Tôi chắc rằng nội dung của quyển sách, với các bản dịch, phiếu bài tập, các đoạn phỏng vấn có thể giúp ích bạn rất nhiều, vì những ý tưởng trong đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi
Trang 1CẨM NANG HỌC NGOẠI NGỮ
Tác giả: Benny Lewis
VỀ TÁC GIẢ 3
GIỚI THIỆU 3
PHẦN 1: TÂM LÝ 4
ĐỘNG CƠ 4
VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY? 5
ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP 6
NHƯNG TA SẼ MẮC LỖI! 7
THÁI ĐỘ ĐÚNG 8
KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH 9
PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 10
SỨ MẠNG 10
CÁC BƯỚC CẦN THIẾT 12
MỤC TIÊU NHỎ 12
ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CÁ NHÂN 13
THỰC HIỆN NHẬT KÝ HỌC NGÔN NGỮ 14
PHẦN 3: GIAO TIẾP NGAY TỪ NGÀY THỨ NHẤT 15
K HI NÀO TÔI CÓ THỂ BẮT ĐẦU NÓI CHUYỆN BẰNG NGOẠI NGỮ ? 15
MỘT NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 17
GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ 18
LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BẢN NGỮ KHI MỚI HỌC RẤT ÍT 20
HÒA NHẬP TẠI CHỖ/TẠI NHÀ 22
HÒA NHẬP VỚI KỸ NĂNG NÓI 23
BẮT NHỊP VỚI VIỆC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI 25
NHỮNG THẤT VỌNG CẦN THIẾT 27
BÍ QUYẾT KHẮC PHỤC CÁC KHÁC BIỆT TRONG MỘT NGOẠI NGỮ 28
MẮC LỖI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT! 29
ƯU TIÊN TRONG HỌC TẬP 30
VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 32
PHẦN 4: NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI BẢN XỨ 33
HÃY ĐẶT YÊU CẦU 33
VỀ PHƯƠNG DIỆN NHÂN VĂN 34
QUÁ MẮC CỠ KHÔNG DÁM NÓI 36
TỪ NGỮ LIÊN KẾT TRONG HỘI THOẠI 38
HỌC NHIỀU NGOẠI NGỮ 39
PHẦN 5: CÁC NGUỒN LIỆU HỌC TẬP 40
CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GHI NHỚ 40
LIÊN TƯỞNG HÌNH ẢNH 41
SỬ DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ GHI NHỚ TỪ NGỮ 43
TẬN DỤNG THỜI GIAN 44
LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC NGƯỜI BẢN XỨ MÀ KHÔNG PHẢI ĐI XA 46
Trang 2CÁC NGUỒN LIỆU TRỰC TUYẾN 48
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ CỤ THỂ 50
TẠI SAO LẠI CÓ KHÁI NIỆM GIỐNG ĐỐI VỚI TỪ? 50
TỪ VỰNG CÓ SẴN 51
LUYỆN GIỌNG CHUẨN 52
CÁC BÀI PHỎNG VẤN 53
KẾT LUẬN 54
Trang 3VỀ TÁC GIẢ
Tôi tên Benny (Brendan) Lewis Tôi là người ăn chay quê ở Cavan, Ireland Tôi không biết uống rượu Tôi thích tự gọi mình là người “du mục thời công nghệ” – tức là lang thang khắp hành tinh nhưng không bao giờ rời các phương tiện kỹ thuật
Tôi làm nhiều nghề suốt thập niên qua, ví dụ như giáo viên tiếng Anh, giáo viên toán, giáo viên tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, nhiếp ảnh gia, tiếp tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, quản lý cửa hàng yoga, phụ tá cấp cứu, kỹ sư điện tử, và nhiều nghề khác Trước khi cố gắng kiếm sống từ tiền bán sách cẩm nang này, tôi là một thông dịch viên tự do
Mục tiêu của tôi là kiếm đủ tiền từ việc bán sách và dạy tư để cuối cùng có thể sống thoải mái ở Mat-xcơ-va và Tokyo, mỗi nơi 3 tháng (chẳng may đây là 2 thành phố đắt đỏ nhất thế giới) vì tôi muốn học tiếng Nga và tiếng Nhật
Cho đến lúc đó, tôi sẽ vẫn phải tiếp tục lựa chọn những điểm đến rẻ hơn cho các đặc nhiệm học ngôn ngữ trong vòng 3 tháng của mình Tôi chắc rằng nội dung của quyển sách, với các bản dịch, phiếu bài tập, các đoạn phỏng vấn có thể giúp ích bạn rất nhiều, vì những ý tưởng trong đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi trong thập niên qua và mở ra một thế giới mới kỳ thú về việc học ngoại ngữ và giao tiếp với người dân trên toàn thế giới
Cám ơn bạn đã mua sách và chúc bạn nhiều điều thú vị trong việc học ngoại ngữ của mình!
