1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant

40 1,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Một bước tiền đáng kể trong nha khoa là kỹ thuật cấy ghép implant vào xương hàm để hỗ trợ việc phục hình răng giả cho những bệnh nhân bị mất răng một cách chắc chắn hơn, thẩm mỹ hơn và k

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những thập niên gần đây, ngành nha khoa Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nhiều vấn đế khó khăn trong chẩn đoán và điều trị trước đây nay đã có hướng khắc phục mới Cùng với sự phát triển của khoa học vật liệu y sinh trong công nghệ sinh học đã đem lại cho khoa học nói chung và ngành nha khoa nói riêng nhiều vật liệu mới và các phương pháp điều trị mới, mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân Một bước tiền đáng kể trong nha khoa

là kỹ thuật cấy ghép implant vào xương hàm để hỗ trợ việc phục hình răng giả cho những bệnh nhân bị mất răng một cách chắc chắn hơn, thẩm mỹ hơn và không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh

Implant nha khoa là những trụ khối titan có hình dạng tương tự chân răng dược đặt vào xương hàm nhằm mục đích thay thế những răng đã nhổ Hiện nay các nghiên cứu y học đã cho thấy một sự tương tác tốt giữa răng với implant

Cùng với sự phát triển của implant nha khoa, các kĩ thuật chẩn đoán và điều trị liên quan với implant ngày càng phát triển và mở rộng Các kĩ thuật cấy ghép implant ngày càng trở nên thường quy hơn, được nhiều nha sĩ sử dụng trong điều trị Sự phát triển của cấy ghép implant nha khoa đã đưa đến một loạt các vấn đề mới mẻ trong ngành răng hàm mặt cần được nghiên cứu Nếu như trước đây xoang hàm trên ít được quan tâm trong thực hành nha khoa thì ngày nay, xoang hàm trên đã được các nha sĩ quan tâm nhiều hơn, sự hiểu biết về xoang hàm càng ngày càng mở rộng Trong quá khứ, việc nghiên cứu xoang hàm trên gặp nhiều khó khăn do được tiến hành trên tử thi, thì ngày nay, với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, các kĩ thuật chụp chiếu mới được cập nhật liên tục đưa ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, trong đó có kĩ

Trang 2

thuật chụp cắt lớp với chùm tia hình nón (CT cone beam – CBCT) Đây là một kĩ thuật đạt bước tiến lớn trông chẩn đoán hình ảnh, mang lại một hình ảnh 3 chiều chi tiết về đối tượng nghiên cứu, một điều mà các kĩ thuật trước đây không làm được Các ứng dụng về của CBCT được áp dụng rộng rãi trong cấy ghép implant mang lại hiệu quả cao Việc sử dụng CBCT trong nghiên cứu xoang hàm trên trước cấy ghép implant ngày càng trở nên quan trọng, cho nha sĩ một cái nhìn tổng thể về bệnh nhân trước khi điều trị Tuy nhiên, hiện nay, các nghiên cứu về xoang hàm trên bằng CBCT chưa nhiều

Do vậy, để hiểu sâu sắc thêm cấu trúc giải phẫu xoang hàm dựa trên phim

CBCT, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim CT cone beam trong cấy ghép implant” nhằm mục

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Giải phẫu xoang hàm trên

Xoang hàm là một hốc chiếm gần hết bề dày của mỏm tháp xương hàm trên Hình tháp này mỏng đi ở các thành để tạo thành các vách xoang Có thể coi xoang hàm giống như một hình tháp ba mặt một sàn và một đỉnh hướng

về mỏm gò má của xương hàm trên [7] Xoang hàm trên có thể tích chừng 15

ml [11] Kích thước trung bình ở xoang người trưởng thành là 25-35 mm (chiều rộng), 36-45 mm (chiều cao) và 38-45 mm (chiều dài) [10] Sàn xoang

ở người trưởng thành còn răng ở dưới tầm 1cm so với nền mũi [19] Vách ngăn xoang có thể chia xoang thành hai hoặc nhiều khoang mà có thể kết nối với nhau hoặc không [31] Thành của xoang thường mỏng, ngoại trừ thành phía trước và đỉnh ổ răng ở những bệnh nhân còn răng [11]

Chức năng của xoang hàm trên vẫn chưa được hiểu rõ ràng Một vài chức năng có thể là giúp cộng hưởng khi nói, một chút về khứu giác, làm ấm

và làm ẩm không khí hoặc giảm bớt trọng lượng của xương [4,21]

3 Mặt sau: Hay là mặt chân bướm hàm, mặt này liên quan với hố chân bướm hàm Thành này dày hơn các thành khác, đi trong chiều dày của thành xương này có các dây thần kinh răng sau

