1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình

98 908 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 33,51 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thiểu sản vành tai (microtia) là tình trạng khiếm khuyết bẩm sinh của vành tai, dao động với các mức độ từ bất thường một phần cấu trúc của vành tai đến hoàn toàn không có vành tai (anotia). Bệnh có thể biểu hiện như một dị tật bẩm sinh đơn độc hoặc phối hợp với các dị tật khác và thường đi kèm với suy giảm thính lực. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị cả về tạo hình vành tai và khiếm thính [18]. Thiểu sản vành tai có tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 1/7000 – 1/8000 trong dân số. Bệnh thường gặp ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ khoảng 2/1. Tai bên phải gặp nhiều hơn so với tai bên trái – gấp khoảng 2 lần. Thiểu sản vành tai ở cả hai tai ít gặp hơn thiểu sản vành tai một bên, chỉ chiếm 10% trong các trường hợp thiểu sản vành tai. Ở người gốc Tây Ban Nha và người châu Á, thiểu sản vành tai gặp nhiều hơn so với người da đen và da trắng. Nguyên nhân của thiểu sản vành tai cho tới nay chưa được hiểu rõ nhưng người ta nhận thấy có mối liên quan mật thiết giữa yếu tố môi trường và di truyền trên những bệnh nhân này [55]. Thiểu sản vành tai gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của bệnh nhân và gia đình; bắt nguồn từ sự kỳ thị, trêu chọc, phân biệt đối xử của người xung quanh; sự mặc cảm về khiếm khuyết và gánh nặng phải trải qua nhiều lần phẫu thuật [25]. Thêm vào đó, hơn 90% trường hợp bệnh nhân thiểu sản vành tai có sự mất mát về sức nghe, gây ảnh hưởng tới giao tiếp xã hội, đặc biệt khi bệnh nhân bắt đầu đi học [44]. Mặc dù, không có những đánh giá gần đây về chi phí y tế trung bình trong việc điều trị thiểu sản vành tai và các vấn đề sức khỏe liên quan nhưng các chi phí dự kiến sẽ là đáng kể. Trên thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái giải phẫu, chức năng, các phương pháp tạo hình lại các tổn 1 thương khuyết vành tai mắc phải cũng như các tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh và đã thu được những kết quả nhất định. Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về hình thái, phương pháp điều trị các tổn thương khuyết vành tai và có những tiến bộ đáng kể. Nguyễn Thị Minh đã ứng dụng hoàn thiện phương pháp tạo hình các tổn thương khuyết rộng và toàn bộ vành tai có sử dụng vạt cân cơ thái dương nông [5]. Nguyễn Thái Hưng đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả tạo hình tổn thương khuyết vành tai [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu về tổn thương khuyết vành tai nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về hình thái, phương pháp điều trị các tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh. Từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình” với hai mục tiêu sau : 1. Mô tả hình thái thiểu sản vành tai. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình của vành tai thiểu sản. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Thiểu sản vành tai hay tật tai nhỏ – microtia là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Latin với micro - nhỏ, otia - tai. Tuy nhiên trên thực tế, không có sự đồng thuận về các thuật ngữ được sử dụng cho những dị tật tai ngoài. Một số tác giả thích sử dụng thuật ngữ "microtia" [31]. Trong khi những người khác sử dụng "microtia - anotia" (tai nhỏ - không có tai) hoặc "microtia / anotia" (tai nhỏ / không có tai) [17]. Trong nghiêm cứu này, chúng tôi dùng thuật ngữ "microtia" bao gồm cả không có tai ngoài - anotia là biểu hiện nghiêm trọng nhất của dị tật tai ngoài. Phẫu thuật tạo hình vành tai thời kì ban đầu tập trung chủ yếu ở nhóm bệnh nhân có khiếm khuyết mắc phải ở vành tai như : chấn thương do chiến tranh, do tai nạn. Đến cuối