CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E– BANKING TẠI VIỆT NAM
2.2. Tình hình phát triển dịch vụ E-Banking tại Việt Nam.
− Cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử.
Hiện tại, cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử ở Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu. Đánh giá tổng hợp về cơ sở hạ tầng cho giao dịch điện tử ở Việt Nam có thể là khó khăn. Tuy nhiên các khảo sát về sự sẵn sàng cho thương
mại điện tử của nền kinh tế cho thấy mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực (WB-2001). Theo cách đo lường mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử, Việt Nam đạt 4, 4 điểm, là mức thấp so với các nước khác trong khu vực. Trong điều kiện như vậy, giao dịch ngân hàng và dịch vụ ngân hàng hiện đại (như e -banking, internet banking, tiền điện tử...) thường phát triển chậm và gặp nhiều rủi ro (những khó khăn thường gặp có thể là tốc độ đường truyền chậm, lỗi do người sử dụng, và người tiêu dùng,...)
− Hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Ngày 26/3/2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức khai trương hệ thống thanh toán bù trừ điện tử. Hiện tại các giao dịch được thực hiện thuận tiện và chính xác cũng như rất nhanh chóng. Các ngân hàng thương mại cũng đang tích cực hiện đại hoá công nghệ. Một số NHTMNN và TMCP đã hoàn thành giai đoạn I và đang tiếp tục triển khai giai đoạn II của dự án “Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và Hệ thống thanh toán ngân hàng” do Ngân hàng thế giới tài trợ. Các sản phẩm được đưa ra cũng vì thế mà khá phong phú và đa dạng, bao gồm:
Dịch vụ thẻ ngân hàng.
Kể từ năm 1993, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ ATM đầu tiên ở Việt Nam, các sản phẩm thẻ được dân chúng sử dụng ngày càng nhiều ở Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã đạt tỷ lệ bình quân là 4.500 người / máy ATM.
Các ngân hàng thương mại là các định chế được phép phát hành các loại thẻ; các định chế tài chính khác chưa được phép cung cấp dịch vụ này. Sự phát triển của thị trường thẻ đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và thực hiện chủ trương đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt của Nngân hàng Nhà nước Viêt Nam. Hiện tại ở Việt Nam có đã có rât nhiều ngân hàng Việt Nam được phát hành thẻ tín dụng (credit card) và thể ghi nợ (debit card).
Trong vài năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Ví dụ với hệ thống ATM của Vietcombank, khách hàng không những có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ… tại các điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank mà còn cho phép khách hàng thanh toán cước phí điện thoại, chuyển tiền, thanh toán phí bảo hiểm và các cước phí khác như tiền điện, tiền nước… thông qua tài khoản riêng. Hoặc như hệ thống máy ATM của ngân hàng TMCP Đông Á (EAB), khách hàng có thể rút tiền, gửi tiền được vào tài khoản khách hàng mở tại EAB qua máy ATM cùng với đó là các máy ATM thế hệ mới có khả năng phục vụ đa dạng nhu cầu giao dịch của khách hàng như: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán… đặc biệt phục vụ cho khách hàng giao dịch qua Sổ tiết kiệm điện tử của Ngân hàng Đông Á.
Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 8% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây năm khoảng 150-300%/năm. Tính đến năm 2009 lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 19 triệu thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 12
triệu thẻ của năm 2008.
Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%). Điều này phản ánh đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi nhất định trong đó.
Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có hơn 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ
nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác.
Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: i) Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%); ii) Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành
1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%) và iii) Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%). Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau.
Các ngân hàng Việt Nam, ngoài việc làm đại lý thanh toán cho các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Mastercard, JCB, American, Express) như ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), ngân hàng TMCP Công Thương
(Vietinbank), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)…, còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế như Vietcombank phát hành Vietcombank Mastercard, Vietcombank Visa và Vietcombank American Express; ACB phát hành thẻ ACB- Mastercard và CAN- VISA; Techcombank có thẻ Techcombank Visa,...
Số thẻ phát hành Số máy ATM Số điểm POS
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Hiện nay các NHTM đều đang nỗ lực phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với mục đích đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng và tăng nguồn thu phí dịch vụ cùng với đó là tạo ra hình ảnh một ngân hàng đa tiện ích.
Hiện tại, hầu như ngân hàng nào cũng đã triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở các mức độ khác nhau.
Thực tế, việc các ngân hàng đã không hẹn mà gặp khi trong tháng 12-2009 cùng đưa ra những dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Chẳng hạn như, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa chính thức công bố việc ứng dụng công nghệ mới với các dịch vụ tiện ích trọn gói VIB4U, cùng với đó VIB4U còn có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến (E-payment).Khách hàng không những có thể mua sắm hàng hóa online trên các website bán hàng trực tuyến, các chợ điện tử mà còn có thể thanh toán các hóa đơn trả sau trực tuyến (như hóa đơn điện thoại, truyền hình cáp, Internet, hóa đơn điện, nước…). Trước đó, VPBank cũng thông báo triển khai trên toàn hệ thống dịch vụ Internet Banking - i2b. Trước mắt, thông qua i2b, khách hàng của VPBank có thể tra cứu thông tin các tài khoản hiện có tại ngân hàng; thực hiện chuyển khoản từ tài khoản thanh toán của khách hàng tới tài khoản thanh toán của khách hàng khác trong cùng hệ thống VPBank... Trong thời gian tới, i2b của VPBank sẽ được bổ sung thêm các tiện ích khác như: thanh toán trực tuyến khi mua bán hàng qua mạng; thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại; đặt vé, tour trực tuyến; chuyển khoản ngoài hệ thống... Giữa tháng 12/2009, MB cũng kết hợp với Viettel cho ra mắt BankPlus. BankPlus có thể tra cứu số dư tài khoản; nộp/rút tiền từ tài khoản; chuyển tiền trong hệ thống Smartlink của MB; chuyển tiền người nhận bằng CMND; ví điện tử;
thanh toán hóa đơn cho thuê bao di động trả sau, nạp tiền cho thuê bao di động trả trước của Viettel; thanh toán các loại hóa đơn khác… Cũng trong tháng 12 này, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) liên tiếp triển khai ngân hàng trực tuyến với dịch vụ Thanh toán hóa đơn với Viễn thông TP. HCM.