Trang 4

1.1.2 Đáy xoang hàm

Đáy xoang tương ứng với thành ngoài của hốc mũi Sàn xoang được chia thành hai phần Phần dưới liên quan với khe dưới của hốc mũi Phần trên liên quan với khe giữa

Ở phía trước của phần trên này có ống lệ tị đi từ trên xuống Ống này làm cho thành xoang hàm nổi gờ lên như một ống nước chôn nông, chạy từ trên xuống dưới và từ trước ra sau

3 Các bờ của đáy

Mặc dù đáy của xoang hàm tương ứng với đáy của một hình tháp ba mặt nhưng đường chu vi của đáy lại có bốn cạnh do sự mở rộng của mặt sau xoang hàm về phía sau và phía trước đến gần đáy xoang Nói khác đi là bờ sau của đáy xoang hàm tương ứng với mặt sau thì gập khuỷu lại để tạo thành hai ờ phụ một ở dưới và một ở sau Hai bờ này nối lại với nhau bởi một góc tròn

− Bờ trên của đáy xoang: chạy dọc theo bờ trên của xương hàm Nó gồ lên bởi một hoặc hai chỗ lồi tròn tạo ra bởi những tế bào sàng hàm ở mặt trong của xương hàm trên

Trang 5

− Bờ trước của đáy xoang: nằm ở phần đáy của một máng thẳng đứng và sâu đôi khi rất là hẹp nằm giữa đường gờ của ống lệ tị và mặt trước xoang hàm.

− Bờ dưới: Là một rãnh lõm mà đáy của rãnh chạy xuống dưới thấp hơn

là sàng mũi Bờ này liên quan với các răng hàm nhỏ và hai răng hàm lớn Thay hay gặp các chân của răng hàm lớn tạo thành những phần lồi vào trong lòng xoang

− Bờ sau: đối xứng với lồi củ xương hàm trên và với hố chân bướm hàm Góc nối giữa bờ trên và bờ sau tương ứng với mỏm ổ mắt xương khẩu cái

Tỷ lệ của vách ngăn xoang Underwood liên quan với sàn xoang hàm trên được báo cáo gần 32% [30]

Vị trí của vách ngăn xoang:

Underwood chia vách ngăn xoang thành 3 vùng liên quan các vùng răng mọc: phía trước (tương ứng với các răng hàm nhỏ), ở giữa ( tương ứng với răng hàm lớn thứ nhất), và phía sau (tương ứng với răng hàm thứ hai)

Trang 6

Theo đó, tác giả xác nhận, các vách ngăn xoang luôn luôn mọc giữa các răng không bao giờ đối diện ở giữa răng [31]

Hình ảnh CT Scanner cho thấy vách ngăn chia xoang thành nhiều phần

Vách ngăn tiên phát và vách ngăn thứ phát:

Các nghiên cứu gần đây phần vách ngăn xoang hàm trên thành 2 dạng: vách ngăn tiên phát và thứ phát Vách ngăn tiên phát là những vách ngăn được mô tả bởi Underwood mà được cho là kết quả của sàn xoang hạ xuống dọc theo chân của các răng mọc; theo đó các vách ngăn xoang tiên phát thường được tìm thấy trong xoang tương ứng với khoảng trống của các răng Ngược lại, vách ngăn thứ phát được cho là hiện tượng bất thường của xoang sau khi mất các răng sau [15] Sinus pnematization là một hiện tượng chưa được hiểu rõ mà kết quả là tăng thể tích của xoang hàm, nói chung khi mất các răng sau, mất xương thường ở vị trí chân của các răng sau hàm trên

Trang 7

Vách ngăn xoang ngắn ở xoang hàm trên trái

Mẫu vật được lấy từ trẻ tám tuổi tám tháng Mặt bên của trán và xoang hàm

trên, vị trí của mỗi bên được loại bỏ bởi lát cắt đứng dọc

Trang 8

E Mạch máu của xoang

Mạch máu cung cấp của xoang hàm trên đến từ động mạch dưới ổ mắt (infraorbital artery – IOA), động mạch khẩu cái lớn (greater palatine artery),

và động mạch răng trên sau (posterior superior alveolar artery – PSAA) [11,23] Theo Solar và cs [23], một vài mạch nối nhỏ của PSAA và IOA có thể được tìm thấy thường xuyên ở thành bên xoang, để nuôi dưỡng màng Schneiderian cũng như các mô xung quanh Về mặt giải phẫu, một mạch nối nhỏ giữa PSAA và IOA luôn được tìm thấy ở thành bên xoang [23,29] Khoảng cách trung bình giữa mạch nối trong xương tới đỉnh xương ổ răng là