thế kỷ XIX, các bác sĩ phẫu thuật đã bắt đầu quan tâm tới việc đánh giá đặc điểm và giải quyết các khuyết tật bẩm sinh. Năm 1920, Gillies khởi đầu quan trọng trong chỉnh sửa dị vật vành tai bẩm sinh bằng việc vùi một mảnh sụn sườn đã được khắc gọt vào dưới da ở vùng xương chũm, sau đó tách rời mảnh ghép sụn này cùng với một vạt da cổ. Năm 1948, Young và Peer đã chuyển sang sử dụng mảnh ghép sụn sườn tự thân mà họ khéo léo cắt nhỏ đặt vào trong một khuôn hình tai vitallium dưới da bụng [15]. Năm 1959, một bước đột phá lớn khi Tanzer sử dụng sụn sườn tự thân làm mảnh ghép. Ông đã chế tác khung sụn vành tai từ sụn sườn và kết quả đạt được là mảnh ghép sụn tự thân tồn tại được trong nhiều năm [49]. 3 Năm 1966, để tránh những cuộc phẫu thuật phức tạp, Cronin đã sử dụng silicone làm khung vành tai nhưng ông nhận thấy rằng, cũng giống như các vật liệu cấy ghép vô cơ khác (như polyethylene, lưới nylon, Marlex, polyester, và Teflon) khung vành tai bằng sillicone có tỷ lệ thải loại cao [13]. Năm 1974, Brent đã xây dựng hoàn thiện kỹ thuật tạo hình vành tai từ sụn sườn tự thân gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1: tạo khung vành tai từ mảnh ghép sụn sườn. Giai đoạn 2: xoay dái tai sai vị trí về đúng vị trí. Giai đoạn 3: nâng vành tai tái tạo hình mới và tạo rãnh sau tai. Giai đoạn 4: tạo hình hố thuyền và bình tai . Năm 1985, Nagata đã xây dựng quy trình phẫu thuật mới gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 : ông gộp giai đoạn 1, 2, 4 của Brent thành giai đoạn 1. Giai đoạn 2 : nâng vành tai tái tạo hình mới, tạo hình rãnh sau tai vào giai đoạn 2 để rút ngắn số lần và thời gian phẫu thuật [38]. Sau đó, kỹ thuật tạo hình vành tai từ sụn sườn tự thân tiếp tục được nhiều tác giả nghiên cứu và phát triển. Đến nay, hầu hết các tác giả đều có chung kết luận : sụn sườn tự thân là vật liệu đáng tin cậy nhất, cho kết quả tốt với biến chứng ít nhất trong tạo hình vành tai. Gần đây, nhiều tác giả lại đang dành sự quan tâm đến khái niệm "pre- fabricated" - "tiền - chế tạo" (tạo ra một khuôn khổ từ sụn tự sinh trước) đã được nhen nhóm nhờ kỹ thuật mô hiện đại : kỹ thuật mà trong đó các tế bào sụn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, sau đó các tế bào này được gieo trên một khung tổng hợp có hình dạng tai người rồi được cấy dưới da chuột [55] . 1.1.2. Ở Việt Nam Các tổn thương khuyết vành tai đã được nghiên cứu từ những năm 1970. Năm 1979, Nguyễn Huy Phan đã nghiên cứu các phương pháp xử trí các tổn thương khuyết vành tai do chấn thương. 4 Năm 1994, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Tài Sơn nghiên cứu vai trò của vạt cân thái dương nông trong kỹ thuật tạo hình vành tai một thì. Đến năm 1995, Nguyễn Thị Minh nghiên cứu điều trị các tổn thương khuyết rộng và toàn bộ vành tai bằng phẫu thuật tạo hình [5]. Năm 2006, Nguyễn Thái Hưng đã mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả tạo hình tổn thương khuyết vành tai [4]. Trong các nghiên cứu này, tổn thương khuyết vành tai bao gồm cả các trường hợp tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh và tổn thương khuyết vành tai do nguyên nhân khác. Tuy nhiên, việc mô tả riêng về hình thái lâm sàng, phân loại thiểu sản vành tai - tổn thương khuyết vành tai bẩm sinh và điều trị thì chưa được nghiên cứu nhiều và chưa có đề tài nghiên cứu riêng. 