1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình nuôi ong lấy mật

80 1,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Nuôi Ong Trong Thùng Hiện Đại
Tác giả Phạm Thanh Hải, Đào Hương Lan, Bùi Thị Điểm, Phùng Hữu Chính, Trần Ngọc Trường, Nguyễn Linh, Phùng Trung Hiếu
Người hướng dẫn Vụ Tổ Chức Cán Bộ – Bộ Nông Nghiệp Và PTNT, Tổng Cục Dạy Nghề Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
Trường học Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Bắc Bộ
Chuyên ngành Nuôi Ong Mật
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 4,08 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ, (9)
    • 1. Chọn chỗ đặt đàn ong và bố trí đàn ong (9)
      • 1.1. Chọn chỗ đặt ong (9)
    • 2. Bố trí đàn ong (11)
    • 2. Kiểm tra đàn ong (13)
      • 2.1. Mục đích kiểm tra (13)
      • 2.2. Phương pháp kiểm tra (13)
    • 3. Cho ong ăn thêm (20)
      • 3.1. Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm (20)
      • 3.2. Phương pháp cho ăn thêm đường (20)
      • 3.3. Cho ong thêm chất thay thế phấn hoa (23)
    • 4. Cho ong xây bánh tổ mới (23)
      • 4.1. Tại sao phải cho ong xây bánh tổ mới (0)
      • 4.2. Phương pháp cho xây tầng (24)
    • 5. Di chuyển đàn ong (29)
      • 5.1. Di chuyển đàn ong trong vườn (29)
      • 5.2. Di chuyển đàn ong theo nguồn hoa (33)
  • BÀI 2: CÁC HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP (38)
    • 1. Ong bốc bay – Biện pháp phòng chống (38)
      • 1.1. Tác hại (38)
      • 1.2. Nguyên nhân (38)
      • 1.3. Nhận biết (40)
      • 1.4. Phòng chống (42)
    • 2. Ong chia đàn tự nhiên - Biện pháp phòng chống (44)
      • 2.1. Tác hại (44)
      • 2.2. Nguyên nhân và điều kiện chia đàn (44)
      • 2.3. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên (46)
      • 2.4. Phòng chống (48)
    • 3. Ong cướp mật – biện pháp phòng chống (49)
      • 3.1. Tác hại (49)
      • 3.2. Nguyên nhân (49)
      • 3.3. Nhận biết (51)
      • 3.4. Phòng chống ong ăn cướp (51)
      • 3.5. Xử lý ong cướp mật (52)
    • 4. Ong thợ đẻ trứng – Biện pháp phòng chống (52)
      • 4.1. Tác hại (52)
      • 4.3. Nhận biết (52)
      • 4.4. Phòng ong thợ đẻ trứng (53)
      • 4.5. Xử lý (53)
  • BÀI 3: CÁC CÂY NGUỒN MẬT, PHẤN NUÔI ONG (54)
    • 1. Vai trò của cây nguồn mật, phấn đối với nghề nuôi ong (54)
    • 2. Cây nguồn mật, phấn (54)
    • 3. Một số cây nguồn mật chính ở Việt nam (56)
  • BÀI 4: QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO MÙA VỤ (63)
    • 1. Quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía Bắc (63)
      • 1.1. Quản lý đàn ong vụ Xuân – Hè (63)
      • 1.2. Quản lý đàn ong vụ Hè – Thu (64)
      • 1.3. Quản lý đàn ong vụ Thu – Đông (64)
      • 1.4. Quản lý đàn ong vụ Đông – Xuân (65)
    • 2. Công tác quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía nam (66)
      • 2.1. Mùa dưỡng ong (66)
      • 2.2. Mùa nhân đàn (66)
      • 2.3. Quản lý ong trong vụ mật (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)

Nội dung

Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1 Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật 2 Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3 Giáo trình mô đun Nuôi ong trong thùng hiện đ

CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ,

Chọn chỗ đặt đàn ong và bố trí đàn ong

- Đặt đàn ong gần cây nguồn mật khoảng từ 300

– 700 m càng tốt không nên đặt xa quá 1.200 m

- Tầm bay đi lấy phấn có hiệu quả của: ong ngoại

2.000 m, còn của ong nội là dưới 1.000 m

- Đặt cách xa các trại ong khác khoảng 2 km,

- Một trại nuôi ong nên đặt khoảng 50 – 60 đàn là tốt nhất, tuy nhiên để tiện bảo vệ, quản lý chăm sóc đàn ong có thể đặt 100 –

Lưu ý: Khi đặt càng nhiều đàn tại một chỗ thì năng suất mật giảm đi và việc chi phí thức ăn sẽ lớn lên

Hình: 1.2.Trại nuôi ong nội

- Chỗ đặt ong bằng phẳng, khô ráo tiện đường giao thông

- Gần nguồn nước sạch để ong lấy nước, nhưng tránh đặt sát ao hồ lớn

- Đặt nơi về mùa hè có bóng râm che mát, mùa đông không bị gió lạnh thổi

- Không bị ngập lụt vào mùa mưa Hình: 1.3 Chỗ đặt ong nơi bằng phẳng, khô ráo

- Không đặt thùng ong gần chuồng gia súc, nhà vệ sinh

- Không đặt thùng ong gần nơi có khói bếp, kho thuốc trừ sâu

Hình: 1.4 Thùng ong đặt ở nơi gần hố nước thải

- Không đặt thùng ong ở nơi nhiều nắng

- Không đặt thùng ong chỗ chật hẹp, nhiều đàn đặt gần nhau

Hình: 1.5 Đặt ong nơi chật hẹp, nhiều nắng

Để đảm bảo an toàn và tránh mất trộm, nhiều người nuôi ong lựa chọn đặt tổ ong trong vườn có tường rào cao, chắc chắn Tuy nhiên, với các hộ nuôi ong chuyên nghiệp đặt ong ở rừng cao su hay khu đất trống, việc xây dựng lán canh giữ là cần thiết.

Hình: 1.6 Thùng ong đặt ở vườn có hàng rào

Bố trí đàn ong

+ Nếu nuôi một vài đàn thì đặt các thùng ong cách nhau trên 2m ngay trong vườn nhà, có giá đỡ hay cọc cao 40 – 50 cm

Tránh đặt tổ ong thẳng hàng để ngăn ong đực nhầm tổ và chúa ong bị mất trong quá trình giao phối Việc nuôi ong trong thành phố có thể thực hiện trên ban công hoặc gác thượng.

Hình: 1.7 Ong nội được đặt quanh gốc cây

+ Cửa thùng quay về nhiều hướng nhưng mùa hè tránh hướng Tây, mùa đông tránh hướng Bắc, phía trước cửa tổ phải quang đãng

- Đối với ong ngoại đặt ong theo các cách sau:

+ Xếp ong theo hàng một, đàn cách đàn 1m, hàng cách hàng 2m

Hình: 1.8 Ong ngoại đạt theo hàng thẳng

+ Để tránh đàn ong trôi dạt có thể bố trí đàn ong theo hình tròn, chữ U, nhóm 4 đàn 1 hoặc hình lượn sóng

Hình: 1.9 Ong ngoại đặt theo hàng hình chữ U

Kiểm tra đàn ong

Kiểm tra đàn ong là công việc cần thiết tiến hành thường xuyên và tốn thời gian nhất của người nuôi ong

Nhằm nắm vững tình hình đàn ong, trại ong, dự đoán khả năng phát triển hoặc sa xút của đàn để xử lý kịp thời

2.2 Phương pháp kiểm tra a Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra đàn ong hàng ngày, đặc biệt khi có nhiều đàn, vào khoảng 7-8 giờ sáng khi ong đi kiếm ăn là cách đánh giá hiệu quả tình hình sức khỏe và hoạt động của đàn.

- Ong đi làm tấp nập, nhiều con mang phấn, mật về là:

Hình:1.10 Ong đi làm tấp nập

- Ong đi làm thưa thớt có thể là:

Hình: 1.11 Ong đi làm thưa thớt

- Có xác ong chết hoặc đánh nhau ngoài cửa tổ là ong cướp mật, ong đói

- Trước cửa tổ có xác ong chết, nhiều vòi duỗi thẳng ra là bị ngộ độc 2.2 Kiểm tra bên trong đàn: có 2 kiểu

+ Kiểm tra một vài đàn thường vào đầu hoặc cuối vụ mật để quyết định ngày quay mật hoặc chọn biện pháp xử lý

+ Kiểm tra đàn ong sau khi cho khung cầu đã xây tầng hay chưa ?

+ Tình hình của ong chúa mới sau khi giới thiệu vào đàn

- Kiểm tra toàn bộ các đàn:

+ Được tiến hành định kỳ 15 ngày đến 1 tháng 1 lần và vào thời điểm trước hoặc sau khi qua đông, qua hè

Việc kiểm tra đàn ong cần linh hoạt, tần suất kiểm tra tùy thuộc vào tình trạng đàn ong; đàn ong có dấu hiệu bệnh hoặc muốn chia đàn cần kiểm tra thường xuyên hơn.

