1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM

86 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM Khi xã hội phát triển, nhu cầu vật chất thiết yếu được đáp ứng đầy đủ thì những giá trị tinh thần này càng được coi trọng. Nếu người nắm giữ sản phẩm vô hình này không biết cách bảo vệ, rất dễ dàng chúng sẽ “trôi tuột” vào tay kẻ khác.

Trang 1

1 Đinh Ngọc Hiếu

2 Trần Thị Loan

3 Chung Thụy Bảo Quỳnh

4 Nguyễn Thị Phương Thảo (1987)

5 Huỳnh Anh Tuyên Lớp: Thương Mại – Cao học K20

NĂM 2012

Trang 2

-NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2

[ 1.1 Vài nét cơ bản 2

1.2 Sở hữu trí tuệ là gì? 3

1.3 Quyền Sở hữu trí tuệ là gì? 4

1.4 Đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ? 4

1.5 Bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ là gì? 10

1.6 Văn bản pháp luật điều chỉnh 11

1.7 Vai trò của bảo hộ Sở hữu trí tuệ đối với hoạt động đầu tư quốc tế? 13

1.7.1 Vai trò chung 13

1.7.2 Vai trò đối với đầu tư quốc tế 15

CHƯƠNG 2 : LUẬT BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM 17

[[[ 2.1 Khái quát về luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam 17

2.2 Luật bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ 24

2.2.1 Những quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 24

2.2.2 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự 25

2.2.3 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ 26

2.3 Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng của Sở hữu trí tuệ 27

2.3.1 Thực hiện việc nộp đơn 27

3.2.2 Qui trình xét nghiệm đơn - nhận đơn 28

2.4 Các điều ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ do Việt Nam ký kết hoặc tham gia 29

2.5 Nội dung chính về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPs 30

2.5.1 Bối cảnh ra đời Hiệp định TRIPs 30

2.5.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs 31

2.6 Nội dung chính của hiệp định thương mại Việt-Mỹ về Bảo hộ Sở hữu trí tuệ 34

2.6.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ34 2.6.2 Nội dung chính của BTA về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 35

Trang 4

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT

NAM 37

3.1 Khái quát về thực trạng bảo hộ sở hữu trí tuệ theo Báo cáo của Cục SHTT 37

3.2 Một số thành tựu và hạn chế 44

3.2.1 Thành tựu 44

3.2.2 Hạn chế, tồn tại 45

3.3 Kinh nghiệm của các nước trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ 45

3.3.1 Cải tiến các quy định về tố tụng dân sự giúp cho việc thực thi có hiệu quả hơn 45

3.3.2 Cải tiến phương pháp xử lý vi phạm hành chính 49

3.3.3 Truy cứu trách nhiệm hình sự 49

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ FDI 51

4.1 Tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thường vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ 51

4.2 Nâng cao hệ thống các cơ quan quản lý, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ 52

4.3 Có các biện pháp chế tài đủ mạnh nhằm răng đe những hành vi vi phạm 55

4.4 Đào tạo, tư vấn về Sở hữu trí tuệ cho nguồn nhân lực Việt Nam 57

4.5 Phát triển các hiệp hội chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dưới sự quản lý của các ban, ngành Trung ương 57

4.6 Một số biện pháp khác 58

LỜI KẾT 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 64

BẢNG SỐ LIỆU 2010 73

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Khi xã hội phát triển, nhu cầu vật chất thiết yếu được đáp ứng đầy đủ thì nhữnggiá trị tinh thần này càng được coi trọng Nếu người nắm giữ sản phẩm vô hình nàykhông biết cách bảo vệ, rất dễ dàng chúng sẽ “trôi tuột” vào tay kẻ khác

Tài sản vô hình này ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trịcủa doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Ngày nay tài sản

vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Khi

đã thực sự là thành viên WTO và đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng, khi hàngrào thuế quan dần được gỡ bỏ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chiến lược pháttriển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ Một chiến lược phát triển phù hợp và hệthống quản lý hữu hiệu về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp có được sản phẩm cótính cạnh tranh cao lại tiết kiệm chi phí và kịp thời ngăn chặn việc sao chép nhãn mác,làm nhái sản phẩm

Đối với một nước đang phát triển và nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầunhư Việc Nam, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thành công còn là điều kiệntiên quyết để chúng thu hút vốn đầu tư nước ngoài- một nguồn lực rất lớn giúp chúng taphát triển

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là tình trạng phổ biến ở Việt Nam, màcác quốc gia khác trên thế giới cũng như vậy, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Đức,Pháp… Tuy nhiên, điểm yếu của Việt Nam là không chỉ riêng người dân chưa nhậnthức về sở hữu trí tuệ, mà ngay cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp cũng chưacoi trọng vấn đề này

Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm tới vấn đề sở hữu trítuệ cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn cho mỗi quốc gia nếu muốn tồn tại và hộinhập thành công

Những ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việc Nam được phân tích

ở trên là lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài này

Trang 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ

BẢO HỘ QUYỂN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới: 26/04 hàng năm

Trụ sở tại Geneve, Thụy Sĩ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ – National Office of Intellectual Property of Vietnam (NOIP)

www.noip.gov.vn Cục trưởng: Ông Tạ Quang Minh

Địa chỉ: 384-386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà NộiĐiện thoại: (04) 3858 3069, (04) 3858

3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156

Trang 7

Fax: (04) 3858 8449, (04) 3858 4002

E-mail: congnghethongtin@noip.gov.vn, vietnamipo@noip.gov.vn

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trưởng đại diện: Ông Nguyễn Thanh Bình

Địa chỉ: 27B Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 39322714 - 39322715

Fax: (08) 39322716

Bộ phận Nhận đơn: (08) 39322715

Bộ phận Tư vấn hỗ trợ: (08) 39322714

E-mail: noipvp2@hcm.fpt.vn, nthanhbinh60@gmail.com

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng

Trưởng đại diện : Ông Huỳnh Minh Nhật

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh – Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (0511) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566

Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinhthần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh,khoa học, công nghệ của nhân loại

1.3 Quyền Sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồmquyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp vàquyền đối với giống cây trồng

Trang 8

Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức,cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩmsáng tạo.

1.4 Đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ?

Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả :

 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo rahoặc sở hữu

 Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổchức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tínhiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyêngốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm

Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhấtđịnh Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơquan Nhà nước có thẩm quyền Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tácgiả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước Tuy nhiên, việc đăng kýquyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi cótranh chấp xảy ra

Quyền sở hữu công nghiệp : là quyền của tổ chức, cá nhân đối với : 1) Sáng chế:

 Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độsáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

 Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, cókhả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Người muốn được hưởng quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích phải làm đơn xincấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Đơn

Trang 9

phải thể hiện đầy đủ bản chất của giải pháp kỹ thuật xin bảo hộ theo những hình thứcđược quy định chặt chẽ bởi pháp luật về sáng chế/giải pháp hữu ích Đơn sẽ được xétnghiệm theo trình tự và thủ tục luật định Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu íchđược cấp nếu đơn được trình bày theo đúng quy định, sáng chế/giải pháp hữu ích trongđơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quyđịnh Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu íchđược xác định theo Bằng độc quyền được cấp.

Quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời hạn Bằng độcquyền có hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 nămtính từ ngày nộp đơn hợp lệ; Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có hiệu lực từ ngày cấpđến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ

2) Kiểu dáng công nghiệp:

 Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằngđường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thếgiới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

Người muốn được hưởng quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp phải làm đơn xin cấpBằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Đơn phải thểhiện đầy đủ bản chất của Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ theo những hình thức đượcquy định chặt chẽ bởi pháp luật về Kiểu dáng công nghiệp Đơn sẽ được xét nghiệmtheo trình tự và thủ tục luật định Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp được cấp nếuđơn được trình bày theo đúng quy định, Kiểu dáng công nghiệp trong đơn thỏa mãn cáctiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy định Phạm vi, nộidung, thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằngđộc quyền được cấp

Thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp là thời hạn Bằng độc quyềnKiểu dáng công nghiệp có hiệu lực Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực

từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp

2 lần, mỗi lần 5 năm

3) Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:

 Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch vàcác mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn

Trang 10

Để được bảo hộ thì Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phải có tính nguyên gốc Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giảThiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chưa được biết đến rộng rãi trong giới nhữngngười sáng tạo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những nhà sản xuất mạch tíchhợp bán dẫn tại thời điểm được tạo ra.

-Để được hưởng quyền đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thì phải làm đơnxin cấp Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nộp cho Cục Sở hữutrí tuệ Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp nếu đơn đượctrình bày theo đúng quy định, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đáp ứng các tiêuchuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy định

Chủ sở hữu công nghiệp đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có quyền thựchiện hoặc ngăn cấm người khác thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây đối với Thiết kế

bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh: (i) Sao chépThiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ, sản xuất mạch tích hợp bán dẫntheo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ; (ii) Phân phối, nhập khẩu bảnsao Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuấttheo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tíchhợp bán dẫn sản xuất theo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ

Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực trên toàn lãnh thổViệt Nam Thời hạn bảo hộ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bắt đầu từ ngày cấpVăn bằng bảo hộ và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau: (i) Ngày kếtthúc 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng; (ii) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày Thiết kế

bố trí mạch tích hợp bán dẫn được người có quyền nộp đơn hoặc người được người đócho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; (iii) Ngàykết thúc 15 năm, kể từ ngày tạo ra Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

4) Nhãn hiệu (hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ):

 Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ

sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinhdoanh khác Nhãn hiệu hàng hóa có thể là chữ cái hoặc chữ số, từ, hình ảnh hoặc hình

vẽ, hình khối (03 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố này Nhãn hiệu hàng hoá được hiểubao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ

 Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thànhviên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thànhviên

Trang 11

 Nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu hàng hóa đã được người tiêu dùng biết đến mộtcách rộng rãi.

Người muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phải làm đơn xin cấpGiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Đơn phảituân theo những hình thức được quy định chặt chẽ bởi pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá.Đơn sẽ được xét nghiệm theo trình tự và thủ tục luật định Giấy chứng nhận đăng kýnhãn hiệu hàng hoá được cấp nếu đơn được trình bày theo đúng quy định, nhãn hiệuhàng hoá trong đơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ cáckhoản lệ phí quy định Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệuhàng hoá được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10năm Thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở đăng kýquốc tế theo Thoả ước madrid được Nhà nước bảo hộ từ ngày đăng ký quốc tế đượccông bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hoá quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giớiđến hết thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid Quyền sở hữu côngnghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu đượccông nhận là nổi tiếng ghi trong Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

5) Tên thương mại:

 Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh Để được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại thì tên gọi đó phải là tập hợp cácchữ cái (có thể kèm theo chữ số) phát âm được; và có khả năng phân biệt chủ thể kinhdoanh mang tên gọi đó với các chủ thể khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh

Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu gây nhầm lẫn với tên thương mại củangười khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vựckinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ

từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó, hoặc thuộc các đối tượng không hộ,như tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Tên thương mại được tự động bảo hộ (không cần phải đăng ký) khi đáp ứng các yêucầu nêu trên Tên thương mại được bảo hộ chừng nào chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạtđộng kinh doanh dưới tên thương mại đó

Trang 12

Mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tênthương mại của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch

vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinhdoanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đốivới tên thương mại

6) Chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa:

 Chỉ dẫn địa lý là những từ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng đểchỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặctrưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này cóđược chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên

 Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ củamặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất,chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tựnhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó

 Tóm lại, chỉ dẫn địa lý không chỉ là tên gọi mà còn là những từ, dấu hiệu, biểu tượng,hình ảnh trong khi đó tên gọi xuất xứ chỉ là tên địa lý

Chỉ dẫn địa lý (không bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá) được bảo hộ mà không cầnphải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ đượcbảo hộ thông qua việc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Giấy chứng nhận đăng ký tên gọixuất xứ hàng hoá có hiệu lực vô thời hạn

Tên địa lý nước ngoài chỉ được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam nếu đang được bảo

hộ tại nước mang tên hoặc có địa phương mang tên đó

7) Bí mật kinh doanh:

 Để được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh, thông tin phải có đủ các điều kiệnsau đây: (i) Không phải là hiểu biết thông thường; (ii) Có giá trị thương mại đối vớingười nắm giữ thông tin đó và đem lại cho chủ sở hữu lợi thế hơn so với các đối thủcạnh tranh những người không nắm giữ thông tin đó; (iii) Được chủ sở hữu bảo mậtbằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cậnđược

Trang 13

Bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần phải nộp đơn đăng ký, và được bảo hộkhi bí mật kinh doanh còn đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ như đã nêu trên.

8) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh:

 Theo quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam thìhành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: (i) Sử dụng các chỉ dẫn thương mại đểlàm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt độngkinh doanh, hàng hoá, dịch vụ; (ii) Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của ngườikhác mà không được người đó cho phép

 Tóm lại, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh quy định cơ sở pháp lý đểthực hiện việc chống lại các hành vi vi phạm nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ, các trangtrí, bao gói sản phẩm, và thông tin bí mật Quy định về chống cạnh tranh không lànhmạnh cũng có thể áp dụng nếu một bên sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự vớinhãn hiệu hàng hóa của người khác đã đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ khác với sảnphẩm/dịch vụ của nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký và việc sử dụng đó có khả năng gâynhầm lẫn

Quyền đối với giống cây trồng :

 Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồngmới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Theo Pháp lệnh về giống cây trồng mới, Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đượccấp cho người chọn tạo giống cây trồng mới bao gồm giống cây nông nghiệp và giốngcây lâm nghiệp

Để được bảo hộ thì giống cây trồng mới phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danhmục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, phải có tínhkhác biệt; có tính đồng nhất; có tính ổn định; có tính mới về mặt thương mại và có têngọi phù hợp

Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôncấp Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có quyền cho phép hay không cho phép người khác

sử dụng vật liệu nhân của giống được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việcgieo trồng vật liệu nhân của giống được bảo hộ trong các hoạt động kinh doanh hoặcnhằm mục đích kinh doanh

Trang 14

Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới là 20 năm, đối với cây thân gỗ và nho là 25năm Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơhợp lệ.

