1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12

92 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 323,56 KB

Nội dung

Trong khi sựmọc răng sữa góp phần quan trọng trong việc hình thành khuôn mặt, giúphoàn thiện sự phát âm và chức năng nhai thì quy luật mọc của răng vĩnh viễnrất cần thiết để thiết lập ch

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Răng là một phần quan trọng trong sự phát triển của phức hợp sọ mặt.Chúng là các mốc sinh học đánh dấu thời kỳ trưởng thành và sự mọc răngtrong khoang miệng là một mốc lịch sử quan trọng của mỗi người [1]

Thời gian và trình tự mọc răng là thời điểm và thứ tự xuất hiện của cácrăng trên cung hàm Kể từ khi nha khoa được ứng dụng rộng rãi trong nhiềulĩnh vực khác nhau thì việc xác định được thời gian và trình tự mọc răng làmong muốn của các nhà nghiên cứu trong thời đại ngày nay Trong khi sựmọc răng sữa góp phần quan trọng trong việc hình thành khuôn mặt, giúphoàn thiện sự phát âm và chức năng nhai thì quy luật mọc của răng vĩnh viễnrất cần thiết để thiết lập chẩn đoán, kế hoạch điều trị chỉnh nha, chương trìnhnha khoa dự phòng, khảo cổ học, nhân chủng học, cổ sinh vật và có thể cótính pháp lý trong các nghiên cứu pháp y [2]

Sự tiến hóa của loài người đã có nhiều thay đổi trong thói quen sống,thói quen ăn uống và thói quen vệ sinh qua hàng nghìn năm, điều đó có thểảnh hưởng tới sự mọc răng [3] Ngay từ đầu thế kỷ XX, trên thế giới đã cónhiều nghiên cứu khảo sát về thời gian và trình tự mọc răng của trẻ: nghiêncứu của Logan và Kronfeld (1933) [4], Lunt và Law (1974) [5] về thời gianmọc răng sữa, răng vĩnh viễn Nghiên cứu của Sadakatsu Sato (1985) ở Nhậtcho thấy nữ mọc răng sớm hơn nam, răng dưới mọc sớm hơn răng trên tươngứng [6] Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác của các tác giả L.M Carr (1962)[7], J Diamanti (2003) [8], M Moslemi (2004) [9] về thời gian và trình tựmọc răng Qua các nghiên cứu cho thấy tuổi mọc răng giữa các cá thể rất khácnhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng tộc, môi trường, giới tính, cácyếu tố toàn thân như di truyền, hormon, tình trạng dinh dưỡng…và các yếu tốtại chỗ như mất răng sữa sớm, chen chúc răng,…[10], [11]

Trang 2

Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, việc điều trị và giảng dạy về răngđều dựa vào kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới Tuy cũng cómột số ít nghiên cứu về tuổi mọc răng của trẻ em Việt Nam, nhưng mớitrên một nhóm nhỏ, chưa có một nghiên cứu nào mang tính hệ thống Vìvậy, kết hợp với chương trình điều tra của Bộ Y Tế về tình hình bệnh tậtchung của trẻ Việt Nam ở tuổi học đường, chúng tôi đã tiến hành nghiên

cứu đề tài “ Nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6- 12” nhằm đưa ra những số liệu chung nhất về tuổi

mọc răng nói riêng và các vấn đề sức khỏe khác nói chung đặc trưng chotrẻ em Việt Nam với mục tiêu:

1 Xác định tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6- 12 tại 8 tỉnh thành theo chương trình điều tra của Bộ Y

Tế năm 2011

2 Nhận xét mối liên quan giữa tuổi mọc răng và giới tính của trẻ

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Vào tháng thứ 4 của phôi, ở đầu dải biểu bì đó sinh ra những nụ biểu bìcủa mầm răng nanh và răng cửa vĩnh viễn Nụ răng hàm nhỏ thứ 1 được hìnhthành sau khi đẻ và răng hàm nhỏ thứ 2 là khi trẻ được khoảng 8 tháng

- Sự hình thành các nụ biểu bì răng hàm lớn vĩnh viễn:

Nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn không phát sinh trực tiếp từ lárăng mà hình thành từ đoạn phát triển kéo dài về phía xa của nó Từ bờ tự docủa các đầu xa của lá răng xuất hiện một dây biểu bì phát triển về phía xa đểhình thành các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn

Vào lúc phôi tháng thứ 3-4, nụ biểu bì mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứnhất xuất hiện ngay cạnh mặt xa của mầm răng hàm sữa thứ 2 Sau đó dâybiểu bì phát triển lan về phía xa và hình thành nụ biểu bì của mầm răng hàmlớn thứ 2 vào lúc trẻ được khoảng 9 tháng và cuối cùng là nụ biểu bì răngkhôn vào lúc trẻ lên 4 tuổi

Trang 4

Mỗi nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn đều lần lượt xuất hiện ở vịtrí giữa mặt xa của mầm răng phía gần kế cận và cành lên xương hàm dưới( đối với xương hàm dưới), cành lên xương hàm dưới sẽ lùi dần về phía xavới sự phát triển của hàm và hốc miệng [12].

* Giai đoạn chỏm: các tế bào trung mô hình thành một nhú, cơ quantạo men lõm xuống, tạo thành một chỏm trên nhú răng Các tế bào xungquanh cơ quan men và nhú răng phân chia và tạo thành một lớp tế bào ngoạitrung mô tụ đặc là bao răng hay túi răng Lúc này mầm răng đã có: cơ quanmen, nhú răng và bao răng

* Giai đoạn chuông:

Đây là giai đoạn biệt hóa của mầm răng ( giai đoạn trước là mầmrăng chỉ lớn lên về kích thước) Trong giai đoạn này mầm răng có 2 đặcđiểm chính là:

- Sự tiếp xúc giữa biểu mô men lớp trong với tế bào của nhú răng (kếtquả của quá trình phát triển từ giai đoạn mũ sang giai đoạn chuông) xác địnhhình thể tương lai của thân răng

- Có sự biệt hóa để tạo thành nguyên bào men, nguyên bào ngà cũngnhư một chuỗi biệt hóa của các tế bào khác của mầm răng

Cấu tạo các thành phần của mầm răng:

- Cơ quan tạo men gồm:

+ Biểu mô men lớp ngoài

+ Lưới tế bào hình sao

Trang 5

Các tế bào của biểu mô men lớp ngoài rất thay đổi về hình thái tùy theo

vị trí so với biểu mô men lớp trong Ở thời kỳ biểu mô men lớp trong chưabiệt hóa, chúng có hình khối vuông hoặc lăng trụ, nhưng khi đối mặt vớinguyên bào men, chúng phẳng hơn và sắp xếp lộn xộn hơn

Biểu mô men lớp ngoài tiếp xúc với lớp lưới bằng các thể nối và khớp kheBiểu mô men lớp ngoài và biểu mô men lớp trong liên tiếp với nhau ởvùng gấp của cơ quan tạo men, vùng này sẽ hình thành bao Hertwig có tácdụng cảm ứng hình thành chân răng

Biểu mô men lớp ngoài giữ vai trò kiểm soát trong sự trao đổi chất giữa

cơ quan tạo men và môi trường bên ngoài

.) Lưới tế bào hình sao

Tạo nên khối lớn nhất của cơ quan men.Các tế bào này bên trong có rấtnhiều sợi trương lực nội bào, chúng có h́nh sao và có nhiều đuôi bào tươngdài, nối với nhau bằng thể nối và khớp khe.Giữa các tế bào có khoảng gianbào mạng lưới, được lấp bởi mucopolysacharide có tính acid và các chất cơbản ái nước, là sản phẩm của tế bào lưới

Khi bắt đầu có sự tạo men, lớp tế bào hình sao bắt đầu giảm đi để cholớp nguyên bào tạo men ngày càng gần với biểu mô men lớp ngoài hơn vànhững mạch máu xung quanh

Lưới tế bào hình sao có vai trò cơ học và dinh dưỡng với mầm răng.Vai trò cơ học: lưới tế bào hình sao như một tổ chức đệm có tác dụng bảo vệchống lại những lực cơ học ở bên ngoài tác động đến, và giữ một khoảng cầnthiết cho sự hình thành chân răng

Vai trò dinh dưỡng: cung cấp chất dinh dưỡng lấy từ hệ thống mạchmáu cho nguyên bào tạo men

.) Lớp trung gian:

Gồm 3-4 lớp tế bào phẳng, lăng trụ đa giác và tương đối gần nhau, cóchứa ít sợi trương lực nội bào, nhiều acid ribonucleic, glycogen và nhiều menkhác trong đó nhiều phốt phát kiềm

Trang 6

Lớp này nằm cận với biểu mô men lớp trong.