+ Các bước tiến hành kiểm tra đàn ong

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra Để kiểm tra ong được nhanh, an toàn người nuôi ong cần chuẩn bị tốt các dụng cụ kiểm tra:

- Bình phun khói: Khói có tác dụng trấn áp ong, buộc chúng phải mê hút mật trong tổ mà không đốt người

Hình: 1.12 Kiểm tra đàn ong

Thường làm bằng vải tuyn nhuộm đen để dễ nhìn, có tác dụng bảo vệ phần mặt đặc biệt là phần dễ sưng như mi mắt, môi…

- Bao tay: Dùng găng tay nilon hoặc túi nilon để hạn chế ong đốt tay

Hình: 1.13 Mở nắp thùng nhẹ nhàng Hình: 1.14 Đặt nắp xuống cạnh thùng

- Đứng ở bên cạnh thùng, không đứng trước cửa tổ

- Nhẹ nhàng mở nắp thùng

- Dựa nắp thùng ở phía sau thùng hoặc đặt nhẹ xuống chân

Lưu ý: trước khi mở nắp phun một ít khói vào cửa tổ, mở hé nắp phun một ít khói nữa vào trong đàn ong để ổn định

Nếu đàn ong hiền không cần phun

- Tách ván ngăn ra xa vị trí ban đầu 4

– 5 cm, đưa thước thứ nhất ra ngoài

Hình: 3.15 Đẩy vị trí ván ngăn ra ngoài

Hình:1.16 Nhấc cầu ong ra khỏi thùng Hình: 1.17 Kiểm tra bánh tổ

- Dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa của 2 tay giữ lấy hai đầu xà ngang khung cầu thứ nhất lên xem

- Đưa thanh xà lên ngang ngực theo phương thẳng đứng tránh làm vỡ bánh tổ

Hình: 1.18 Kiểm tra mặt còn lại cầu ong Hình: 1.19.Kiểm tra toàn bộ cầu ong trong đàn

Kiểm tra từng mặt hàng, đặt lại vị trí ban đầu sau khi xem xong, rồi tiếp tục với mặt hàng tiếp theo cho đến khi hoàn tất.

Hình:1.20 Xếp cầu ong Hình: 1.21 Đẩy cầu ong vào vị trí ban đầu

- Dùng tay đẩy đều các cầu về vị trí ban đầu

- Trong quá trình kiểm tra nếu thấy đàn ong có việc gì cần xử lý thì làm ngay

Ví dụ: Như mũ chúa chia đàn

Lưỡi mèo cần vặt bỏ Nếu cầu để thưa quá chỉnh lại Quân quá thưa thì rũ bớt cầu

Hình:1.22.Bánh cầu xuất hiện mũ ong chúa Hình: 1.23.Bánh cầu xuất hiện lưỡi mèo

Hình:1.24 Cầu ong thưa quân Hình:1.25 Vị trí cầu ong xa nhau

Kiểm tra và điều chỉnh vị trí các cầu: cầu không, cầu trứng đặt giữa chúa đẻ và đàn ong nuôi trùng; cầu nhộng đặt ngoài; cầu mật sát vách thùng.

Còn công việc gì chưa xử lý ngay thì ghi chép lại biểu bảng để giải quyết sau:

Cần ghi chép đầy đủ kết quả kiểm tra theo mẫu sau:

Bảng 3: Kết quả kiểm tra theo dõi đàn ong ngày….tháng… năm…

Số cầu con (trứng, ấu trùng, nhộng)

Mật Phấn Bệnh Tuổi ong chúa

Ghi chú: ++++ Là nhiều; +++ là khá; ++ là trung bình; + là ít

TN là bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ

TL là bệnh thối ấu trùng tuổi lớn ( ấu trùng túi)

Ghi chép đầy đủ tình hình các đàn ong nhiều năm giúp xác định chu kỳ phát triển, mùa vụ thu hoạch và khó khăn Thông tin này hỗ trợ chọn lọc đàn ong tốt, năng suất cao, khỏe mạnh để tạo chúa và ong đực, đồng thời xử lý các đàn yếu bằng cách thay chúa hoặc nhập đàn.

Kiểm tra đàn ong cần thiết nhưng phải hạn chế để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kiếm ăn và tiêu hao năng lượng của chúng trong việc duy trì nhiệt độ và độ ẩm tổ ong.

Đàn ong mạnh thường chia đàn khi toàn bộ ong thợ đang trong tổ hoặc điều kiện thời tiết bất lợi (nóng, lạnh, mưa) hoặc thiếu nguồn hoa, hoặc bị ong khác tấn công Sự khan hiếm nguồn thức ăn và mối đe dọa từ bên ngoài khiến đàn ong trở nên hung dữ hơn.

- Mùa hè kiểm tra vào lúc trời mát, mùa đông kiểm tra vào lúc nắng ấm

Thận trọng khi thao tác với ong, tránh động tác mạnh gây kích thích khiến ong đốt Đừng đè hoặc kẹp ong, vì mùi nọc tiết ra sẽ làm đàn ong hung dữ.

Ưu tiên kiểm tra đàn gia súc khỏe mạnh trước để tránh lây lan bệnh Khi kiểm tra đàn bệnh, cần khử trùng tay bằng nước xà phòng trước khi tiếp xúc với đàn khác.

Cho ong ăn thêm

3.1 Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm

- Do cây nguồn mật, phấn trong tự nhiên nở hoa theo mùa lúc dư thừa lúc lại không đủ

- Cây nguồn mật nở hoa nhưng thời tiết xấu mưa rào làm trôi mất mật, phấn hoặc do mưa kéo dài ong không bay đi lấy mật, phấn được

- Có lúc ngoài trời tự nhiên có phấn nhưng không cung cấp đủ để đàn ong phát triển nhanh theo ý muốn

3.2 Phương pháp cho ăn thêm đường a Cho ăn bổ sung

Cho ong ăn bổ sung vào mùa hè và mùa đông giúp đàn ong duy trì lượng mật dự trữ, tránh chết đói hoặc bỏ tổ Việc thiếu thức ăn trầm trọng trong các mùa này có thể dẫn đến diệt vong cho cả đàn.

- Các bước cho ong ăn:

+ Thời điểm cho ong ăn: Cho ong ăn vào buổi tối mùa hè bắt đầu từ 7h tối, mùa đông bắt đầu 6 giờ tối

- Nước được dùng để pha nước đường phải là nguồn nước sạch

Lưu ý: Không được lấy nước từ ao hồ để cho ong ăn

- Máng dùng cho ong ăn sử dụng bằng tôn, khoặc khay nhựa, đối với ong ngoại kích thước máng lớn hơn đối với ong nội

Hình: 1.28 Máng cho ong ăn

+ Cách pha: nồng độ, tỷ lệ 2 kg đường + 1 lít nước, đổ đường và nước ( nước sôi càng tốt), khuấy đều đến khi tan

+ Cho ăn: Với lượng đường trên cho 3 đàn ( đàn 3 cầu) ăn 1 tối

- Vị trí đặt máng ăn ở bên trên cầu ong, hoặc ở phía dưới

Lưu ý: Máng ăn cần phải cho cành cành lá làm pháo không có ong sẽ chết đuối

Hình: 1.29 Vị trí đặt máng ăn

- Vào chập tối tiến hành cho ong ăn với thao tác mở thùng nhẹ nhàng

Lưu ý: - Không nên cho ong vào ban ngày sẽ dẫn đến ong cướp mật

- Sáng hôm sau ong không ăn hết phải đổ nước đường trong máng ăn ra xô rồi cất đi

Hình: 1.30 Đổ nước đường vào máng

Cần cho ong ăn trong 3 - 4 tối, nếu đàn ong có mật vít nắp thì không cần cho ong ăn nữa

Sau 10 – 15 ngày kiểm tra, nếu thấy hết mật dự trữ trên bánh tổ cần tiếp tục cho ong ăn như trên a Cho ong ăn kích thích:

- Cho ăn khi ngoài tự nhiên có các cây nguồn mật duy trì nở hoa Cho ong ăn lúc này là để

+ Kích thích chúa đẻ + Ong thợ đi làm nhiều, + Ong xây tổ nhanh + Đàn ong phát triển nhanh chóng, đông quân vào đúng vụ mật

- Đối với ong Ý cho ăn thêm vừa để đàn ong phát triển vừa để thu hoạch phấn hoa

+ Pha nước đường theo tỷ lệ 1: 1, nghĩa là 1kg đường + 1 lít nước, cho ăn nhiều lần nhưng số lượng một lần ít

- Cho ăn kích thích khi cho ong xây tầng, chuẩn bị ong trước vụ mật, chia đàn hoặc lúc chữa bệnh

3.3 Cho ong thêm chất thay thế phấn hoa

- Vào thời điểm cần cho ong phấn hoa dự trữ hoặc chất thay thế phấn hoa

+ Cuối bông trắng, đầu cà phê

+ Giữa và cuối vụ mật cao su

+ Keo tai tượng có hiện tượng thiếu phấn hoa làm đàn ong kém phát triển kém, không nuôi được ấu trùng ong sẽ bị tụt mạnh,

- Hiện nay thị trường có một số loại sản phẩm thay thế phấn hoa có bán như của Công ty Ong Vàng, loại của Thái Lan

+ Thành phần chính của các loại thức ăn này là bột đậu tương rang, sữa bò khử mỡ, men bia, phấn hoa, một số vitamin, khoáng vi lượng

+ Một số người nuôi ong còn sử dụng lòng đỏ trứng gà cho ong ăn thêm nhưng đắt hiệu quả không cao

- Các chất thay thế phấn hoa này thường được cho ăn ở trong đàn dưới dạng tấm dẹt, mỏng hoặc nắm lại thành cục

+ Nắm chất phấn hoa thay thế thành từng cục đặt trên các xà cầu, cũng có thể rắc vào các lỗ tổ nhưng mật thời gian

Nuôi ong bằng cách rắc bột đậu tương rang lên tấm nhựa hiệu quả thấp và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật Khô dầu đậu tương là nguồn thức ăn thay thế hiệu quả hơn cho ong.

