Một số thành tựu và hạn chế:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 47 - 86)

3.2.1. Thành tựu:

 Nhìn chung:

 Thủ tục đăng ký về quyền sở hữu trí tuệ được đơn giản.

 VN đã có 1 hệ thống pháp luật hiện đại và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ.

 Số lượng đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây luôn tăng mạnh.

 Riêng 2010:

− Trong khuôn khổ Đề án 30 về Cải cách thủ tục hành chính, đã có 31 thủ tục về SHCN, gồm 29 thủ tục cấp Trung ương và 2 thủ tục cấp tỉnh.

− Công tác xây dựng và bảo đảm thi hành chính sách, pháp luật quốc tế về SHTT tiếp tục được triển khai sâu rộng.

− Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế nổi bật trong lĩnh vực SHTT, các hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục gia tăng về khối lượng, phạm vi hợp tác cũng như đối tác. − Các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chúng cũng được tổ

chức thường xuyên 635 lượt người tham dự 9 hội thảo, chuyên đề.

− “ Chương trình đào tạo từ xa về SHTT” (2010) tư vấn thường xuyên, đồng thời thủ tục thành lập Trung Tâm Phát triển tài sản trí tuệ

3.2.2. Hạn chế, tồn tại:

 Thời hạn thẩm định đơn bị kéo dài. Nhưng sự quá tải bởi số lượng đơn với nhân lực của Cục SHTT.

 Việc đăng ký và bảo hộ quyền SHTT chưa được các DNVN quan tâm và chưa thực sự am hiểu những quy định về việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Do đó, các DN nước ngoài đang lấn át các DN trong nước về đăng ký bảo hộ SHTT.

vi trên tất cả các đối tượng. Đặc biệt là các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan như sách báo, phim ảnh, băng đĩa...

 DNVN thường có tâm lý “né tránh”, ngại kiện cáo trong khi thủ tục tố tụng về sở hữu trí tuệ.

 Cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức: chủ yếu giải quyết hành chính; quy định chỉ dừng ở nguyên tắc

 Tổ chức bảo đảm thực thi chưa thực sự phù hợp: có nhiều cơ quan nhưng năng lực chuyên môn từng lĩnh vực chưa sâu.

 Sự hiểu biết của xã hội về BH SHTT còn hạn chế: ỷ lại vào NN

 Mặt trái của quá trình hội nhập: hàng giả, hàng nhái, hàng hóa SX từ nước ngoài đưa vào VN tiêu thụ,…

3.3. Kinh ngh i ệ m của các n ư c trong v i ệc thực thi quyền sở hữu trí tuệ: 3.3.1. Cải tiến các quy định về tố tụng dân sự giúp cho việc thực thi có hiệu quả

hơn:

Như trong phần trình bày thực trạng, Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự hiện tại có một số nhược điểm sau đây, và các nhược điểm này càng thể hiện rõ khi áp dụng để giải quyết các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

- Thứ nhất là việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mang lại hiệu quả rất thấp, vì nó chỉ được áp dụng sau khi một bên khởi kiện và toà án thụ lý vụ án. Sau đó toà án phải gọi các bên đến để biết ý kiến. Điều này dẫn đến một hậu quả là khi người xâm phạm được biết trước là tài sản của mình sẽ bị kê biên thì họ sẽ tẩu tán tài sản, xóa mọi vết tích xâm phạm khiến cho việc chứng minh hành vi xâm phạm lại càng khó khăn.

- Thứ hai là vấn đề bồi thường thiệt hại rất khó khăn, do chúng ta áp dụng quá cứng nhắc nguyên tắc "bồi thường phải chính xác, đầy đủ," mà quên đi một chức năng không kém phần quan trọng của bồi thường thiệt hại, đó là chức năng giáo dục, răn đe hành vi xâm phạm.