Vai trò: tham gia vào quá trình vôi hóa men răng

.) Biểu mô men lớp trong: gồm một hàng tế bào trụ thấp, có nhân hìnhbầu dục và các bào quan phân tán trong bào tương Trong tế bào chứa nhiềuacid photphatase và duy trì hoạt động phân bào cho đến khi biẹt hóa thànhnguyên bào tạo men

Vai trò: cảm ứng tế bào ngoại vi của nhú răng để biệt hóa thành nguyênbào tạo ngà [12]

1.1.1.2 Sự hình thành thân răng

Biểu mô men lớp trong sau khi đã biệt hóa trở thành tiền nguyên bào tạomen, nó có tác dụng cảm ứng với tế bào ngoại vi của nhú răng để trở thànhnguyên bào tạo ngà, tế bào tạo ngà khi hình thành đã có thể tạo ngà ngay

Lớp ngà được tạo nên đầu tiên nằm giữa lớp tế bào tạo men và tế bào tạongà, làm lớp nguyên bào tạo men tách ra khỏi hệ thống mạch máu ở nhú răng vàgây ra sự thay đổi về chuyển hóa của lớp này Do vậy sự phân cực của cơ quantạo men xuất hiện và lớp tế bào tạo men sẽ tiết và tạo nên lớp men

Tiếp theo các lớp men và lớp ngà kế tiếp sẽ hình thành và làm cho tếbào tạo ngà và tạo men ngày càng xa nhau Trong khi đó ở vùng gấp của cơquan tạo men, tế bào phát triển mạnh làm cho cơ quan tạo men không ngừng

to ra, dẫn đến sự biệt hóa không ngừng thành tế bào tạo men mới và sau đó là

sự biệt hóa thành tế bào tạo ngà mới

Men dày lên theo hướng từ trong ra ngoài làm cho thân răng ngày càngliên tục rộng ra, ngược lại các lớp ngà tiếp theo lại được hình thành theohướng từ ngoài vào trong làm cho buồng tủy ngày càng hẹp dần, tuy nhiênvẫn rộng hơn nhú răng tiên phát

Khi thân răng hoàn thành thì cơ quan tạo men bắt đầu thoái hóa [12]

Trang 7

1.1.1.3 Sự hình thành chân răng

Khi thân răng hình thành, vùng gấp của cơ quan tạo men vẫn còn pháttriển nhưng không bao giờ biệt hóa thành nguyên bào tạo men mới, mà hìnhthành một lá biểu bì gồm 2 lớp biểu mô: lớp trong nối tiếp với biểu mô menlớp trong, không còn khả năng biệt hóa thành nguyên bào tạo men nhưng vẫncòn tác dụng cảm ứng với tế bào ngoại vi của hành răng để trở thành nguyênbào tạo ngà; lớp ngoài liên tiếp với biểu mô men lớp ngoài, lớp này không cóảnh hưởng gì đến tổ chức liên kết chung quanh Lá này phát triển theo hướngthẳng đứng đi sâu xuống tổ chức liên kết ở phía dưới tạo thành một bao biểu

mô gọi là bao Hertwig

Đối với răng một chân, bao Hertwig phát triển xuống dưới theo hướngthẳng đứng và ngày càng hẹp dần

Đối với răng nhiều chân thì bao Hertwig hình thành những lá biểu bìphát triển vào trong và nối với nhau bởi một vách ở giữa, từ đó bao lại pháttriển xuống dưới theo hướng thẳng đứng để hình thành chân răng riêng biệt

Sau này khi lớp ngà chân răng hình thành thì bao Hertwig thoái hóa vàmất đi từng phần, có thể để lại những di tích là những đám biểu mô nhỏ ở tổchức quanh cuống răng gọi là mảnh vụn biểu bì Malassez [12]

1.1.2 Sự mọc răng vĩnh viễn

1.1.2.1 Khái niệm

Mọc răng là một quá trình trong đó một răng đang phát triển di chuyển

từ vị trí ban đầu của nó trong xương hàm đến vị trí chức năng trong miệng và

sự thay đổi của vị trí này trong đời sống [12]

Trên lâm sàng, dựa theo tiêu chuẩn của L M Carr (1962): thời điểmmọc răng được xác định khi có bất kỳ một phần thân răng nào nhú lên khỏilợi và thấy được ở trong miệng [7]

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích sự dịch chuyển cơ học

từ mầm răng trong xương hàm cho đến khi xuất hiện trong khoang miệng: Sựtăng trưởng chân răng, áp lực thủy tĩnh của mạch máu; sự tăng trưởng, sửa

Trang 8

chữa, tái tạo của xương; sự kéo giãn của dây chằng nha chu; sự phát triển của

mô liên kết ở chóp gốc răng Một số gợi ý nguyên nhân là hoạt động của tủy

và sự phát triển trong khoang bao Hertwig và màng ngăn, một số yếu tố khác

là do áp lực của cơ, ảnh hưởng của hormon đặc biệt là hormon tuyến giáp vàhormon tuyến yên [13]

Sự mọc răng được chia làm 3 giai đoạn:

- Thay đổi vị trí trong thời kỳ mầm răng trải qua suốt giai đoạn hìnhchuông, gọi là giai đoạn dịch chuyển trước khi mọc

- Giai đoạn mọc về phía mặt phẳng nhai được bắt đầu từ việc hìnhthành chân răng và kết thúc khi răng đạt đến mức mặt phẳng nhai, gọi là giaiđoạn mọc ( dịch chuyển) tiền chức năng

- Toàn bộ những thay đổi về vị trí của một răng đang thực hiện chứcnăng trong suốt quá trình tồn tại trong miệng thuộc về giai đoạn dịch chuyểnchức năng, hay là giai đoạn dịch chuyển sau khi mọc [12]

Tuổi khoáng hóa, mọc răng và đóng chóp của các răng vĩnh viễn được tóm tắt trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Tuổi khoáng hóa, mọc răng và đóng chóp

của các răng vĩnh viễn [4]

Hình thành

mầm

Tháng thứ 4 UI

Tháng thứ 4 UI

Tháng thứ 5 UI

Khi sinh

Tháng thứ 9

Tháng thứ 4 UI

Tháng thứ 12 5 tuổiBắt đầu

khoáng hóa

Tháng thứ 3

Tháng thứ 4

Tháng thứ 5

Tháng 18

Tháng 24

Khi sinh 3 tuổi 9 tuổiHoàn thành

thân răng 4 tuổi 5 tuổi 7 tuổi 6 tuổi 7 tuổi 3 tuổi 7 tuổi 12 tuổiMọc răng 7 tuổi 8 tuổi 11 tuổi 9 tuổi 10 tuổi 6 tuổi 12 tuổi 18 tuổi Đóng chóp 10 tuổi 11 tuổi 14 tuổi 12 tuổi 13 tuổi 9 tuổi 15 tuổi 18 tuổi

Trang 9

1.1.2.2 Thời gian và trình tự mọc răng vĩnh viễn

Từ khoảng 6 tuổi bộ răng sữa dần dần được thay thế bằng bộ răng vĩnhviễn Sự mọc các răng vĩnh viễn và khớp cắn bộ răng vĩnh viễn có thể chialàm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Mọc các răng cối lớn 1 và các răng cửa giữa vĩnh viễn

- Giai đoạn 2: Mọc các răng cửa bên vĩnh viễn

- Giai đoạn 3: Mọc răng nanh, răng cối nhỏ và răng cối lớn 2: bắt đầu

từ 10 đến 12-13 tuổi

- Giai đoạn 4: Mọc răng khôn

Hình 1.1.Tuổi mọc răng vĩnh viễn [14]

Tuổi mọc

RCG 7-8 tuổi RCB 8-9 tuổi

RN 11-12 tuổi RHN1 10-11 tuổi RHN2 10-12 tuổi RHL1 6-7 tuổi RHL2 12-13 tuổi RHL3 17-21 tuổi

Hàm dưới

RHL2 11-13 tuổi RHL1 6-7 tuổi RHN2 11-12 tuổi RHN1 10-12 tuổi

RN 9-10 tuổi RCB 7-8 tuổi RCG 6-7 tuổi

Trang 10

Trình tự mọc răng vĩnh viễn [7]

Hàm trên 6-1-2-4-3-5-7-8 và 6-1-2-4-5-3-7-8

Hàm dưới (6-1)-2-3-4-5-7-8 và (6-1)-2-4-3-5-7-8

Bảng 1.2 Bảng phát triển của răng vĩnh viễn [7]