1.2. Đặc điểm giải phẫu vành tai 1.2.1. Phôi thai học - Tai ngoài phát triển từ khe mang thứ nhất và những phần nằm kề khe mang này của cung hàm dưới và cung xương móng. Vành tai bắt đầu phát triển muộn hơn các thành phần khác của tai. Vành tai được hình thành từ 6 gò lồi (còn gọi là gò His) tụ tập ở khe mang thứ nhất. Vào tuần lễ thứ 5 của thời kỳ bào thai, 3 gờ lồi phát sinh từ cung hàm dưới (gờ lồi 1, 2, 3) và 3 gờ lồi còn lại từ cung xương móng (gờ lồi 4, 5, 6) ở phần đối diện của khe mang thứ nhất [24], [37]. - Những gờ lồi này có mối liên quan đặc hiệu với những cấu trúc đặc biệt của vành tai. Ba gờ lồi thuộc cung hàm dưới góp phần tạo thành bình tai, rễ luân nhĩ và loa tai. Những gờ lồi thuộc cung xương móng thì góp phần hình thành hầu hết các phần của vành tai người lớn. Gờ lồi thứ nhất và thứ sáu thì giữ nguyên vị trí hằng định, đánh dấu vị trí hình thành lần lượt của bình tai và gờ đối bình. Gờ lồi thứ 4 và thứ 5 thì phát triển lan rộng và xoay ngang qua 5 đầu sau của khe mang thứ nhất, từ đó phát sinh ra phần trước và trên của luân nhĩ và phần kế cận của thân vành tai. Mặc dù được phần lớn các tác giả công nhận nhưng vẫn chưa có những bằng chứng xác định về nguồn gốc của các trụ luân nhĩ và phần trên luân nhĩ. Vành tai đạt được hình dạng chính của người lớn vào khoảng tuần thứ 18, dù nó vẫn tiếp tục phát triển cho đến tuổi trưởng thành . (A) (B) (C) Hình 1.1: Sự phát triển của tai ngoài [29] (A) : Giai đoạn sớm của thời kỳ bào thai : gờ lồi 1, 2, 3 phát sinh từ cung hàm dưới, gờ lồi 4, 5, 6 phát sinh từ cung xương móng. (B) : Giai đoạn sau của thời kỳ bào thai (C) : Khi mới sinh ra : 1. Bình tai, 2. Rễ luân nhĩ, 3. Gờ luân nhĩ, 4, 5. Gờ đối luân, 6. Đối bình tai Các bất thường trong quá trình phát triển của tai ở thời kì phôi thai là một trong các nguyên nhân dẫn tới thiểu sản vành tai. Một số giả thiết về sự phát triển bất thường này đã được đưa ra như : do bất thường các mạch máu cung cấp cho khu vực xung quanh tai trong thời kỳ phôi thai, do sự chết bất thường của các tế bào của khe mang thứ nhất hay những phần nằm kề khe mang này của cung hàm dưới và cung xương móng, do sự di cư bất thường của các tế bào mào thần kinh, hay do các gò lồi hình thành nên vành tai không phát triển…Tất cả những giả thiết này vẫn còn không chắc chắn. Trên thực tế, những trường hợp bệnh nhân bị thiểu sản vành tai chỉ có một số ít trường hợp có yếu tố di truyền gây ra được tìm thấy [17], [24], [45]. 6 1.2.2. Giải phẫu vành tai Hình 1.2: Mặt trước của tai ngoài bên phải [58] 1. Rễ luân; 2. Gờ luân; 3. Rễ trên của gờ đối luân; 4. Rễ dưới của gờ đối luân; 5. Gờ đối luân; 6. Hố tam giác; 7. Rãnh luân (Scapha) ; 8. Bình tai; 9. Lòng thuyền loa tai; 10. Đối bình tai ; 11. Khuyến gian bình, 12. Khuyết gờ đối luân, 13. Khuyết trước tai; 14. Lòng thuyền vành tai; 15. Vòm loa tai; 16. Dái tai. * Mặt trước vành tai : gồm những chỗ lồi và chỗ lõm • Những chỗ lồi (tính từ chu vi về trung tâm) : gờ luân, gờ đối luân, đối bình tai và bình tai [2], [7] : - Gờ luân : chiếm 2/3 trên bờ tự do của vành tai và xuất phát từ phía trước và phía dưới, tiếp theo rễ của nó, rễ này từ ống tai ngoài kéo dài ra theo hướng nằm ngang (phía ngoài và phía sau). Từ chỗ xuất phát gờ luân tiếp tục đi lên phía trên rồi lại cong xuống phía dưới để tận cùng tiếp nối với dái tai. - Gờ đối luân : nằm phía trong, đồng tâm với gờ luân, xuất phát từ phía trên bởi hai rễ: rễ dưới (trước) và rễ trên (sau), hai rễ này hợp nhất thành 7 một tạo nên gờ đối luân. Gờ này nằm ngăn cách giữa gờ luân ở phía sau và bờ của loa tai ở phía trước. - Đối bình tai : là một gờ nhỏ ở phía trước dưới của gờ đối luân, đối diện với bình tai. - Bình tai : có hình tam giác, nghiêng ra phía sau ngoài và tạo nên thành trước của ống tai. Giữa bình tai và đối bình tai có một khuyết nhỏ - khuyết gian bình. • Những chỗ lõm : rãnh luân, hố tam giác, loa tai và cửa tai [7], [8] : - Rãnh luân (Scapha): nằm giữa gờ luân và gờ đối luân. - Hố tam giác: là một hố thấp, nông, nằm giữa rễ trước và rễ sau của gờ đối luân . - Loa tai: tiếp giáp với gờ đối luân ở phía trên sau, phía trước đáy của loa tai nối liền với ống tai ngoài và liên quan với bình tai, phía sau dưới giới hạn bởi gờ đối bình. • Dái tai : tiếp nối phía trên với gờ luân và ở phía dưới loa tai, thể hiện nhiều mức độ phát