- Thứ ba, vấn đề chứng minh thiệt hại gặp khó khăn do không biết được các số liệu vì người xâm phạm đã xoá chứng cứ và dấu vết.

không có khả năng xác minh tài sản.

a. B i ện pháp khẩn cấp t ạm t hời, l ệnh khám xét và b u ộc cung c ấ p tin t ức

Về biện pháp khẩn cấp tạm thời, kinh nghiệm của Anh và Đức rất đáng để học tập. Các nước này đã thành lập các toà án chuyên trách, chuyên ra các quyết định khẩn cấp tạm thời. Theo đó, khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và có bảo đảm rằng nếu yêu cầu này là sai thì chủ sở hữu sẽ bồi thường toàn bộ thiệt hại, toà án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần phải thông báo cho người xâm phạm biết (lệnh ex parte theo luật Đức hay lệnh Mareva theo luật Anh) và trước cả khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện. Sau khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cầu áp dụng phải tiến hành khởi kiện người bị coi là xâm phạm ngay để giải quyết hậu quả, nếu không toà án sẽ thu hồi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việt Nam hiện đang muốn tham gia WTO, nên việc quy định và nâng cao hiệu lực của các biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ là vấn đề nội bộ của Việt Nam, mà còn là một trong những điều kiện của Thoả ước TRIPS và gia nhập WTO sau này.

Ngoài việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của người xâm phạm, toà án các nước còn được phép ra lệnh khám xét nơi ở của người xâm phạm, buộc người xâm phạm phải khai nơi cung cấp hàng xâm phạm, cũng như các chứng cứ khác cho người bị xâm phạm để xác định mức độ bồi thường thiệt hại. Lệnh này ở Anh gọi là lệnh Anton Piller. Việc chống đối lệnh Anton Piller sẽ bị coi là chống đối lệnh của Nhà nước, và người chống đối sẽ bị phạt tù hay phạt tiền do không chấp hành lệnh của toà án. Về lệnh cung cấp chứng cứ, Điều 43 của Thoả ước TRIPS quy định: "Trường hợp một bên trong vụ kiện đã đưa ra những căn cứ xác đáng về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, và một số chứng cứ của việc xâm phạm đang nằm trong sự kiểm soát của phía bên kia, thì cơ quan xét xử phải có quyền bắt buộc phía bên kia đưa ra những chứng cứ nêu trên." Thiết nghĩ, một điều khoản tương tự như vậy cũng nên được đưa vào Bộ Luật Tố tụng dân sự của Việt Nam, khi chúng ta tham gia vào WTO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, lệnh khám xét và buộc cung cấp tin tức thành công sẽ dẫn đến việc chứng minh thiệt hại dễ dàng hơn. Việc bắt quả

tang tội phạm cũng khiến cho người xâm phạm lo ngại phải bồi thường thiệt hại mà có thể cung cấp thêm tin tức cho người bị xâm phạm về những người chủ mưu, người sản xuất chính nhằm được giảm mức bồi thường thiệt hại (vì BLDS cho phép các bên tự thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại). Nhờ đó mà công tác đấu tranh phòng chống xâm phạm quyền tác giả phần mềm có hiệu quả hơn.

b. Mức độ bồi t hư ờ ng th i ệ t hại

Đối với việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay quyền tác giả phần mềm, chúng ta không nên đặt yêu cầu phải chứng minh được thiệt hại tuyệt đối vì điều đó quá khó đối với người bị xâm phạm. Thay vào đó, Toà án Nhân dân Tối cao có thể ra một công văn hướng dẫn các toà cấp dưới, cho phép áp dụng cách tính tương đối về thiệt hại, nhằm nâng cao tác dụng giáo dục và răn đe hành vi xâm phạm. Điều này đã được thực hiện trong quá khứ, khi toà hướng dẫn mức độ bồi thường thiệt hại về tinh thần từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Điều 41 của thỏa ước TRIPS cũng yêu cầu các chế tài đối với người xâm phạm (kể cả bồi thường thiệt hại) phải có tác dụng răn đe, và thủ tục đòi bồi thường thiệt hại phải không quá phức tạp và tốn kém. Như vậy đây cũng là một trong những cải tổ về pháp luật bắt buộc nếu chúng ta muốn gia nhập WTO.

