2. Ong chia đàn tự nhiên Biện pháp phòng chống
2.3. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên
- Mùa vụ chia đàn:
+ Miền bắc vào tháng 3 – tháng 4 + Trước vụ mật cao su
+ Đồng bằng sông cửu long trong vụ mật xuân - Đàn ong chuẩn bị chia:
Đông quân, có nhiều ong non bay bài tiết vào buổi trưa.
Hình: 2.20. Đàn ong bay bài tiết
- Đầu tiên xuất hiện các lỗ
tổ ong đực ở phía dưới bánh tổ
- Biểu hiện rõ nhất xuất hiện 7 – 10 mũ chúa ở các lứa tuổi khác nhau
Hình: 2.22. Nhiều mũ chúa xuất hiện
- Kiểm tra bên trong thấy có hiện tượng ong treo thành từng đám lớn ở nắp thùng, ván ngăn. Đây là những con ong chuẩn bị bay đi, chúng không đi làm, nghỉ ngơi và dự trữ năng lượng. Một số đàn còn thấy ong thợ bò ra đậu nhiều ở cửa tổ, đậu thành chùm dưới đáy thùng ong Hình: 2.23. Ong đậu nhiều ở thành thùng
- Thời điểm ong thường chia: 7- 17 giờ, nhiều nhất là 9 – 10 giờ những ngày trời nắng, gió nhẹ
- Khi chia ong chuyển
động thành từng dòng ra cửa tổ tạo ra âm thanh huyên náo nhưng nhỏ hơn ong bốc bay.
- Khi 2/3 số ong thợ muốn chia ra khỏi tổ thì ong chúa ra theo. Khi chia
đàn có con bay ra nhưng có con lấy mật, phấn bay về
- Đàn chia bay ra thường đỗ
lại ở vị trí gần đàn cũ khoảng 30 phút đến vài tiếng chờ
ong trinh sát tìm được nơi ở
mới, cảđàn sẽ bay đi.
Hình: 2.25. Ong đậu thành từng đám
- Thường đàn chia bay ra đi trước khi mũ chúa nở 1 - 3 ngày có trường hợp mũ chúa chưa vít nắp ong đã chia vì
đã bị vặt mũ chúa hoặc nơi quá nóng. Ong chúa nở ra
đầu tiên sẽ tìm cách cắn phá các mũ chũa khác. Trường hợp đàn ong muốn chia tiếp, ong thợ sẽ bảo vệ mũ chúa còn lại. Khi chúa tơ thứ hai sắp nở đàn chia thứ 2 tiếp tục bay ra cùng với chúa tơ
thứ nhất. Hình: 2.26. Mũ ong chúa đã nở
- Đôi khi có đàn chia thứ 3, 4 bay ra. Có đàn có 2 – 3 chúa tơ cùng nở và bay ra. Ong càng chia nhiều lần thì đàn còn lại càng nhỏ