Có các biện pháp chế tài đủ mạnh nhằm răng đe những hành vi vi phạm:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 57 - 85)

Cơ quan chức năng muốn thực thi hiệu quả việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phải có những biện pháp xử phạt người vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có tính chất răn đe cao, không để người vi phạm lại tái phạm trong tương lai. Điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Các chế tài dân sự đối với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ:

− Buộc thực hiện cải chính hoặc xin lỗi

− Buộc thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Luật dân sự (ví dụ: bồi thường) − Buộc loại bỏ yếu tố giả mạo trước khi được lưu hành với mục đích phi thương mại

− Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm hoặc các công cụ sử dụng để sản xuất hàng vi phạm;

− Buộc bồi thường thiệt hại từ việc xâm phạm.

Các chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ:

− Cảnh cáo

− Phạt tiền (tối đa là 200 triệu đồng) − Cải tạo không giam giữ

− Phạt tù

− Cấm đảm nhiệm chức vụ chính thức hoặc kinh doanh trong một thời hạn nhất định.

Biện pháp hành chính: Cơ quan có thẩm quyền

 Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ KHCN, Thanh tra Sở KHCN)

 Cảnh sát kinh tế

 Quản lý thị trường

 Hải quan

Biện pháp kiểm soát biên giới

 Hành động mặc nhiên

 Đề nghị kiểm soát hải quan

 Đề nghị tạm dừng thông quan

Biện pháp dân sự

 Đối tượng:

√ Sáng chế, giải pháp hữu ích

√ Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp √ Chỉ dẫn địa lý…

 Toà án có thẩm quyền ► Toà án nhân dân cấp huyện ► Toà án nhân dân cấp tỉnh

 Mặt khách quan : Hành vi vi phạm đối với Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý;

 Giá trị, tính chất hành vi: Quy mô thương mại

 Hình phạt:

► Phạt tiền từ 5,000,000 VND đến 1,000,000,000 ► Phạt tù từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm tù Mối quan hệ giữa các biện pháp thực thi:

4.4. Đào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo, tư vấn về Sở hữu trí tuệ cho nguồn nhân lực Việt Nam:

Để phát triển bền vững trong hội nhập và hội nhập hiệu quả trên phương diện bảo vệ hợp pháp quyền SHTT, cần đẩy mạnh đào tạo và đào tạo theo quy chuẩn quốc tế nguồn nhân lực về SHTT.

Kinh nghiệm quốc tế trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho thấy tại các quốc gia mà trình độ nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ càng cao thì tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ càng thấp và đó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế – xã hội. Có nhiều cách để nâng cao nhận thức cho công chúng về sở hữu trí tuệ, trong đó việc đào tạo về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học là một kênh quan trọng.

Năm 2010 Cục SHTT đã chính thức đưa “Chương trình đào tạo từ xa về SHTT” (hợp tác với Tổ chức SHTT thế giới) vào hoạt động. Hình thức đào tạo mới này đã thu hút được sự chú ý của công chúng. Trong năm vừa qua, đã có 2 khóa được tổ chức với sự tham gia của hơn 500 học viên. Ngoài các hoạt động tư vấn thường xuyên qua hình thức trực tiếp hoặc công văn trả lời, hoạt động nổi bật trong năm nay của công tác hỗ trợ tư vấn là Cục SHTT đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục cần thiết thành lập Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Trung tâm này

sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp KHCN cũng như các trường đại học đặt tại đây, tạo nên cầu nối giữa khối nghiên cứu và khối doanh nghiệp, giúp đưa những thành quả sáng tạo có khả năng thương mại hóa cao có thể dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

4.5. Phát triển các hiệp hội chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dưới sự quản lý của các ban, ngành Trung ương:

Hiện tại Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) mà thành viên của Hiệp hội là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI), các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, các công ty nước ngoài có sản phẩm được chuyển giao công nghệ, hoặc cấp phép sử dụng hàng hoá, bản quyền cho các nhà phân phối chính thức tại Việt Nam và có đại diện được ủy quyền hợp pháp theo pháp luật tại Việt Nam. Hiệp hội đã có sự tham gia của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu có mặt tại Việt Nam như: Unilever, Nike, Procter & Gamble, Ajinomoto...