Đây cũng là kinh nghiệm của một số nước đang áp dụng. Cụ thể là trong Luật Bản quyền của Hoa Kỳ (1979) người ta chia thành hai loại bồi thường; bồi thường thiệt hại thực tế, và bồi thường thiệt hại theo luật. Ở loại thứ hai, luật pháp cho phép toà án tự ấn định mức độ bồi thường thiệt hại: từ 500 USD đến 20.000 USD cho mỗi tác phẩm bị xâm phạm. Đối với các hành vi cố ý gây thiệt hại, mức bồi thường có thể lên đến 100.000 USD (Điều 504 Luật Bản quyền Hoa Kỳ). Khác với các biện pháp xử phạt hành chính (các khoản tiền phạt do Nhà nước thu), ở Hoa Kỳ các khoản tiền bồi thường thiệt hại theo luật sẽ được trả cho bên bị thiệt hại, và bên gây thiệt hại cũng khó kháng cáo về mức bồi thường, vì toà án được quyền tự mình ấn định mức bồi thường mà không cần phải thu thập bằng chứng.

c. Về thi hành án

bộ thi hành án, tuy có nhiều quyền lực, song thiếu thời gian và nhân lực. Mặt khác, chúng ta không thể tăng biên chế không ngừng của cơ quan thi hành án. Chính vấn đề làm chúng ta phải đặt lại câu hỏi: liệu có cách nào thi hành bản án mà không cần phải có cơ quan thi hành án hay không? Ở Mỹ và các nước Tây Âu hiện nay đã bỏ Cơ quan Thi hành án. Các bên buộc phải chấp hành bản án đã có hiệu lực thi hành. Bên được thi hành án có quyền cầm bản án đến đưa cho bên phải thi hành án buộc họ thi hành. Nếu bên phải thi hành án không thi hành, bên được thi hành án có quyền cầm quyết định của toà án đến yêu cầu các ngân hàng hay bất kỳ người nào giữ tài sản của người phải thi hành án phải tiết lộ chi tiết về tài sản và trả lại tài sản cho người được thi hành án. Người được thi hành án còn có quyền yêu cầu cơ quan cảnh sát giúp đỡ buộc người phải thi hành án phải chấp hành bản án.

Ngoài ra, việc không chấp hành bản án đã có hiệu lực là một tội hình sự ở hầu hết các nước Phương Tây, sẽ bị phạt tiền và phạt tù, bất kể nội dung bản án sau đó có bị giám đốc thẩm hay không. Hành vi phạm tội là hành vi không chấp hành bản án, chứ không phải việc xem xét xem bản án đó có đúng đắn hay không. Theo luật Đức, kể cả khi một bản án có hiệu lực đã bị hủy, người không chấp hành bản án vẫn phải chịu phạt tiền và phạt tù, vì ở đây tội của họ là đã không chấp hành bản án. Khi bản án có hiệu lực, mọi người phải thi hành, mọi khiếu nại sẽ được giải quyết theo thủ tục riêng, và không làm cản trở quá trình thi hành án.

Thiết nghĩ đây cũng là một kinh nghiệm đáng cho chúng ta học hỏi, có thể tinh giảm biên chế một số lựơng rất lớn công chức, viên chức chỉ bằng việc bổ sung Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật Tố tụng dân sự.

Ngược lại, người được thi hành án hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thi hành sai bản án. Nếu người được thi hành án thi hành quá mức được thi hành, thì họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

3.3.2. Cải tiến phương pháp xử lý vi phạm hành chính:

Những thiếu sót của việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ cho thấy nhu cầu của việc cải tổ và chuyên môn hoá bộ máy hành chính, và nhất là phải thay đổi quan niệm và cách nhìn của các cơ quan thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ. Trước tiên, các cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành văn bản xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặt nặng trách nhiệm và mức phạt, các biện pháp chế tài đối với người có hành vi xâm phạm.