triển khác nhau với hình dáng thay đổi ở từng người, chiếm khoảng 1/5 chiều cao của vành tai [10]. * Mặt sau vành tai : gồm có hai bờ - Bờ trước dính chặt với thành bên của đầu. - Bờ sau là bờ tự do. 1.2.3. Cấu trúc của vành tai Vành tai có cấu trúc gồm hai phần : phần trên là một cái loa bằng sụn được bao bọc bên ngoài bởi da, phần dưới là dái tai không có sụn mà chỉ có mỡ và da. Da của vành tai rất mỏng, không có lớp mỡ dưới da mà dính chặt vào bề mặt sụn. Lớp da phủ mặt trước vành tai mỏng dính chắc vào sụn, trong khi ở phía sau (mặt sau) thì da di động dễ dàng. 8 Sụn của vành tai không giống với sụn ở bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Nó không có mạch máu và chỉ gồm duy nhất một khối nguyên vẹn. Sụn vành tai rất mỏng và khá đồng đều về độ dày mỏng. Hình dáng của vành tai lệ thuộc vào cốt sụn của vành tai. Những đặc tính riêng biệt của sụn vành tai cộng với những gờ nổi, nếp gấp tạo cho vành tai có hình dáng phức tạp [37]. Khung của vành tai gồm có ba tầng sụn, hình thành nên bốn mặt phẳng, xoắn vặn một cách tinh tế, đó là các tầng sau: phức hợp loa tai, phức hợp gờ đối luân - gờ bình tai và phức hợp gờ luân. Tất cả những mặt phẳng này nối tiếp với nhau lần lượt theo những góc vuông và hình thành một mặt trước (phía lõm) với những thành phần lồi lõm phức tạp và một mặt sau (phía lồi) bằng phẳng hơn [42]. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào của vành tai khi phục hồi cần tuân theo đặc điểm cấu trúc này. Hình 1.3: Quan niệm bốn mặt phẳng, ba tầng thiết kế vành tai [27] 1. Sàn vành tai 3. Phức hợp hố thuyền – gờ đối luân 2. Thành vành tai 4. Gờ luân nhĩ 1.2.4. Mạch máu và thần kinh vành tai - Động mạch : vành tai được cung cấp máu bởi hai nguồn : động mạch thái dương nông và động mạch tai sau. Đó là những ngành bên của động mạch cảnh ngoài. Các nhánh xuất phát từ động mạch thái dương nông gọi là các động mạch tai trước, các nhánh xuất phát từ động mạch tai sau gọi là các động mạch tai sau [2], [6]. 9 • Các động mạch tai trước : thường có 3 nhánh. + Nhánh dưới : phân chia cấp máu cho nửa trước của bình tai và dái tai. + Nhánh giữa : đi vào nửa dưới của phần lên gờ luân và đi xuống cấp máu cho loa tai theo rễ của gờ luân. + Nhánh trên : cấp máu cho nửa trên phần lên của gờ luân. • Các động mạch tai sau : có 3 hoặc 4 nhánh tách ra từ thân động mạch tai sau, một số nhánh đi ở dưới cơ tai sau, một số nhánh đi ở trên cơ này. Ngay sau chỗ xuất phát các nhánh này đi tới mặt trong của vành tai và phân nhánh ở mặt này theo hướng chếch lên trên và ra trước. Như vậy, các nhánh này đi từ phần dính của vành tai ra bờ tự do. Phần lớn các nhánh nhỏ tận hết ở mặt trong của vành tai. Một số nhánh nhỏ nữa gọi là nhánh viền đi quanh bờ tự do và tận hết ở phần tương ứng của gờ luân. Một số nhánh khác – nhánh xiên từ trong ra ngoài chọc qua lá sụn và cấp máu cho một phần mặt ngoài vành tai. Hình 1.4: Mạch máu của vành tai [58] Hình (A) : 1. Động mạch thái dương nông , 2. Động mạch tai sau, 3. Các nhánh của động mạch tai trước, 4. Các nhánh xiên 5. Cơ nhị thân, 6. Góc hàm Hình (B) : 1. Cơ sau tai, 2. Động mạch tai sau, 3. Các nhánh xiên 10 [...]... Biến dạng vành tai 2.3.2.7 Hình thái vành tai tạo hình : - Trục vành tai : đúng trục hay lệch trục - Màu sắc vạt da : đồng màu hay khác màu với vùng da xung quanh - Chiều dài của vành tai tạo hình - Độ lồi lõm của vành tai tạo hình 2.3.2.8 Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá của Nguyễn Thái Hưng (2006), chúng tôi đánh giá kết quả điều trị [4]  Đánh giá kết quả gần... ngoài thành độ 4 1.4 Các phương pháp tạo hình vành tai thiểu sản Tạo hình vành tai là một trong những phẫu thuật tạo hình khó khăn nhất, do cấu trúc giải phẫu của vành tai phức tạp nhiều chỗ lồi lõm, sụn vành tai lại có cấu trúc không giống với bất cứ sụn nào trên cơ thể 1.4.1 Kế hoạch phẫu thuật Độ tuổi để tiến hành tạo hình vành tai trên bệnh nhân thiểu sản vành tai được tranh luận rất nhiều trong... 