Cho ong xây bánh tổ mới

4.1 Mục đích cho ong xây bánh tổ mới

- Xây bánh tổ mới để tăng lỗ tổ chứa mật, tăng số cầu, số quân để chia đàn

- Bánh tổ mới có mùi thơm kích thích ong chúa đẻ nhiều

- Bánh tổ cũ đen, có mùi hôi, chúa không thích đẻ nhưng sâu ăn sáp lại thích nên dễ làm ong bốc bay

- Bánh tổ cũ làm cho lỗ tổ hẹp lại nên con ong ra đời có kích thước nhỏ bé lấy phấn, mật ít

- Tiết sáp xây tổ là bản năng của ong non, nếu không cho xây ong vẫn tiết sáp vứt đi

4.2.Phương pháp cho xây tầng a Sửa lại bánh tổ cũ:

- Thời điểm: Sau khi qua hè, qua đông tiến hành cắt bớt mép dưới hoặc rìa bánh tổ có mầu đen, bị mốc và ròn không có ong bám

- Các bước tiến hành sửa bánh tổ cũ:

+ Bước 1; Chuẩn bị dụng cụ:

+ Bước 2: Dùng dao cắt toàn bộ phần bánh tổ bị mốc có màu đen

- Cắt các lỗ tổ ong đực đã nở ở mép dưới

- Cắt bớt phần bánh tổ có sâu ăn sáp ở trong

Các thao tác trên thúc đẩy nới rộng bánh tổ, xây nhiều lỗ tổ ong thợ cho ong chúa đẻ

Hình: 1.32 Cắt lỗ tổ ong đực b Kỹ thuật xây bánh tổ mới

- Thời điểm : Vào vụ nhân đàn trước vụ mật và đầu vụ mật ( Tháng 3, 4,

Chỉ ong thợ non 12-18 ngày tuổi mới tiết sáp xây tổ tốt nhất Để xây tổ đạt chuẩn, cần đàn ong khỏe mạnh với nhiều ong non, ong chúa đẻ tốt và bánh tổ lớn Chuẩn bị chu đáo đảm bảo nguồn thức ăn, xây tổ đúng kỹ thuật, kịp thời vụ nhân giống và thu hoạch sản phẩm.

Tổ ong chúa đẻ kín các tầng, ong non đông đúc, biểu hiện muốn mở rộng tổ bằng cách xây bánh tổ và lưỡi mèo, dự trữ thức ăn (mật và phấn hoa) dồi dào.

- Cách gắn tầng chân vào khung cầu

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Hình: 1.33 Mỏ hàn tầng chân bằng điện

Khung cầu chắc chắn không vênh, 2 xà bên có 3

Dây thép loại nhỏ kích thước 0,4 – 0,5 ly

Bước 2: Luồn dây thép vào khung cầu

- Lấy dây thép cắt thành đoạn có số đo bằng 3 lần chiều dài cầu + 1 lần chiều ngang rồi vuốt thật thẳng

- Luồn dây thép vào 3 hàng lỗ của thành đầu cầu

- Buộc dây thép vào một đầu, dùng dụng cụ bằng gỗ

( như quản bút) kéo căng dây

- Căng dây thép cho cân đối không để trùng Hình: 1.39 Khung cầu căng dây thép

Bước 3: Gắn tầng chân vào khung cầu

- Cho vào ghế gắn tầng chân

- Luồn tấm tầng chân vào khung cầu dây thép cho cân đối

- Phần trên tấm tầng chân đặt khít mặt dưới xà cầu

Hình: 1.40 Đặt tấm tầng chân

- Dùng mỏ hàn (có rãnh nhỏ) nung nóng kéo dọc theo dây thép chìm vào tầng chân

- Dùng thước cữ vuốt cho thẳng cách đều hai bên chân tầng với xà cầu trên

Hình: 1.41 Gắn tầng chân vào dây thép

- Dùng sáp nóng chảy đổ vào để hàn chân tầng với xà cầu trên cho vững chắc

- Làm như vậy ta được khung cầu đã gắn chân tầng ngay ngắn, chăc chắn, đạt tiêu chuẩn

Hình: 1.42 Đổ sáp nóng gắn tầng chân vào khung cầu

Bước 4: Cho tầng chân vào trong đàn

Cho vào giữa 2 cầu có nhiều ấu trùng lớn tuổi và nhộng

Hình: 1.43 Vị trí đặt khung cầu vào thùng ong

Sau 2-3 ngày đặt tầng 2-3, không thấy ong xây thì cần chuyển tầng cho đàn khác; ngược lại, tầng chân sẽ trở thành vách ngăn, chia đàn và gây hiện tượng ong thợ đẻ hoặc xây mũ chúa.

Hình: 1.44 Biểu hiện ong không xây tầng

- Tầng chân tiếp thu ong xây nhanh có trứng ong chúa đẻ nhiều

Hình: 1.45 Biểu hiện ong xây thành bánh tổ mới

Lưu ý: Muốn cho ong xây nhanh cần cho ong ăn thêm đường

Di chuyển đàn ong

5.1 Di chuyển đàn ong trong vườn

Ong mật, giống mối và kiến, là côn trùng sống xã hội với cấu trúc phức tạp, phân công nhiệm vụ để duy trì đàn Khả năng định hướng tuyệt vời, được rèn luyện từ khi còn nhỏ (8-12 ngày tuổi), giúp ong thợ luôn tìm về tổ Mắt ong nhận biết ánh sáng phân cực, giúp định hướng ngay cả trời nhiều mây Khả năng này rất quan trọng cho sự phát triển của đàn ong và nghề nuôi ong lấy mật.

Ong chỉ tìm kiếm thức ăn trong bán kính 1000m; di chuyển đàn ong xa hơn khoảng cách này giúp chúng quên vị trí cũ Tuy nhiên, di chuyển gần hơn 1000m khiến ong thợ vẫn trở về tổ cũ, gây ra hiện tượng ong mất hướng, đánh nhau với các đàn khác và chết Người nuôi ong cần hiểu đặc tính này để tránh mất ong thợ, đảm bảo chất lượng đàn.

- Để giúp người nuôi ong đang có những đàn ong nơi không thích hợp

+ Chỗ đặt chật hẹp, nhiều đàn gần nhau

+ Đàn bị nắng, gần ao

Hình: 1.46 Đàn ong đặt chỗ chật hẹp

+ Thùng ong đặt ở nơi gần bếp

+ Đặt những nơi không được sạch: Chuồng lợn, nhà vệ sinh

+ Những nơi người, xe đi lại nhiều làm chấn động đàn ong

Hình: 1.47 Đặt thùng ong gần bếp

- Tất cả các đàn ong đặt vị trí trên đều không thuận lợi cho sự phát triển của đàn ong

+ Các sản phẩm của ong như mật, phấn có chất lượng không đảm bảo và cho hiệu quả kinh tế không cao

- Việc chuyển các đàn ong này đến vị trí mới là rất cần thiết

Ong mới chuyển đàn cần lưu ý phạm vi nhớ vị trí cũ của ong thợ dưới 1000m Chuyển vị trí quá xa dễ khiến ong thợ đi kiếm ăn không tìm thấy tổ, dẫn đến mất ong và xung đột với các đàn khác, gây tử vong cho ong cả hai bên.

Các bước di đàn ong trong vườn nhà

* Chuẩn bị chỗ đặt ong

- Chọn nơi sạch sẽ, khô ráo

- Đủ rộng để thuận lợi cho quản lý, chăm sóc đàn

- Nơi có bóng cây che mát

- Nơi kín gió vào mùa đông

- Không bị nước trôi vào mùa mưa bão

- Không bị chấn động, xa các đàn ong khác Hình: 1.48 Chuẩn bị chỗ đặt ong

- Nếu chỉ chuyển 1 đàn ong: Cần chuẩn bị một thùng không và 1 giá đỡ

- Nếu chuyển nhiều đàn ong một lúc: cần chuẩn bị nhiều thùng không và nhiều giá đỡ thùng

Lưu ý: Sử dụng các dụng cụ thúng, thùng

* Thao tác di chuyển đàn ong

Buổi tối, khi ong thợ về tổ, nhẹ nhàng chuyển đàn ong đến vị trí đã chọn, tránh làm xáo trộn.

- Đặt thùng không có ong vào vị trí đàn vừa di chuyển

Hình: 1.50 Chuyển vị trí đàn ong

- Chuyển đàn ong đến vị trí mới

Hình: 1.51 Đàn ong chuyển đến vị trí mới

Sáng hôm sau, ong thợ không tìm về thùng ong đặt ở vị trí mới mà bay về vị trí cũ Những thùng ong cũ trở thành công cụ thu gom ong thợ, đưa chúng trở lại đàn.