19 mm [23]

Mạch máu trong xoang

1.2 Các yếu tố giải phẫu ảnh hưởng đến quá trình nâng xoang trong cấy ghép implant

Phẫu thuật nâng xoang là quá trình nâng cao cho phép mở rộng trong lòng xoang, nhằm mục đích tăng kích thước theo chiều dọc trong xoang để sử dụng cho cấy ghép nha khoa

Trang 9

Quy trình phẫu thuật đã được hình thành và giới thiệu bởi Tatum tại Birmingham, trong hội nghị implant Alabama năm 1976 [7,26] Tác giả

đã biến đổi các kỹ thuật trong những năm trước kia Công bố đầu tiên về kỹ thuật phẫu thuật này tuy nhiên bởi Boyne, theo sau bởi Tatum [5,26] Kĩ thuật nâng xoang cổ điển bao gồm việc chuẩn bị của một cửa sổ ở thành bên xoang hàm trên Cánh cửa này được làm trật về bên trong và đi lên trên cùng với màng Schneiderian đến một vị trí ngang tạo thành đáy xoang mới Các không gian bên dưới cửa sổ được nâng lên và niêm mạc xoang được làm đầy các vật liệu ghép

Phẫu thuật nâng xoang

Implant có thể được cấy vào đồng thời, khi có chiều cao xương đầy

đủ cho sự ổn định (chiều cao xương > 4 mm), hoặc có thể được cấy trong một phẫu thuật lần hai sau khi sự tái cấu trúc xương ghép đã diễn ra Phẫu thuật hai giai đoạn được chỉ định khi không có sự ổn định chính được mong đợi (chiều cao xương < 4 mm) [3,6,13,18] Nguyên tắc của phẫu thuật

Trang 10

nâng sàn xoang đơn giản, tuy nhiên, có một số khía cạnh giải phẫu và sự cân nhắc liên qua đến loại phẫu thuật cần chú ý.

Sàn xoang

Thông thường, hình dạng của cửa sổ lý tưởng nên theo hình dạng bên trong của xoang hàm trên và thường là đường cong Điều này có nghĩa là việc lập kế hoạch trước phẫu thuật với việc phân tích trên phim là cần thiết cho mọi loại phẫu thuật Tuy nhiên, theo khía cạnh lâm sàng của thành xoang bên sẽ cung cấp thông tin về mức độ của các xoang hàm trên Trong hầu hết các bệnh nhân, các thành bên xoang là khá mỏng

và trông có màu xanh xám hiển thị chu vi của các xoang Hình dạng của cửa sổ do đó có thể được xác định bởi sự kết hợp giữa phim và quan sát trên lâm sàng Thông thường điều này có nghĩa là làm tròn góc với nền bản

lề rộng thông thường

Sửa soạn đường viền được thực hiện dựa trên X-quang và lâm sàng

Trang 11

Các góc được làm tròn cũng là lợi thế trong phẫu thuật để làm giảm nguy cơ tổn hại màng Schneiderian Màng này được cấu trúc mỏng manh và

là cấu trúc quan trọng cần giữ Về nguyên tắc chung với màng này, trong trường hợp bình thường, nên cần giữ nguyên, để tránh mất mát các vật liệu ghép trong vào xoang và có miếng ghép che phủ vật liệu với chức năng mạch máu

Thành bên xoang

Như đã đề cập việc chuẩn bị cửa sổ chỉ có thể ở những khu vực có xương mỏng Nếu thành bên xoang bao gồm xương dày thì toàn bộ thành bên xoang nên được làm mỏng Nếu không, sẽ vô cùng khó khăn để giải phóng màng Schneiderian từ bên trong xoang do các dụng cụ không thể tiếp cận

Thành bên xoang cần được làm mỏng trong trường hợp thành dàyChuẩn bị cửa sổ nên đủ rộng cho xử lý thao tác dụng cụ Do đó, nên bắt đầu chuẩn bị là sửa soạn với mũi theo khe tròn lớn (Ø + 3 mm) Quá trình

Trang 12

chuẩn bị kết thúc với mũi kim cương tròn lớn để không làm tổn thương màng hoặc thủng thành xương

Màng khỏe mạnh trông có màu xám xanh tối Ở những người hút thuốc, màng Schneiderian có thể nhìn teo, cực kỳ mỏng và dễ dàng làm thủng

Lung lay cửa sổ nên được thực hiện tốt nhất với ấn nhẹ bằng lực ngón tay Không những phẫu thuật viên có thể cảm nhận sự đề kháng và gãy của cửa sổ, mà còn ngăn các dụng cụ sắc nhọn làm thủng niêm mạc xoang