2.3.1.3 Đánh giá vành tai bị thiểu sản về mặt hình thái, phân loại: - Vị trí vành tai bị thiểu sản : tai phải , tai trái , cả 2 tai - Phân độ thiểu sản vành tai [23], [58] : + Độ 1 : vành tai có đầy đủ tất cả các đơn vị giải phẫu nhưng hình dạng méo mó hoặc kích thước nhỏ hơn bình thường, ống tai ngoài bị tịt hoặc hẹp + Độ 2 : vành tai bị thiếu hụt 1 – 2 đơn vị giải phẫu của vành tai (không có dái tai. .. Phân loại thiểu sản vành tai 18 Thiểu sản vành tai biểu hiện từ mức độ bất thường một phần cấu trúc của vành tai tới hoàn toàn không có tai Dựa vào mức độ bất thường về cấu trúc mà người ta phân loại thiểu sản vành tai Hiện tại có ba hệ thống chính phân loại mức độ thiểu sản vành tai : Bảng 1.1: Các hệ thống phân loại thiểu sản vành tai Meurman Độ 1 Độ 2 Độ 3 Vành tai nhỏ nhưng Vành tai dị dạng, cấu Hoàn... Căn cứ vào vành tai bình thường xác định vị trí và các mốc giải phẫu của vành tai cần tạo trên bệnh nhân Hình 1.12: Lấy mẫu vành tai và xác định các mốc giải phẫu [46] + Bước 2 : phẫu thuật lấy sụn sườn làm vật liệu ghép và tạo hình khung sụn vành tai từ sụn sườn cùng bên Các sụn sườn thứ 6, 7, 8 đối bên được sử dụng làm khung sụn Phần khung cơ bản được tạo thành từ khớp sụn của sụn sườn thứ 6 và 7 Gờ... hay không - Kích thước của vành tai bị thiểu sảnh : chiều cao, chiều rộng - Kết quả chụp CT scan xương thái dương : + Ống tai ngoài : bình thường , hẹp hoặc không có + Hệ thống xương con : bình thường hoặc dị dạng 2.3.2 Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình 2.3.2.1 Phương pháp phẫu thuật được sử dụng - Kỹ thuật tạo hình vành tai của Brent - Kỹ thuật tạo hình vành tai của Nagata - Phương pháp... kỹ thuật Brent khi gắn thêm một mảnh sụn nhỏ vào khung sụn ban đầu ở phía dưới để tạo ra bình tai [15] 1.4.3 Kỹ thuật của Nagata với 2 giai đoạn [38], [39] Giai đoạn 1 : tạo hình khung sụn vành tai từ sụn sườn cùng bên, xoay dái tai về đúng vị trí và tạo hình bình tai + Bước 1 : lấy mẫu vành tai như kỹ thuật của Brent + Bước 2 : phẫu thuật lấy sụn sườn làm vật liệu ghép và tạo hình khung sụn vành tai. .. chế và nhiều loại bất thường về cả tai ngoài, tai giữa và tai trong (biến dạng ống tai trong, cống tiền đình rộng ra) [58] 1.3.1.2 Thiểu sản vành tai hai bên Thiểu sản vành tai hai bên hiếm gặp hơn so với thiểu sản vành tai một bên, xảy ra với tỷ lệ 1/20.000 trẻ sinh ra [11] Các trường hợp thiểu sản vành 16 tai hai bên có thể có tính chất đối xứng hoặc không Các trường hợp hay gặp thiểu sản vành tai. .. đoạn 1 đặt giữa khung sụn vành tai và xương chũm để độn nâng vành tai lên sao cho cân xứng với độ vểnh của tai bên đối diện Lấy mảnh da ghép vùng bẹn phủ kín mặt sau vành tai vừa nâng và mặt ngoài xương chũm 24 (A) (B) (C) (D) Hình 1.16: Nâng vành tai tạo hình mới và tạo rãnh sau tai (GĐ3) [13] A Tách rời vành tai mới tạo hình ra khỏi ra đầu; B Đệm mảnh sụn sườn vào giữa khung sụn và xương chũm; C, D... khi vành tai được tạo hình có đầy đủ các tiêu chuẩn sau • Vành tai sau phẫu thuật không có các biến chứng như nhiễm trùng, tụ máu, viêm sụn hoặc hoại tử da • Chiều dài của vành tai tạo hình tương tự hoặc nhỏ hơn không quá 1 cm so với tai lành bên đối diện 33 • Vành tai đúng trục • Hình dáng của vành tai có độ lồi lõm rõ • Vạt da tạo hình sống hoàn toàn và có mầu sắc tương đồng -Trung bình: khi vành tai . tả hình thái thiểu sản vành tai. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình của vành tai thiểu sản. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Thiểu sản vành. cần đảm bảo cả về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ. 1.3. Hình thái học và phân loại thiểu sản vành tai 1.3.1. Đặc điểm hình thái học của thiểu sản vành tai Thiểu sản vành tai có thể xảy ra như. thương khuyết vành tai bẩm sinh. Từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình với hai mục