Hình: 1.52 Thùng ong thu lại ong thợ

- Chờ ong vào thùng nhiều cần nhanh chóng chuyển đàn ong này trở về tổ ở vị trí mới

- Để ong không bay ra ta dùng giấy chặn cửa tổ lại

Hình: 1.53 Bịt kín cửa tổ

- Đặt thùng không có ong bên trong xuống trước cửa ở vị trí mới ta mở cửa ra và mở cả nắp

Hình: 1.54 Mở cửa thùng bắt ong thợ

- Dùng cành lá quét nhẹ để ong ra nhanh hơn

Lưu ý: Không để ong ở lại thùng ong quá lâu sẽ làm chết ong thợ đói

- Cứ sau vài giờ phải bê thùng hứng ong đến vị trí mới để cho ong nhanh chóng được về tổ của chúng

Hình: 1.55 Đuổi ong thợ ra khỏi thùng

- Vào khoảng 5 – 6 giờ chiều khi ong không đi làm nữa, bê thùng hứng ong lần cuối trong ngày để ong được về tổ hết

Tiếp tục thu hút ong đến vị trí mới cho đến khi chúng không còn quay lại vị trí cũ nữa.

5.2 Di chuyển đàn ong theo nguồn hoa a, Các công việc chuẩn bị:

- Điều tra địa điểm ( tìm điểm di chuyển)

+ Số lượng cây nguồn hoa cho mật, phấn,

+ Địa điểm nào là trung tâm, hướng nắng, gió, giao thông,

+ Tình hình sinh trưởng phát dục của cây, nhiều hay ít hoa, dự đoán ngày hoa nở

+ Xem xét số đàn ong hiện có tại địa phương, tình hình diễn biến đàn ong những năm trước ( cả về phát triển đàn và sản lượng sản phẩm)

+ Tính toán địa điểm và thời gian vụ hoa kế tiếp sao cho việc di chuyển ong tiện lợi và hiệu quả

+ Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở vùng định chuyển ong tới

- Chuẩn bị vật tư dụng cụ di chuyển:

+ Chuyển bị đầy đủ các phương tiện sẵn có để di chuyển đàn ong an toàn chắc chắn

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nuôi ong: thùng ong, khung cầu, thức ăn dự trữ, thùng chứa mật ong, máy quay ly tâm và các thiết bị khác Sửa chữa hoặc thay thế các thùng ong bị hư hỏng.

+ Quay lấy mật những cầu đầy mật

+ Chuẩn bị dụng cụ bảo đảm an toàn khi di chuyển: Dao, nẹp, búa đinh, vật chống nắng, nóng, rét cho ong b, Đóng gói đàn ong

An toàn di chuyển phụ thuộc vào quãng đường: chuyến đi xa cần lưu ý điều kiện đường sá, còn đi gần với giao thông thuận lợi thì chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng là đủ.

Bước 1: Mở cửa thùng ong

Bước 2: Chèn nẹp vào giữa các khung bánh cầu ong bên trái

Hình: 1.57 Chèn nẹp vào cầu ong

Rồi chuyển tiếp nẹp phía bên bánh cầu bên tay phải

Hình: 1.58 Chèn nẹp vào cầu ong

Bước 3: Dùng đinh đóng vào vị trí phía ngoài bánh tổ

Hình: 1.59 Đóng đinh cố định cầu

Bước 4: Đóng cửa thùng và bỏ thanh chắn trước cửa tổ ra

Hình: 1.60 Bỏ thanh chắn cửa tổ ra

Bước 5: Mở cửa sổ phía trước cho thùng ong được thoáng

Hình: 1.61.Mở cửa sổ thùng ong

Bước 6: Dùng dây thép buộc chặt nắp thùng và thùng ong lại

Hình:1.62.Buộc dây thép cố định cửa và thung ong

Việc đóng gói đàn ong, sử dụng đinh nhỏ hoặc thước tre để cố định cầu ong trong thùng, cần thực hiện sát giờ vận chuyển (ví dụ: đóng gói từ sáng nếu vận chuyển nhiều đàn vào buổi tối) nhằm tránh vỡ bánh tổ trong quá trình di chuyển.

- Khi đóng gói nên nhẹ nhàng tránh làm sập cầu, lệnh cầu đè chết ong

- Yêu cầu đóng gói sao cho khoảng cách giữa các cầu đúng kỹ thuật ( 6 -

Vận chuyển đàn ong cần đóng thùng kỹ (8mm) để tránh xô lệch Khi bốc xếp, đóng kín cửa thùng, mở cửa sổ thoáng khí trước khi đặt lên phương tiện.

Tổ ong được vận chuyển cẩn thận, xếp thẳng hàng trên xe, cửa sổ hướng về phía trước, đảm bảo cân bằng và song song với đường di chuyển.

- Phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ không có mùi hôi, mùi xăng dầu, thuôc trừ sâu…

- Di chuyển đàn ong tốt nhất là vào ban đêm

- Xếp gọn thành hàng lối, chằng dây chặt chẽ để khi đường xấu xe xóc không xô lệch thùng

- Khi đến địa điểm mới, khẩn trương đưa đàn ong xuống vị trí, chú ý khuân vác thùng thăng bằng, nhẹ nhàng

- Ổn định vị trí cẩn thận mới mở cửa tổ cho ong ra

- Khi đàn ong ổn định, người nuôi ong tháo đóng gói xem xét và ổn định những cầu ong cho ngay ngắn

- Xử lý kỹ thuật kịp thời những sự cố xảy ra khi vận chuyển d, Chăm sóc bảo quản đàn ong trên đường di chuyển

- Chống nóng cho ong trên phương tiện vận chuyển bằng cách tưới nước lên nắp thùng ong

- Chạy xe cẩn thận tránh xóc mạnh làm vỡ bánh tổ

- Trên đường di chuyển không nên nghỉ qua lâu làm ong ngạt, đặc biệt trời nắng, nóng

B Bài tập và bài tập thực hành

Bài 1: Chọn vị trí chỗ đặt thùng ong và bố trí đàn trong vườn ?

Bài 2: Kiểm tra đàn ong bên ngoài, bên trong đàn ong ?

Bài 3: Xây bánh tổ mới cho đàn ong

Bài 4: Sửa bánh tổ cũ cho đàn ong

Bài 4: Di chuyển đàn ong trong vườn nhà

Bài 5: Di chuyển đàn ong theo nguồn mật

Bài 6: Cho ong ăn bổ sung

Bài 7: Cho ong ăn kích thích

CÁC HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP

Ong bốc bay – Biện pháp phòng chống

Ong bốc bay là hiện tượng ong chúa cùng toàn đàn di cư đến tổ mới, phản ứng bản năng tự bảo vệ của ong mật nhiệt đới trước nguy hiểm Việc này gây thiệt hại cho người nuôi ong.

- Làm giảm số đàn ong trong vườn dẫn đến giảm sản lượng mật giảm thu nhập của người nuôi ong

- Gây xáo trộn trại ong và kích thích đàn ong khác bay theo làm trang trại ong mật ổn định

- Ong đói do thiếu thức ăn, trong tổ 3 không

Hình: 2.1 Cầu ong không mật, phấn,con

-Đàn ong bị bệnh đặc biệt là bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ

Hình: 2.2 Ong bị bệnh thối ấu trùng

- Ong bị ve ký sinh

Hình: 2.3 Nhộng ong bị ve ký sinh

Bị các kẻ thù phá hại:

+ Sâu ăn sáp, ong rừng, kiến…

Hình: 2.4 Bánh tổ bị sâu ăn

- Bánh tổ quá cũ có mùi hôi

Hình: 2.5 Bánh tổ chuyển dần sang màu đen

- Do sai sót về kỹ thuật quản lý đàn ong:

+ Đặt ong nơi không thích hợp, quá nóng, quá lạnh,

+Bị khói bếp thường xuyên

+ Để sập cầu khi vận chuyển

+ Kiểm tra ong nhiều quá

- Do bị đàn ong khác đến ăn cướp mật, bị đàn ong bốc bay khác kích động, do ong di cư

- Vào buổi sáng ( những ngày bình thường) ong đi làm kém, có rất ít hoặc không có ong lấy phấn trong khi các đàn khác đi tấp nập

Hình: 2.7 Đàn ong đi làm kém

Kiểm tra thùng ong phát hiện hiện tượng "không mật, không phấn, không con", ong trưởng thành không bám cầu mà đậu rải rác trong thùng hoặc trên ván ngăn (ong treo).

Hình: 2.8 Ong bám nhiều ở thành thùng và ván ngăn

- Trước khi bay ong chúa giảm đẻ 10 - 15 ngày, bụng nhỏ lại

Hình: 2.9 Ong chúa ngưng đẻ bụng thon lại

- Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo khoảng 8 – 16 giờ, chủ yếu là 9 – 11 giờ

Đàn ong chuẩn bị di cư: Ong thợ rời tổ ầm ầm theo tín hiệu ong trinh sát, bay ra qua cửa tổ và các khe hở Ong chúa xuất phát sau khi 2/3 số ong thợ đã rời đi.

Sau 2-3 phút, toàn bộ đàn ong rời tổ, bay lượn trước khi di chuyển thẳng đến tổ mới, hiếm khi quay lại gần tổ cũ.

