Thông thường những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị xử lý ở mức độ hành chính, việc đưa ra xét xử vụ án hình sự chỉ dành cho những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, vì thế, pháp luật phải có hình phạt tương xứng mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Ở Trung Quốc, khung hình phạt áp dụng cho tội xâm phạm quyền tác giả là như sau:
+ Phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm đối với người sản xuất phần mềm trái phép. Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể bị tù từ 3 đến 7 năm. Người bán phần mềm sao chép lậu có thể bị phạt tù đến 2 năm nếu mức độ thiệt hại tương đối lớn. Nếu mức độ thiệt hại là rất lớn, mức phạt có thể nâng lên 3 năm.
+ Phạt tiền đến 500.000 Nhân dân tệ. Nếu người xâm phạm là pháp nhân, số tiền này sẽ do pháp nhân chịu, hình phạt tù sẽ do cá nhân, đại diện pháp nhân trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc xâm phạm chấp hành.
Ở Nhật, hình phạt tù áp dụng tối đa là 3 năm, phạt tiền tối đa là 3 triệu Yên (24.000 USD). Ở Malaysia, mức phạt tiền đối với hành vi nghiêm trọng xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính là 250.000 Ringit (khoảng 60.000 USD), phạt tù đến 3 năm, và phạt tiền 500.000 Ringit và phạt tù đến 5 năm nếu tái phạm. Ở Singapore, mức phạt tù từ 1 đến 5 năm, phạt tiền 10.000 Đô la Singapore (SGD) cho mỗi tác phẩm xâm phạm, tối đa là 100.000 SGD (khoảng 70.000 USD hay 1 tỉ đồng).
Trong khi chờ một sự thay đổi tiếp theo của Bộ Luật Hình sự, theo hướng phạt thật nặng những người xâm phạm, trước mắt toà án nên phối hợp với Chính phủ trong việc hỗ trợ công nghiệp phần mềm, bằng cách áp dụng hình phạt cao nhất trong khung hình phạt theo pháp luật hiện hành, chủ yếu là các hình phạt tiền (theo luật mới có
thể lên đến 100 triệu đồng). Điều này có thể được thực hiện thông qua một văn bản hướng dẫn xét xử của Toà án Nhân dân Tối cao về vấn đề này.
Như đã nêu ở phần trên, ngoài việc áp dụng khung hình phạt cao nhất theo pháp luật hiện hành đối với tội xâm phạm quyền tác giả, cần phải bổ sung vào Bộ Luật Hình sự tội không chấp hành các bản án, phán quyết của toà dân sự hay quyết định hành chính có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay Bộ Luật Hình sự của Việt Nam chưa có quy định về tội không chấp hành bản án, quyết định của toà án.
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC THI
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ FDI
Việc thắt chặt quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái là vấn đề được các doanh nghiệp (DN) trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Trong năm 2011, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lại tiếp tục nhận được sự quan ngại của cộng đồng DN cả trong nước và nước ngoài, với lưu ý đây là rào cản của việc thu hút FDI. Nhìn lại trong 10 năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài với trên 8800 dự án đầu tư nước ngoài FDI được cấp phép với số vốn đăng ký lên tới 124 tỷ USD. Đóng góp vào thành công đó có
nhân tố quan trọng là ban hành khung khổ pháp lý và thực thi bảo hộ quyền SHTT. Sau đây là một số giải pháp nâng cao thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm thu hút vốn đầu tư FDI:
4.1. Tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thường vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ:
− Sản phẩm có thương hiệu trong ngành thời trang, dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, xe máy và hàng công nghiệp điện tử (Mục tiêu của vi phạm: kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng trái phép thương hiệu);
− Đồ uống có cồn (Mục tiêu của vi phạm: kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng trái phép thương hiệu, trốn thuế); Những kẻ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng; ví dụ như các loại rượu của công ty Moet Hennessy, sản phẩm của công ty Diageo Việt Nam rượu Johnnie Walker 60% trên thị trường là rượu giả.
− Dược phẩm (Mục tiêu của vi phạm: kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng thương hiệu, trốn thuế);
− Thuốc lá (Mục tiêu của vi phạm: kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng trái phép thương hiệu, trốn thuế).