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Beahm E. K, Walton R. L (2002), Auricular reconstruction for microtia: part I. anatomy, embryology, and clinical evaluation, Plast Reconstr Surg 109(7): 2473-2482 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auricular reconstruction for microtia: part I. anatomy, embryology, and clinical evaluation
Tác giả: Beahm E. K, Walton R. L
Năm: 2002
12. Bhandari P. S (1998), Total ear reconstruction in post burn deformity. Burns. 24(7):661–670 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Total ear reconstruction in post burn deformity
Tác giả: Bhandari P. S
Năm: 1998
13. Brent B (1990), Reconstruction of the Auricle, Plastic Surgery, W.B Saunders Company; USA; Vol 3; Part 2; Chapter 40; pp : 2094- 2152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reconstruction of the Auricle
Tác giả: Brent B
Năm: 1990
14. Brent B (1992), Auricular repairs with autogenous rib cartilage grafts: Two decades of experience with 600 cases, Plastic and Reconstructive Surgery 90(3):355–374 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auricular repairs with autogenous rib cartilage grafts: Two decades of experience with 600 cases
Tác giả: Brent B
Năm: 1992
15. Brent B (1998), Auricular repair with sculpted autogenous rib cartilage. Aurical and middle ear malformations, ear defects and their reconstruction. pp : 17–30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auricular repair with sculpted autogenous rib cartilage
Tác giả: Brent B
Năm: 1998
16. Brent B (1999), Technical advances in ear reconstruction with autogenous rib cartilage grafts: Personal experience with 1200 cases, Plastic and Reconstructive Surgery 104(2) : 319–334 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technical advances in ear reconstruction with autogenous rib cartilage grafts: Personal experience with 1200 cases
Tác giả: Brent B
Năm: 1999
17. Canfield M. A, Langlois P. H, et al (2009), Epidemiologic features and clinical subgroups of anotia/microtia in Texas, Birth Defects Res A Clin Mol Teratol 85 : 905–913 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiologic features and clinical subgroups of anotia/microtia in Texas
Tác giả: Canfield M. A, Langlois P. H, et al
Năm: 2009
18. Carey J. C, Park A. H, Muntz H. R (2006), External ear, Human malformations and related anomalies, Oxford, New York: Oxford University Press, pp : 329–338 Sách, tạp chí
Tiêu đề: External ear
Tác giả: Carey J. C, Park A. H, Muntz H. R
Năm: 2006
19. Carvers G. M (1953), Reconstruction of the ear lobule, Plast. Reconstr. Surg., № 12, pp : 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reconstruction of the ear lobule
Tác giả: Carvers G. M
Năm: 1953
21. Converse J. M (1958), Reconstruction of the auricle, Plast. Reconst. Surg, 22,2, pp : 150–163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reconstruction of the auricle
Tác giả: Converse J. M
Năm: 1958
22. Converse J. M, Tanzer R. C (1964), Reconstuctive plastic surgery, WB Saunders, Philadelphia–London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reconstuctive plastic surgery
Tác giả: Converse J. M, Tanzer R. C
Năm: 1964
23. Cummings C. W et al (2005), Cummings Otolaryngology Head&Neck Surgery 4 th part1, Chapter 199a – Reconstruction surgery of the ear : Microtia reconstrution; pp : 4422 – 4438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cummings Otolaryngology Head&Neck Surgery 4"th" part1
Tác giả: Cummings C. W et al
Năm: 2005
24. Daniela V. L, Carrie L. H (2012), Microtia: Epidemiology and genetics, American Journal of Medical Genetics Part A, Volume 158A, Issue 1, pp : 124–139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microtia: Epidemiology and genetics