Màng Schneiderian

Theo giải phẫu, màng Scheneiderian là màng lót mặt trong xoang hàm trên Cấu trúc giải phẫu bình thường của xoang sẽ cho phép cửa sổ chuyển lên vị trí nằm ngang, chỉ khi nếu màng Schneiderian thích hợp để nâng Giải phóng màng này là một bước tinh tế được thực hiện với các dụng cụ nâng xoang đặc biệt (thiết kế bởi Tatum) thực việc theo các hướng khác nhau với các góc độ và lưỡi dao khác nhau Bắt đầu ở rìa đuôi, từ từ và cẩn thận làm việc theo hướng về phía gần và phía xa của xoang Đặc biệt là ở phía xa xoang có thể mở rộng đáng

kể, làm cho việc chuẩn bị khá khó khăn

Chỉ khi toàn bộ màng được chuẩn bị tự do từ đáy xoang, cửa sổ mới có thể có thể được nâng hoàn toàn lên vị trí nằm ngang Cửa sổ duy trì ở vị trí đó nhiều hay ít cho thấy tất cả các mô niêm mạc được nâng lên tới mức phần giữa của xoang Tuy nhiên, nó nên được thực hiện ở mức độ đó, kể từ khi vật liệu ghép phải được đặt đến khi mức độ này Quá nhiều vật liệu có thể gây hoại tử của màng tế Schneiderian với sự mất mát vật liệu ghép vào xoang, kết quả gây viêm xoang [20,27,28] Các vị trí và hỗ trợ của cấy ghép

Trang 13

implant đòi hỏi cấu trúc xương trong khu vực của thành mũi bên, như đã được

mô tả, quan trọng trụ cột thứ tư [32]

Giải phóng màng Schneiderian từ vách ngăn có thể rất khó khăn, và thậm chí còn khó khăn hơn khi các đầu chân răng mọc vào trong xoang kể cả khi các răng đã được nhổ từ trước đó

Chân răng mọc vào trong xoang làm việc giải phóng màng xoang khó khăn

Phẫu thuật xoang trước đó đôi khi cũng là chống chỉ định cho việc nâng xoang do mô sẹo không cho phép chuẩn bị một mô niêm mạc nâng đỡ khỏe mạnh Ngoài ra khi xương ổ răng hoàn toàn thiếu hụt ở một vài vị trí (do sự tiêu xương hoặc chấn thương mất xương sau nhổ răng, ví dụ như thủng xoang), niêm mạc xoang ngay lập tức thông thương với niêm mạc miệng Đây

là một tình trạng khó, mà chủ yếu là màng Schneiderian không thể được giữ nguyên Nó sẽ dẫn đến một lỗ thủng lớn ở một vị trí khó, làm cho việc tiếp tục chuẩn bị là không thể

Trang 14

Vách ngăn xoang

Vách ngăn xoang gặp nhiều ở người trẻ Vách ngăn có thể chia xoang thành nhiều phần nhỏ hơn Ngoài các đường viền bên trong xoang, sự hiện diện của vách ngăn cũng xác định hình dạng của cửa sổ Nếu vách ngăn chỉ nằm ở dưới cùng xoang, sửa sổ có thể được sửa soạn với hình dạng bình thường do nó không bị chặn bởi vách ngăn, cửa sổ có thể được lung lay và xoay lên trên và vào trong dễ dàng Tuy nhiên, nếu vách ngăn nằm ở vị trí cao hơn, cửa sổ phải được làm theo hình chữ W hoặc hai cửa sổ, hoặc cửa

sổ chỉ được nằm ở một phía của vách ngăn (thường là phía gần), nếu như implant được mong muốn đặt tại vị trí đó Một phương pháp khác là sử dụng phương pháp antrostomy [6] Sau khi sửa soạn niêm mạc mạc, vách ngăn sẽ được loại bỏ

Cửa sổ xoang hình chữ W

Xoang hẹp

Xoang hẹp, mặc dù hiếm gặp, nhưng cũng có thể được nhận ra trên phim CT scaner Do vậy, cần chụp phim CT scanner trước nâng xoang cho

Trang 15

mọi trường hợp Xoang hẹp sẽ gây khó khăn cho việc chuẩn bị cửa sổ Một cách để giải quyết vấn đề xoang hẹp là làm mở một phần bên xoang thay vì sửa soạn cửa sổ Trong trường hợp này, xương hỗ trợ khỏe mạnh và đáy mới của xoang sẽ không có và làm tăng nguy cơ biến chứng khi cấy ghép implant.

