2. Ong chia đàn tự nhiên Biện pháp phòng chống
2.4. Phòng chống
2.4.1. Phòng ong chia đàn tự nhiên
- Cho ong xây tầng kịp thời để ong non cỏđủ việc làm. - Thay chúa già
- Đặt ong nơi dâm mát
- Chuyển ong nuôi sang thùng rộng
- Đổi cầu nhộng lấy cầu không của đàn ong yếu để có chỗ cho chúa đẻ
- Cắt bỏ các lỗ tổấu trùng và nhộng ong đực
- Dùng kim châm vào mũ chúa hoặc vặt bỏ các mũ chúa - Quay bớt mật
- Khi trong đàn có mũ chúa già cần chủđộng chia đàn trước
2.4.2. Xử lý đàn chia bay ra
- Bắt đàn ong chia lại để hình thành đàn mới. Xử lý giống như bắt ong bốc bay.
- Cho đàn ong mới xây tầng - Cho ong ăn thêm
2.4.3. Chăm sóc đàn gốc
- Chọn 1 mũ chúa thẳng to nhất để lại. Nếu đàn chia là đàn tốt có thể sử
dụng các mũ chúa này để chia đàn hoặc thay các chúa già. Vặt bỏ hết mũ chúa khác để ong không chia nhiều lần.
- Rút bớt bánh tổở đàn gốc chuyển cho đàn chia - Theo dõi chúa tơ
- Trường hợp chúa không nở hoặc mất chúa hoặc chúa giao phối không thành công cần giới thiệu mũ chúa, chúa khác hoặc nhập đàn lại.
3. Ong cướp mật – biện pháp phòng chống 3.1. Tác hại
- Gây xáo động nơi nuôi ong do đánh nhau hỗn loạn
- Ong ít đi làm phải ở nhà để bảo vệ tổ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thức ăn.
- Ong đánh nhau chết làm giảm thếđàn, đôi khi làm chết cả ong chúa. - Đàn bị cướp dễ bỏ tổ bốc bay do bị uy hiếp và hết thức ăn
- Mất thời gian của người nuôi ong do phải giải vây ong đánh nhau
3.2. Nguyên nhân.
+ Người nuôi ong vẫn khai thác vòng mật cuối cùng khi nguồn hoa đã cạn
Hình: 2.27. Thu hoạch mật
+ Cho ong ăn ban ngày hoặc cho ăn tối nhưng để nước
đường rơi vãi hấp dẫn ong đến cướp
Hình: 2.28. Cho ong ăn
- Vào mùa khan hiếm thức ăn những thùng ong bị nứt nẻ bốc mùi mật hấp dẫn ong đến ăn cướp.
- Ong đặt quá dày, thế đàn không đồng đều,
đàn yếu thường bị đàn khỏe đến cướp mật.
Hình: 2.30. Đàn ong đặt quá dày
- Nuôi hai loài ong khác nhau ( ong Ý,ong nội) trên cùng nguồn hoa
Hình: 2.31. Đàn ong ngoại ( ong Ý) Hình: 2.32. Đàn ong nội 3.3. Nhận biết
- Có một số ong thợ vay vo ve xung quanh thùng ong tìm cách chui vào - Ở cửa tổ, ong thợ tăng cường cảnh giới, có ong đánh nhau chết rơi xuống, nhiều ong thợ chui vào bụng đói, chui ra bụng no. Ở cửa tổ đàn ong nội có một số ong Ý bay vào hoặc chui ra
3.4. Phòng chống ong ăn cướp
Nếu để xảy ra việc ong ăn cướp mật là rất nguy hiểm làm chết nhiều ong chúa, ong thợ, đàn ong mất ổn định gây nên hiện tượng hỗn loạn ở trại ong nên người nuôi ong cần có biện pháp phòng chống kịp thời.
- Phải kết thúc quay mật sớm để ong có đủ mật dự trữ. - Cho toàn bộđàn ong trong vườn ăn thêm
- Không làm vương vãi nước đường khi cho ong ăn. - Bịt kín các khe hở thùng ong
- Không đặt ong quá dày, không nuôi 2 loài ong gần nhau.
- Rửa sạch sẽ các dụng cụ chứa mật sau khi khai thác, đóng kín nắp các dụng cụđựng mật.