Tác giả: Daniela V. L, Carrie L. H
Năm: 2012
25. Du J. M, Zhuang H. X, Chai J. K et al (2007), Psychological status of congenital microtia patients and relative influential factors:Analysis of 410 cases, Zhonghua Yi Xue Za Zhi 87:383–387 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological status of congenital microtia patients and relative influential factors: "Analysis of 410 cases
Tác giả: Du J. M, Zhuang H. X, Chai J. K et al
Năm: 2007
26. Firmin F (1998), Ear reconstruction in cases of typical microtia, personal experience based on 352 microtic ear corrections, Scandinavian Journal of Plastic, Reconstructive and Hand Surgery 32:35–47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ear reconstruction in cases of typical microtia, personal experience based on 352 microtic ear corrections
Tác giả: Firmin F
Năm: 1998
27. Furnas D. W (1990), Complications of surgery of the external ear, Clinics in Plastic Surgery 17(2):305–318 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Complications of surgery of the external ear
Tác giả: Furnas D. W
Năm: 1990
28. García-Reyes J. C, et al (2009), Epidemiology and risk factors for microtia in Colombia, Acta Otorrinolaringol Esp, 60(2):115-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiology and risk factors for microtia in Colombia
Tác giả: García-Reyes J. C, et al
Năm: 2009
29. George S. G (2009), Embryology of the Face, Head, and Neck, Facial Plastic and Reconstructive Surgery, second edition, Chapter 62, pp : 791 – 792 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Embryology of the Face, Head, and Neck
Tác giả: George S. G
Năm: 2009
31. Hunter A, Frias J. L, et al (2009), Elements of morphology: Standard terminology for the ear, Am J Med Genet A, 149 : 40 – 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Elements of morphology: "Standard terminology for the ear
Tác giả: Hunter A, Frias J. L, et al
Năm: 2009
32. Ivan J. K, et al (2007), Isolated Microtia as a Marker for Unsuspected Hemifacial Microsomia, Arch Otolaryngol Head Neck Surg 133(10):997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Isolated Microtia as a Marker for Unsuspected Hemifacial Microsomia
Tác giả: Ivan J. K, et al
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sự phát triển của tai ngoài [29] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.1 Sự phát triển của tai ngoài [29] (Trang 6)
Hình 1.2: Mặt trước của tai ngoài bên phải [58] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.2 Mặt trước của tai ngoài bên phải [58] (Trang 7)
Hình 1.3: Quan niệm bốn mặt phẳng, ba tầng thiết kế vành tai [27] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.3 Quan niệm bốn mặt phẳng, ba tầng thiết kế vành tai [27] (Trang 9)
Hình 1.4: Mạch máu của vành tai [58] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.4 Mạch máu của vành tai [58] (Trang 10)
Hình 1.5 : Các góc của vành tai [47] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.5 Các góc của vành tai [47] (Trang 12)
Hình 1.6: Vị trí, hướng và kích thước của vành tai [58] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.6 Vị trí, hướng và kích thước của vành tai [58] (Trang 13)
Hình 1.7: Trẻ mắc hội chứng Goldenhar [23] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.7 Trẻ mắc hội chứng Goldenhar [23] (Trang 15)
Hình 1.8: Hội chứng Treacher – Collins [58] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.8 Hội chứng Treacher – Collins [58] (Trang 16)
Bảng 1.1: Các hệ thống phân loại thiểu sản vành tai - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 1.1 Các hệ thống phân loại thiểu sản vành tai (Trang 18)
Hình 1.9: Tai phải bị thiểu sản vành tai độ 1 - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.9 Tai phải bị thiểu sản vành tai độ 1 (Trang 19)