Lòng xoang hẹp

Sự chảy máu

Việc cung cấp máu cho xoang hàm đến từ ba động mạch: động mạch dưới ổ mắt, động mộng răng trên sau và động mạch khẩu cái lớn Chảy máu trong suốt quá trình nâng xoang là hiếm gặp từ khi các mạch lớn không nằm trong khu vực phẫu thuật Tuy nhiên những mạch máu nhỏ có thể bị nguy hiểm Nếu chúng ở vị trí tiếp xúc với màng Schneiderian, chúng có thể từ cầm máu hoặc cầm máu với gạc trên áp lực nhẹ Phẫu thuật dao điện có thể gây hoại tử màng và do đó đe dọa sự che phủ của miếng ghép

Trang 16

1.3 Kĩ thuật chụp cắt lớp với chùm tia hình nón

CT cone beam (Cone beam computed tomography – CBCT) là một kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh ngày càng quan trọng trong kế hoạch điều trị và chẩn đoán cấy ghép implant Có lẽ vì lợi ích của công nghệ này, máy chụp

CT cone beam ngày càng được sử dụng nhiều trong nha khoa, chẳng hạn như trong nội nha và chỉnh hình răng mặt Trong suốt quá trình chụp CT cone beam , máy chụp xoay quanh đầu của bệnh nhân, chụp đến gần 600 hình ảnh riêng biệt Các phần mềm số sẽ thu thập các dữ liệu và tái cấu trúc, tạo nên hình ảnh khối 3 chiều về đối tượng đượng chụp

1.3.1 Các dạng của CT cone beam

Chụp cắt lớp vi tính có thể được chia thành 2 loại dựa trên cách thu lại lại chùm tia x, cụ thể là: chùm tia hình quạt và chùm tia hình nón

Chùm tia hình quạt và chùm tia hình nónTrong các máy quét chùm tia hình quạt (fan-beam), một nguồn chiếu tia X và một đầu đo phát hiện thể rắn được đặt trên một giàn quay (Hình 1a)

Trang 17

Dữ liệu được thu lại bằng cách sử dụng một chùm tia X hình quạt hẹp truyền qua bệnh nhân Bệnh nhân được chụp ảnh từng lát một, thường theo trục, và sự phiên dịch được thực hiện bằng cách chồng lát các hình ảnh để có được các hình ảnh 2D Sự sắp xếp thành hàng của các đầu đo được sử dụng trong máy CT scanner với chùm tia hình quạt xoắn ốc truyền thống thực sự là nhiều đầu đo thằng hàng Cấu hình này cho phép các đầu đo CT (MDCT) của máy quét thu đến 64 lát đồng thời, làm giảm đáng kể thời gian quét so với các

hệ thống cát 1 lát duy nhất đơn thuần và cho phép tạo ra các hình ảnh 3D ở liều bức xạ thấp hơn đáng kể hơn so với máy CT với chùm tia hình quạt có một đầu dò duy nhất

1.3.2 Kĩ thuật CT Cone-Beam

Máy quét CT cone beam được dựa trên cắt lớp thể tích, bằng cách sử dụng mảng 2D kỹ thuật số mở rộng cung cấp một đầu đo vùng Điều này kết hợp với chùm tia X 3D (Hình 1b) Kỹ thuật CT cone beam liên quan đến việc quét 360°, trong đó nguồn tia và đầu đo di chuyển xung quanh đầu của bệnh

Trang 18

nhân, ở tư thế bệnh nhân ngồi ổn định Với khoảng thời gian mức độ nhất định, hình ảnh chiếu duy nhất, được gọi là hình ảnh "cơ sở", được ghi lại Nó tương tự như hình ảnh trên phim mặt nghiêng cephalometric Các hình ảnh chiếu cơ sở được gọi là các dữ liệu kế hoạch Chương trình phần mềm kết hợp các thuật toán phức tạp, sử dụng các dữ liệu hình ảnh để thiết lập một khối dữ liệu 3D, mà có thể được sử dụng để cung cấp hình ảnh tái thiết chính theo 3 chiều (cắt trục, cắt đứng và cắt ngang).

Mặc dù nguyên tắc CT cone beam đã được sử dụng trong gần hai thập

kỷ qua, nhưng chỉ gần đây, với sự phát triển của ống tia X rẻ tiền, hệ thống đầu

đo chất lượng cao và các máy tính cá nhân có cấu hình mạnh - giá cả phải chăng khiến CT cone beam trở nên thương mại Bắt đầu với NewTom QR DVT 9000 (Quantitative Radiology srl, Verona, Italy) được giới thiệu vào tháng 4 năm 2001, các hệ thống khác bao gồm CB MercuRay (Hitachi Medical Corp, Kashiwa-shi, Chibaken, Nhật Bản), 3D Accuitomo XYZ Slice View Tomograph (J.Morita Mfg Corp, Kyoto, Nhật Bản) và i-CAT (XoranTechnologies, Ann Arbor, Michigan, và Imaging Sciences International, Hatfield, PA)