− Phần mềm (Mục tiêu của vi phạm: kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng trái phép thương hiệu); Không có dịch vụ sau bán hàng hoặc không có quyền khiếu nại trong trường hợp sản phẩm có lỗi.
− Phim ảnh, âm nhạc (Mục tiêu của vi phạm: kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng trái phép nội dung được bảo vệ bản quyền); Không có dịch vụ sau bán hàng hoặc không có quyền khiếu nại trong trường hợp sản phẩm có lỗi.
4.2. Nâng cao hệ thống các cơ quan quản lý, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ:
Các công cụ quản lí và điều tiết Nhà nước cần được khai thác và sử dụng một cách triệt để và hữu hiệu nhằm tạo dựng một nền tảng vững chắc cho việc khai thác các tài sản sở hữu trí tuệ. Các cơ quan chức năng phải chi tiết, cụ thể từng quy định đã được ban hành và hình thành khung mức phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm, xâm phạm. Tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các quy phạm thực thi. Đặc biệt, trình tự dân sự phải được áp dụng triệt để và phổ biến nhằm điều chỉnh
các quan hệ liên quan đến loại tài sản vô hình này, mà việc đầu tiên là chấn chỉnh lại toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm thực thi theo hướng lấy trật tự dân sự làm biện pháp chủ yếu, còn chế tài hành chính chỉ được áp dụng như một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi mà sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vượt quá mức dân sự.
Một số văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như:
− Thông tư số 158/2010/TT-BTC ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.
− Thông tư số 158/2010/TT-BTC ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.
− Thông tư số 158/2010/TT-BTC ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.
− Một ví dụ rõ ràng nhất về quyết tâm của Chính phủ là việc thành lập Ban chỉ đạo 127 Trung ương về chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại theo Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công thương làm trưởng ban và thành viên gồm lãnh đạo của các bộ Công an, Tài chính, Khoa học và Công nghệ....
Triển khai Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình 68). Chương trình 68 là chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2015.
Một số giải pháp về chương trình 68:
(i) Hoàn thiện cơ chế tài chính áp dụng cho Chương trình 68
- Mở rộng các nội dung chi hỗ trợ của Chương trình 68, đặc biệt là đối với việc phát triển tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của Nhà nước, tập thể hoặc cộng đồng. Theo quy định của Chương trình 68, các nội dung xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị do các đơn vị được hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tự lo kinh phí. Thực tiễn triển khai Chương trình 68 cho thấy quy định này còn có điểm hạn chế, cụ thể là: để xây dựng, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý dùng cho một sản phẩm nhất định, cần hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến kinh doanh để có thể đưa sản phẩm cuối cùng được bảo đảm chất lượng ra thị trường. Để làm được điều đó, cần có cơ sở hạ tầng (nhà xưởng…) và trang thiết bị (máy móc…) để sản xuất, chế biến sản phẩm đó. Kinh phí cho việc này không nhỏ và không phải địa phương nào cũng có thể huy động được từ các hộ sản xuất, doanh nghiệp thậm chí cả từ ngân sách của địa phương (nhất là các tỉnh miền núi…). Vì vậy, việc mở rộng các nội dung hỗ trợ thuộc Chương trình 68 là cần thiết, đặc biệt là trong các trường hợp hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thuộc sở hữu Nhà nước, tập thể và cộng đồng (như sáng chế
được tạo ra do sử dụng ngân sách nhà nước; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận; chỉ dẫn địa lý...),
- Giảm dần mức hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, tiến tới mức hỗ trợ tối thiểu và mức huy động tối đa từ các nguồn khác để thực hiện Chương trình 68:
- Các dự án cùng loại do Trung ương quản lý có các nội dung tương tự sẽ được hỗ trợ theo mức giảm dần tương ứng với thời điểm sẽ thực hiện chúng: dự án thực hiện sau sẽ được hỗ trợ kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước thấp hơn dự án đã thực hiện trước;
- Các dự án do địa phương quản lý với cùng một nội dung sẽ được hỗ trợ theo mức giảm dần so với dự án đã được thực hiện trước đó.