- Giữ cho đàn ong mạnh, luôn đủ thức ăn, bằng cách

+ Khi quay mật để lại chừa lại 1 –

2 bánh tổ để ong có nguồn thức ăn

+ Cho ăn bổ sung vào thời kỳ không có cây nguồn mật nở hoa (

Vào các tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 1, tháng 2)

Hình: 2.11 Cho ong ăn thêm đường

- Thay ong chúa già yếu ở những thời vụ nhân giống bằng ong chúa trẻ khỏe

- Điều chỉnh toàn bộ đàn ong có thế đàn đồng đều

- Đặt thùng ong đúng kỹ thuật

- Phát hiện và phòng trị sâu, bệnh kịp thời

Hình: 2.12 Kiểm tra cầu ong

- Trường hợp phát hiện thấy ong sắp bốc bay phải lập tức

+ Viện 1 bánh tổ còn mới có đủ mật, phấn, nhộng ( lấy từ đàn khỏe) Phải rũ hết ong ở bánh tổ

Hình: 2.13 Bổ sung bánh tổ có mật, phấn, nhộng

+ Có thể nhốt chúa lại một vài ngày

Hình: 2.14 Ong chúa bị nhốt

+ Tối cho ong ăn nước đường

- Nếu phát hiện thấy ong bắt đầu bay (ong chúa chưa ra) thì nhanh chóng lấy nón hứng trước cửa tổ

- Trường hợp không lấy nón kịp thì nhanh chóng lấy đất ướt vít lỗ tổ và những khe hở lại không cho ra

Khi ong bay lượn, hãy dùng đất, cát, nước hoặc sào quấn giẻ đánh đuổi, khiến chúng hạ độ cao và đậu xuống Sau đó, dùng nón bắt ong và treo chúng ở nơi tối mát.

- Kiểm tra đàn bốc bay để tìm hiểu nguyên nhân tại sao ong bay

Khoảng 7 giờ tối, đổ ong vào thùng chuẩn bị sẵn ván ngăn và bánh tổ mới Đảm bảo đuổi ong bám vào cầu viện và cho ong ăn thêm.

- Hôm sau kiểm tra bên ngoài nếu thấy ong đi lấy phấn nhiều là ong đã ổn định Để tĩnh 2 – 3 ngày kiểm tra chúa

Nuôi ong mới cần cắt bớt 1/3 cánh ong chúa theo đường chéo, tránh phần gân cánh, giúp hạn chế ong bay xa khi chia đàn.

Ong chia đàn tự nhiên - Biện pháp phòng chống

- Làm giảm chất lượng đàn ong do mất 1 phần đàn ong

- Ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của người nuôi ong

- Ảnh hưởng đến năng suất lao động do phải xử lý đàn ong chia đàn

- Dẫn đến khoảng một phần hai số quân trong đàn bay đi đến nơi ở mới

2.2 Nguyên nhân và điều kiện chia đàn

- Chia đàn là hiện tượng ong chúa già đẻ kém tiết ít chất chúa

Hình: 2.15 Ong chúa già đẻ kém

- Do thời tiết thuận lợi ( thường vào trước các vụ mật)

Hình: 2.16 Thời tiết nắng ấm

- Có nhiều cây nguồn mật trong vùng nở hoa

Hình: 2.17 Hoa cỏ ba lá

- Đàn ong đông quân, nhiều on non, mật, phấn

Hình: 2.18 Cầu ong đông quân

- Thùng ong chật trội, cho xây tầng chậm, đặt nơi nắng nóng

Hình: 2.19 Thùng ong có quá nhiều ong

Lưu ý: - Việc chia đàn chỉ xảy ra khi ong non không có đủ việc làm

- Giống ong Ý có xu tính chia đàn thấp hơn so với ong nội địa

2.3 Nhận biết ong chia đàn tự nhiên

+ Miền bắc vào tháng 3 – tháng 4

+ Trước vụ mật cao su

+ Đồng bằng sông cửu long trong vụ mật xuân

- Đàn ong chuẩn bị chia: Đông quân, có nhiều ong non bay bài tiết vào buổi trưa

Hình: 2.20 Đàn ong bay bài tiết

- Đầu tiên xuất hiện các lỗ tổ ong đực ở phía dưới bánh tổ

Hình: 2.21 Cầu ong xuất hiện nhiều lỗ tổ ong đực

- Biểu hiện rõ nhất xuất hiện 7 – 10 mũ chúa ở các lứa tuổi khác nhau

Hình: 2.22 Nhiều mũ chúa xuất hiện

Ong mật tụ thành đám lớn trên nắp và ván ngăn thùng, biểu hiện nghỉ ngơi và tích trữ năng lượng trước khi bay đi kiếm mật Nhiều ong thợ bò ra đậu thành chùm ở cửa tổ và đáy thùng.

Hình: 2.23 Ong đậu nhiều ở thành thùng

- Thời điểm ong thường chia: 7- 17 giờ, nhiều nhất là 9 – 10 giờ những ngày trời nắng, gió nhẹ

- Khi chia ong chuyển động thành từng dòng ra cửa tổ tạo ra âm thanh huyên náo nhưng nhỏ hơn ong bốc bay

Hình: 2.24 Ong bay đậu lên cây

- Khi 2/3 số ong thợ muốn chia ra khỏi tổ thì ong chúa ra theo Khi chia đàn có con bay ra nhưng có con lấy mật, phấn bay về

- Đàn chia bay ra thường đỗ lại ở vị trí gần đàn cũ khoảng

30 phút đến vài tiếng chờ ong trinh sát tìm được nơi ở mới, cả đàn sẽ bay đi

Hình: 2.25 Ong đậu thành từng đám

Đàn ong thường chia bay trước khi ong chúa nở 1-3 ngày, hoặc sớm hơn nếu ong chúa bị vặt mũ hoặc môi trường quá nóng Ong chúa nở trước sẽ tiêu diệt các mũ chúa khác Nếu đàn muốn chia tiếp, ong thợ bảo vệ các mũ chúa còn lại, dẫn đến đàn chia thứ hai bay đi cùng chúa tơ thứ nhất khi chúa tơ thứ hai sắp nở.

- Đôi khi có đàn chia thứ 3, 4 bay ra Có đàn có 2 – 3 chúa tơ cùng nở và bay ra Ong càng chia nhiều lần thì đàn còn lại càng nhỏ

2.4.1 Phòng ong chia đàn tự nhiên

- Cho ong xây tầng kịp thời để ong non cỏ đủ việc làm

- Đặt ong nơi dâm mát

- Chuyển ong nuôi sang thùng rộng

- Đổi cầu nhộng lấy cầu không của đàn ong yếu để có chỗ cho chúa đẻ ong non có đủ việc làm, còn đàn ong yếu sẽ mạnh lên

- Cắt bỏ các lỗ tổ ấu trùng và nhộng ong đực

- Dùng kim châm vào mũ chúa hoặc vặt bỏ các mũ chúa

- Khi trong đàn có mũ chúa già cần chủ động chia đàn trước

2.4.2 Xử lý đàn chia bay ra

- Bắt đàn ong chia lại để hình thành đàn mới Xử lý giống như bắt ong bốc bay

- Cho đàn ong mới xây tầng

Lựa chọn một con chúa ong khỏe mạnh, thẳng to nhất để lại làm chúa đàn Với đàn ong khỏe mạnh, có thể dùng những con chúa này để chia đàn hoặc thay thế chúa già Loại bỏ toàn bộ những con chúa ong khác để tránh hiện tượng chia đàn nhiều lần.

- Rút bớt bánh tổ ở đàn gốc chuyển cho đàn chia

- Trường hợp chúa không nở hoặc mất chúa hoặc chúa giao phối không thành công cần giới thiệu mũ chúa, chúa khác hoặc nhập đàn lại.

Ong cướp mật – biện pháp phòng chống

- Gây xáo động nơi nuôi ong do đánh nhau hỗn loạn

- Ong ít đi làm phải ở nhà để bảo vệ tổ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thức ăn

- Ong đánh nhau chết làm giảm thế đàn, đôi khi làm chết cả ong chúa

- Đàn bị cướp dễ bỏ tổ bốc bay do bị uy hiếp và hết thức ăn

- Mất thời gian của người nuôi ong do phải giải vây ong đánh nhau

+ Người nuôi ong vẫn khai thác vòng mật cuối cùng khi nguồn hoa đã cạn

+ Cho ong ăn ban ngày hoặc cho ăn tối nhưng để nước đường rơi vãi hấp dẫn ong đến cướp

- Vào mùa khan hiếm thức ăn những thùng ong bị nứt nẻ bốc mùi mật hấp dẫn ong đến ăn cướp

- Ong đặt quá dày, thế đàn không đồng đều, đàn yếu thường bị đàn khỏe đến cướp mật

Hình: 2.30 Đàn ong đặt quá dày

- Nuôi hai loài ong khác nhau ( ong Ý,ong nội) trên cùng nguồn hoa

Hình: 2.31 Đàn ong ngoại ( ong Ý) Hình: 2.32 Đàn ong nội

- Có một số ong thợ vay vo ve xung quanh thùng ong tìm cách chui vào

Hoạt động tại cửa tổ ong mật sôi nổi với ong thợ canh giữ, ong chiến đấu tử vong, và nhiều ong ra vào tổ với bụng đầy hoặc đói Sự hiện diện của ong Ý được ghi nhận khi một số con bay vào và ra khỏi tổ.