Các đơn vị này có thể được phân loại theo hệ thống đầu đo phát hiện tia

X [1,2] Hầu hết các đơn vị CB cone beam ứng dụng cho hàm mặt sử dụng một ống khuếch đại hình ảnh (IIT) - một thiết bị tích điện kép Gần đây, một hệ thống sử dụng một màn hinh phẳng (FPI) được phát hành (i-CAT) [24,25] Hình ảnh tạo nên với một IIT nói chung có kết quả nhiễu hơn so với hình ảnh từ FPI và cũng cần được xử lý trước để giảm bớt sai lệch hình học vốn có trong cấu hình máy đo [1,2]

Trang 19

1.3.3 Lợi ích của CT cone beam

CT cone beam là thích hợp cho các hình ảnh ở sọ mặt.Nó cung cấp hình ảnh rõ ràng của các cấu trúc với độ tương phản cao và cực kỳ hữu ích để đánh giá xương [24,34] Mặc dù vẫn còn những hạn chế hiện tồn tại trong việc sử dụng của công nghệ này cho hình ảnh mô mềm, các nỗ lực đang được hướng để phát triển kỹ thuật và các thuật toán phần mềm để cải thiện tỷ lệ tín hiệu tới nhiễm và tăng độ tương phản

Việc sử dụng công nghệ CT cone beam trong thực hành lâm sàng cung cấp nhiều lợi ích trong răng hàm mặt so với hình ảnh CT thông thường;

• Giảm cường độ tia X-ray: Giảm kích thước của chùm tia tới khu vực

chiếu xạ cần chụp với liều tia xạ tối thiểu Hầu hết các đơn vị CT cone beam

có thể được điều chỉnh để quét các khu vực nhỏ cho những chẩn đoán cụ thể Mặt khác vẫn có khả năng quét toàn bộ phức hợp sọ mặt khi cần thiết

• Cho hình ảnh chính xác: thiết lập dữ liệu thể tích bao gồm một khối

3D của các cấu trúc hình lập phương nhỏ hơn, được gọi là voxels, mỗi đại diện cho một mức độ hấp thụ tia X cụ thể Kích thước của các voxel xác định

độ phân giải của hình ảnh Trong CT thông thường, các voxel là đẳng hướng – hình khối chữ nhật có kích thước dài nhất của voxel là các trục lát dày và được xác định bởi lát răng, một chức năng của giàn chuyển động Mặc dù bề mặt CT voxel có thể được làm nhỏ như khối vuông 0,625 mm, độ sâu của họ thường là theo thứ tự 1-2 mm Tất cả các đơn vị CT cone beam cung cấp độ phân giải voxel là đẳng hướng – ngang bằng trong tất cả 3 chiều Điều này tạo

ra độ phân giải dưới milimet (thường vượt quá mức cao nhất của đa lát cắt CT), từ 0,4 mm đến 0,125 mm (Accuitomo)

Trang 20

• Thời gian quét nhanh: Bởi vì CT cone beam thu lại tất cả các hình

ảnh cơ sở trong một vòng quay duy nhất, thời gian quét nhanh (10-70 giây) và

có thể so sánh với của hệ thống MDCT Mặc dù thời gian quét nhanh hơn thường có nghĩa là ít hình ảnh cơ sở hơn để từ đó tái tạo lại dữ liệu thể tích, sự chuyển động của bệnh nhân cần được giảm

• Giảm liều: Các báo cáo công bố cho thấy hiệu quả liều bức xạ (phạm

vi trung bình 36,9-50,3 microsievert [μSv]) [8,14,16,17,22] được giảm đáng

kể lên 98% so với hệ thống máy chụp CT chùm tia hình quạt "thông thường" (phạm vi trung bình cho hàm dưới là 1,320-3,324 μSv, phạm vi trung bình cho hàm trên 1,031-1,420 μSv) [8,22] Điều này làm giảm liều ảnh hưởng trên bệnh nhân xấp xỉ một phim cận chóp khảo sát toàn bộ hàm răng (13-100 μSv) [9,12,33] hoặc 4-15 lần so với một X-quang toàn cảnh (2,9-11 μSv) [9,12,16,33]