1.5 Bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ là gì?

* Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ là bảo vệ các sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mìnhnhằm mang lại các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu,tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác Việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ chophép doanh nghiệp có được quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình và khai thác tối đatiềm năng của những tài sản này

Hay nói một cách đơn giản, bảo hộ Sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên ‘hữu hình hơn một chút’ bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền

* Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ là việc chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan cóthẩm quyền sử dụng các biện pháp cần thiết mà pháp luật cho phép để bảo đảm quyền

Sở hữu trí tuệ được thực thi trên thực tế

* Việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ:

+ Dưới góc độ chủ thể quyền: sẽ bảo đảm việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừahành vi xâm phạm quyền;

+ Dưới góc độ xã hội: có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu,sáng tạo, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và lành mạnh;

+ Dưới góc độ quốc tế: luôn là mối quan tâm to lớn không chỉ ở từng quốc gia

mà ở cả bình diện quốc tế

Kinh nghiệm của các nước đã trải qua giai đoạn công nghiệp cho thấy nếu tăng cườngbảo hộ Sở hữu trí tuệ lên 10% thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng 50% và các côngnghệ cao sẽ tăng trưởng 40% Ðó là cơ hội vô cùng to lớn mà các nước đang phát triểnphải nắm lấy

1.6 Văn bản pháp luật điều chỉnh:

Bộ luật, luật:

Trang 15

Số Tên Ngày thông qua

33/2005/QH11 Bộ Luật Dân sự (phần Sở hữu trí tuệ) 14/06/200515/1999/QH10 Bộ Luật Hình sự (phần Sở hữu trí tuệ) 21/12/199937/2009/QH12 Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) (phần Sở hữu trí tuệ) 19/06/2009

36/2009/QH12 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) 19/06/2009

Nghị định:

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữutrí tuệ về sở hữu công nghiệp và bản lồng ghép với Nghị định số 103/2006/NĐ-CP

- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữutrí tuệ về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ và bản lồng ghépvới Nghị định số 105/2006/NĐ-CP

- Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở

hữu công nghiệp

- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

- Nghị định số 104/2006/NĐ-CP Về việc quy định chi tiết,hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng

Trang 16

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về Sởhữu trí tuệ

- Nghị định số 106/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở

hữu công nghiệp

Thông tư:

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị

định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

- Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp,thu hồi

Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạtđộng giám định sở hữu công nghiệp

- Thông tư 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/03/2009 sửa đổi,bổ sung Thông tư số

01/2008/TT-BKHCN hướng dẫn việc cấp,thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu côngnghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu côngnghiệp

- Thông tư 18/2011/TT-BKHCN Ngày 22/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy

định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sungtheo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009

- Bản hợp nhất Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi

hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, đượcsửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011

- Bản hợp nhất Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc

cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủđiều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông

tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày22/07/2011

1.7 Vai trò của bảo hộ Sở hữu trí tuệ đối với hoạt động đầu tư quốc tế?1.7.1 Vai trò chung:

Trang 17

Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi Sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, có giá trị của doanh nghiệp:

+ Sở hữu trí tuệ có thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp của bạn thông quachuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo

hộ quyền Sở hữu trí tuệ mà những sản phẩm, dịch vụ đó có thể nâng cao thị phần hoặcbiên độ lợi nhuận cho doanh nghiệp Chính việc thương mại hoá các tài sản trí tuệ đãđem lại cho chủ thể sở hữu cũng như những người mua quyền sử dụng tài sản trí tuệ đónhững lợi ích kinh tế

+ Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn trong mắt của nhàđầu tư hoặc các tổ chức tài chính bởi thị trường sẽ định giá doanh nghiệp trên cơ sởnhững tài sản mà nó sở hữu, trong đó năng lực Sở hữu trí tuệ là một trong những nănglực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững Quốc gia, doanh nghiệp nào

có được càng nhiều quyền Sở hữu trí tuệ thì năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanhnghiệp đó càng cao Một nhãn hiệu đẹp có uy tín với khách hàng cũng có thể làm tănggiá trị hiện tại của doanh nghiệp và có vai trò quyết định giúp sản phẩm và dịch vụ củadoanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng

+ Một chiến lược phát triển phù hợp và hệ thống quản lý hữu hiệu về Sở hữu trítuệ sẽ giúp các doanh nghiệp có được sản phẩm có tính cạnh tranh cao lại tiết kiệm chiphí và kịp thời ngăn chặn việc sao chép nhãn mác, làm nhái sản phẩm

Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thương mại của 1 quốc gia:

Hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ yếu là một trong những lý do chính dẫnđến các hoạt động kinh doanh phi pháp và mang tính "chụp giật" Nó có thể bóp méonền thương mại, sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp sao chép bất hợp pháp băng đĩa,phần mềm máy tính, v.v thay vì nhập khẩu các sản phẩm này với giá cao Bên cạnh

đó, việc kiểm soát hoạt động buôn bán qua biên giới một cách lỏng lẻo sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng vi phạm và hàng giả Ngược lại, một hệthống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệphóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro của quá trình kinh doanh và đó chính làtiền đề thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại

Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ còn ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công nghệ, khuyến khích phát triển công nghệ và thu hút công nghệ trong và ngoài nước:

Tất cả các sản phẩm dù tinh vi và phức tạp đến mức nào đều hàm chứa rủi ro bị

lộ bí mật công nghệ, hay bị bắt chước Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc khá

Trang 18

nhiều vấn đề khi tiến hành chuyển giao công nghệ Một hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệmạnh có thể hạn chế việc sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi phí bắt chước Bất kỳquốc gia nào xây dựng được một hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệ mạnh sẽ có điều kiệntiếp nhận các công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước, từ đó cải thiệntrình độ kỹ thuật quốc gia, phát triển nhân tài, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.Ngược lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ yếu sẽ chỉ có cơ hộitiếp nhận các công nghệ đã phát minh từ lâu, thậm chí đã lỗi thời và mất dần giá trị khaithác.