3.5. Xử lý ong cướp mật
- Dùng nước vảy vào đám ong đánh nhau hoặc dùng giẻ tẩm dầu hỏa thấm nhẹ vào gần cửa tổ.
- Chuyển đàn ong cướp ra chỗ khác, đặt vào đó 1 thùng không, ong về
không thấy gì sẽ thôi đi cướp mật hoặc chuyển thùng bị cướp đi rồi đặt thùng không vào đó, ong đến ăn cướp không có gì sẽ quay về tổ
- Tối cho toàn bộ các đàn ong ăn đầy đủ.
- Nếu cả trại bị ăn cướp nặng cần chuyển đến nơi khác, phân ra vài nhóm, rồi cho ăn no.
- Nếu trại ong nội bị ong ngoại cướp cần đóng cửa tổ rồi chuyển ong đi chỗ khác cách đấy trên 5 km theo đường chim bay, nếu để chậm thiệt hại rất lớn.
4. Ong thợđẻ trứng – Biện pháp phòng chống 4.1. Tác hại
- Do ong thợ không giao phối với ong đực nên chỉ đẻ trứng không thụ
tinh mà trứng này nở ra ong đực nên đàn ong suy yếu, dễ mắc bệnh và chết. - Bánh tổ chóng cũ và đen do phân và áo kén của ong đực nhiều.
- Ong đực do ong thợ đẻ có kích thước nhỏ bé (ong đực còi) nếu giao phối với chúa tơ thì ảnh hưởng xấu đến thế hệ sau.
4.2 . Nguyên nhân
- Ong thợ là con ong cái nhưng cơ quan sinh dục không phát triển đầy
đủ, khi có chúa do bị chất chúa khống chế ong thợ không có khả năng đẻ. - Do đàn ong mất chúa lâu ngày, buồng trứng ong thợ không bị chất chúa khống chếđã phát triển nên một số ong thợ sẽđẻ trứng.
4.3. Nhận biết
- Trong 1 lỗ tổ có nhiều trứng ( 2 – 8 quả) nghiêng ngả. Khi ong thợ mới
đẻ có thể thấy một lỗ tổ chỉ có một trứng tuy nhiên các trứng này đẻ lộn xộn, không ở chính giữa lỗ tổ như
ong chúa đẻ mà ở cả vách lỗ tổ ( do bụng ong thợ ngắn).
Hình: 2.33. Ong thợđẻ trứng
- Nhiều lỗ tổ ong đực vít nắp cao ở
khu các lỗ tổ ong thợ ( ở khu vực giữa bánh tổ).
- Xuất hiện nhiều ong đực có kích thước nhỏ bé gọi là ong đực còi.
Hình: 2.34. Lỗ tổ ong đực 4.4. Phòng ong thợđẻ trứng
- Giữ cho đàn ong luôn có chúa đẻ khỏe
- Nếu mất chúa phải giới thiệu mũ chúa hoặc chúa khác ngay, nếu không có mũ mà đàn mới mất chúa thì viện cầu ấu trùng dưới 3 ngày tuổi
- Nhập đàn mất chúa vào đàn có chúa.
4.5. Xử lý.
- Cầu có trứng ong thợ đẻ còn mới đem phơi nắng nhẹ hoặc phun nước
đường vào để trứng chết.
- Nếu nhộng ong đực do ong thợđẻ ra đã vít nắp thì dùng dao sắc hớt vít nắp rồi gõ mạnh cho nhộng rơi ra, nếu nhộng còn non thì dụng panh khêu ra. - Nhập đàn có ong thợđẻ trứng vào một hai đàn khác.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu 1: Nhận biết đàn ong chia đàn tự nhiên
Câu 2: Biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn tự nhiên Câu 3: Nhận biết đàn ong bốc bay
Câu 4: Biện pháp phòng chống và xử lý ong bốc bay Câu 5: Phòng chống và xử lý đàn ong cướp mật Câu 6: Phong chống và xử lý ong thợđẻ trứng
BÀI 3: CÁC CÂY NGUỒN MẬT, PHẤN NUÔI ONG
Mục tiêu:
- Biết được các loại cây nguồn mật, phấn chính ở nước ta;
- Xác định thời điểm nở hoa của cây nguồn mật, phấn vào các mùa vụ
trong năm;
- Có ý thức bảo vệ các loại cây nguồn mật, phấn.
A. Nội dung