Hiệp hội sẽ hướng các hoạt động của mình tới liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, đại diện cho các doanh nghiệp hội viên phối hợp với các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam trong việc chống hàng giả, bảo hộ sở hữu trí tuệ, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả và bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Trong thời gian tới, tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ VACIP cần tăng cường phối hợp và làm việc cùng các Bộ, Ngành. Ví dụ như: tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả, tham mưu, phối hợp tập huấn nghiệp vụ, kĩ thuật, xử lý các nghiệp vụ có liên quan…

4.6. Một số biện pháp khác:

Đổi mới tư duy nhận thức về đấu tranh chống hàng giả

Về nhận thức của cộng đồng chưa đồng nhất, không ít người có quan niệm sai về công tác này với tư duy dân ta còn nghèo...

 Trước hết phải đánh giá đúng về thực trạng khắc phục cho được kiểu suy nghĩ “hàng xịn đắt quá” “có hàng nhái là đương nhiên”

 Tích cực, chủ động phát hiện đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh trên thị trường

Cần tạo tư duy mới vuơn lên đi tắt, đón đầu

 Phải tạo nên tư duy “vươn lên” đi tắt đón đầu để thoát khỏi tình trạng chảy sau, chộp giật…

 Cần phải có nhận thức dứt khoát rằng muốn chiến thắng phải tư duy như một người chiến thắng

 Phải kiên quyết tạo một tư duy mới , đầu tư theo hướng tuy khó khăn ban đầu nhưng hiệu quả lâu dài – đầu tư vào lao động sáng tạo, nền kinh tế trí thức với sự kiên trì vượt khó

Có nhiều chiến dịch truyền thông đi vào các nhóm dân cư

Về pháp luật và quy trình thực thi pháp luật

Làm rõ khái niệm hàng giả ở Việt Nam

 Về thủ tục hành chính trong thanh tra, kiểm tra rườm rà không hợp lý, chuẩn bị được thủ tục thì đối tượng làm hàng giả đã biến mất, phi tang

 Quy trình thực thi pháp luật tuy rằng rải rác ở một vài văn bản có quy định (như pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính) nhưng chưa cụ thể, chưa rõ ràng còn rất chung chung, cần xây dựng một "Quy trình mẫu" gọn và sát thực tế để các lực lượng thực thi làm căn cứ

 Phát huy vai trò chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có tư cách là những chuyên gia trong việc phân biệt hàng giả, hàng nhái thay vì chờ đợi những thủ tục thẩm định phức tạp và mất thời gian, chủ thể quyền SHTT sẽ phải chịu trách nhiệm về những công bố của họ

 Các tổ chức, cá nhân làm hàng giả khi bị tịch thu, ngoài việc bị xử lý theo pháp luật phải chịu toàn bộ chi phí về tiêu huỷ hàng giả (trừ trường hợp vô chủ)

Sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật

 Nghị định 119/2010/NĐ-Cp ngày 30/12/2010 sửa đổi điều 51 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 trong cả 2 nghị định nói trên đều quy định văn bản giám định được coi là một nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc (quy định như vậy trên thực tiễn lực lượng thực thi rất khó xử lý, lúng túng)

 Điều 5.3 trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một vấn đề cần giám định thì có thể tiếp tục yêu cầu, trưng cầu giám định viên khác thực hiện việc giám định lại

Giải quyết thỏa đáng kinh phí chống hàng giả từ ngân sách nhà nước

 Kinh phí cho công việc điều tra vụ việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kinh phí để mua tin

 Kinh phí cho việc bảo quản tang vật

 Kinh phí cho tiêu hủy hàng độc hại

 Kinh phí thưởng cho người có công

 Nguôn kinh phí này phải có kế hoạch tạo điều kiện chủ động cho các lực lượng thực thi như (QLTT, HQ, CA, TTCN)

Phối hợp giữa cơ quan thực thi với các Doanh nghiệp, Hiệp hội

 Tổ chức hội thảo, diễm đàn, phân biệt thật giả

 Đăng ký với Hải quan bảo vệ SHTT biên giới (đội SHTT)

 Phối hợp giúp đỡ các lực lượng thực thi

 Cung cấp thông tin càng chi tiến càng tốt cho lược lượng thực thi

 Giúp đỡ khác cho các lực lượng thực thi (khi có điều kiện)