Răng cửa giữa 7-8 tuổi Răng cửa giữa 6-7 tuổiRăng cửa bên 8-9 tuổi Răng cửa bên 7-8 tuổiRăng nanh 11-12 tuổi Răng nanh 9-10 tuổiRăng tiền hàm thứ nhất 10-11 tuổi Răng tiền hàm thứ nhất 10-12 tuổiRăng tiền hàm thứ hai 10-12 tuổi Răng tiền hàm thứ hai 11-12 tuổiRăng hàm lớn thứ nhất 6-7 tuổi Răng hàm lớn thứ nhất 6-7 tuổiRăng hàm lớn thứ hai 12-13 tuổi Răng hàm lớn thứ hai 11-13 tuổiRăng hàm lớn thứ ba 17-21 tuổi Răng hàm lớn thứ ba 17-21 tuổi

Giai đoạn 6-10 tuổi:

Đây là giai đoạn hàm răng hỗn hợp sớm

Giữa 6-7 tuổi, răng hàm lớn thứ nhất mọc lên, các răng cửai giữa sữarụng đi và răng vĩnh viễn thay thế chúng bắt đầu mọc và chạm khớp với răngcửa đối diện Thường là răng cửa giữa HD mọc trước, sau đó mới đến răngcửa giữa HT Các răng cửa HD thường mọc về phía lưỡi so với các răng sữa

và di chuyển ra trước dưới áp lực của lưỡi Răng cửa giữa HT xuất hiện lúcban đầu là những chỗ phồng lớn ở ngách tiền đình phía trên các răng sữa

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự mọc răng bình thường của cácrăng vĩnh viễn là khoảng sẵn có ( bao gồm kích thước của các răng sữa và khe

hở giữa chúng) so với khoảng cần có ( kích thước của các răng vĩnh viễn)

Trang 11

Từ 7-8 tuổi các răng cửa bên HD mọc lên Răng cửa bên HT mọc sau

đó một năm Các răng cửa bên HT thường mọc về phía lưỡi và được đưa vềđúng vị trí nhờ áp lực của lưỡi Nếu không có đủ chỗ cho răng này, thời gianmọc sẽ bị chậm lại, răng sẽ bị mọc lệch vào trong hoặc xoay Trong trườnghợp này có thể phải nhổ răng nanh sữa trước khi răng này rụng, dựa vào kiểmtra phim X- quang Nếu chậm trễ răng cửa bên sẽ mọc về phía hàm ếch và gâykhớp cắn ngược với răng cửa dưới Sau khi răng cửa giữa, cửa bên đã mọc lênđúng vị trí thì cuống răng vẫn còn mở rộng

Khoảng 9-10 tuổi, tất cả các răng vĩnh viễn (trừ RHL thứ ba) đã đượchình thành xong phần thân răng và lắng đọng canxi Có thể nhìn thấy mầmrăng hàm lớn thứ ba hình ô van ở góc hàm Trong thời gian này cuống răngnanh sữa và RHS bắt đầu tiêu, thông thường quá trình tiêu chân răng này xảy

ra ở bé gái sớm hơn bé trai từ 1-1,5 năm Tổng kích thước theo chiều gần xacủa các răng nanh sữa, RHS thứ nhất, thứ hai lớn hơn tổng kích thước gần xacủa răng nanh vĩnh viễn, RHN thứ nhất, thứ hai khoảng 1,7 mm ở HD, 0,9

mm ở HT mỗi bên Khoảng chênh lệch này được gọi là khoảng Leeway

Giai đoạn 10-12 tuổi

Đây là giai đoạn răng hỗn hợp muộn

Giai đoạn này hàm răng hỗn hợp chuyển sang răng vĩnh viễn

Răng nanh sữa và răng hàm sữa thứ nhất HD thường rụng cùng lúc,ngay sau đó là RHS thứ nhất HT Thông thường ở HD, răng nanh vĩnh viễnmọc trước RHN thứ nhất và thứ hai Ở HT răng hàm nhỏ thứ nhất mọc trước,sau đó đến RHN thứ hai và răng nanh Một quy tắc quan trọng và duy trì sựthay răng tương xứng ở hai bên cung hàm

Sau khi RHS thứ hai rụng, xảy ra sự điều chỉnh khớp cắn của RHL thứnhất Múi ngoài gần của RHL thứ nhất HT cắn khớp với rãnh ngoài của RHLthứ nhất HD Ở giai đoạn này những biện pháp chỉnh nha dự phòng hoặc can

Trang 12

thiệp chỉnh nha rất có hiệu quả, có thể ngăn ngừa được sự phát triển khớp cắnsai, lệch lạc sau này

RHL thứ hai thường mọc ngay sau RHN thứ hai một thời gian ngắn.Tuy nhiên theo Hurme, có thể RHL thứ hai mọc trước RHN thứ hai trong17% trường hợp Khi đó, RHL thứ nhất có thể bị đẩy nghiêng về phái gần.Hiện tượng này càn trầm trọng hơn nếu ở bệnh nhân bị mất sớm RHS thứhai Do đó tương quan RHL thứ nhất càng sai lệch nhiều hơn, RHN thứ hai

sẽ bị chậm mọc hoặc mọc lệch về phía lưỡi, thậm chí có thể bị kẹt hoàntoàn không mọc được

Giai đoạn sau 12 tuổi

Kể từ khi RHL thứ hai mọc hoàn toàn, khớp cắn đã được hình thànhtương đối hoàn chỉnh theo cả ba chiều: trước sau, chiều ngang và chiều đứng

Chụp phim X- quang ngay sau khi RHL thứ hai mọc sẽ thấy hình ảnhcủa RHL thứ ba đang phát triển.Không thể xác định chính xác thời gian mọccủa RHL thứ ba, nó thay đổi tùy từng cá thể Nhìn chung, ở nữ giới răng nàymọc lên sớm hơn ở nam giới và sự hoàn thành mọc răng ở nữ giới cũng nhanhhơn ở nam giới

Kể từ khi RHL thứ hai mọc hoàn toàn, khớp cắn đã được hình thànhtương đối hoàn chỉnh theo cả ba chiều: trước sau, chiều ngang và chiều đứng

Chụp phim X-quang ngay sau khi RHL thứ hai mọc sẽ thấy hình ảnh củaRHL thứ ba đang phát triển.Không thể xác định chính xác thời gian mọc củaRHL thứ ba, nó thay đổi tuỳ từng cá thể Hurme ước tính thời gian mọc trungbình là khoảng 20,5 tuổi Nhìn chung, ở nữ giới răng này mọc lên sớm hơn ởnam giới và sự hoàn thành mọc răng ở nữ giới cũng nhanh hơn ở nam giới

Răng hàm lớn thứ ba là răng mọc muộn nhất, do thường không có đủchỗ trên cung hàm nên dễ bị mọc lệch, gây ra nhiều rối loạn Những rối loạn

đó không chỉ là đau, viêm nhiễm mà còn có thể là những rối loạn chức năng

Trang 13

ảnh hưởng lâu dài đến khớp cắn, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm những bệnh

lý ở khớp thái dương hàm

Có nhiều trường hợp, mới đầu tương quan vùng răng cửa vĩnh viễnbình thường, nhưng khi RHL thứ hai và nhất là RHL thứ ba mọc tạo một áplực đẩy ra trước làm xô lệch nhóm răng cửa, đặc biệt là răng cửa dưới [15]

1.2 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TUỔI MỌC RĂNG

1.2.1 Các yếu tố toàn thân

1.2.1.1 Giới

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ nữ mọc răng sớm hơn trẻnam [16], [17] Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa răng cửa bên và răng nanhhàm trên và răng nanh hàm dưới [18], [19] Sự chênh lệch thời gian mọctrung bình là 4-6 tháng, khác biệt lớn nhất là răng nanh vĩnh viễn Ở giới

nữ, sự mọc răng sớm hơn được cho là do sự hình thành và hoàn thiện sớmhơn Sự mọc răng diễn ra liên tục, đặc biệt trong suốt pha hai của quá trìnhmọc răng, có sự khác nhau giữa hai giới: thứ tự mọc răng kinh điển xuấthiện với tần suất nhiều hơn ở nam giới ( 20% hàm trên, 17% hàm dưới) và

so sánh với nữ giới (12% hàm trên, 8% hàm dưới) [18], [20] Ở nữ giới,răng nanh hàm trên có thể mọc sớm hơn răng hàm nhỏ thứ 2, và ở hàmdưới răng hàm nhỏ thứ 2 có thể mọc trước răng hàm lớn thứ 2, ở nam giớihầu hết trình tự mọc thì ngược lại [20]