GIỚI THIỆU
Khi bước sang tuổi 21, ngôn ngữ duy nhất tôi biết sử dụng là tiếng Anh Tôi có học tiếng Đức và
tiếng Ái Nhĩ Lan ở trường, nhưng luôn đạt điểm thấp đối với cả hai ngôn ngữ này Điều đó có nghĩa tôi là một người hoàn toàn không có năng khiếu gì về ngôn ngữ và đã từng chấp nhận rằng cả đời mình sẽ chẳng thể nói được thứ tiếng nào ngoài tiếng Anh Ở đại học, tôi học về Công Nghệ Điện
Tử
Dù vậy, sau khi tốt nghiệp tôi đã chuyển đến sinh sống ở Tây Ban Nha và đã yêu thích nền văn hóa
ở đó đến nỗi tôi quyết chí tìm hiểu thêm về nó qua chính những người dân Tây Ban Nha thực thụ – chứ không phải là qua những người biết nói tiếng Anh
Suốt sáu tháng, tôi làm nhiều thứ có thể để học tiếng Tây Ban Nha, đôi khi là học lõm, đôi khi tham gia các lớp học chính quy Sau thời gian đó, tôi cũng chỉ biết chút ít từ ngữ và vài quy tắc ngữ pháp
rời rạc – không có lợi ích gì đáng kể Một ngày nọ, tôi quyết tâm một cách thực sự thực hiện dự
tính của mình và thử nghiệm một số phương pháp mới chưa từng áp dụng trong các khóa học ngoại ngữ
Vì thế, ‘bí kiếp’ học ngôn ngữ ra đời!
Chắc hẳn tôi không phải là người duy nhất có bí quyết học ngôn ngữ Nhiều người trước tôi đã từng học ngoại ngữ thành công trong thời gian ngắn Tôi đã gặp gỡ những người như vậy trong các chuyến du hành của mình và học hỏi từ họ vô số điều hay, cũng như đã kèm theo cẩm nang này các bài phỏng vấn với những người được biết đến nhiều qua mạng Internet để nghe họ chia sẻ các phương pháp học nhiều ngoại ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả mà họ áp dụng thành công hơn so với nhiều người học ngoại ngữ bình thường khác
Cẩm nang này giới thiệu một số bài học quan trọng nhất rút ra từ hành trình học ngôn ngữ của tôi cho đến hiện tại Qua việc chia sẻ các khó khăn vất vã của mình, tôi hy vọng làm giúp các bạn đang học ngôn ngữ tránh được những tuyệt vọng mà tôi đã trải qua để đạt được thành công Rất nhiều người bỏ ra nhiều năm trời để học ngoại ngữ mà rốt cuộc không thể vượt xa hơn những câu giao tiếp cơ bản, và tôi muốn giúp các bạn như thế
Tôi cho rằng bạn có thể bắt đầu sử dụng ngoại ngữ của mình ngay bây giờ, và chỉ trong vài tháng,
Trang 4bạn có thể nói ngôn ngữ đó lưu loát nếu bạn học đúng phương pháp Nội dung cẩm nang này chia
sẻ những khả năng và phương pháp miễn phí sẵn có đối với tất cả mọi người để có thể tận dụng
nhanh chóng đạt được trình độ giao tiếp được với người bản xứ bằng ngoại ngữ, dù bạn đang ở tại đất nước của họ hay ngay trên quê hương mình
Mong ước thực sự hiểu được một nền văn hóa qua khả năng giao tiếp với người bản ngữ trong nền văn hóa đó hoàn toàn nằm trong tầm tay của nhiều người Tôi hy vọng những lời khuyên từ các trang sách này (và trong những bài phỏng vấn) sẽ giúp các bạn đạt được ước mơ đó!