Hình 1.10: Tai trái bị thiểu sản vành tai độ 2  [23] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.10 Tai trái bị thiểu sản vành tai độ 2 [23] (Trang 19)
Hình 1.11: Tai phải bị thiểu sản vành tai độ 3 – vành tai hạt đậu - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.11 Tai phải bị thiểu sản vành tai độ 3 – vành tai hạt đậu (Trang 20)
Hình 1.16: Nâng vành tai tạo hình mới và tạo rãnh sau tai (GĐ3) [13] - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.16 Nâng vành tai tạo hình mới và tạo rãnh sau tai (GĐ3) [13] (Trang 24)
Hình 1.17: Tạo hình bình tai - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.17 Tạo hình bình tai (Trang 24)
Hình 1.20: Nâng khung sụn và tạo rãnh sau tai - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 1.20 Nâng khung sụn và tạo rãnh sau tai (Trang 27)
Hình 2.2: Dụng cụ phẫu thuật tại phòng mổ Bệnh viện Tai Mũi Họng TW - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 2.2 Dụng cụ phẫu thuật tại phòng mổ Bệnh viện Tai Mũi Họng TW (Trang 35)
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân thiểu sản vành tai theo - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân thiểu sản vành tai theo (Trang 38)
Hình 3.1. Thiểu sản xương hàm bên phải  Thiểu sản xương hàm bên phải      BN Mai Hoàng C, Số BA 11891                  liệt dây TK VII TW bên phải - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 3.1. Thiểu sản xương hàm bên phải Thiểu sản xương hàm bên phải BN Mai Hoàng C, Số BA 11891 liệt dây TK VII TW bên phải (Trang 39)
Bảng 3.5. Phân độ thiểu sản vành tai của bệnh nhân được phẫu thuật cấy - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.5. Phân độ thiểu sản vành tai của bệnh nhân được phẫu thuật cấy (Trang 41)
Bảng 3.6. Các đơn vị giải phẫu của vành tai bị thiểu sản (N = 37) - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.6. Các đơn vị giải phẫu của vành tai bị thiểu sản (N = 37) (Trang 42)
Bảng 3.8. Chiều rộng của vành tai thiểu sản so với vành tai bình thường - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.8. Chiều rộng của vành tai thiểu sản so với vành tai bình thường (Trang 44)
Hình 3.3. Phẫu thuật cấy phần sụn tạo nên gờ luân - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 3.3. Phẫu thuật cấy phần sụn tạo nên gờ luân (Trang 46)
Bảng 3.11. Thời gian điều trị - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.11. Thời gian điều trị (Trang 46)
Hình 3 .4: Hình ảnh Xquang xẹp phổi, tràn dịch – tràn khí màng phổi - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Hình 3 4: Hình ảnh Xquang xẹp phổi, tràn dịch – tràn khí màng phổi (Trang 47)
Bảng 3.13 . Các biến chứng tại vị trí vùi khung sụn - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.13 Các biến chứng tại vị trí vùi khung sụn (Trang 47)
Bảng 3.14. Kết quả liền vết thương - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.14. Kết quả liền vết thương (Trang 48)
Bảng 3.15. Biến chứng muộn - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.15. Biến chứng muộn (Trang 49)
Bảng 3.17. Chiều dài của vành tai tạo hình so với vành tai bình thường - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
Bảng 3.17. Chiều dài của vành tai tạo hình so với vành tai bình thường (Trang 50)
Bảng  3.18. Độ lồi lõm của vành tai tạo hình - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
ng 3.18. Độ lồi lõm của vành tai tạo hình (Trang 51)
Hình  3.6.  Kết quả điều trị gần của bệnh nhân (A) :  Kết quả tốt : BN Phạm Văn Đ , số BA :11365 (B) :  Kết quả trung bình : BN Nguyễn Bảo Linh , số BA : 11895 - nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình
nh 3.6. Kết quả điều trị gần của bệnh nhân (A) : Kết quả tốt : BN Phạm Văn Đ , số BA :11365 (B) : Kết quả trung bình : BN Nguyễn Bảo Linh , số BA : 11895 (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w