• Chế độ hiển thị hình ảnh hàm mặt duy nhất: Truy cập và tương

tác với các dữ liệu CT là không thể như các máy trạm yêu cầu Mặc dù dữ liệu này có thể được "chuyển đổi" và nhập vào các chương trình bản quyền để

sử dụng trên máy tính cá nhân (ví dụ, Simplant, Materialise, Leuven, Bỉ), quá trình này tốn kém và đòi hỏi một giai đoạn trung gian để có thể mở rộng chẩn đoán Tái thiết của dữ liệu CT cone beam được thực hiện bởi máy tính cá nhân Ngoài ra, phần mềm có thể có sẵn cho người sử dụng, không chỉ cho các bác sĩ chụp x-quang, hoặc thông qua mua trực tiếp hoặc qua mỗi lần

sử dụng từ các nhà cung cấp khác nhau (ví dụ, Imaging Sciences International) Điều này cung cấp cho các bác sĩ có cơ hội sử dụng hiển thị hình ảnh trên ghế, phân tích thời gian thực và các chế độ MPR cho các nhiệm vụ cụ thể Bởi vì thể tích bộ dữ liệu CT cone beam là đẳng hướng, toàn

bộ khối thể tích có thể được định hướng lại để các đặc điểm giải phẫu của

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Eckert-Mobius, A. (1954) Die Kieferho¨hlenentzu¨ndung im Kindersalter. Deutsche Stomatologie: 170–177 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Die Kieferho¨hlenentzu¨ndung im Kindersalter
11. Garg, A.K. (1999) Augmentation grafting of the maxillary sinus for placement of dental implants: anatomy, physiology, and procedures. Implant Dentistry 8: 36–46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Augmentation grafting of the maxillary sinus for placement of dental implants: anatomy, physiology, and procedures
12. Gibbs SJ (2000). Effective dose equivalent and effective dose: comparison for common projections in oral and maxillofacial radiology. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 2000; 90(4):538–45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effective dose equivalent and effective dose: comparison for common projections in oral and maxillofacial radiology
Tác giả: Gibbs SJ
Năm: 2000
13. Hirsch, J.M. &amp; Ericson, J. (1991) Maxillary sinus augmentation using mandibular bone grafts and simultaneous installation of implants. A surgical technique. Clinical Oral Implants Research 2: 91–96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Maxillary sinus augmentation using mandibular bone grafts and simultaneous installation of implants. A surgical technique
14. Heiland M, Schulze D, Rother U, Schmelzle R (2004). Postoperative imaging of zygomaticomaxillary complex fractures using digital volume tomography. J Oral Maxillofac Surg 2004; 62(11):1387–91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Postoperative imaging of zygomaticomaxillary complex fractures using digital volume tomography
Tác giả: Heiland M, Schulze D, Rother U, Schmelzle R
Năm: 2004
15. Krennmair G, et al (1999). The incidence, location, and height of maxillary sinus septa in the edentulous and dentate maxilla. J Oral Maxillofac Surg 1999;57:667-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The incidence, location, and height of maxillary sinus septa in the edentulous and dentate maxilla
Tác giả: Krennmair G, et al
Năm: 1999
16. Ludlow JB, Davies-Ludlow LE, Brooks SL (2003). Dosimetry of two extraoral direct digital imaging devices: NewTom cone beam CT and Orthophos Plus DS panoramic unit. Dentomaxillofac Radiol 2003; 32(4):229–34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dosimetry of two extraoral direct digital imaging devices: NewTom cone beam CT and Orthophos Plus DS panoramic unit. Dentomaxillofac
Tác giả: Ludlow JB, Davies-Ludlow LE, Brooks SL
Năm: 2003
17. Mah JK, Danforth RA, Bumann A, Hatcher D (2003). Radiation absorbed in maxillofacial imaging with a new dental computed tomography device. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 2003; 96(4):508–13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radiation absorbed in maxillofacial imaging with a new dental computed tomography device
Tác giả: Mah JK, Danforth RA, Bumann A, Hatcher D
Năm: 2003
19. McGowan, D.A., Baxter, P.W. &amp; James, J. (1993) The Maxillary Sinus and its Dental Implications. Oxford: Wright, Butterworth-Heinemann Ltd. chapter 1: 1 125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Maxillary Sinus and its Dental Implications
20. Raghoebar, G.M., Vissink, A., Reintsema, H. &amp; Batenburg, R.H.K. (1997) Bone grafting of the floor of the maxillary sinus for the placement of endosseous implants. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 35:119–125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bone grafting of the floor of the maxillary sinus for the placement of endosseous implants
21. Ritter, F.N. &amp; Lee, D. (1978) The para nasal sinuses, anatomy and surgical technique. St Louis: The Mosby Company, 6–16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The para nasal sinuses, anatomy and surgical technique