PHẦN 1: TÂM LÝ
Mỗi hành trình xa ngàn dặm đều khởi đầu bằng bước chân đầu tiên Học một ngôn ngữ hoàn toàn
là một hành trình như vậy!
Tất nhiên bạn có nhiều quyết định quan trọng cho toàn hành trình – quyết tâm học tập, nhưng bắt
đầu từ đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Tôi đã nhiều lần trải qua giai đoạn như vậy trong hơn 10 năm qua, và đã có những quyết định đúng đắn (có cả vài quyết định sai lầm) khi học ngoại ngữ Nhờ đó tôi học được nhiều điều và vẫn tiếp tục học thêm nhiều điều từ đó
Trong cẩm nang này, tôi sẽ trình bày chính xác điều gì đã giúp tôi học một ngoại ngữ mới và đạt được sự lưu loát trong thời gian ngắn
Tôi viết cẩm nang này cứ như là tự nói với chính mình khi còn 21 tuổi; bối rối trước người lạ, thiếu
tự tin về khả năng bản thân, và trên hết là luôn tin rằng mình chẳng bao giờ nói được một ngoại ngữ
Hành trình 7 năm qua của tôi thật sự là một kinh nghiệm tuyệt vời đáng kinh ngạc (và nó còn tiếp tục như thế), và tôi sẽ không đánh đổi những gì mình đã trải nghiệm để lấy một cái gì khác Sẽ dễ dàng và thú vị hơn nhiều nếu trước đây tôi có được những thông tin như bạn thấy trong cẩm nang này Tôi ắt hẵn cũng đã tiết kiệm được nhiều thời gian hơn
Để học nói lưu loát một ngôn ngữ trong thời gian ngắn không phụ thuộc vào vấn đề là bạn sử dụng
tài liệu nào, học nhiều hay ít, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và động lực.
Để chuẩn bị thực hiện những bước tiến xa trong học ngoại ngữ, tuyệt nhiên bạn phải có tâm lý đúng
đắn Các phương pháp nổi tiếng nhất và các chương trình đắt tiền nhất có thể và thực sự đã gây
nhiều lãng phí về công sức, tiền bạc, và thời gian của nhiều người có tâm lý sai lệch
ĐỘNG CƠ
Chỉ muốn học một ngôn ngữ thôi thì chưa đủ
Rất tiếc phải nói thế, nhưng tuyệt đại đa số mọi người trên thế giới đều sẽ rất vui nếu nói được một
ngôn ngữ mà không phải nhọc công Trong thực tế, tôi chưa từng thấy người nào mà không “muốn”
biết được một ngoại ngữ
Nếu không có gì khác hơn là ước muốn chung chung, bạn có rất ít khả năng đạt được kết quả trong
thời gian ngắn Tôi từng biết nhiều ngoại kiều và các học viên tham gia khóa hè chẳng đạt được điều gì ấn tượng sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm sống trong môi trường ngoại ngữ
Trang 5Điều này là vì họ không cần học Họ sử dụng tiếng mẹ đẻ (ví dụ tiếng Anh) trong mọi trường hợp,
như nói chuyên với bạn bè, người yêu, họ hàng, viết thư điện tử, đọc sách, xem phim, xem truyền hình…
Ngoại kiều thường không hòa nhập hoàn toàn với ngôn ngữ và văn hóa sở tại, do đó họ không học được gì dù có nhiều tháng, nhiều năm tiếp xúc Nhưng đó lại là tin vui cho những ai học ngoại ngữ
nhưng không có điều kiện sống tại những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng!
Nếu ngoại kiều có thể tạo ra một cộng đồng ngôn ngữ cho chính họ nhằm bảo tồn tiếng mẹ đẻ, tại sao ta không thể tạo ra một cộng đồng tại chỗ để học ngoại ngữ?