1.2.1.2 Di truyền

Yếu tố di truyền tham gia kiểm soát sự mọc của răng trong nhiềunghiên cứu trên sinh đôi hợp tử đã chỉ ra một tỉ lệ tương đương nhau là 0.9[21] Những nghiên cứu trên trẻ sinh đôi và chị em ruột đã đưa ra một tỉ lệtương đương nhau rất thấp nhưng nó vẫn cao hơn những cá nhân không cóquan hệ với nhau Một vài tác giả đã cho rằng yếu tố di truyền ảnh hưởng lên

sự phát triển răng nhiều hơn là sự mọc răng [22]

Trang 14

Cả nghiên các cứu dọc và nghiên cứu cắt ngang đều chỉ ra sự khácnhau về thời gian mọc răng giữa các chủng tộc khác nhau [23], [24], [25].Răng vĩnh viễn mọc sớm hơn ở người châu Phi và châu Mỹ- Phi hơn là châu

Á và người cáp ca [26]

Có một số rối loạn di truyền đã được biết có ảnh hưởng tới sự mọcrăng Hầu hết là gây chậm mọc răng vĩnh viễn, một số khác có liên quan vớihiện tượng thiếu răng Rối loạn di truyền có thể được chia thành các rối loạngây ảnh hưởng tới sự hình thành men răng và / hoặc u nang răng (ví dụ như

sự hình thành men răng không hoàn toàn, hội chứng củaHurler,mucopolysacharidosis VI) và những rối loạn làm ức chế hoạt động của

tế bào hủy xương ( như hội chứng loạn sản đòn sọ, bệnh đặc xương) Ngoài racác hội chứng khác liên quan tới sự thiếu hụt tăng trưởng hoặc gây ra chậmmọc răng do nhiều răng thừa hoặc sự tăng sản lợi [27]

1.2.1.3 Dinh dưỡng

Mặc dù những tài liệu về sự ảnh hưởng của dinh dưỡng tới sự mọc răngvĩnh viễn thì khá hiếm, nhưng cũng có bằng chứng về tình trạng suy dinhdưỡng kéo dài xuất hiện sớm trong thời kỳ thơ ấu có liên quan tới sự chậmmọc răng [28] Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi mọc răng Chậm mọcrăng liên quan đến nhẹ cân khi sinh, thiếu dinh dưỡng, thiếu calci, còi xương dothiếu vitamin D Calci cần thiết cho sự phát triển mầm răng Sự hấp thu calci phụthuộc vào nồng độ phosphat và vitamin D Phosphat cao làm giảm hấp thu calci.Vitamin D hấp thu chủ yếu qua ánh sáng mặt trời và thức ăn nhưng cần một chế

độ ăn có dầu mỡ để hòa tan vitamin D cần cho hấp thu [29]

1.2.1.4 Sinh non

Theo tổ chức y tế thế giới, sinh non được định nghĩa là trẻ được sinh ratrước tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc nếu cân nặng của trẻ dưới 2500g Tỷ lệ

Trang 15

sinh non hàng năm thì thay đổi trong dân số và được báo cáo là từ 5-13 % ởcác nước phát triển [30].

Cân nặng của trẻ sơ sinh ngay sau sinh thì thường được công nhận làchỉ số chính xác nhất để đánh giá trẻ đẻ non

Ảnh hưởng của việc sinh non lên sự phát triển răng và mọc răngđược nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo các phát hiện trêngiai đoạn hàm răng sữa, trong khi các tài liệu về sự phát triển của bộ răngvĩnh viễn, đặc biệt là sự mọc của răng vĩnh viễn thì rất hiếm Hầu hết cácnghiên cứu đều chỉ ra rằng trẻ sinh non thì thường mọc răng sữa và răngvĩnh viễn chậm, nếu thời gian mọc răng được so sánh với những trẻ cùngtuổi (những trẻ sinh đủ tháng)[31-33]

1.2.1.5 Yếu tố kinh tế xã hội

Trong rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ xuất thân từ tầnglớp kinh tế xã hội cao hơn thì mọc răng sớm hơn những trẻ xuất thân từnhững tầng lớp thấp hơn [34], trong khi các nghiên cứu khác lại không ủng hộgiả thuyết này [35]

Người ta cho rằng trẻ xuất thân từ tầng lớp cao hơn thì được chăm sócsức khỏe , dinh dưỡng tốt hơn và những yếu tố này có ảnh hưởng tới sự pháttriển sớm của bộ răng

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng trình tự mọc răng vĩnh viễn thì khácnhau giữa những trẻ em xuất thân từ những tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau.Răng mọc đầu tiên trong khoang miệng ở trẻ có xuất thân cao hơn là răng cửahàm dưới, ngược lại là răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở những trẻ ở tầnglớp thấp hơn [35]

1.2.1.6 Chiều cao, cân nặng

Có một mối tương quan rõ ràng giữa chiều cao và cân nặng của cơ thể

và sự mọc răng đã được chỉ ra ở các nghiên cứu trước đây [21][36] Ở những

Trang 16

trẻ cao hơn và nặng hơn thì có rất ít sự khác biệt trong quá trình phát triển của

bộ răng trong khi rõ ràng là có mối liên quan chặt chẽ giữa những trẻ chậmphát triển và mọc chậm răng

Nghiên cứu trên những trẻ béo phì và sự phát triển của cung răng cũngchỉ ra rằng có mối tương quan chặt chẽ: trẻ béo phì thì hoàn thiện sớm hơn vàrăng mọc sớm hơn trung bình từ 1,2 đến 1,5 năm so với trẻ có chỉ số khối của

cơ thể bình thường [37]

1.2.1.7 Hình thái sọ mặt

Mặc dù sự mọc răng có mối liên quan lỏng lẻo với sự phát triển toànthân và sự phát triển của mặt nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng sự mọc củarăng hàm lớn thứ 2 có thể khác nhau ở các đối tượng sai khớp cắn hạng II vàhạng I xương [38]

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự hình thành và mọc răng hàm trên,đặc biệt là răng hàm lớn thì chậm hơn ở những bệnh nhân sai khớp cắn hạngIII xương [39]

Cũng nhiều nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của kiểu mặt lên sựphát triển răng Nghiên cứu đầu tiên trên khía cạnh này là có sự khác nhau vềquá trình hoàn thiện răng ở bệnh nhân khớp cắn hở và khớp cắn sâu Sự khácnhau này là khoảng 6 tháng tuổi, tuy nhiên cỡ mẫu nhỏ [40]

1.2.1.8 Nội tiết tố

Sự mất cân bằng của các tuyến nội tiết thường gây ảnh hưởng rất lớntới toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bộ răng Thiểu năng tuyến giáp, thiểu năngtuyến yên, thiểu năng tuyến cận giáp, và giả thiểu năng tuyến cận giáp lànhững rối loạn nội tiết thường gặp nhất có mối liên quan tới tình trạng chậmmọc răng vĩnh viễn [41], [42]

Sự phát triển của bộ răng tăng lên trong các trường hợp tăng bài tiếtadrogen của tuyến thượng thận, sự tiết quá mức của hormon tăng trưởng vàhormon tuyến giáp [21]

Trang 17

1.1.2.9 Các bệnh toàn thân

Hầu hết các bệnh toàn thân được báo cáo trong y văn đều làm chậmmọc răng, và chỉ có đái tháo đường làm tăng tốc độ mọc răng [27][43] Cónhiều cơ chế khác nhau gây ra sự chậm mọc răng này, nhưng thường liênquan tới những răng sữa không thay, quá sản lợi, lợi xơ hoặc sự thay đổihormon ảnh hưởng tới sự tái tạo xương

1.2.2 Các yếu tố tại chỗ

- Thay răng sữa sớm: Theo Attia, khi nhổ răng sữa có chân răng tiêu

2/3 thì răng vĩnh viễn thay thế sẽ mọc sớm, nếu nhổ răng sữa khi chân răngmới bắt đầu tiêu hay trước đó sẽ làm răng vĩnh viễn mọc chậm

Nghiên cứu của Dale cho thấy, khi nhổ răng sữa nếu mầm răng vĩnhviễn bên dưới có chân răng đã được khoáng hoá 1/2 chiều dài thì răng vĩnhviễn sẽ mọc sớm và ngược lại

- Chấn thương, chân không tiêu, răng sữa nhiễm trùng nặng, dính khớp

- Lợi xơ: gây xơ trai bề mặt lợi làm cho mầm răng ở dưới khó có thểtách lợi đi lên

1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ TUỔI MỌC RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1.3.1 Một số nghiên trên thế giới và Việt Nam về tuổi mọc răng

1.3.1.1 Trên thế giới

Ngay từ thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự mọcrăng Theo L M Carr (1962) thì thời điểm mọc răng được xác định khi có bất

kỳ một phần thân răng nào nhú lên khỏi lợi và thấy được ở trong miệng [7]

Đến năm 1974 thì Lunt và Law đã đưa ra được thời gian mọc răng sữa

và răng vĩnh viễn [5]

Năm 1999, W.B Saunders đã đưa ra bảng thống kê thời gian hìnhthành, tuổi mọc của hàm răng sữa và răng vĩnh viễn

Trang 18

Đến năm 2004, khi nghiên cứu trên 3744 học sinh và sinh viên từ 4-15 tuổisống tại Tehran, Iran tác giả Moslemi M đã đưa ra kết luận: trừ răng hàm nhỏ thứhai hàm trên thì tuổi mọc trung bình của các răng vĩnh viễn ở nữ mọc sớm hơnnam Răng hàm dưới mọc sớm hơn răng hàm trên ở cả nam lẫn nữ Trong giới nữthì răng nanh hàm trên mọc sớm hơn răng hàm nhỏ thứ 2 hàm trên [9].