Trước đây theo Nghị định số 140/HĐBT về chống hàng giả, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bi xử phạt đến giá trị gấp 3 lần giá trị lô hàng phạm

pháp. Giờ đây theo Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mức phạt bị rút xuống còn 30 triệu đồng, trường hợp cực kỳ nghiêm trọng cũng không quá 100 triệu đồng. Đó là chưa nói theo thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ thực thi chỉ được phép phạt không quá 10 triệu đồng. Ở mức cao hơn phải do Chủ tịch UBND huyện hay tỉnh quyết định. Như vậy mức xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần phải được tăng lên để có tác dụng răn đe. Để so sánh, tại Trung Quốc biện pháp xử phạt có thể là phạt gấp 5 lần giá trị lô hàng phạm pháp, hay phạt đến mức 100.000 Nhân dân tệ (khoảng 22.000 USD).

3.3.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Thông thường những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị xử lý ở mức độ hành chính, việc đưa ra xét xử vụ án hình sự chỉ dành cho những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, vì thế, pháp luật phải có hình phạt tương xứng mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Ở Trung Quốc, khung hình phạt áp dụng cho tội xâm phạm quyền tác giả là như sau:

+ Phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm đối với người sản xuất phần mềm trái phép. Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể bị tù từ 3 đến 7 năm. Người bán phần mềm sao chép lậu có thể bị phạt tù đến 2 năm nếu mức độ thiệt hại tương đối lớn. Nếu mức độ thiệt hại là rất lớn, mức phạt có thể nâng lên 3 năm.

+ Phạt tiền đến 500.000 Nhân dân tệ. Nếu người xâm phạm là pháp nhân, số tiền này sẽ do pháp nhân chịu, hình phạt tù sẽ do cá nhân, đại diện pháp nhân trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc xâm phạm chấp hành.

Ở Nhật, hình phạt tù áp dụng tối đa là 3 năm, phạt tiền tối đa là 3 triệu Yên (24.000 USD). Ở Malaysia, mức phạt tiền đối với hành vi nghiêm trọng xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính là 250.000 Ringit (khoảng 60.000 USD), phạt tù đến 3 năm, và phạt tiền 500.000 Ringit và phạt tù đến 5 năm nếu tái phạm. Ở Singapore, mức phạt tù từ 1 đến 5 năm, phạt tiền 10.000 Đô la Singapore (SGD) cho mỗi tác phẩm xâm phạm, tối đa là 100.000 SGD (khoảng 70.000 USD hay 1 tỉ đồng).

Trong khi chờ một sự thay đổi tiếp theo của Bộ Luật Hình sự, theo hướng phạt thật nặng những người xâm phạm, trước mắt toà án nên phối hợp với Chính phủ trong việc hỗ trợ công nghiệp phần mềm, bằng cách áp dụng hình phạt cao nhất trong khung hình phạt theo pháp luật hiện hành, chủ yếu là các hình phạt tiền (theo luật mới có

thể lên đến 100 triệu đồng). Điều này có thể được thực hiện thông qua một văn bản hướng dẫn xét xử của Toà án Nhân dân Tối cao về vấn đề này.

Như đã nêu ở phần trên, ngoài việc áp dụng khung hình phạt cao nhất theo pháp luật hiện hành đối với tội xâm phạm quyền tác giả, cần phải bổ sung vào Bộ Luật Hình sự tội không chấp hành các bản án, phán quyết của toà dân sự hay quyết định hành chính có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay Bộ Luật Hình sự của Việt Nam chưa có quy định về tội không chấp hành bản án, quyết định của toà án.

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC THI

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ FDI

Việc thắt chặt quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái là vấn đề được

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 47 - 86)