22. Schulze D, Heiland M, Thurmann H, Adam G (2004). Radiation exposure during midfacial imaging using 4- and 16-slice computed tomography, cone beam computed tomography systems and conventional radiography.Dentomaxillofac Radiol 2004; 33(2):83–6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radiation exposure during midfacial imaging using 4- and 16-slice computed tomography, cone beam computed tomography systems and conventional radiography
Tác giả: Schulze D, Heiland M, Thurmann H, Adam G
Năm: 2004
24. Sukovic P (2003). Cone beam computed tomography in craniofacial imaging. Orthod Craniofac Res 2003; 6(Suppl 1):31–6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cone beam computed tomography in craniofacial imaging
Tác giả: Sukovic P
Năm: 2003
25. Sukovic P, Brooks S, Perez L, Clinthorne NH (2001). DentoCAT – a novel design of a cone beam CT scanner for dentomaxillofacial imaging:introduction and preliminary results. In: Lemke HU, Vannier MW, Inamura K, Farman AG, Doi K, editors. Computer assisted radiology and surgery Sách, tạp chí
Tiêu đề: DentoCAT – a novel design of a cone beam CT scanner for dentomaxillofacial imaging: "introduction and preliminary results
Tác giả: Sukovic P, Brooks S, Perez L, Clinthorne NH
Năm: 2001
27. Tidwell, J.K., Blijdorp, P.J., Stoelinga, P.J.W., Brouns, J.B. &amp; Hinderks, F. (1992) Composite grafting of the maxillary sinus for placement of endosteal implants. A preliminary report of 48 patients. International Journal of Maxillofacial Surgery 21: 204–209 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Composite grafting of the maxillary sinus for placement of endosteal implants. A preliminary report of 48 patients
30. Ulm, CW, et al (1995). Incidence and suggested surgical management of septa in sinus lift procedures. Int J Oral Maxillofac Implants 1995;10:462–465 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incidence and suggested surgical management of septa in sinus lift procedures
Tác giả: Ulm, CW, et al
Năm: 1995
31. Underwood, AS (1910). An inquiry into the anatomy and pathology of the maxillary sinus. J Anat Physiol 1910;44:354-369 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An inquiry into the anatomy and pathology of the maxillary sinus
Tác giả: Underwood, AS
Năm: 1910
32. Watzek, G. (1996) Endosseous Implants: Scientific and Clinical Aspects. Chicago: Quintessence Publishing Co, 29–59, 241– 259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Endosseous Implants: Scientific and Clinical Aspects
33. White SC. (1992) Assessment of radiation risk from dental radiography. Dentomaxillofac Radiol 1992; 21(3):118–26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of radiation risk from dental radiography
34. Ziegler CM, Woertche R, Brief J, Hassfeld S (2002). Clinical indications for digital volume tomography in oral and maxillofacial surgery.Dentomaxillofac Radiol 2002; 31(2):126–30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical indications for digital volume tomography in oral and maxillofacial surgery
Tác giả: Ziegler CM, Woertche R, Brief J, Hassfeld S
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh CT Scanner cho thấy vách ngăn chia xoang thành nhiều phần - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
nh ảnh CT Scanner cho thấy vách ngăn chia xoang thành nhiều phần (Trang 6)
Hình ảnh cắt trục, cắt ngang và cắt đứng được chụp ở chế độ 85kV,  7mA trong 14 giây. Các hình ảnh được lấy từ dữ liệu khối dạng nón với chiều  cao 40mm chiều cao và đường kính 41mm - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
nh ảnh cắt trục, cắt ngang và cắt đứng được chụp ở chế độ 85kV, 7mA trong 14 giây. Các hình ảnh được lấy từ dữ liệu khối dạng nón với chiều cao 40mm chiều cao và đường kính 41mm (Trang 28)
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới (Trang 31)
Bảng 3.3. Độ rộng lòng xoang - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
Bảng 3.3. Độ rộng lòng xoang (Trang 32)
Bảng 3.5. Khoảng cách bờ dưới  mạch máu tới đỉnh xương ổ răng và đáy xoang - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
Bảng 3.5. Khoảng cách bờ dưới mạch máu tới đỉnh xương ổ răng và đáy xoang (Trang 33)
Bảng 3.6. Kích thước của mạch máu - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
Bảng 3.6. Kích thước của mạch máu (Trang 33)
Bảng 3.7.  Vị trí của mạch máu - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
Bảng 3.7. Vị trí của mạch máu (Trang 34)
Bảng 3.8. Phân bố của vách ngăn xoang theo tuổi giới - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
Bảng 3.8. Phân bố của vách ngăn xoang theo tuổi giới (Trang 34)
Bảng 3.9. Vị trí vách ngăn xoang - đánh giá giải phẫu xoang hàm trên bằng phim ct cone beam trong cấy ghép implant
Bảng 3.9. Vị trí vách ngăn xoang (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w