1.3.1.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam tuy chưa có nhiều nghiên cứu về tuổi và trình tự mọc răngvĩnh viễn của trẻ em Việt Nam nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu được tiếnhành trên nhiều tỉnh thành khác nhau

Theo Hoàng Tử Hùng, mọc răng là một quá trình trong đó đang pháttriển di chuyển từ vị trí ban đầu của nó trong xương hàm đến vị trí chức năngtrong miệng và sự thay đổi của vị trí này trong đời sống [12]

Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Xuân Uông, Trương Mạnh Dũng,Trần Ngọc Thành (1996) trên 1112 trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi của HàNội- Lào Cai cho thấy thời gian mọc răng sữa của trẻ em ở Hà Nội, LàoCai có sự khác biệt không đáng kể so với trẻ em Việt Nam nhưng so vớinước ngoài thì có sự khác biệt rõ rệt; điều kiện dinh dưỡng có ảnh hưởngđến tuổi mọc răng của trẻ[44]

Ngoài ra, trong nghiên cứu về trình tự và thời gian mọc răng vĩnh viễncủa Nguyễn Thị Mỹ Trang, Huỳnh Kim Khang, Hoàng Tử Hùng (2007) đãrút ra kết luận: răng cối lớn hàm trên mọc lúc 6,65 tuổi, hàm dưới mọc lúc6,38 tuổi; Răng cửa giữa hàm trên mọc lúc 7,33 tuổi, hàm dưới mọc lúc 6,4tuổi; Răng cửa bên hàm trên mọc lúc 8,27 tuổi, hàm dưới mọc lúc 7,37 tuổi.Các tác giả cũng rút ra được mẫu trình tự mọc răng phổ biến cho cả 2 giới6D-1D-6T-1T-2D-2T [45]

Mới đây là nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà và cộng sự trên 2568 trẻtrẻ từ 5-8 tuổi ở 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thái Bình, Lạng Sơn) đã chỉ ra

Trang 19

rằng các răng cửa giữa, cửa bên, răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm lớn thứnhất hàm dưới thường mọc sớm hơn răng hàm trên cùng số răng Răng hàmlớn thứ nhất là răng mọc sớm nhất trên cung hàm khoảng 6 tuổi [46]

1.3.2 Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về các yếu tố liên quan tới tuổi mọc răng

1.3.2.1 Trên thế giới

Trên thế giới cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các yếu

tố ảnh hưởng tới sự mọc răng bao gồm cả yếu tố toàn thân và yếu tố tại chỗ

Nghiên cứu của Sadakatsu Sato (1985) ở Nhật cho thấy nữ mọc răngsớm hơn nam, răng dưới mọc sớm hơn răng trên tương ứng [6]

Nghiên cứu của Mugonzibwa EA, Kuijpers- Jgtman AM, Laine- Alava

MT, van Hof MA thấy rằng trẻ châu Phi và Mỹ - Phi mọc răng sớm hơn trẻsống ở châu Á [3]

1.3.2.2 Tại Việt Nam

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Xuân Uông, Trương MạnhDũng, Trần Ngọc Thành (1996) trên 1112 trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi của

Hà Nội- Lào Cai cho thấy điều kiện dinh dưỡng có ảnh hưởng đến tuổi mọcrăng của trẻ [44]

Ngoài ra, trong nghiên cứu về trình tự và thời gian mọc răng vĩnh viễn củaNguyễn Thị Mỹ Trang, Huỳnh Kim Khang, Hoàng Tử Hùng (2007) thì rănghàm dưới thường mọc trước răng hàm trên cùng tên và nữ thường mọc sớm hơnnam Các tác giả cũng đã kết luận rằng mẫu trình tự mà họ đưa ra mang thuộctính “Châu Á”: răng cối lớn thứ nhất hàm dưới thường là răng mọc đầu tiên(khácvới mẫu trình tự phổ biến của trẻ người Châu Âu và Châu Phi)[45]

Trang 20

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Tại 8 tỉnh/ thành phố được Bộ Y Tế lựa chọn theo chương trình điềutra tình hình bệnh tật học đường năm 2011: Yên Bái, Hòa Bình, Hải Phòng,Huế, Ninh Thuận, Kiên Giang, Kom Tum, Thành phố Hồ Chí Minh

- Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt (Trường Đại học Y Hà Nội)

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Đối tượng

Học sinh trong độ tuổi 6-12 tuổi đang sống tại 8 tỉnh/ thành phố trên

2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 tuổi (tính đến thời điểm tiến hànhnghiên cứu), đang học tại trường tiểu học và trung học cơ sở được lựa chọnthuộc 8 tỉnh trên

- Tự nguyện và hợp tác khi tham gia nghiên cứu

- Được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ để tham gianghiên cứu

2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Trẻ em không nằm trong độ tuổi nghiên cứu (<6 tuổi hoặc >12 tuổi)

- Không học tại trường tiến hành nghiên cứu

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Trẻ bị dị tật bẩm sinh, dị hình, mắc các bệnh ảnh hưởng tới sự pháttriển.của đầu mặt và cung răng, bị chấn thương vùng hàm mặt

- Trẻ chậm phát triển thể chất hoặc béo phì

- Không có sự chấp thuận của bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ

Trang 21

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu trong nghiên cứu này là mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu

[47]

n: cỡ mẫu nghiên cứu

p: tỷ lệ mọc của răng đại diện trong độ tuổi 6-12 Lấy p = 0,3 theo nghiên cứu của Ambika Lakshmappa và cộng sự (2011)[48]

d: sai số tương đối ( d= 0.02)

Z1-α/2: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96)

DE: hệ số thiết kế nghiên cứu ( DE=2)

Bậc 5: chọn đối tượng nghiên cứu

- Cỡ mẫu: chọn ngẫu nhiên 4033 trẻ trong số tổng số trẻ đủ tiêu chuẩn lựachọn từ 6-12 tuổi trong đợt đi thực tế cộng đồng tại 8 tỉnhtheo chương trình điềutra của Bộ Y Tế năm 2011

Mỗi tỉnh chọn ra 1 huyện và 1 thành phố, thị xã hoặc thị trấn để thựchiện nghiên cứu Cụ thể điều tra được tiến hành tại 4 trường tiểu học, 4 trườngTHCS, 4 trường PTTH thuộc huyện và thành phố trên đã được chọn xây dựng

mô hình thí điểm Y tế trường học thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về Y

tế năm 2011 ( tổng cộng 12 trường/ tỉnh)

Trang 22

Vì đề tài của chúng tôi chỉ giới hạn trong độ tuổi từ 6-12 nên số liệuđược thu thập tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại 8 tỉnh trên

 Tỉnh Yên Bái: điều tra được tiến hành tại:

+ Xã Cẩm Ân: khám trường tiểu học Cẩm Ân, THCS Cẩm Ân

 Tỉnh Hòa Bình: khám các trường: tiểu học Cù Chính Lan, THCS CùChính Lan, Tiểu học Đông Tiến, THCS Đông Tiến, Tiểu học Kim Bình,THCS Kim Bình, Tiểu học thị trấn Bo, THCS thị trấn

 Hải Phòng: điều tra được tiến hành tại:

+ Phường Phú Cát: khám trường tiểu học Phú Cát và THCS Nguyễn Du

- Huyện Phong Điền:

+ Thị trấn Phong Điền: khám trường tiểu học Trần Quốc Toản vàTHCS thị trấn Phong Điền

+ Xã Phong Anh: khám trường tiểu học Hương Lâm và THCS Phong An

Trang 23

 Kiên Giang: điều tra được tiến hành tại:

- Thị xã Hà Tiên:

+ Phường Tô Châu: khám trường tiểu học Tô Châu, THCS Đông Hồ 2.+ Xã Mỹ Đức: khám trường tiểu học Mỹ Đức, THCS Đông Hồ 1