3.4 Phòng chống ong ăn cướp

Việc ong ăn cướp mật gây thiệt hại nghiêm trọng, dẫn đến chết ong chúa, ong thợ, đàn ong mất ổn định và hỗn loạn Người nuôi ong cần áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời.

- Phải kết thúc quay mật sớm để ong có đủ mật dự trữ

- Cho toàn bộ đàn ong trong vườn ăn thêm

- Không làm vương vãi nước đường khi cho ong ăn

- Bịt kín các khe hở thùng ong

- Không đặt ong quá dày, không nuôi 2 loài ong gần nhau

- Rửa sạch sẽ các dụng cụ chứa mật sau khi khai thác, đóng kín nắp các dụng cụ đựng mật

3.5 Xử lý ong cướp mật

- Dùng nước vảy vào đám ong đánh nhau hoặc dùng giẻ tẩm dầu hỏa thấm nhẹ vào gần cửa tổ

Di dời đàn ong đi cướp mật đến vị trí khác, thay thế bằng thùng rỗng Ong không tìm thấy mật sẽ tự động bỏ đi, hoặc chuyển thùng bị cướp sang nơi khác và đặt thùng rỗng vào vị trí cũ để ngăn chặn hành vi này.

- Tối cho toàn bộ các đàn ong ăn đầy đủ

- Nếu cả trại bị ăn cướp nặng cần chuyển đến nơi khác, phân ra vài nhóm, rồi cho ăn no

Ong nội bị ong ngoại cướp cần di dời khẩn cấp Đóng cửa tổ và chuyển trại ong đến vị trí cách ít nhất 5km đường chim bay để tránh thiệt hại nặng.

Ong thợ đẻ trứng – Biện pháp phòng chống

Ong thợ không giao phối, chỉ đẻ trứng không thụ tinh nở thành ong đực, khiến đàn ong suy yếu, dễ bệnh và chết.

- Bánh tổ chóng cũ và đen do phân và áo kén của ong đực nhiều

- Ong đực do ong thợ đẻ có kích thước nhỏ bé (ong đực còi) nếu giao phối với chúa tơ thì ảnh hưởng xấu đến thế hệ sau

Ong thợ là ong cái nhưng sinh sản bị ức chế bởi pheromone của ong chúa, khiến chúng không thể đẻ trứng.

- Do đàn ong mất chúa lâu ngày, buồng trứng ong thợ không bị chất chúa khống chế đã phát triển nên một số ong thợ sẽ đẻ trứng

- Ong thợ ong nội chuyển màu đen bóng, bụng ong Ý có màu đen sẫm

Mỗi lỗ tổ ong chứa từ 2 đến 8 trứng xếp nghiêng Trứng ong thợ đẻ thường đơn lẻ và nằm không đều, lệch khỏi tâm lỗ tổ do bụng ong thợ ngắn hơn ong chúa.

Hình: 2.33 Ong thợ đẻ trứng

- Nhiều lỗ tổ ong đực vít nắp cao ở khu các lỗ tổ ong thợ ( ở khu vực giữa bánh tổ)

- Xuất hiện nhiều ong đực có kích thước nhỏ bé gọi là ong đực còi

Hình: 2.34 Lỗ tổ ong đực

4.4 Phòng ong thợ đẻ trứng

- Giữ cho đàn ong luôn có chúa đẻ khỏe

- Nếu mất chúa phải giới thiệu mũ chúa hoặc chúa khác ngay, nếu không có mũ mà đàn mới mất chúa thì viện cầu ấu trùng dưới 3 ngày tuổi

- Nhập đàn mất chúa vào đàn có chúa

- Cầu có trứng ong thợ đẻ còn mới đem phơi nắng nhẹ hoặc phun nước đường vào để trứng chết

Thu hoạch nhộng ong đực: Dùng dao sắc loại bỏ nắp tổ, gõ nhẹ lấy nhộng Nhộng non cần dùng panh khêu ra.

- Nhập đàn có ong thợ đẻ trứng vào một hai đàn khác

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Câu 1: Nhận biết đàn ong chia đàn tự nhiên

Câu 2: Biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn tự nhiên

Câu 3: Nhận biết đàn ong bốc bay

Câu 4: Biện pháp phòng chống và xử lý ong bốc bay

Câu 5: Phòng chống và xử lý đàn ong cướp mật

Câu 6: Phong chống và xử lý ong thợ đẻ trứng

CÁC CÂY NGUỒN MẬT, PHẤN NUÔI ONG

Vai trò của cây nguồn mật, phấn đối với nghề nuôi ong

- Khác với các con vật nuôi khác, ong hầu như lấy thức ăn từ tự nhiên đó là mật hoa và phấn hoa

Ong sử dụng mật hoa giàu đường làm nguồn năng lượng chính, nuôi sống cả ong trưởng thành và ấu trùng Mật hoa được biến đổi thành mật ong, dự trữ làm nguồn thức ăn khi thiếu nguồn hoa tự nhiên.

Phấn hoa, nguồn cung cấp đạm, béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng ấu trùng, xây tổ và được chế biến thành lương ong dự trữ.

Năng suất mật ong phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hoa dồi dào phấn và mật quanh năm Việc đặt đàn ong gần nguồn mật phong phú hoặc di chuyển đàn ong đến vùng có nhiều hoa đang nở là yếu tố quyết định cho năng suất cao và thuận lợi trong việc nuôi ong.

Cây nguồn mật, phấn

- Ong bay đến các cây nở hoa để lấy mật lấy phấn nhưng không phải loại hoa nào cũng cho mật và phấn

+ Những cây cho ong phấn được gọi là cây nguồn phấn Ví dụ: Trinh nữ, ngô, lúa, vừng…

Hình: 3.1 Hoa trình nữ Hình: 3.2 Hoa ngô

+ Những cây cho ong mật hoặc cho cả mật lẫn phấn được gọi là cây nguồn mật

- Cây nguồn mật được chia làm 2 loại

Cây nguồn mật hỗ trợ (cam, chanh, mận, bưởi, bí ) cung cấp mật và phấn hoa cho ong, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đàn ong, chuẩn bị cho mùa thu hoạch mật và chia đàn.

Hình: 3.3 Hoa cam Hình: 3.4 Hoa dưa chuột

+ Cây nguồn mật chính là loại cây : Có nhiều hoa, hoa cho nhiều mật, có diện tích lớn, mọc tập trung ví dụ: Nhãn, vải, chân chim, cao su

Hình: 3.5 Hoa nhãn Hình: 3.6 Hoa cỏ lào

Mùa hoa cây nguồn mật chính quyết định năng suất mật ong Vùng có nhiều cây nguồn mật chính sẽ cho năng suất mật ong cao hơn.

Một số cây nguồn mật chính ở Việt nam

Nuôi ong hiệu quả đòi hỏi người nuôi ong phải lập bảng ghi chép nguồn mật phấn, bao gồm các loại cây, thời gian nở hoa và thời gian ong hoạt động Thông tin này thu thập được từ sách, kinh nghiệm người khác hoặc quan sát trực tiếp, hỗ trợ việc nuôi ong cố định hoặc di chuyển.

Bảng 3.1 Một số cây nguồn mật, phấn chính ở Việt Nam

TT Tên cây Thời gian Mật Phấn Ghi chú

1 Cà phê 12- 1 ++ ++ Miền Nam, Tây Nguyên

2 Chanh, bưởi,cam 1- 3 ++ ++ Cả nước

3 Điều 1-2 +++ - Miền Nam, Tây Nguyên

4 Cao su 2- 4 +++ - Miền Nam, Tây Nguyên

9 Sòi đất 5 +++ + Miền Bắc, Miền Trung

+++ + Đồng bằng sông Cửu Long

12 Bạch đàn liễu 5 – 6 +++ +++ Miền Bắc, Miền Trung

13 Vẹt 6 -7 +++ ++ Nghệ An, Thanh Hóa

14 Vừng (mè) 6 -8 ++ ++ Nghệ An, Thanh Hóa

15 Táo 9 – 10 +++ + Hưng Yên, Thái Bình

16 Chè (trà) 9 -12 + +++ Lâm đồng, Trung du miền núi

17 Trinh nữ cao 10 – 11 - +++ Trung du miền núi

18 Cỏ cúc áo ( càng cua) Quanh năm

Sơn La, Vùng đồi núi

19 Keo tai tượng 4 -12 +++ - Miền núi, trung du

20 Cỏ lào 12 - 1 +++ - Miền núi, trung du

21 Bạc hà dại 11 - 12 +++ + Hà Giang

Ghi chú: +++ : là nhiều; ++ là trung bình; + là ít; - là không có

Có thể phân chia cây nguồn mật theo các loại cây sau:

- Cây rừng tự nhiên: gồm các cây gỗ, cây cỏ và dây leo: Dẻ, chân chim, sòi đất, trạc chìu, mơ lông, cỏ cúc áo, cỏ lào…