Câu trả lời thật đơn giản – bạn không thật sự muốn điều đó nhiều như vậy Ví dụ, nói tiếng Tây Ban
Nha với người yêu cùng đi du lịch đến Nam Mỹ với bạn là điều “không cần thiết”, vì nói ngôn ngữ
quen thuộc của cả hai sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều Nếu làm ngược lại, sẽ rất kỳ dị
Một trong những bí quyết tôi đã thực hiện khi học ngôn ngữ là ý tưởng thay đổi yếu tố muốn thành yếu tố cần Thực tế tôi đã thực hiện ra sao sẽ được đề cập về sau Nhưng hiện thời, cần hiểu
rõ là có sự khác biệt cơ bản giữa hai yếu tố này
Khi bạn cần nói một ngôn ngữ, vấn đề hoàn toàn khác hơn là chỉ mong muốn chung chung sẽ sử dụng nó một ngày nào đó Đó là một nhu cầu thực sự mong muốn gắn bó với ngôn ngữ ấy suốt
đời Mức độ đầu tư như vậy không phải là điều mà người học tài tử có được
TÓM TẮT:
Bạn phải thay đổi tâm lý muốn thành tâm lý cần.
VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY?
Có nhiều lý do tại sao một người muốn học một ngôn ngữ cụ thể, các lý do này khác nhau tùy từng người
Có thể bạn muốn khám phá gốc gác của mình? Bạn có đam mê du hành đây đó? Bạn muốn thi đậu một kỳ thi? Hay đơn giản là bạn yêu thích ngôn ngữ và muốn mở rộng những chân trời hiểu biết
Đó là những động cơ dài hạn thật tuyệt vời, nhưng phải nói thật là chúng sẽ không giúp ích cho bạn
đạt đến độ lưu loát nhanh chóng
Từng lý do nêu trên đều có tính mơ hồ, và không có giới hạn thời gian cụ thể (hoặc là thời hạn quá
xa vời) Bạn có một lý do to tát nhưng không thể phân nhỏ nó ra thành nhiều mục tiêu khả dĩ, và chính vì thế, bạn không thể đo được sự tiến bộ của mình
Đây là lý do tại sao tôi thường không đặt ra cho mình mục tiêu sau cùng (đối với tôi, mục tiêu đó là
sự lưu loát) Thay vì vậy, tôi tạo ra các dự tính rất ngắn hạn mang tính thực tế và tạo cho tôi một
cảm giác là việc học đang có tiến bộ và đang có kết quả
Điều đó tạo ra áp lực và nhu cầu phải đạt được điều gì đó cụ thể trong một thời gian ngắn Nhu cầu
này thường không hiện diện ở các khóa học ngoại ngữ Thi cử ít nhiều là cách thức hiệu quả tạo ra một nhu cầu, nhưng hầu hết các chương trình chính quy không thực sự gắn kết với thực tế sử dụng ngôn ngữ Kiến thức văn phạm và từ vựng ấn tượng vẫn không có nghĩa là bạn có thể thực sự giao tiếp được, và tôi đã từng gặp nhiều người có bằng cấp cao về ngoại ngữ nhưng vẫn không thấy tự tin khi sử dụng
Mặc dù mục tiêu sau cùng của tôi có thể đại loại như là “thành thạo sau ba tháng”, thì các mục tiêu ngắn hạn cụ thể có thể là “mua được thẻ điện thoại vào chiều nay”, “học một số từ liên quan đến mạng Internet để có thể nghe một đoạn thoại trên tự điển bách khoa Wikipedia và nắm được nội dung khát quát”, hay “có thể đi từ sân bay về khách sạn mà không cần nói tiếng Anh”
Những mục tiêu như vậy không cần đầu tư hàng tháng Chúng rất cụ thể và có thể chuẩn bị trong
Trang 6chỉ một vài giờ ngày ở giai đoạn mới bắt đầu học nếu biết sử dụng các kỹ thuật mà tôi sẽ trình bày sau