- Huyện Giồng Riềng:

+ Thị trấn Giồng Riềng: khám trường tiểu học thị trấn Giồng Riềng,THCS Mai Thị Hồng Hạnh

+ Xã Long Thạnh: khám trường tiểu học Long Thạnh 1, THCS LongThạnh 1

Tỉnh Ninh Thuận: điều tra được tiến hành tại:

- Huyện Ninh Hải:

+ Thị trấn Khánh Hải: khám trường tiểu học Khánh Nhơn, THCSLương Thế Vinh

+ Xã Hộ Hải: khám trường tiểu học Lương Cách, THCS NguyễnThái Bình

Tỉnh Kon Tum: điều tra được tiến hành tại:

Trang 24

- Huyện Ngọc Hồi:

+ Đăk Dục: khám trường tiểu học Lê Văn Tám, THCS Đăk Dục

+ Thị trấn Plei Kần: khám trường tiểu học Thị trấn, THCS thị trấnPlei Kần

 Thành phố Hồ Chí Minh: điều tra được tiến hành tại:

+ Đối với các trường có số học sinh ≤ 500 học sinh, sẽ tiến hành điềutra toàn bộ học sinh trong trường

Đối tượng nghiên cứu được chia làm các nhóm tuổi (tính từ thời điểmnghiên cứu):

- 6 tuổi: trẻ được 5 tuổi, 11 tháng, 29 ngày tính đến ngày tiến hành điều tra

- 7 tuổi: trẻ được 6 tuổi, 11 tháng, 29 ngày tính đến ngày điều tra

- 8 tuổi: trẻ được 7 tuổi, 11 tháng, 29 ngày tính đến ngày điều tra

- 9 tuổi: trẻ được 8 tuổi, 11 tháng, 29 ngày tính đến ngày điều tra

- 10 tuổi: trẻ được 9 tuổi, 11 tháng, 29 ngày tính đến ngày điều tra

- 11 tuổi: trẻ được 10 tuổi, 11 tháng, 29 ngày tính đến ngày điều tra

- 12 tuổi: trẻ được 11 tuổi, 11 tháng, 29 ngày tính đếnngày điều tra

Trang 25

2.3.4 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

+ Tuổi

+ Giới

- Tình trạng mọc răng vĩnh viễn

+ Số lượng răng cửa giữa ( R11,R21, R31, R41): có/ không

+ Số lượng răng cửa bên (R12,R22, R32, R42): có/ không

+ Số lượng răng nanh (R13,R23, R33, R43): có/ không

+ Số lượng răng hàm nhỏ thứ nhất (R14,R24, R34, R44): có/ không

+ Số lượng răng hàm nhỏ thứ hai (R15,R25, R35, R45): có/ không.

+ Số lượng răng hàm lớn thứ nhất (R16,R26, R36, R46): có/ không.+ Số lượng răng hàm lớn thứ hai (R17,R27, R37, R47): có/ không

2.3.5 Tiêu chuẩn xác định răng đã mọc trên cung hàm

Trên lâm sàng, dựa theo tiêu chuẩn của L.M.Carr (1962): thời điểmmọc răng được xác định khi có bất kỳ một phần thân răng nào nhú lên khỏilợi và thấy được ở trong miệng [7]

2.3.6 Các bước nghiên cứu

- Lựa chọn địa điểm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu nhiềubậc

- Lập danh sách các tỉnh, khảo sát cộng đồng, liên hệ với chính quyềnđịa phương nơi tiến hành nghiên cứu

- Lựa chọn các trường học tiến hành điều tra

Trang 26

- Chọn 4033 trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 theo phương pháp chọn mẫungẫu nhiên đơn.

2.3.7 Phương pháp thu thập thông tin

Tiến hành thu thập thông tin thông qua phỏng vấn và thăm khám lâm sàng

2.3.7.1 Phỏng vấn: sử dụng bộ câu hỏi có sẵn (Phụ lục 1) nhằm mục đích thu thập

những thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu gồm họ tên, tuổi, giới

2.3.7.2 Thăm khám trực tiếp:

Công cụ thu thập thông tin gồm:

- Sử dụng phiếu khám để ghi lại thông tin đã thăm khám được

- Sử dụng dụng cụ khám để đánh giá tình trạng mọc răng và một số yếu

tố liên quan bao gồm:

+ Bộ khay khám răng: gương, gắp, thám trâm

+ Dụng cụ để khử khuẩn: bông, cồn, găng tay, dung dịch sát trùng dụng cụ

2.3.7.3.Người phỏng vấn và thăm khám

- Người phỏng vấn và thăm khám trực tiếp là các bác sỹ nội trú và caohọc chuyên ngành răng hàm mặt, viện Đào tạo Răng hàm mặt, trường Đại học

Y Hà Nội được chia làm 8 nhóm Mỗi nhóm gồm hai bác sỹ của trường đại học

Y Hà Nội và hai bác sỹ răng hàm mặt tại địa phương tiến hành nghiên cứu

- Các bác sỹ được tập huấn nhằm thống nhất phương pháp phỏng vấn

và phương pháp khám; thống nhất cách sử dụng bộ câu hỏi và khám bệnhnhân, chuẩn hóa theo chỉ số Kappa, có trách nhiệm và tuyệt đối tuân thủ quytrình nghiên cứu khoa học, nắm vững mục tiêu và yêu cầu của nghiên cứu

2.3.8 Xử lý số liệu

- Làm sạch số liệu trước khi phân tích

- Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0

- Dùng test 2 để so sánh các tỷ lệ, hoặc test Fisher exact trongtrường hợp tần số lý thuyết < 5

Trang 27

- Giá trị p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

- Hạn chế bằng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

- Tập huấn kỹ cho cán bộ điều tra, cho điều tra thử

- Kiểm tra số liệu hàng ngày, bổ sung những thông tin còn thiếu

- Hồi quy đa biến

2.3.10 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ ngày 21/11/2011 đến ngày 18/8/2013

2.3.11 Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện theo chương trình điều tra sức khỏe họcđường của Bộ Y Tế, được tiến hành tại địa phương, có sự đồng ý của chínhquyền địa phương, ban lãnh đạo, phụ huynh học sinh tại các trường tiểu học

và trung học tiến hành nghiên cứu

- Giải thích rõ cho phụ huynh học sinh, giáo viên và các đối tượng thamgia nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu, trách nhiệm của người nghiêncứu, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên những đối tượng hoàn toàn tự nguyện,không ép buộc và trên tinh thần hợp tác

- Toàn bộ thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu màkhông phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác

- Trong khi thăm khám nếu phát hiện các tình trạng bệnh lý về răngmiệng, bệnh nhân sẽ được tư vấn điều trị và kết quả sẽ được ghi chép lại ở sổkhám chữa bệnh định kỳ của bệnh nhân để gửi về cho phụ huynh

Trang 28

- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi lại cho địa phương.

Chương 3 KẾT QUẢ

3.1 TÌNH TRẠNG MỌC RĂNG VĨNH VIỄN CỦA TRẺ EM TỪ 6-12 TUỔI TẠI VIỆT NAM

3.1.1.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi 11 tuổi 12 tuổi

Biều đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới

Nhận xét:

- Trong 4033 đối tượng nghiên cứu từ 6-12 tuổi, tỷ lệ nam, nữ xấp xỉnhau: nam ( 50,6%) và nữ ( 49,4%) Trong số trẻ được nghiên cứu, trẻ 11 tuổichiếm tỷ lệ cao nhất ( 18,5%), tiếp theo là trẻ 8 tuổi ( 16,6%), ở trẻ 9 tuổi, 10tuổi,12 tuổi tỷ lệ xấp xỉ nhau và trẻ 6 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất ( 10,4%) Trẻ

6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 10 tuổi số trẻ nam nhiều hơn số trẻ nữ, ngược lại, ở trẻ 9tuổi, 11 tuổi và 12 tuổi số trẻ nữ nhiều hơn nam Sự khác biệt này có ý nghĩathống kê ( p< 0.05)

Trang 29

3.1.2 Răng cửa giữa

Bảng 3.1: Tỷ lệ mọc của răng cửa giữa theo nhóm tuổi

Tuổi

Số răng

6 tuổi

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

11 tuổi

12 tuổin=419 n=555 n=670 n=526 n=574 n=747 n=542

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mọc răng cửa giữa theo nhóm tuổi

Nhận xét

Trang 30

 Ở tất cả các độ tuổi, răng cửa giữa hàm dưới đều mọc trước răngcửa giữa hàm trên, các răng cửa giữa hàm dưới tập trung mọc từ 7-

