server) và dung lượng đường truyền đảm bảo cho khách hàng có thể kết nối và cập nhât các giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trên thực tế đã xảy ra hiện tượng quá tải về đường truyền hệ thống E- banking, gây khó khăn cho việc kết nối của khách hàng, đặc bietj là vào thời điểm cuối ngày khi nhu cầu giao dịch tăng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt hoạt động E- banking, an toàn là tiêu chuẩn tối quan trọng. Do vậy, các NHTM cần phải lựa chọn các phương án phần mềm bảo mật phù hợp với yêu cầu của loại sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Phần mềm bảo mật có thể do ngân hàng tự phát triển nếu có đội ngũ các bộ tin học đủ mạng. Để đảm bảo an toàn thì nên mau sản phẩm của các công ty có uy tín trong lĩnh vực tài chính và tìm kiếm sự tư vấn của các nhà chuyên môn trong việc thẩm định và lựa chọn phần mềm phù hợp. Bên cạnh đó, các ngân hàng nên tích cực tham gia vào các diễn đàn chuyên về công nghệ ngân hàng như “Banking

VietNam” để có được những thông tin cập nhập về các vấn đề mới phát sinh cũng

như những xu hướng mới về công nghệ ngân hàng để có kế hoạch nâng cấp và điều chỉnh công nghệ của mình một cách đúng hướng và hiệu quả.

Ngoài việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, phát triển mạng nội bộ của từng ngân hàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ E- banking.

Do khối lượng thông tin cần phải truyền tải cũng như tần suất truy vấn thông tin của khách hàng khá cao, các đường truyền kết nối Hội sở chính đến các chi nhánh và phòng giao dịch cần phải được nâng cấp về dung lượng cũng như tốc độ. Các kết nối chính cần chuyển sang sử dụng đường truyền riêng, tránh việc quá tải khi số lieuj cập nhập nhiều.

Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng khi hoạt động cảu ngân hàng trở nên phụ thuộc nhiều vào hệ thống thông tin chính là tinh bảo mật và an toàn dữ liệu. Hệ thống mạng nội bộ cần phải được củng cố và tăng cường tính bảo mật,

ngăn chặn và phản ứng kịp thời với những hoạt động thâm nhập, đánh cắp hay phá hoại thông tin trong mạng.

Hệ thống mạng khi được kết nối với mạng Internet toàn cầu thì nguy cơ an ninh lại trở nên lớn hơn nhiều lần. Các thông tin từ hệ thống E- banking cần được kết hợp với các thông tin ngân hàng khác để đưa ra cho khách hàng trên mạng Internet. Các hoạt động hay cơ chế phá hoại cũng có thể theo chính đường này vào mạng nội bộ. Khâu kết nối giữa mạng nội bộ và mạng Internet cần phải được bảo đảm an ninh một cách tuyệt đối bằng cách kết hợp nhiều cơ chế khác nhau hay nhiều lớp an ninh.

Đề phòng trường hợp thông bị sai lệch, mạng cần được trang bị hệ thống sao lưu với chế độ sao lư định kỳ. Các cơ chế tự động phục hồi sẽ giúp cho việc phục hồi dữ liệu từ hệ thống dự phòng trên.

3.3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện. Cán bộ ngân hàng cần phải có một lượng kiến thức đầy đủ, không những về nghiệp vụ ngân hàng mà còn cả kỹ năng vi tính, công nghẹ ngân hàng….

Để có được đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ mạnh, mỗi ngân hàng phải tự xây dựng một chiến lược phát triển con người tương xứng với tầm vóc và quy mô hoạt động của mình:

− Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo về chủ đề hoạt động E- banking, tạo điều kiện cho cán bộ trao đổi kinh nghiệm, trau dồi nâng cao kiến thức và chuyên môn.

− Khi tuyển chọn cán bộ cần lưu ý cả về mặt trình độ lẫn tư cách cách đạo đức. Bố trí cán bộ có thâm niên kinh nghiệm kèm cặp, chuyển giao kinh nghiệm cho thế hệ tiếp theo.

− Kết hợp với các dự án tài trợ của nước ngoài về việc đào tạo nghiệp vụ.

− Có chính sách đãi ngộ thích hợp với những cán bộ có năng lực và có tâm huyết.

− Sắp xếp phân công đúng người, đúng việc để phát huy sức mạnh của từng người và tập thể.

3.3.4. Một số giải pháp quả lý rủi ro trong hoạt động E- Banking.

Việc chấp thuận sử dụng internet như một kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ ngân hàng không những đem lại cơ hội kinh doanh mới cho ngân hàng mà còn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ và tốc độ phát triển nhanh chóng của các hoạt động E - Banking, mà mức rủi ro trong kinh doanh, chiến lược phát triển, bảo mật an ninh, uy tín, và môi trương pháp lý trong hoạt động ngân hàng cũng ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Dịch vụ E Banking tại Việt Nam, Thực trạng và các giải pháp phát triển (Trang 52 - 59)