(ii) Hoàn thiện cơ chế quản lý Chương trình 68
- Bổ sung các quy định về nguyên tắc quản lý Chương trình: bao gồm nguyên tắc tổ chức thực hiện, nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý và nguyên tắc quản lý tài chính;
Bổ sung quy định: đối với một số địa phương đặc biệt khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị để tổ chức quản lý dự án của địa phương mình có thể đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, tiếp nhận và trực tiếp quản lý một số dự án đã được phân cấp cho địa phương quản lý.
- Nêu cụ thể cơ quan thường trực Chương trình là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ quan quản lý dự án ở địa phương là Sở Khoa học và Công nghệ và bổ sung quy định Văn phòng Chương trình là một bộ phận trong bộ máy tổ chức quản lý, triển khai Chương trình
Việc quy định cụ thể các cơ quan giúp việc trong bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được chỉ định và thực tiễn triển khai Chương trình trong giai đoạn 2005-2010.
- Bổ sung cơ chế tuyển chọn bổ sung và cơ chế xác định tổ chức chủ trì đối với một số dự án không thể tuyển chọn tổ chức chủ trì bằng phương thức thông thường
Thực tiễn tổ chức triển khai Chương trình 68 cho thấy, một số dự án hoặc nhiệm vụ rất khó tuyển chọn được đơn vị chủ trì thông qua phương thức tuyển chọn thông thường, cần có cơ chế khác để có thể huy động tối đa khả năng của các đơn vị có liên quan hoặc cho phép chủ động tìm kiếm, xem xét, đánh giá, lựa chọn đơn vị hoặc một số đơn vị có khả năng thông qua hình thức chỉ định đơn vị chủ trì.
- Cho phép mua quyền sử dụng, khai thác kết quả, sản phẩm của dự án
Thực tiễn cho thấy một số dự án đã kết thúc nhưng đơn vị chủ trì vẫn tiếp tục đầu tư để triển khai và một số nội dung thuộc Chương trình được các đơn vị chủ động thực hiện nhưng không được hỗ trợ thông qua việc phê duyệt cho triển khai dự án, nhưng kết
quả, sản phẩm của việc thực hiện các nội dung này phục vụ hiệu quả cho triển khai các dự án khác hoặc mang lại lợi ích cho cộng đồng, doanh nghiệp.
Do đó, cần bổ sung cơ chế cho phép mua lại quyền sử dụng, khai thác kết quả, sản phẩm trên đây nhằm hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện các nội dung Chương trình, mặt khác có thể sử dụng các kết quả, sản phẩm này phục vụ triển khai hiệu quả các dự án thuộc Chương trình cũng như lợi ích của cộng đồng, doanh nghiệp.
- Bổ sung quy định cho đối với một số đặc biệt khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị để tổ chức quản lý dự án của địa phương mình có thể để nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, tiếp nhận dự án để trực tiếp quản lý.
- Bổ sung một số quy định về quản lý tài chính của Chương trình:
Bổ sung các quy định về nguyên tắc phân định nguồn kinh phí, lập dự toán, cấp phát kinh phí, quyết toán kinh phí, quản lý tài tài sản của Chương trình.
Bổ sung quy định kinh phí Nhà nước ở địa phương bảo đảm thực hiện các hoạt động chung của Chương trình ở địa phương và hỗ trợ thực hiện các dự án do Trung ương uỷ quyền cho địa phương quản lý;
- Bổ sung quy định cho phép một số địa phương đặc biệt khó khăn không phải huy động kinh phí đối ứng khi tham gia các hoạt động chung và thực hiện dự án;
(iii) Quy định về tạo điều kiện để các cơ quan quản lý, các chuyên gia về sở hữu trí tuệ tham gia thực hiện các nội dung của Chương trình đòi hỏi chuyên môn sâu, cần sự phối hợp của nhiều địa phương, đơn vị:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; - Đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ;
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng cáo ở trong và ngoài nước cho các sản phẩm được bảo hộ tài sản trí tuệ;
- Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ ở trong nước và ngoài nước.