Một hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ góp phần vào sự phát triển kinh

tế của quốc gia, chống lại nguy cơ tụt hậu:

+ Bất kỳ tài sản hữu hình nào cũng đều có giới hạn và cùng với thời gian, khônggian khối lượng và giá trị của các tài sản hữu hình này không chỉ bị thu hẹp về quy mô,

số lượng mà còn có khả năng bị thay thế bởi các sản phẩm mới do tri thức tạo ra Do

đó, sở hữu các tài sản hữu hình là sở hữu cái có giới hạn, còn sở hữu tri thức, trí tuệ củanhân loại là sở hữu cái vô hạn, vì vậy sẽ là vô cùng bền vững nếu chúng ta biết khaithác và sử dụng một cách hiệu quả – có thể nói Sở hữu trí tuệ là sở hữu một thứ tài sảnđặc biệt, khi sử dụng không những không mất đi mà còn có khả năng kiến tạo nhữngsản phẩm trí tuệ cao hơn, là những tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững đốivới những chủ thể sở hữu và xã hội

+ Việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triểncông nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm Quyền Sở hữu trítuệ sẽ khuyến khích người có óc sáng chế và dọn đường cho những phát minh tiếptheo Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạn chế các vi phạmnhư tình trạng khai thác công nghệ không được phép của người sở hữu bằng độc quyền,hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác Xét về lâu dài, hệ thống Sở hữutrí tuệ mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh cạnh tranhlành mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế

+ Nhờ có Sở hữu trí tuệ, các nhà sáng tạo mới tạo ra nhiều sáng chế, giải pháphữu ích, kiểu dáng mới thúc đẩy nhanh quá trình thương mại hóa các đối tượng Sở hữutrí tuệ Quyền Sở hữu trí tuệ là một cách dùng lợi nhuận để thúc đầy công trình phátminh đi vào sản xuất và đời sống Hàm lượng trí tuệ trong chỉ số tăng trưởng GDP tăngnhanh, sẽ tạo ra một phong trào thi đua lao động sáng tạo, đẩy mạnh các hoạt động sángkiến - sáng chế ở cơ sở, nâng cao dân trí bằng việc bảo hộ bản quyền các tác phẩm vănhọc, nghệ thuật và khoa học, công nghệ Ðó chính là con đường duy nhất giúp các nướcnghèo thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu

Trang 19

+ Thực tiễn cho thấy, lợi nhuận lớn thường đổ dồn về những doanh nghiệp nàobiết quan tâm đầu tư và khai thác sản phẩm trí tuệ của mình hay những quốc gia sở hữunhiều phát minh, sáng chế của nhân loại Vì lẽ đó mà hàng năm, hãng sản xuất danhtiếng như Nokia đầu tư hàng tỷ USD và huy động nhiều ngàn lao động trí tuệ trongnghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mỗi năm hãng này đệ trình đăng ký bảo hộ sángkiến và giải pháp mới cho 500 phát minh các loại.

Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản cho thấy, một quốc gia hoàn toàn có thểphát triển mạnh mẽ mà không nhất thiết phải có nguồn lực vật chất dồi dào, mà vấn đề

là nhận thức được giá trị thực sự của tài sản trí tuệ và việc bảo hộ các tài sản trí tuệ đó.Cựu Thủ tướng Nhật Bản Tanzan Ishibashi đã từng nói: “ Tôi tin chắc rằng, đây là bíquyết phát triển công nghiệp của chúng tôi từ thời Meiji Chỉ trong một nước đã nhận ragiá trị thực sự của hệ thống bảo hộ sáng chế và quyết tâm dùng mọi sức lực của nó đểxây dựng hệ thống đó, người ta mới có thể hy vọng công nghiệp phát triển ”

1.7.2 Vai trò đối với đầu tư quốc tế:

Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đem lại:

+ Sự tăng trưởng kinh tế

+ Sự cạnh tranh hữu hiệu giữa các doanh nghiệp

+ Đảm bảo phát triển bền vững

+ Chống tụt hậu

 nâng cao vị thế của doanh nghiệp cũng như quốc gia đó trên thương trường, ngănchặn việc sao chép, bắt chước, là cách thức tiếp cận bền vững hơn với các hoạt độngđầu tư, thu hút các nhà đầu tư

Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn hình thức đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư:

Họ có thể đầu tư trực tiếp (tức là trực tiếp chọn địa điểm đầu tư, xây dựng nhàmáy và điều hành sản xuất), hoặc liên doanh với doanh nghiệp địa phương thông quagóp vốn, công nghệ, nhân lực hay đơn giản nhất là chuyển giao công nghệ Các công ty

đa quốc gia có xu hướng xây dựng các công ty 100% vốn của mình tại các nước có hệthống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ mạnh vì chúng thường sở hữu những khoản tài sản

vô hình rất lớn, trong đó công nghệ là một trong những loại tài sản vô hình quan trọngnhất Xét trên góc độ quyền Sở hữu trí tuệ, đó là các nhãn hiệu nổi tiếng (there are wellknows, patents), các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công ty và là một phần khôngthể mất đi của công ty Chính vì vậy bí mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa sẽ được

Trang 20

bảo hộ tốt, tuy nhiên khá tốn kém, không tận dụng được hết các ưu thế mà địa phươngđem lại và quốc gia được đầu tư không học hỏi được kỹ năng quản lý cũng như cáchthức sản xuất.

Việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tác động đến quyết định đầu tư và chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư:

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ chấp nhận chuyển giao công nghệ và thực hiệncác biện pháp đầu tư, nếu họ nhận thấy đủ cơ hội khai thác an toàn, hiệu quả công nghệ

đó ở quốc gia dự định đầu tư Họ có xu hướng lo sợ rằng bảo hộ Sở hữu trí tuệ lỏng lẻo

sẽ dẫn đến việc thiếu kiểm soát đối với công nghệ được chuyển giao và như vậy côngnghệ chuyển giao này sẽ dễ trở thành mục tiêu bị vi phạm bản quyền Điều này sẽ giúpđối thủ cạnh tranh sao chép, mô phỏng, thậm chí đánh cắp nguyên vẹn các thành quảsáng tạo kỹ thuật – kinh doanh, khắc phục những nhược điểm của công nghệ hiện đang

sử dụng và phát minh ra những công nghệ mới, giảm bớt chi phí trong việc phát hiện vànhanh chóng tung ra thị trường các sản phẩm cạnh tranh tương tự, thậm chí có thể lànhững sản phẩm ưu việt hơn - biện pháp hấp dẫn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận vàchiến thắng Vì lẽ đó, xác lập được một hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệ hiệu quả và việctuân thủ hệ thống quản lý bảo hộ Sở hữu trí tuệ một cách nghiêm túc sẽ tạo được niềmtin đối với nhà đầu tư, sẽ là một điều kiện tiên quyết tác động đến quyết định đầu tư vàchuyển giao của các công ty nước ngoài

CHƯƠNG 2 LUẬT BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

2.1 Khái quát về luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam:

Trang 21

1 Luật SHTT của Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực

từ ngày 1-7-2006

2 Luật SHTT được sửa đổi 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01năm 2010

3 Nội dung chính của luật SHTT bao gồm 6 phần, 18 chương và 222 điều

Phần thứ nhất : những quy định chung Bao gồm 12 điều.

 Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyềntác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ cácquyền đó

 Đối tượng áp dụng: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức,

cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế

mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

 Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

+ Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoahọc; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bảnghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trìnhđược mã hoá

+ Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dángcông nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu,tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

+ Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệunhân giống

 Giải thích từ ngữ: Quyền sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả, Quyền liên quan đến quyềntác giả, Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền đối với giống cây trồng, Chủ thể quyền

+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sángchế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên

Trang 22

thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

+ Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối vớigiống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc đượchưởng quyền sở hữu

 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

 Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

 Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ

 Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ

 Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

 Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

 Phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ

Phần thứ hai : quyền tác giả và quyền liên quan Bao gồm: 6 chương và 45 điều.

 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩmkhác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

Trang 23

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trìnhkhoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

1 Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin

2 Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộclĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó

3 Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, sốliệu

 Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

 Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan

 Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

 Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

 Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

Phần thứ ba : quyền sở hữu công nghiệp Bao gồm: 5 chương, 99 điều.

 Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Một số đối tượng sở hữu trí tuệ trong quyền sở hữu công nghiệp

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế

 Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chếnếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mớib) Có trình độ sáng tạoc) Có khả năng áp dụng công nghiệp

2 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháphữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sauđây:

a) Có tính mớib) Có khả năng áp dụng công nghiệp

 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Trang 24

1 Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2 Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí

óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3 Cách thức thể hiện thông tin;

4 Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

5 Giống thực vật, giống động vật;

6 Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học

mà không phải là quy trình vi sinh;

7 Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và độngvật

Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp

 Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

1 Có tính mới;

2 Có tính sáng tạo;

3 Có khả năng áp dụng công nghiệp

 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí

 Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ

1 Có tính nguyên gốc;

2 Có tính mới thương mại

 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

Trang 25

1 Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạchtích hợp bán dẫn;

2 Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

 Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hìnhảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng mộthoặc nhiều mầu sắc;

2 Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu vớihàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

 Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

1 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,quốc huy của các nước;

2 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng,

cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơquan, tổ chức đó cho phép;

3 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệthiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam,của nước ngoài

4 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứngnhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầukhông được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làmnhãn hiệu chứng nhận

5 Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dốingười tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trịhoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ

Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại

 Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộTên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinhdoanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực

và khu vực kinh doanh

Trang 26

 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mạiTên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệphoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo

hộ với danh nghĩa tên thương mại

Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

 Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địaphương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tínhchủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nướctương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định

 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

1 Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

2 Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý khôngđược bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

3 Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo

hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn vềnguồn gốc của sản phẩm;

4 Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa

lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó

Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

 Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

1 Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2 Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mậtkinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinhdoanh đó;

3 Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinhdoanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được

Trang 27

 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh

1 Bí mật về nhân thân;

2 Bí mật về quản lý nhà nước;

3 Bí mật về quốc phòng, an ninh;

4 Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh

 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế

bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

 Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

 Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

 Đại diện sở hữu công nghiệp

Phần thứ tư : quyền đối với giống cây trồng Bao gồm:4 chương và 47 điều.

 Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát

hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tínhđồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp

 Xác lập quyền đối với giống cây trồng

 Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng

 Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

Phần thứ năm : bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Bao gồm: 3 chương, 22 điều.

 Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự, kiểmsoát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Phần thứ sáu : điều khoản thi hành Bao gồm 3 điều.

Trang 28

2.2 Luật bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ: Bao gồm: 3 chương, 22 điều Nội dung

chính:

2.2.1 Những quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:

 Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây

để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thườngthiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, Khởi kiện

ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ

 Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trítuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại chongười tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này

và các quy định khác của pháp luật có liên quan

 Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vicạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biệnpháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

 Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện phápdân sự, hành chính hoặc hình sự

 Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án,Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp cóthẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án

 Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơquan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân cáccấp

Trang 29

 Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liênquan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

 Giám định về sở hữu trí tuệ

 Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửdụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề cóliên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc

mà mình đang thụ lý

 Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cóquyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình

 Chính phủ quy định cụ thể hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ

2.2.2 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự:

 Các biện pháp dân sự: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chínhcông khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷhoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

 Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự

 Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Thiệthại về vật chất; Thiệt hại về tinh thần

 Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủthể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gâyra

 Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Thu giữ; Kê biên; Niêm phong; cấm thay đổihiện trạng; cấm di chuyển; Cấm chuyển dịch quyền sở hữu

 Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

 Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

 Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

2.2.3 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình

sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ:

Trang 30

 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính

a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại chongười tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đãđược chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứthành vi đó;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sởhữu trí tuệ

d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặcchỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫnđịa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này

 Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó

 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự: Cá nhân thực hiện hành

vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự

 Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ: gồm Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ,hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, Hàng hoá sao chép lậu

 Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả:

- Tổ chức, cá nhân vi phạm quyền SHTT Bị buộc phải chấm dứt hành vixâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền

- Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổsung sau đây: Tịch thu hàng hoá giả mạo, Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm

- Ngoài các hình thức xử phạt trên, còn có các biện pháp sau đây: buộctiêu huỷ, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

- Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ítnhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượtquá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được

 Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

 Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Trang 31

- Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến

sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờxâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ

 Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ: Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trítuệ bằng các tài liệu, chứng cứ, Cung cấp đầy đủ thông tin, Nộp đơn cho cơ quan hảiquan và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, Bồi thường thiệt hại và thanh toáncác chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hànghoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan

 Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trítuệ

2.3 Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng của sở hữu trí tuệ:

2.3.1 Thực hiện việc nộp đơn:

- Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký hoặc có thểthông qua dịch vụ trung gian của một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thaymặt mình làm và nộp đơn

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợppháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc ủyquyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ

- Lệ phí đăng ký có thể được nộp bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản hoặc ủynhiệm chi cho cục sở hữu trí tuệ

3.2.2 Qui trình xét nghiệm đơn - nhận đơn:

* Xét nghiệm hình thức

Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với SHTT đều phải được xét nghiệmhình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không

Trang 32

Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộpđơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyếtđịnh chấp nhận đơn Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêucầu cụ thể về hình thức và các yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu côngnghiệp Thời hạn xét nghiệm hình thức là 03 tháng kể từ ngày đơn đến Cục sở hữu trítuệ

* Công bố đơn

Các đơn SHTT đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục sở hữu trí tuệcông bố trên công báo sở hữu trí tuệ Công báo này được ấn hành hàng tháng Bất kỳ

ai có nhu cầu đều có thể yêu cầu Cục sờ hữu trí tuệ cung cấp bản in công báo và bản mô

tả sáng chế, giải pháp hữu ích có liên quan và phải trả tiền mua công báo và/hoặc phísao chụp bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích

* Xét nghiệm nội dung

Việc xét nghiệm nội dung chỉ được tiến hành khi có yêu cầu xét nghiệm nộidung của người nộp đơn hoặc của người thứ ba với điều kiện yêu cầu xét nghiệm nộidung được nộp cho cục sở hữu trí tuệ trong thời gian 42 tháng tính từ ngày ưu tiên củađơn sáng chế và 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn Giải pháp hữu ích Quá thời hạntrên, nếu không có yêu cầu xét nghiệm nội dung, thì đơn coi như không nộp Ngườiyêu cầu xét nghiệm nội dung phải nộp lệ phí theo quy định Mục đích của việc xétnghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trongđơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không

Cấp văn bằng bảo hộ/đăng bạ

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứngcác tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả xétnghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố Vănbằng bảo hộ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất và năm thứ hai

Nếu người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục sở hữu trí tuệ tiến hành cácthủ tục cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn, đăng bạ và công bố văn bằng bảo hộ.Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ

2.4 Các điều ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ do Việt Nam ký kết hoặc tham gia:

Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều uớc quốc tế năm 2005 quy định việc

áp dụng trực tiếp, toàn bộ hay một phần các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên do Quốc hội quyết định Trong trường hợp có quy định khác nhau giữa luật pháp

Trang 33

Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quyđịnh của điều ước quốc tế sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 5.3 của Luật Sở hữutrí tuệ năm 2005

Việt Nam đã tham gia Công ước Paris từ năm 1949 và gần đây đã ký kết thamgia thêm nhiều điều ước quốc tế song phương, đa phương quan trọng về sở hữu trí tuệ

Việt Nam là thành viên của Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu từnăm 1949; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới từ năm 1976; Hiệp ướcHợp tác bằng sáng chế từ tháng 3/1993 Việt Nam là thành viên chính thức của Côngước Berne từ ngày 26/10/2004, Công ước Geneva từ ngày 6/7/2005, Công ước Brussels

từ ngày 12/1/2006 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tếnhãn hiệu từ ngày 11/7/2006 Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định song phương vềbảo hộ sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ và Thuỵ Sĩ Gần đây, Việt Nam đã tham gia Công ướcRome và Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) vào tháng 11/2006

Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế song phương và đaphương quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ sau:

o Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

o Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

o Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống lại sự saochép không được phép

o Công ước về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh

o Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư liênquan đến thoả ước về đăng ký quốc tế nhãn hiệu

o Hiệp ước về hợp tác sáng chế (PCT)

o Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

o Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trítuệ

2.5 Nội dung chính về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPs:2.5.1 Bối cảnh ra đời Hiệp định TRIPs:

Từ những năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường xuyên

và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế Hệ thống bảo hộ quyềnSHTT của các quốc gia khác nhau đã được đánh giá lại và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêuchuẩn thống nhất có tính chất quốc tế Sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí tuệvào tăng trưởng kinh tế và tạo ra tri thức một cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện

Trang 34

của những công nghệ mới, đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựachọn cách thức quản lý mới đối với tài sản trí tuệ Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụngtrái phép các tài sản trí tuệ đã và đang diễn ra ngày một phổ biến và trầm trọng với vấnnạn hàng giả, hàng nhái bùng nổ trên toàn cầu Việc bắt chước, sao chép để sản xuất vàbán các sản phẩm có chứa các thành quả sáng tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh, đẩy những người đã bỏ công sức đầu tư thực sự ra khỏi thị trường.Thực tế này đã khiến họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếptục các hoạt động sáng tạo Do vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng nhữngbiện pháp thương mại nhằm kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài Tuynhiên, trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở cácquốc gia là khác nhau, nên thường dẫn tới tình trạng các tranh chấp thương mại khôngđược giải quyết theo tiêu chí thống nhất.

Trong bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắtbuộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ vàkhuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo đang ngày càng trở nên bức thiết Phần lớncác quốc gia đều nhất trí rằng cần phải nghiên cứu, thảo luận nhằm hình thành một công

ước mới điều tiết các vấn đề về quyền SHTT Hiệp định TRIPs (Trade-Related

Aspects of Intellectual Property Rights) của WTO (được ký kết năm 1994 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995) gồm 7 phần, 73 điều, đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT

Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào

hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp định sẽ "góp phần thúc đẩyviệc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo

và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sựcân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ" (Điều 7, Hiệp định TRIPs)

2.5.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs:

Các quy định mới điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại của quyềnSHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự,cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu Hiệpđịnh nêu ra các nguyên tắc và ấn định mức độ bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thànhviên phải bảo đảm cho quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác Trên cơ sở đó,Hiệp định tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội.Cũng như trong các hiệp định khác của WTO, Hiệp định TRIPs dựa trên một số nguyên

Trang 35

tắc cơ bản, đó là nguyên tắc đối xử quốc gia [1], đối xử tối huệ quốc [2] và bảo hộ cânbằng [3] Các nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với các tiêu chuẩn về nội dung bảo

hộ mà còn áp dụng cả đối với những vấn đề liên quan đến khả năng đạt được, xác lậpphạm vi, duy trì và thực thi quyền SHTT

Hiệp định TRIPs đề cập chi tiết đến các quyền SHTT khác nhau và cách thứcbảo hộ Các thành viên của WTO đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyềnSHTT quốc gia nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu được nêu trong Hiệpđịnh theo hai chuẩn mực cơ bản về bảo hộ, đó là tính đầy đủ và tính hiệu quả của hệthống pháp luật về quyền SHTT hiện hành Nền tảng của Hiệp định là những nghĩa vụđược nêu trong các hiệp định quốc tế ký kết trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu Trí tuệThế giới (WIPO) như Công ước Paris, Công ước Bern Ngoài ra, Hiệp định TRIPs còn

bổ sung một số lượng lớn các quy định mới Cụ thể, các lĩnh vực thuộc phạm vi điềuchỉnh của Hiệp định TRIPs bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan; nhãn hiệu hànghóa và thương hiệu; chỉ dẫn địa lý; bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp; bằng sáng chế; sơ

đồ bố trí mạch tích hợp và bảo vệ thông tin bí mật

a- Tiêu chuẩn bảo hộ:

- Quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải

tuân thủ Công ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo Quyền tác giảđược bảo hộ cho đến 50 năm sau khi tác giả qua đời Hiệp định TRIPs quy định cácchương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn họctheo đúng Công ước Bern

- Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định mọi dấu hiệu hoặc sự

kết hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp vớihàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hànghóa Trong hoạt động thương mại, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền ngăn chặnbên thứ ba sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đối với hàng hóa, dịch vụ giốnghệt hay tương tự với hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mìnhnếu việc này có nguy cơ gây nhầm lẫn Điều 16 của Hiệp định quy định các thành viênWTO phải tuân thủ Điều 6 bis của Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổitiếng Các thành viên WTO có thể quy định các điều kiện cấp phép và chuyển nhượngnhãn hiệu hàng hóa, trong đó không được quy định việc cấp phép bắt buộc và chủ sởhữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đó cóhoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hóa

đó Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7 năm và có thể được gia hạnvới số lần không hạn chế

Trang 36

- Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực

hay địa phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứđịa lý quyết định (Điều 22) Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp đểcác bên liên quan ngăn chặn việc mô tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lýcủa hàng hóa hoặc tạo thành "hành vi cạnh tranh không lành mạnh" theo điều 10 bisCông ước Paris

- Bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp: Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định các thành

viên WTO phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo một cách độc lập,

có tính mới hoặc tính sáng tạo ít nhất trong vòng 10 năm Chủ sở hữu các bản vẽ đượcbảo hộ có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc

có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ Hiệp định TRIPs cho phép các thànhviên tùy ý quyết định bảo hộ kiểu dáng hàng dệt bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc bằngquyền tác giả

- Bằng sáng chế: Hiệp định quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua

bằng sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sảnphẩm lẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ Chính phủ các nước có thể từ chốicấp bằng sáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự côngcộng hoặc đạo đức Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằngsáng chế, tuy nhiên, cũng quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sởhữu bằng sáng chế lạm dụng quyền của mình (như không cung ứng sản phẩm cho thịtrường) Trong trường hợp này, theo một số điều kiện nhất định trong Hiệp định, chínhphủ các nước có thể cấp "giấy phép bắt buộc" cho phép các nhà sản xuất khác sản xuấtsản phẩm này hoặc được phép sử dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ Một số quyđịnh mềm dẻo như vậy đặc biệt có ý nghĩa trong việc tiếp cận những sản phẩm thiếtyếu, nhất là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí

mạch tích hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền SHTT trong lĩnh vực mạchtích hợp Theo điều 36, các hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối nhằm mục đíchthương mại một thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ mà không được phép của chủ

sở hữu được coi là bất hợp pháp Điều 37 quy định, các thành viên sẽ không coi nhữnghành vi liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu một thiết kế bố trí mạch tích hợp do

vô ý là bất hợp pháp nhưng sẽ yêu cầu bồi thường cho chủ sở hữu thiết kế bố trí mạchtích hợp sau khi có thông báo vi phạm

- Bảo hộ thông tin bí mật: Hiệp định TRIPs không yêu cầu các thành viên phải

bảo hộ thông tin bí mật như một dạng sở hữu mà chỉ dành cho người có quyền kiểmsoát thông tin đó khả năng ngăn chặn việc người khác làm tiết lộ, chiếm đoạt hoặc sử

Trang 37

dụng trái phép thông tin này trái với hành vi thương mại trung thực Điều 39 quy địnhcác thành viên không được phép tiết lộ những dữ liệu mật được nộp cho các cơ quanchính phủ để xin phép lưu hành dược phẩm hoặc nông hóa phẩm (trừ trường hợp cầnthiết nhằm bảo vệ công chúng hoặc khi đã tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảocác dữ liệu đó không bị tiết lộ) nhằm mục tiêu thương mại không lành mạnh.

- Kiểm soát hành vi chống cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT (Hợp đồng lixăng): Chủ sở hữu quyền SHTT có thể cho phép người khác sản xuất hay

sao chép nhãn hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc cácmẫu mã được bảo hộ Hiệp định TRIPs thừa nhận trong số các điều kiện của hợp đồngchuyển giao, người chủ sở hữu có thể hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giaocông nghệ Hiệp định quy định chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định,

có quyền áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi phản cạnh tranh và lạm dụngquyền SHTT trong lĩnh vực nhượng bản quyền, và phải sẵn sàng tham khảo lẫn nhaunhằm chống lại các hành vi này

b- Thực thi quyền sở hữu trí tuệ:

Thực thi có hiệu quả quyền SHTT là vô cùng cần thiết Chính vì vậy, ngoài việcquy định các nội dung về quyền SHTT cần được bảo hộ, Hiệp định TRIPs đã dành mộtphần không nhỏ quy định việc ban hành luật pháp về bảo hộ quyền SHTT và xử lý cáctrường hợp vi phạm của chính phủ các nước thành viên Điều 41 quy định các thànhviên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâmphạm các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định, trong đó có những chế tàikhẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâmphạm tiếp diễn Mặt khác, những thủ tục này phải được áp dụng theo cách thức tránhtạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp

Theo Hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời

để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm quyền SHTT; sau khi đã xác định rõ chứng

cứ vi phạm, tòa án phải ra phán quyết yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại chongười nắm giữ quyền SHTT Hiệp định cũng kêu gọi các quốc gia cần lưu ý, trongtrường hợp trên thị trường xuất hiện hành vi ăn cắp bản quyền với quy mô lớn, theokhung hình phạt, người có hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị khởi tố, có thể bị phạt tù,hoặc chịu các hình phạt khác Các thủ tục và biện pháp chế tài theo quy định của Hiệpđịnh TRIPs gồm 2 nhóm cơ bản: các biện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự

c- Giải quyết tranh chấp:

Trang 38

Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs là quy định quan trọng nhấttrong lĩnh vực này và sẽ được giải quyết theo quy định của Cơ quan giải quyết tranhchấp của WTO (DSB) Điều 63 yêu cầu các thành viên WTO phải công bố, hoặc ít nhấtcho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc gia, tất cả các luật, quy định, quyết địnhxét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng

ký, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT Ngoài ra, các thành viên phảicông bố mọi thỏa thuận đã ký với các thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyềnSHTT

2.6 Nội dung chính của hiệp định thương mại Việt-Mỹ về bảo hộ Sở hữu trí tuệ:

2.6.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ:

Ngày 14/7/2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ(gọi tắt là BTA), mở ra một cơ hội, song cũng là một thách thức mới cho quá trình ViệtNam hội nhập vào nền kinh tế thế giới BTA đề cập đến nhiều khía cạnh của thươngmại, bao gồm hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư Theo Hiệp định, hàng hoáViệt Nam vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (Most FavouredNation, MFN hay Normal Trade Relations, NTR) và được hưởng các quyền lợi nhưhàng hoá của Mỹ ở trong nước (National Treatment) Hàng hoá Mỹ và đầu tư Mỹ vàoViệt Nam cũng sẽ được hưởng quy chế MFN, song quy chế National Treatment thì cònhạn chế trong một thời hạn nhất định, sao cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đủ sứccạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ Mỹ