 Nâng cao năng lực của đội ngũ thực thi

Trách nhiệm của Doanh nghiệp

 Xác lập quyền sở hữu về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, thực hiện quy chế ghi nhãn

 Quản lý tốt hệ thống bán hàng, thiết lập các kênh lưu thông hàng chính hiệu

 Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cung cấp cho các cơ quan này các mẫu hàng thật - hàng giả lưu thông trên thị trường

 Nắm vững luật pháp về sở hữu trí tuệ, và quyền xử lý của các cơ quan Nhà nước để khởi kiện hoặc tố cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

 Ứng dụng các loại tem chống hàng giả, hàng nhái hiện đại

 Khắc phục hiện tượng sợ nói đến hàng hóa của đơn vị mình bị làm giả mà phải kiên quyết chống lại nạn hàng giả và bảo vệ thương hiệu của mình

 Đăng ký bảo vệ SHTT tại biên giới với cơ quan hải quan Việt Nam những thương hiệu hàng hóa của mình (đội kiểm soát, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào đầu tư, kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin, môi giới, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý

về sở hữu trí tuệ. Nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ trong các sản phẩm, dịch vụ trọng điểm; đẩy mạnh ứng dụng các bí quyết, đối tượng sở hữu công nghiệp và công nghệ quản lý tiên tiến vào các sản phẩm của doanh nghiệp.

LỜI KẾT

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia.

Sau 4 năm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện các cam kết khi gia nhập, trong đó có việc thực hiện đầy đủ các cam kết về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được ban hành và hoàn thiện theo hướng tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Sau quá trình nghiên cứu đề tài BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM, nhóm xin rút ra một số kết luận như sau:

- Việc Nam đã ban hành Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và những văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi quyền này. Chúng ta cũng đã ký kết các công ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và WTO (TRIPs) về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam bên cạnh những thành tựu vẫn còn rất nhiều tồn tại hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Qua việc phân tích thực trạng bảo hộ SHTT ở Việt Nam, chúng ta phần nào có cái nhìn khái quát về thực trạng này.

- Xây dựng và vận hành một hệ thống sở hữu trí tuệ đầy đủ và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng của Việt Nam. Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần thúc đẩy hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chức năng để thi hành có hiệu quả quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

- Chúng ta đã xác định rõ vai trò, ý nghĩa và thực hiện tốt các giải pháp nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, giảm nguy cơ tụt hậu, chậm phát triển khi tham gia vào nền kinh tế thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù, nhóm đã nỗ lực làm việc rất nhiều, tuy nhiên do thời gian ngắn, nguồn tài liệu hạn chế, do cả khả năng, kinh nghiệm của nhóm còn hạn chế nên không phải mọi vấn đề liên quan đến đề tài đã được trình bày đầy đủ và cũng không thể tránh khỏi sai sót trong phân tích, nhận định vấn đề và rút ra bài học. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được nhiều góp ý kiến để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập.

2. “Những điều cần biết về Sở hữu trí tuệ, Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ”, Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế UNCTAD/WTO, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới, Geneva 2004.

3. “Báo cáo hoạt động sở hữu trí tuệ và thống kê năm 2010”, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2011.

4. “Luật Sở Hữu Trí Tuệ”, Nguyễn Mạnh Bách, Nxb Giao thông vận tải, 2007.

5. “Luật sở hữu trí tuệ”, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (Tác giả). Bản quyền© Nhà xuất bản Tư Pháp (Bản quyền & Cung cấp), 2009.

6. Một số tạp chí, sách báo có liên quan. 7. Một số tài liệu trên các website:

• Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam: www.noip.gov.vn

• Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế: www.nciec.gov.vn • Tổ chức Thương mại Thế giới WTO: www.wto.org

• Bộ Tư Pháp, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, truy cập tại trang web www.moj.gov.vn • www.vietnamnet.vn • www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com • www.trade.hochiminhcity.gov.vn/ • www.wipo.org • Baohothuonghieu.com • Thanhtra.most.gov.vn … PHỤ LỤC Phụ lục I

Phụ lục II

Phụ lục III

Phụ lục IV

Danh sách thành viên Hệ thống La Hay về nộp lưu quốc tế kiểu dáng công nghiệp

Phụ lục V

Danh sách thành viên Công ước Berne

Phụ lục VI

Danh sách thành viên Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp

BẢNG SỐ LIỆU 2010

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 57 - 85)