Miễn là bạn đạt mục tiêu của mình, chẳng là vấn đề nếu bạn có lắp bắp, ngập ngừng, hay không hiểu hết mọi thứ, hay thậm chí làm thất vọng người đối diện (điều ít khi xảy ra với tôi, và tôi sẽ giải
thích cách tránh điều đó sau) Chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu do chính mình đưa ra
TÓM TẮT:
Cần đặt ra nhiều mục tiêu ngắn hạn, thực tế
ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP
Bạn có thể nghĩ rằng (đặc biệt nếu bạn tham dự các lớp học chính quy hay trực tuyến, hay sử dụng phần mềm tự học) học ngôn ngữ chủ yếu gắn liền với hai thứ: ngữ pháp và từ vựng Điều này hoàn toàn sai
Theo tôi nghĩ, yếu tố quan trọng nhất của khả năng nói một ngôn ngữ nằm ở chỗ tự tin về năng lực
sử dụng ngôn ngữ đó của chính mình
Bạn có thể viện ra những lý do kỹ thuật rằng tiếng Đức, tiếng Hoa, hay tiếng Thụy Điển, tiếng Nga
là ngôn ngữ “khó nhất”, nhưng đó là một lãng phí về thời gian Dù bạn có học tiếng nào đi nữa, thì
tiếng đó đều trở nên khó cho chính bạn khi mà bạn tập trung để ý chính xác về những gì làm cho ngôn ngữ đó khó Một ngôn ngữ luôn luôn trở nên khó khi bạn nghĩ là nó khó
Tôi từng gặp vô số người lẽ ra sẽ rất thành công vì trông thông minh hơn tôi “một cách tự nhiên”, nhưng lại tiến bộ rất ít vì những gì họ làm là đặt ra hàng loạt mục tiêu mà tất cả đều có tính cản trở không giúp họ mở miệng nói được
Họ cứ tập trung vào những điều không đâu đó, nên thái độ của họ về ngôn ngữ đang học trở nên rối rắm Một người muốn thành công làm chủ ngôn ngữ sẽ làm những điều ngược lại và tập trung vào những điều tích cực ngay từ lúc ban đầu
Để minh họa điều này, hãy tưởng tượng ví dụ sau:
Tôi sắp giới thiệu bạn cho một người bạn của tôi, nhưng sẽ nói trước cho bạn biết đôi chút về người
đó Tôi nói cho bạn biết trước là anh ta rất ghét trẻ em, bảo thủ, hay đánh rắm khi lo lắng, và có tiếng cười rất chói tai Tất cả các điều đó có thể là sự thật, nhưng nói thế có nghĩa là tôi rất ti tiện, cướp mất cơ hội để anh ta tự tạo ấn tượng ban đầu cho mình Và cũng có nghĩa là bạn sẽ trở nên dè chừng hay có thể không thích làm quen với anh ta nữa, bởi bạn đã biết được các điều không hay về anh ta
Sau đó tôi đi gặp một người khác và kể cho anh ta nghe về cùng một người như thế - tôi nói rằng anh ta làm việc cho NASA, rất tốt bụng, có khiếu hài hước, có nhiều kinh nghiệm thú vị trong các chuyến đi làm từ thiện khắp Châu Phi, v.v; tất cả cũng đều là sự thật Trong trường hợp này, người bạn tôi trở nên hấp dẫn và chắc sẽ được nhào đến làm quen ngay Rốt cuộc, những người bạn mới
của bạn tôi cũng phát hiện ra một vài điều không hay trong tính cách, nhưng họ sẽ chấp nhận những điều đó xem đấy là một phần trong tất cả các đặc điểm tạo ra anh ta Họ sẽ chấp nhận những khiếm khuyết đó như cách làm giữa những người bạn
Tại sao ta không làm như vậy đối với ngôn ngữ?