BTA mở ra nhiều cơ hội, song cũng nhiều thách thức mới cho quá trình ViệtNam hội nhập vào nền kinh tế thế giới Một trong những thách thức đó là việc bảo hộ

và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), được quy định trong chương II của BTA

2.6.2 Nội dung chính của BTA về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Chương II của BTA có năm nội dung chính:

a- Việt Nam sẽ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các công dân, công ty Mỹ như bảo

hộ đối với công dân Việt Nam Cụ thể hoá điều này có nghĩa là các chương trình máytính của Microsoft, phim ảnh Mỹ… sẽ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền tác giả

Trang 39

b- Việt Nam cam kết trong vòng 24 tháng kể từ khi Hiệp ước có hiệu lực sẽ tham

gia các công ước về SHTT mà hiện tại chưa tham gia, cụ thể là Công ước Berne vềquyền tác giả, Công ước Geneva về quyền liên quan, Công ước UPOV về giống thựcvật, và Công ước Brussels về tín hiệu phát sóng thu qua vệ tinh

c- BTA đã quy định chi tiết các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với quyền tác giả

(đặc biệt là chương trình máy tính), nhãn hiệu, sáng chế, thiết kế vi mạch, bí mậtthương mại, và phương pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ

- Quyền tác giả và quyền liên quan: Mỗi Bên bảo hộ mọi tác phẩm có sự

thể hiện nguyên gốc theo nghĩa quy định tại Công ước Berne Mỗi Bên quy định rằng,trường hợp thời hạn bảo hộ của một tác phẩm được tính không căn cứ theo đời người,thì thời hạn đó không ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công

bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng

25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn đó không ít hơn 100 năm kể từ khikết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra

- Bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá: Đối với các

vi phạm nghiêm trọng liên quan đến việc bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đãđược mã hoá, mỗi Bên quy định các biện pháp xử lý thích hợp, bao gồm các biện pháp,chế tài dân sự và hình sự

- Nhãn hiệu hàng hoá: Mỗi Bên dành cho chủ một nhãn hiệu hàng hoá đã

đăng ký quyền ngăn cản tất cả những người không được phép của chủ sở hữu khỏi việc

sử dụng trong kinh doanh các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho các hàng hoá và dịch vụ

mà là trùng hoặc tương tự với các hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký của chủ sở hữunhãn hiệu hàng hoá đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn Trườnghợp sử dụng một dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký cho các hàng hoá, dịch

vụ trùng với các hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký thì bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn.Mỗi Bên quy định rằng đăng ký ban đầu của một nhãn hiệu hàng hoá có thời hạn ít nhất

là 10 năm và được gia hạn không hạn chế số lần, mỗi lần gia hạn có thời hạn không íthơn 10 năm, khi các điều kiện gia hạn được đáp ứng

- Sáng chế: Mỗi Bên quy định thời hạn bảo hộ đối với bằng độc quyền

không dưới hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn Mỗi Bên có thể kéo dài thời hạn bảo hộtrong các trường hợp cần thiết để bù lại sự chậm trễ do thủ tục cấp bằng gây ra

- Thiết kế bố trí (Topography) mạch tích hợp: Mỗi Bên bảo hộ thiết kế bố

trí (topography) mạch tích hợp ("thiết kế bố trí") theo quy định từ Điều 2 đến Điều 7,Điều 12 và Điều 16(3), trừ quy định của Điều 6(3) của Hiệp định về sở hữu trí tuệ đốivới mạch tích hợp đang được để ngỏ cho các bên ký kết từ ngày 26 tháng 5 năm 1989

Trang 40

và tuân thủ các quy định từ khoản 2 đến khoản 8 Điều 8 trong BTA Bất kỳ Bên nàoyêu cầu đăng ký là điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí đều quy định thời hạn bảo hộ không

ít hơn 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký hoặc từ ngày thiết kế bố trí đó lần đầu tiênđược đưa ra khai thác thương mại trên thế giới, tuỳ thuộc thời điểm nào là sớm hơn.Nếu một Bên không yêu cầu đăng ký là điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí thì Bên đó quyđịnh thời hạn bảo hộ không ít hơn 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được đưa ra khaithác thương mại lần đầu tiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới Không phụ thuộc vào các 2quy định trên, một Bên có thể quy định việc bảo hộ chấm dứt sau 15 năm kể từ ngàythiết kế bố trí được tạo ra

- Thông tin bí mật (Bí mật thương mại): bảo hộ có hiệu quả chống cạnh

tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 10bis Công ước Pari (1967)

- Kiểu dáng công nghiệp: Mỗi Bên quy định việc bảo hộ các kiểu dáng

công nghiệp được tạo ra một cách độc lập, có tính mới hoặc nguyên gốc và thời hạn bảo

hộ kiểu dáng công nghiệp tổng cộng ít nhất là 10 năm

d- Điểm thứ tư là Hiệp định quy định cụ thể các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí

tuệ tại biên giới, bao gồm việc bắt giữ hành xâm phạm tại cửa khẩu (không quá 10ngày, khi gia hạn phải có lệnh của cơ quan thẩm quyền), kê khai đăng ký đối tượng sởhữu trí tuệ tại cửa khẩu để hải quan dễ bảo vệ, theo dõi

e- Điểm thứ năm là Hiệp định cũng quy định một số ngoại lệ, có nghĩa là một số

đối tượng (thí dụ giáo viên, sinh viên) có thể sử dụng SHTT không xin phép mà không

bị coi là xâm phạm nếu điều đó không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của chủ đối tượngSHTT

Với các điều khoản khác của Chương III, Việt Nam cam kết sẽ không ban hànhvăn bản nào không phù hợp với các nội dung của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ViệtNam cũng cam kết sẽ xây dựng khung pháp luật về sở hữu trí tuệ theo quy định củaThoả ước TRIPS Nếu có mâu thuẫn về nội dung giữa Hiệp định bảo hộ bản quyền ViệtNam - Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ sẽchiếm ưu thế

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

Ngày đăng: 11/10/2014, 22:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. “Những điều cần biết về Sở hữu trí tuệ, Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ” , Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế UNCTAD/WTO, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới, Geneva 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về Sở hữu trí tuệ, Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanhnghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ
3. “Báo cáo hoạt động sở hữu trí tuệ và thống kê năm 2010”, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hoạt động sở hữu trí tuệ và thống kê năm 2010
4. “Luật Sở Hữu Trí Tuệ”, Nguyễn Mạnh Bách, Nxb Giao thông vận tải, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
5. “Luật sở hữu trí tuệ”, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (Tác giả). Bản quyền©Nhà xuất bản Tư Pháp (Bản quyền & Cung cấp), 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sở hữu trí tuệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Tư Pháp (Bản quyền & Cung cấp)
1. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG SỐ LIỆU 2010 - TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM
2010 (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w