Hình: 3.7 Hoa dẻ Hình: 3.8 Hoa sòi đất

Hình: 3.9 Hoa cỏ lào Hình: 3.10 Hoa nhân rừng

Hình: 3.11 Hoa Hương nhu Hình: 3.12 Hoa chân chim

Hình: 3.13 Hoa sắn dây rừng Hình: 3.14 Hoa câu rừng

- Cây lâm nghiệp và cây công nghiệp: Keo, bạch đàn, bồ đề , cà phê, cao su, trẩu…

Hình: 3 15 Keo lá chàm Hình: 3.16 Hoa cà phê

Hình: 3.17 Hoa cao su Hình: 3.18 Hoa cây trẩu

Hình: 3.19 Hoa cây điều Hình: 3.20 Hoa bạch đàn trắng

- Cây ăn quả: nhãn, vải, chôm chôm, bưởi, cam, chanh, mơ, mận, dừa

Hình: 3.21 Hoa nhãn Hình: 3.22 Hoa cây vải

Hình: 3.22 Hoa chôm chôm Hình: 3.23 Hoa bưởi

- Cây lương thực: Rau màu, ngô, đậu đỗ

Hình: 3.24 Hoa cải vàng Hình: 3.25 Hoa ngô

Nuôi ong chuyên nghiệp thường áp dụng kỹ thuật "bước đi hoa" – di chuyển đàn ong đến các vùng có nguồn mật khác nhau để tăng sản lượng mật ong và giảm chi phí thức ăn Thời gian và địa điểm di chuyển tùy thuộc vào kinh nghiệm người nuôi và nguồn mật của từng khu vực Ví dụ ở miền Nam, lịch trình bước đi hoa thường bắt đầu từ tháng giêng.

- Cà phê – điều – cao su – nhãn, trà, trinh nữ

- Cà phê – điều – cao su – tràm – trà – cỏ lào

Kỹ thuật di chuyển đàn ong lấy mật khác nhau tùy tỉnh Tại Đắk Lắk, việc di chuyển chủ yếu chỉ thực hiện khi lấy mật điều và cao su, còn lại ong được nuôi và lấy mật cà phê tại chỗ.

Sau đây là một ví dụ của một số người nuôi ong ở tỉnh Lâm Đồng

- Bước đi hoa của một số người nuôi ong tỉnh Lâm Đồng

Thời gian Nguồn hoa,mật Địa điểm

Tháng 12 và tháng 11( thu mật) Cao su lá già, điều Bình Phước, Đồng Nai

Tháng 12, đầu tháng 3 tăng đàn, thu mật Cà phê Lâm Đồng, Đắc Lắk, Đồng Nai, Bình Phước

Tháng 3 đến tháng 4 thu mật Cao su, chôm chôm Bình phước, Đồng Nai,

Tháng 5 và tháng 6 dưỡng ong

Thu mật nhãn, keo + ngô, nhãn Đồng Nai, Bà Rịa, Bình Phước, Cát Tiên, Vĩnh Long, Tiền Giang

Tháng 7 đến tháng 11 dưỡng ong Trà, ngô, trinh nữ Đức Trọng hoặc Di Linh

- Cam, chanh – vải nhỡ - vải thiều – nhãn – keo tai tượng – cỏ cúc áo – cỏ lào

- Hoa rừng – vải thiều – nhãn – sú – vẹt – cỏ cúc áo – bạc hà dại

Thời gian nở hoa của các loại cây như nhãn, vải thiều khác nhau tùy thuộc vào địa phương, thậm chí chênh lệch đến vài tuần Ví dụ, nhãn Hưng Yên nở sớm hơn nhãn Văn Chấn (Yên Bái) hay Lạng Sơn Khoảng cách thời gian nở hoa giữa nhãn và vải thiều cũng biến động, có năm cách nhau 20 ngày, năm khác chỉ 7 ngày.

Việc di chuyển đàn ong tùy thuộc vào nguồn mật của từng năm, đòi hỏi người nuôi ong phải tính toán chính xác thời điểm Nhiều người tận dụng nguồn mật theo mùa, di chuyển ong từ Bắc vào Tây Nguyên (tháng 10) lấy mật cà phê, điều, cao su rồi chuyển ra Bắc lấy mật vải thiều, nhãn Một số thậm chí bán ong sau khi thu hoạch mật vải, nhãn ở miền Bắc.

- Để ong lấy được nhiều mật và giữ cho ong được an toàn người nuôi ong cần phải xem xét nguồn hoa cẩn thận

Trước khi di chuyển ong, người nuôi ong cần khảo sát kỹ nguồn mật: thời điểm hoa nở, số lượng và diện tích cây, tình hình hạn hán, số lượng trại ong khác, tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, sản lượng mật các năm trước Với quy mô nhỏ và vừa, khả năng tiêu thụ và giá cả mật ong cũng cần được xem xét.

Mật độ trại ong quá cao tại các vùng sản xuất mật lớn như các tỉnh phía Nam (cao su, điều) và phía Bắc (nhãn, vải, cỏ cúc áo) dẫn đến năng suất mật giảm, thiếu phấn hoa, ong cướp bóc lẫn nhau, gây thiệt hại nghiêm trọng sau mỗi vụ thu hoạch Việc tập trung hàng nghìn đàn ong trong phạm vi vài km² đang là vấn đề đáng báo động.

B Câu hỏi và bài thực hành

Bài tập 1: Xác định các cây nguồn mật, phấn chính ở địa phương

Bài tập 2: Xác định thời điểm nở hoa của các cây nguồn mật

Bài tập 3: Xác định số đàn ong nuôi trong một vùng

QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO MÙA VỤ

Quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía Bắc

1.1 Quản lý đàn ong vụ Xuân – Hè

Vụ Xuân – Hè ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ được tính từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 7

Tháng 3, thời tiết ấm dần, ong bắt đầu hoạt động mạnh Từ tháng 4 đến tháng 6, khí hậu miền Bắc lý tưởng cho sự phát triển của đàn ong.

- Ẩm độ và lượng mưa: Cuối tháng 2 đầu tháng 3 mưa phùn kéo dài ẩm độ cao (85%) ảnh hưởng tới vụ Xuân sớm

1.1.2 Nguồn mật Ở miền Bắc có các loại cây nguồn mật như: Vải nhỡ, vải thiều, nhãn, bạch đàn trắng, sòi đất, bạch đàn liễu, keo tai tượng, các loại hoa rừng…… Cây nguồn phấn phong phú chất lượng tốt như; cam, chanh, bưởi, ngô… Đây là thời điểm đàn ong phát triển nhanh và thu được nhiều mật

1.1.3 Kỹ thuật quản lý đàn ong

Khôi phục đàn ong qua đông cần dọn vệ sinh thùng ong, loại bỏ cầu cũ, sửa chữa cầu ong, nhập đàn yếu, bổ sung thức ăn kích thích sinh trưởng và phòng ngừa bệnh tật.

- Cho xây bánh tổ mới: Có thể cho tất cả các đàn ong xây tầng, những đàn lớn cho xây 2 bánh tổ một lúc

Thay ong chúa tốt nhất vào tháng 3-4 khi khả năng giao phối thành công cao và chất lượng ong chúa tốt Cuối tháng 2 đầu tháng 3 chỉ nên thay chúa cho những đàn yếu hoặc bệnh Tháng 5, thay chúa cho đàn bệnh, chúa già chuẩn bị cho mùa hè.

Tháng 3, người nuôi ong thu hoạch mật vải, tiếp đến là mật vải thiều Tháng 4, mật nhãn được thu hoạch, sau đó là mật sòi đất, bạch đàn liễu, các loại hoa rừng, keo và vừng.

1.2 Quản lý đàn ong vụ Hè – Thu

Vụ Hè - Thu: Từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9

Tháng 7, 8 là thời điểm nóng nhất trong năm, nhiệt độ lên tới 37-38°C, khiến ong tiêu hao nhiều năng lượng, ong thợ giảm tuổi thọ do làm việc quá sức.

- Ẩm độ và lượng mưa: Mưa to kéo dài làm trôi mật, phấn nên bất thuận cho sự phát triển của đàn ong

Mùa này, nguồn mật và phấn hoa khan hiếm, khiến ong nội dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều kẻ thù như ong bò vẽ, ong bò lỗ, ong vàng, kiến, cóc, dẫn đến tình trạng ong bốc bay do thiếu thức ăn, bệnh tật và bị tấn công Đây là thời điểm khó khăn nhất trong năm cho nghề nuôi ong.

- Đối với ong Ý chuyển lên Mộc Châu khí hậu mát mẻ, phấn hoa phong phú

- Còn ong nội đặt ong phân tán để tận dụng nguồn phấn rải rác, đề phòng ong cướp mật, che mưa, che nắng cho đàn ong

- Những đàn ong yếu, rút bớt cầu ở đàn thưa quân, rút ngắn khoảng cách các cầu, trát kín thùng thu hẹp cửa tổ

Nuôi ong cần bổ sung đường nước tỷ lệ 1,5:1 (đường: nước), mỗi tối cho đàn ong nội 3-4 cầu ăn 1kg đường trong 3 tối, ong Ý gấp đôi Hai đến ba tuần sau kiểm tra, nếu thiếu mật tiếp tục bổ sung.