Tôi xem ngôn ngữ như một người bạn mà tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn, chứ không phải là một kẻ
thù cần đánh bại Tôi cố tìm những điều hay để làm cho “bạn” đẹp đẽ hơn và sẽ bảo vệ danh dự nếu bạn ấy bị xúc phạm Ở cuối cẩm nang này tôi có liệt kê các lý do tại sao một số khía cạnh của một
số ngôn ngữ (như từ vựng, giống của danh từ…) tỏ ra dễ học Những ngôn ngữ đó là bạn của tôi và
tôi muốn các bạn nhìn vào mặt tích cực của chúng
Ví dụ, nếu bạn nói với tôi rằng tiếng Pháp quá khó do có nhiều danh từ giống đực và giống cái, tôi
Trang 7lập luận rằng hậu tố của từ giúp ta nhớ được giống của danh từ một cách dễ dàng
Nếu bạn bảo một số ngôn ngữ Châu Á có quy tắc thanh điệu xa lạ, tôi sẽ bảo rằng điều đó không đến nỗi tồi tệ nếu bạn nhìn kỹ để thấy các ngôn ngữ này có thể trở nên dễ, vì hầu như chúng không
có các khái niệm về thức, giống, chia động từ, hòa hợp tính từ, trật tự từ phức tạp, hay các đặc điểm khác có trong các ngôn ngữ Châu Âu
Và đối với các ngôn ngữ Châu Âu đó, tôi cũng sẽ chỉ cho bạn thấy những lý do tại sao các đặc điểm
phức tạp đó không đến nỗi nào Cần phải làm bất cứ điều gì có thể để khắc họa hình ảnh ngôn ngữ
mình đang học là không hề khó Nếu bạn trêu chọc bạn tôi sau lưng, tôi sẽ bảo vệ anh ta như bất cứ
người bạn tốt nào cũng đều làm thế Nếu bạn muốn ngôn ngữ mình theo đuổi là người bạn của mình, bạn cần đối xử với nó như một con người
Điều đó đã giúp tôi thành công trong việc học ngôn ngữ một cách nhanh chóng, và nhiều người
nhìn từ bên ngoài có thể sẽ cho rằng đó chỉ là do bạn thông minh hơn, vì đối với bạn một ngôn ngữ nào đó tỏ ra dễ học hơn Nhưng đấy thực sự là một sự chuyển đổi về tâm lý, không phải là về chỉ số
Tuy vậy, dù bạn có nhìn nhận về ngôn ngữ ra sao, cũng cần có thời gian để quen dần với những
khía cạnh khác biệt so với tiếng mẹ đẻ của bạn Điều này có nghĩa việc mắc lỗi là không thể tránh khỏi
Nếu bạn chấp nhận thực tế này, vậy thì trong những giai đoạn ban đầu bạn không nên bận tâm lo
lắng thái quá về những điểm gây khó khăn trong ngôn ngữ đang học Sẽ tốt hơn nếu biết tạo ra một cảm nhận về những đặc điểm của ngôn ngữ đó, đúng như cách thức nó được sử dụng, chứ không
phải là cảm nhận về ngữ pháp của nó
Ví dụ, nếu một người học tiếng Anh chưa biết phân biệt chủ ngữ/tân ngữ và nói That phone call is for 'I' (lẽ ra là 'me'), tôi hoàn toàn có thể thông cảm được nếu anh ta chỉ bắt đầu học tiếng Anh trong vài tuần Thực ra, tôi sẽ rất cảm động vì anh ta đã cố gắng nói được đôi chút với thời gian đầu tư
học tập ít ỏi như thế
Trọng tâm của bạn có thể sẽ là làm cho người khác hiểu được mình và hiểu được hầu hết những gì
người ta nói lại với bạn
Nếu người học ở ví dụ trên đã dành nhiều tháng học ngữ pháp trước và sau sáu tháng có thể dùng
“me” chứ không phải là “I”, anh ta chắc hẳn chưa đạt điều gì hơn thế về mặt giao tiếp Anh ta có thể
nói tốt hơn, tuy nhiên nói được một câu tuy còn sai chỉ sau một tuần học tập chí ít cũng thể hiện anh
ta đang giao tiếp dù thời gian đầu tư hạn chế
Giao tiếp rốt cuộc là chức năng của ngôn ngữ! Ngay cả khi bạn học chỉ để thi cử nhưng không nhận thức được điều đó, những gì bạn học chỉ là danh sách quy tắc ngữ pháp và các bảng từ vựng mà thôi Đó không phải là ngôn ngữ; ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa mọi người với nhau, và ngay cả khi bạn không nói đúng 100% trong giai đoạn mới học, thì bạn tất nhiên vẫn có thể giao tiếp được
Do đó, cứ mắc lỗi và đừng lo ngại điều đó! Bạn không thể bước đi tự tin nếu bạn không nghiêng
ngã chút ít trước đó
Trang 8Cũng thật quan trọng là khả năng sử dụng lỗi như một cơ hội học tập, và không xem đó là trở ngại
Tôi thích “sửa chữa” lại trong trí nhớ những lỗi đã mắc phải và xem liệu đã học hỏi từ các lỗi đó chưa - bằng cách đó, tôi thấy con đường mình đã qua chỉ chứa toàn những tiến bộ