8 tuổi (69,4% đến 90,6%), răng cửa giữa hàm trên từ 6-7 tuổi ( từ56,4% đến 90,0%)

 Ở trẻ 6 tuổi, tỷ lệ mọc răng cửa giữa hàm dưới ( 56,4%) gấp đôi răngcửa giữa hàm trên ( 21,6%)

 Đến 7 tuổi, trong khi răng cửa giữa hàm dưới đã mọc trên 90% thì răngcửa hàm trên đạt 69,4%, và tới 8 tuổi răng cửa giữa hàm trên mới mọcđược 90,6%

 Đến 11 tuổi, 100% trẻ em đã mọc răng cửa giữa hàm dưới và tới 12tuổi mới có 100% mọc răng cửa hàm trên

3.1.3 Răng cửa bên

Bảng 3.3: Tỷ lệ mọc của răng cửa bên theo nhóm tuổi

Tuổi

Số răng

6 tuổi

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

11 tuổi

12 tuổin=419 n=555 n=670 n=526 n=574 n=747 n=542

Trang 31

6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi 11 tuổi 12 tuổi

Biểu đồ: Tỷ lệ mọc răng cửa bên theo nhóm tuổi

Nhận xét:

 Răng cửa bên hàm dưới bắt đầu mọc sớm hơn răng cửa bênhàm trên Răng cửa bên hàm dưới tập trung mọc lúc 6-8 tuổi,răng cửa bên hàm trên mọc lúc 7-9 tuổi

 Lúc trẻ 6 tuổi, tỷ lệ mọc của răng cửa bên hàm dưới (19,6%)gần gấp 8 lần tỷ lệ mọc của răng cửa bên hàm trên (2,7%) Đếnlúc 8 tuổi, răng cửa bên hàm dưới đã mọc được gần 90%( 86,9%), trong khi răng cửa bên hàm trên phải đến 9 tuổi mớimọc được 89,6%

 Tỷ lệ mọc răng cửa bên ở cả 2 hàm lúc 10 tuổi, 11 tuổi gầntương đương nhau và đến 12 tuổi 100% trẻ em đã mọc răngcửa bên

3.1.4 Răng nanh

Bảng 3.4: Tỷ lệ mọc của răng nanh theo nhóm tuổi

Trang 32

Số răng

6 tuổi

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10tuổi

11tuổi

12tuổin=419 n=555 n=670 n=526 n=574 n=747 n=542

Biểu đồ…: Tỷ lệ mọc răng nanh theo nhóm tuổi

Nhận xét:

 Không có trẻ 6 tuổi nào mọc răng nanh ở cả 2 hàm

 Đến 7 tuổi, răng nanh hàm dưới đã bắt đầu mọc nhưng tỷ lệ còn rấtthấp ( 0,7%)

Trang 33

 Răng nanh hàm dưới tập trung mọc lúc 8-11 tuổi trong khi răngnanh hàm trên mọc lúc 9-12 tuổi Lúc 8 tuổi, tỷ lệ mọc răng nanhhàm dưới (16,6%) gấp đôi tỷ lệ mọc răng nanh hàm trên (8,4%) Ởtrẻ 9,10 tuổi, tỷ lệ mọc răng nanh hàm dưới đều gấp rưỡi răng nanhhàm trên Đến 11 tuổi hầu hết răng nanh hàm dưới đã mọc (92,6%),trong khi đến 12 tuổi, tỷ lệ mọc của răng nanh hàm trên mới tươngđương tỷ lệ mọc của răng hàm dưới lúc 11 tuổi ( 95,6%).

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

11 tuổi

12 tuổin=419 n=555 n=670 n=526 n=574 n=747 n=542

Trang 34

6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi 11 tuổi 12 tuổi

Biểu đồ: Tỷ lệ mọc răng hàm nhỏ thứ nhất theo nhóm tuổi

Nhận xét

 Trong nghiên cứu, không có răng hàm nhỏ thứ nhất nào mọc lúc 6tuổi mà nó tập trung mọc từ lúc 8-11 tuổi ở cả hai hàm (hàm trên từ16,6% răng mọc đến 92,3%, và hàm dưới từ 14,2% đến 90,7%) Ởtất cả các nhóm tuổi từ 6-12, tỷ lệ mọc của răng hàm nhỏ thứ nhất ở

cả hai hàm gần tương đương nhau

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

11 tuổi

12 tuổin=419 n=555 n=670 n=526 n=574 n=747 n=542

Trang 35

6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi 11 tuổi 12 tuổi

Biểu đồ: Tỷ lệ mọc răng hàm nhỏ thứ hai theo nhóm tuổi

Nhận xét:

 Chưa có trẻ nào mọc răng hàm nhỏ thứ hai lúc 6 tuổi Đến 7tuổi, răng bắt đầu mọc ở cả hai hàm nhưng với tỷ lệ còn rấtthấp ( hàm trên 0,2%, hàm dưới 0,8%)

 Răng hàm nhỏ thứ hai ở cả hai hàm có tỷ lệ mọc gần tươngđương nhau ở trẻ từ 8-12 tuổi, và tập trung mọc nhiều nhất từlúc 9-12 tuổi: lúc 9 tuổi, răng đã mọc được gần 30% và đến 12tuổi là trên 90% răng đã mọc

Trang 36

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

11 tuổi

12 tuổin=419 n=555 n=670 n=526 n=574 n=747 n=542

Biểu đồ: Tỷ lệ mọc răng hàm lớn thứ nhất theo nhóm tuổi

 Đến 12 tuổi, tất cả trẻ đều đã mọc răng hàm lớn thứ nhất ở cả hai hàm

Trang 37

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

11 tuổi

12 tuổin=419 n=555 n=670 n=526 n=574 n=747 n=542

Biểu đồ: Tỷ lệ mọc răng hàm lớn thứ hai theo nhóm tuổi

Nhận xét:

 Chưa có răng hàm lớn thứ hai nào mọc lúc 6 tuổi và 7 tuổi trong nghiên cứunày R7 bắt đầu mọc lúc trẻ 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi nhưng tỷ lệ còn rất thấp

Trang 38

 Răng hàm lớn thứ hai hàm dưới mọc sớm hơn răng hàm lớn thứ hai hàmtrên: lúc 10 tuổi, tỷ lệ mọc của răng hàm lớn thứ hai hàm dưới (30,4%)gấp rưỡi răng hàm lớn thứ hai hàm trên (18,6%) Đến 12 tuổi, răng hàmlớn thứ hai hàm dưới đã mọc được gần 90% (88,1%) trong khi lúc nàyrăng 7 hàm trên mới mọc được 77,3 % và sẽ tiếp tục mọc sau 12 tuổi.

3.2 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI MỌC RĂNG VĨNH VIỄN VỚI GIỚI TÍNH CỦA TRẺ

3.2.1 Răng cửa giữa

Bảng 3.9: Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa giữa của trẻ 6 tuổi theo giới tính

Trang 39

HT

Có 392 (65,1%) 378 (74,4%)

0,001Không 210 (34,9%) 130 (25,6%)

Nhận xét: Ở trẻ 7 tuổi, tỷ lệ mọc răng cửa giữa ở cả hàm trên (74,4%) và

hàm dưới (91,9%) của giới nữ đều cao hơn giới nam ( hàm trên 65,1%;hàm dưới 88,4%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

Bảng 3.11: Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa giữa của trẻ 8 tuổi theo giới tính

- Trong khi đó tỷ lệ mọc răng cửa giữa hàm dưới ở nữ (98,6%) cao hơn ởnam (97,0%), nhưng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

Bảng 3.12: Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa giữa của trẻ 9 tuổi theo giới tính

Giới

Trang 40

- Ở hàm dưới, tỷ lệ mọc răng cửa giữa ở nữ đã đạt 100%, trong khi ởnam đạt 99,0% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Bảng 3.13: Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa giữa của trẻ 10 tuổi theo giới tính