- Diệt ong rừng và các địch hại khác

1.3 Quản lý đàn ong vụ Thu – Đông

Vụ Thu – Đông: Đầu tháng 9 đến giữa tháng 12

Tháng 11, thời tiết mát mẻ giúp đàn ong hồi phục và phát triển mạnh, mặc dù có những ngày hanh khô nhưng chưa gây ảnh hưởng đáng kể.

- Tháng 9 – 10 đồng bằng có hoa táo, Mộc Châu, Sơn La cỏ cỏ cúc áo ( càng cua), miền núi có hoa rừng Tháng 11, tháng 12 hoa dẻ, càng cua, cỏ lào,

Chân chim, Hà Giang có bạc hà dại,….Cây nguồn phấn có trinh nữ cao, ngô, cỏ rác, ngải cứu…

Khôi phục đàn ong đầu vụ cần loại bỏ cầu cũ, vệ sinh thùng ong và sửa chữa cầu Cho ong ăn kích thích (tỷ lệ 1 đường: 1 nước, đàn 3 cầu cho ăn 6-7 tối, cách nhau 1-2 ngày) để kích thích ong chúa đẻ mạnh và chia đàn sớm.

Thời vụ tạo chúa và nhân đàn ong thích hợp từ 1/10 đến 30/11 Cần chủ động tạo ong đực cho đàn ong khỏe mạnh (4-5 cầu, đông quân, không bệnh) được cho ăn no từ cuối tháng 9 để đảm bảo khả năng nhân đàn hiệu quả.

Dùng hai góc dưới cầu để ong xây tổ ong đực Trước khi ong đực nở, tiến hành tạo chúa, có thể nhiều đợt Chia đàn tăng số lượng và xây cầu (cho ong ăn thêm để đẩy nhanh quá trình).

Thay chúa ong kết hợp kỹ thuật chia đàn và thay thế ong chúa già bằng cách nhốt, gắn mũ hoặc bẻ què chân sau ong chúa rồi gắn mũ lên cầu ong, tận dụng tối đa khả năng sinh sản.

- Chống rét đối với ong nội: Đặt ong tránh hướng Bắc, sử dụng rơm rạ, lá chuối khô, đặt vào khoảng trống giữa ván ngăn và thành thùng

Thu hoạch phấn hoa từ ong ngoại tốt nhất vào sáng sớm tháng 8 đến tháng 11, kết hợp cho ong ăn thêm đường để đảm bảo đàn ong đủ dinh dưỡng phát triển.

Mùa thu hoạch mật ong ngoại ở Mộc Châu và Yên Châu diễn ra từ giữa tháng 9 đến tháng 11, chủ yếu từ nguồn hoa cỏ cúc áo (càng cua) ở vùng cao.

Công tác quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía nam

Miền Nam có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5-10) và mùa khô (tháng 11-4) Việc quản lý đàn ong được chia thành các thời vụ, trong đó thời vụ dưỡng ong quan trọng nhất diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8-9.

+ Mùa nhân đàn từ tháng 9 đến tháng 12

+ Mùa khai thác mật từ tháng 12 đến tháng 6

2.1 Mùa dưỡng ong Đây là thời kỳ duy trì đàn ong trước đây người nuôi ong giảm tối đa số lượng đàn để giảm chi phí cho ăn trong vụ dưỡng kết hợp với phòng trừ chí nhỏ và chí lớn bằng cách nhốt chúa thu mật cao su Hiện nay nhiều người nuôi ong có xu hướng giữ số lượng đàn nhiều để tiếp tục khai thác sữa ong chúa, mật ở các vùng có nhiều phấn hoặc mật hoa Ở Tây Nguyên mùa dưỡng bắt đầu sau vụ mật cao su tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8 Còn ở các tỉnh đồng bằng tính từ tháng 6 sau vụ mật nhãn cho tới đầu tháng 10

Mùa mưa ở Nam Bộ gây thiếu hụt nguồn phấn, mật hoa do khan hiếm và bị rửa trôi Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của nghề trồng nhãn đã cải thiện nguồn mật, nhiều người nuôi ong tận dụng điều này bằng cách di chuyển đàn ong đến các tỉnh Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Vĩnh Long, Sa Đéc sau khi thu hoạch mật từ cao su và chôm chôm.

+ Kiểm tra toàn bộ trang trại ong loại bớt cầu cũ để ong đậu kín các cầu còn lại, bịt kín các khe hở của thùng

+ Đặt ong phân tán thành nhiều nhóm để tận dụng nguồn mật phấn

+ Đề phòng ong bò vẽ và ong ăn cướp

+ Cho đàn ong ăn nước đường đặc cho đến khi vít nắp

Mùa nhân đàn ở Tây Nguyên diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11, đồng bằng từ tháng 11 đến tháng 12, trùng với giai đoạn cuối mùa mưa đầu mùa khô Nguồn thức ăn dồi dào gồm mật hoa chè, cà phê, trinh nữ, cúc quỳ, ngô, bông trắng (Tây Nguyên) và nhãn trái vụ, xoài, sầu riêng, mận, ngô (đồng bằng).

Đầu vụ hoa, cần kiểm tra đàn ong, cho ong ăn kích thích để ong chúa đẻ nhiều trứng, ong thợ khỏe mạnh nuôi ấu trùng và xây tổ mới.

Để tăng sản lượng ong đực, hãy chọn những đàn ong khỏe mạnh, cho ăn nhiều (có thể bổ sung phấn hoa) và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây tổ bằng cách cắt góc bánh tổ hoặc sử dụng khung cầu không có tầng chân.

Ong đực nở là tín hiệu tạo chúa, chia đàn mới thay thế ong chúa già Nên chia đàn nhiều đợt và dừng trước vụ mật khoảng một tháng.

Ong ngoại dễ bị ngộ độc hoa chè do chất tananh trong mật hoa Triệu chứng là ấu trùng lớn chết, đặc biệt khi trời nắng, cây chè tiết nhiều mật Khắc phục bằng cách cho ong ăn kích thích để loãng mật, trường hợp nặng phải di dời đàn ong khỏi khu vực hoa chè Tránh dùng kháng sinh.

2.3 Quản lý ong trong vụ mật

Mùa mật ở Nam Bộ diễn ra từ tháng 12 đến tháng 6, với các nguồn mật chính: bông trắng, cao su lá già, cà phê, điều, chôm chôm, tràm và nhãn vụ 1 Thời tiết khô hạn trong mùa này giúp mật ong có chất lượng cao, đặc sánh, hàm lượng nước thấp, ít bị mất mùa.

+ Tiếp tục cho xây tầng chân, tăng thế đàn và nhiều lỗ tổ chứa mật

Thu hoạch mật ong cần cân bằng giữa khai thác và bảo tồn đàn ong Tránh khai thác quá mức và tuyệt đối không nhốt chúa, đặc biệt trong vụ mật dài liên tục như mật bông trắng, cà phê, điều để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn ong.

Nhốt chúa ong trong vụ mật cao su tăng năng suất mật, kết hợp với phòng trừ bệnh, nhưng chỉ treo thuốc sau khi vụ mật kết thúc Không nhốt chúa nếu ong chuyển sang vụ nhãn, vải.

Mùa mưa, độ ẩm cao, chỉ thu hoạch mật nhãn đã bịt kín Cần đặc biệt chú ý phòng trừ ong nhiễm độc thuốc trừ sâu, chuyển đàn nếu ong chết nhiều.

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Quản lý đàn ong trong vụ Xuân - Hè

Bài tập 2: Quản lý đàn ong trong vụ Hè - Thu

Bài tập 3: Quản lý đàn ong trong vụ Thu – Đông

Bài tập 4: Quản lý đàn ong trong vụ Đồng - Xuân

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I Vị trí, tính chất của mô đun:

Mô đun kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại thuộc chương trình dạy nghề sơ cấp nuôi ong mật, được học trước mô đun kỹ thuật tạo chúa chia đàn.

Mô đun chuyên nghiệp về nuôi ong mật này được tổ chức tại cơ sở đào tạo kết hợp trang trại, thời gian diễn ra phù hợp với các vụ thu hoạch mật chính.

Bài viết hướng dẫn các kỹ thuật nuôi ong gồm: chọn vị trí đặt thùng và bố trí đàn ong; cách tiếp cận, kiểm tra, cho ong ăn và hỗ trợ xây tổ mới.

+ Mô tả được các hiện tượng và nguyên nhân ong bốc bay, ong chia đàn, ong cướp mật, ong thợ đẻ trứng

+ Lựa chọn được vị trí và bố trí đàn ong trong vườn;

+ Thao tác nhẹ nhàng mở thùng, đóng thùng và kiểm tra đàn ong;

+ Thực hiện kiểm tra đàn ong thường xuyên theo định kỳ và cho ong xây bánh tổ mới;

+ Nhân biết được dàn ong khỏe , yếu, bị bệnh, chúa đẻ kém và nguyên nhân

Ngày đăng: 10/10/2014, 22:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Kết quả kiểm tra theo dõi đàn ong ngày….tháng…..năm…. - giáo trình nuôi ong lấy mật
Bảng 3 Kết quả kiểm tra theo dõi đàn ong ngày….tháng…..năm… (Trang 19)
Bảng 3.1. Một số cây nguồn mật, phấn chính ở Việt Nam - giáo trình nuôi ong lấy mật
Bảng 3.1. Một số cây nguồn mật, phấn chính ở Việt Nam (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w