TÓM TẮT: Lỗi là một phần tự nhiên của quá trình học, hãy chấp nhận là chúng luôn xảy ra và hiểu
rõ rằng điều này không cản trở khả năng giao tiếp của bạn
THÁI ĐỘ ĐÚNG
Qua những năm học ngôn ngữ, tôi được tiếp xúc với rất nhiều người và biết được rằng họ học
nhanh hơn tôi rất nhiều Tất nhiên là tôi học hỏi từ họ nhiều điều hay
Chẳng may cũng rất nhiều người tôi từng gặp lại không thành công trong việc học ngoại ngữ (nếu không, quyển cẩm nang như thế này chẳng ai cần đến) Và bạn có biết không, tôi cũng đã học hỏi nhiều điều hay từ những người như vậy Tôi rút ra được chính xác cách thức bạn cần làm gì để
không học được một ngôn ngữ
Bạn có biết đâu là điểm chung của họ không? Họ chú tâm vào các khía cạnh tiêu cực của ngôn ngữ đang học Cái ly của họ (chính xác hơn: ngôn ngữ của họ) rỗng một nửa, thay vì đầy một nửa Xin lỗi nếu như điều đó nghe như là tôi đang đơn giản hóa vấn đề, nhưng tôi phải thành thực tin rằng đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa người thành công và không thành công trong việc học ngoại
ngữ Có óc thực tế là điều cần thiết, nhưng một người chểnh mảng với ngôn ngữ (trái với người đam mê ngôn ngữ) lại chú tâm đến những chi tiết tiêu cực nhiều đến mức như luôn bị ám ảnh
Người chểnh mảng với ngôn ngữ sẽ luôn tìm mọi cách có thể tưởng tượng ra để chứng tỏ những thử thách trong học ngoại ngữ là không thể vượt qua được đối với họ Họ đưa ra vô số lý do khiến họ
chùng bước (hoặc khiến bạn chùng bước nếu như họ “hào phóng” chia sẻ cho bạn các yếu tố tiêu
cực đó khi biết bạn đang có dự tính học ngôn ngữ), còn khi thấy ai đó đạt được điều họ cho là
không thể, họ sẽ gọi người đó là ngoại lệ hay thần đồng Điều này chẳng qua chỉ là sự chểnh mảng
mà thôi
Khi họ liệt kê các khía cạnh khác biệt của một ngôn ngữ (ví dụ: ‘cách’ trong những ngôn ngữ Slavic, ‘giống’ trong các ngôn ngữ Latin, ‘thanh điệu’ trong các ngôn ngữ Châu Á…) họ thường nhắc cho bạn nhớ về sự phức tạp của chúng Và bạn biết sao không? Về mặt kỹ thuật, họ hoàn toàn
đúng – cần có nhiều nỗ lực để học khía cạnh mới mẽ đó và cái ly đúng là rỗng một nửa Điều đó
không sai
Họ có thể đi xa hơn và cung cấp ví dụ để chứng minh tính phức tạp của các khía cạnh đó Ví dụ như việc chính họ đã cố gắng học một ngôn ngữ suốt 10 năm ở trường mà không nói được nó, do đó học một ngôn ngữ nhanh chóng là không thể Về mặt kỹ thuật, họ không hề “sai”
Thậm chí nếu họ có bảo ngôn ngữ bạn đang học là “khó nhất thế giới” thì họ vẫn không sai! Ngôn ngữ nào cũng có thể là khó nhất nếu bạn nhìn nó như thế “Khó” là từ có nghĩa tương đối – cũng như to hay đẹp vậy – và còn tùy thuộc vào người quan sát
Tuy nhiên, sử dụng logic kỳ cục như trên và quá bận tâm vào mức độ khó của một ngôn ngữ sẽ chẳng giúp bạn đạt được điều gì cả Do đó, dĩ nhiên là tôi khuyên bạn nên nhìn cái ly như là đầy một nửa Sự lạc quan và thái độ tích cực là các yếu tố giúp thành công trong học ngoại ngữ
Tôi thường không gọi các yếu tố trong ngôn ngữ là khó – chúng chỉ đơn giản là khác biệt mà thôi
Và bởi vì ngôn ngữ là một người bạn, tôi sẽ tiếp tục đi xa hơn và bảo cho bạn biết nó tuyệt vời như thế nào
“Tin không vui” sẽ đến lúc nào đó trong hành trình của bạn, và bạn phải học cách lọc lấy những sự thật cơ bản, chứ không phải là ý kiến chủ quan liên quan đến mức độ khó dễ của ngôn ngữ
Ví dụ, khi tôi biết tiếng Tiệp có đến 7 cách, lẽ ra tôi đã ngồi than vãn về những nguy tắc đáng
Trang 9nguyền rủa đó (và tôi được biết có nhiều người làm thế) Nhưng làm như vậy thì chẳng có tác dụng
gì cả! Tôi đảm bảo rằng than vãn, phàn nàn chẳng bao giờ làm cho bạn lưu loát cả Thật đáng tiếc
về điều đó, vì nhiều người trong chúng ta rất giỏi phàn nàn
Bất cứ điều gì cản bước của bạn đều cần phải được loại trừ, và thái độ bi quan nằm ở hàng đầu trong danh sách các điều đó!