Ngày đăng: 10/10/2014, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Đào Thị Hằng Nga (2004), Nhận xét tình hình mất răng hàm sữa sớm và những hậu quả lệch lạc răng ở học sinh lứa tuổi 9-10 trường Tiểu học Đông Thái- Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét tình hình mất răng hàm sữasớm và những hậu quả lệch lạc răng ở học sinh lứa tuổi 9-10trường Tiểu học Đông Thái- Hà Nội
Tác giả: Đào Thị Hằng Nga
Năm: 2004
16. Nystrom M, Kleemola-Kujala E, Evalahti M, Peck L, Kataja M.(2001) Emergence of permanent teeth and dental age in a series of Finns. Acta Odontol Scand.59,49-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ActaOdontol Scand
17. Ekstrand KR, Christiansen J, Christiansen ME. (2003). Time and duration of eruption of first and second permanent molars: a longitudinal investigation. Community Dent Oral Epidemiol. 31,344-350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community Dent Oral Epidemiol
Tác giả: Ekstrand KR, Christiansen J, Christiansen ME
Năm: 2003
18. Kochhar R, Richardson A.(1998). The chronology and sequence of eruption of human permanent teeth in Northern Ireland. Int J Paediatr Dent .8,243-252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J PaediatrDent
Tác giả: Kochhar R, Richardson A
Năm: 1998
19. Jaswal S.(1983). Age and sequence of permanent-tooth emergence among Khasis. Am J Phys Anthropol .62,177-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Phys Anthropol
Tác giả: Jaswal S
Năm: 1983
20. Leroy R, Cecere S, Lesaffre E, Declerck D.(2008). Variability in permanent tooth emergence sequences in Flemish children. Eur J Oral Sci.116,11- 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur J OralSci
Tác giả: Leroy R, Cecere S, Lesaffre E, Declerck D
Năm: 2008
21. Garn SM, Lewis AB, Kerewsky RS. Genetic, nutritional, and maturational correlates of dental development. (1965). J Dent Res.44,228-242 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Dent Res
Tác giả: Garn SM, Lewis AB, Kerewsky RS. Genetic, nutritional, and maturational correlates of dental development
Năm: 1965
22. Liu H, Deng H, Cao CF, Ono H.(1998). Genetic analysis of dental traits in 82 pairs of female-female twins. Chin J Dent Res.1,12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chin J Dent Res
Tác giả: Liu H, Deng H, Cao CF, Ono H
Năm: 1998
23. Hagg U, Taranger J.(1986). Timing of tooth emergence. A prospective longitudinal study of Swedish urban children from birth to 18 years.Swed Dent J.10,195-206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Swed Dent J
Tác giả: Hagg U, Taranger J
Năm: 1986
24. Sharma K, Mittal S.(2001). Permanent tooth emergence in Gujjars of Punjab, India. Anthrop Anz. 59,165-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anthrop Anz
Tác giả: Sharma K, Mittal S
Năm: 2001
26. Mugonzibwa EA, Kuijpers-Jgtman AM, Laine-Alava MT, van Hof MA.(2002). Emergence of pemanent teeth in Tanzanian children.Community Dent Oral Epidemiol. 30,455-462 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community Dent Oral Epidemiol
Tác giả: Mugonzibwa EA, Kuijpers-Jgtman AM, Laine-Alava MT, van Hof MA
Năm: 2002
27. Andreasen JO, Petersen JK, Laskin DM (1997).Textbook and color atlas of tooth impactions. 1st ed, Munksgaard Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook and coloratlas of tooth impactions. 1st ed
Tác giả: Andreasen JO, Petersen JK, Laskin DM
Năm: 1997
28. Psoter W, Gebrian B, Prophete S, Reid B, Katz R.(2008). Effect of early childhood malnutrition on tooth eruption in Haitian adolescents.Community Dent Oral Epidemiol. 36,179-189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community Dent Oral Epidemiol
Tác giả: Psoter W, Gebrian B, Prophete S, Reid B, Katz R
Năm: 2008
29. Alvarez JO.(2009). Nutrition, tooth development, and dental caries. Am J Clin Nutr. 61,410-416 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AmJ Clin Nutr
Tác giả: Alvarez JO
Năm: 2009
30. Goldenberg RL, Culhane JF, Iams JD, Romero R.(2008). Epidemiology and causes of preterm birth. Lancet. 371,75-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lancet
Tác giả: Goldenberg RL, Culhane JF, Iams JD, Romero R
Năm: 2008
31. Backstrom MC, Aine L, Maki R, Kuusela AL, Sievanen H, Koivisto AM, et al.(2000). Maturation of primary and permanent teeth in preterm infants. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 83,104-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed
Tác giả: Backstrom MC, Aine L, Maki R, Kuusela AL, Sievanen H, Koivisto AM, et al
Năm: 2000
32. Seow WK, Humphrys C, Mahanonda R, Tudehope DI.(1988). Dental eruption in low birth-weight prematurely born children: a controlled study. Pediatr Dent.10,39-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pediatr Dent
Tác giả: Seow WK, Humphrys C, Mahanonda R, Tudehope DI
Năm: 1988
33. Seow WK.(1997). Effects of preterm birth on oral growth and development. Aust Dent J. 42,85-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aust Dent J
Tác giả: Seow WK
Năm: 1997
34. Clements EMB, Davies-Thomas E, Pickett KG.(2009). Time of eruption of permanent teeth in british children at independent, rural, and urban schools. Br Med J.1, 1511-1513 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Br Med J
Tác giả: Clements EMB, Davies-Thomas E, Pickett KG
Năm: 2009
35. Helm S, Seidler B.(1974). Timing of permanent tooth emergence in Danish children. Community Dent Oral Epidemiol. 2,122-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community Dent Oral Epidemiol
Tác giả: Helm S, Seidler B
Năm: 1974

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tuổi khoáng hóa, mọc răng và đóng chóp của các răng vĩnh viễn [4] - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 1.1 Tuổi khoáng hóa, mọc răng và đóng chóp của các răng vĩnh viễn [4] (Trang 8)
Hình 1.1.Tuổi mọc răng vĩnh viễn [14] - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Hình 1.1. Tuổi mọc răng vĩnh viễn [14] (Trang 9)
Bảng 1.2. Bảng phát triển của răng vĩnh viễn [7] - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 1.2. Bảng phát triển của răng vĩnh viễn [7] (Trang 10)
Bảng 3.1: Tỷ lệ mọc của răng cửa giữa theo nhóm tuổi - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.1 Tỷ lệ mọc của răng cửa giữa theo nhóm tuổi (Trang 28)
Bảng 3.3: Tỷ lệ mọc của răng cửa bên theo nhóm tuổi - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.3 Tỷ lệ mọc của răng cửa bên theo nhóm tuổi (Trang 29)
Bảng 3.4: Tỷ lệ mọc của răng nanh theo nhóm tuổi - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.4 Tỷ lệ mọc của răng nanh theo nhóm tuổi (Trang 30)
Bảng 3.6: Tỷ lệ mọc của răng hàm nhỏ thứ hai theo tuổi - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.6 Tỷ lệ mọc của răng hàm nhỏ thứ hai theo tuổi (Trang 32)
Bảng 3.7: Tỷ lệ mọc của răng hàm lớn thứ nhất theo tuổi - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.7 Tỷ lệ mọc của răng hàm lớn thứ nhất theo tuổi (Trang 33)
Bảng 3.10: Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa giữa của trẻ 7 tuổi theo giới tính - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.10 Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa giữa của trẻ 7 tuổi theo giới tính (Trang 36)
Bảng 3.14: Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa bên của trẻ 6 tuổi theo giới tính - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.14 Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa bên của trẻ 6 tuổi theo giới tính (Trang 38)
Bảng 3.15: Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa bên của trẻ 7 tuổi theo giới tính - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.15 Tỷ lệ mọc của nhóm răng cửa bên của trẻ 7 tuổi theo giới tính (Trang 39)
Bảng 3.28: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ nhấtcủa trẻ 9 tuổi theo giới tính - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.28 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ nhấtcủa trẻ 9 tuổi theo giới tính (Trang 47)
Bảng 3.31: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ nhấtcủa trẻ 12 tuổi theo giới - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.31 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ nhấtcủa trẻ 12 tuổi theo giới (Trang 48)
Bảng 3.32: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ hai của trẻ 7 tuổi theo giới - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.32 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ hai của trẻ 7 tuổi theo giới (Trang 49)
Bảng 3.34: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ hai của trẻ 9 tuổi theo giới tính - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.34 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm nhỏ thứ hai của trẻ 9 tuổi theo giới tính (Trang 50)
Bảng 3.38: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 6 tuổi theo giới - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.38 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 6 tuổi theo giới (Trang 52)
Bảng 3.39: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 7 tuổi theo giới - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.39 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 7 tuổi theo giới (Trang 53)
Bảng 3.41: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 9 tuổi theo giới - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.41 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 9 tuổi theo giới (Trang 54)
Bảng 3.42: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 10 tuổi theo giới - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.42 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ nhất của trẻ 10 tuổi theo giới (Trang 54)
Bảng 3.43: Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ hai của trẻ 8 tuổitheo giới - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
Bảng 3.43 Tỷ lệ mọc của nhóm răng hàm lớn thứ hai của trẻ 8 tuổitheo giới (Trang 55)
8. Hình thể răng cửa bất thường:    Có               Không    - nghiên cứu tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ em việt nam trong độ tuổi từ 6- 12
8. Hình thể răng cửa bất thường: Có  Không  (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w