Về kinh nghiệm học tiếng Tiệp, tôi đã luôn tự nhủ “ổn thôi!” và thoạt đầu tôi mắc lỗi về cách, nhưng tôi cố học để cải thiện, và tìm ra những mẫu thức giúp việc học dễ dàng hơn
Và bạn có biết: tôi đã vượt qua và khá tự tin sử dụng 7 cách trong các cuộc đàm thoại
Có một lý do nữa giải thích vì sao tôi thường ít chú trọng ngữ pháp khi mới bắt đầu học một ngôn ngữ Khi thấy có quá nhiều thứ cần làm sẽ dễ gây nản chí – do đó tôi lao ngay vào học nói trước (dù nhận thức rằng mình sẽ mắc nhiều lỗi) và sau đó sẽ học ngữ pháp Và bạn có biết chuyện gì xảy ra
không? Ngữ pháp sẽ không còn là con quái vật cần tiêu diệt nữa, nhưng trở nên thú vị bởi vì bạn đã
ít nhiều làm quen với ngôn ngữ đó rồi
Tạo niềm vui cho việc học ngữ pháp là cách tôi đã làm để đảm bảo khi việc học tiến triển, tôi luôn luôn cảm thấy lạc quan Chính niềm lạc quan tích cực sẽ tạo ra tác động dây chuyền, sức bật để bạn tiếp tục tiến bộ
Dù bạn nghĩ bạn có thể hay bạn nghĩ bạn không thể, bạn đều đúng cả - Henry Ford
KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH
Đây cũng là một tâm lý thường gặp có thể cản trở chúng ta trong việc học ngoại ngữ: rằng chúng ta
không có năng khiếu, chúng ta không đủ giàu có/thông minh/rãnh rỗi.
Thật dễ tìm thấy những người như tôi và nhiều người khác đã thành công trong việc học ngoại ngữ
và có thể loại chúng tôi ra khỏi nhóm người có khiếu bẩm sinh hay là may mắn Thật ra, chính bản thân tôi cũng đã suy nghĩ thế cho đến khi tôi thật sự cố gắng học một ngoại ngữ Bây giờ tôi đã có
cái nhìn khác hẳn về thế nào là tài năng và vận may
Bạn có thể nói với tôi về yếu tố di truyền hay các lợi thế được thừa hưởng từ gia đình, nhưng sau
cùng thì dù bạn có nghĩ ra khó khăn gì để biện minh, vẫn có người đã biết khắc phục khó khăn đó
trước bạn và đã thành công trong việc đạt được các ước mơ của mình Sự khác biệt là ở chỗ những
người như thế đã thực sự không ngừng nỗ lực và suy nghĩ lạc quan về các cách thức giải quyết ổn
thỏa những khó khăn cho mình Hầu hết các bí quyết của họ chẳng có gì là bí ẩn, bạn cần tham khảo kinh nghiệm của họ và sẽ tìm thấy được lối đi riêng cho mình
Để ví dụ, xin được kể cho bạn câu chuyện về một người dù có nhiều bất lợi cá nhân một cách khó tin vẫn học được nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin và đã đạt được nhiều thành tựu khác to lớn hơn nữa
Bà ấy sinh ra ở Alabama, Hoa Kỳ vào năm 1880, sau đó học Đại học Radchliffe College, một chi nhánh dành cho phụ nữ của Đại học Harvard Vào thời ấy, phụ nữ ít khi rời khỏi thị trấn của mình hoặc có thể làm gì khác hơn là lấy chồng và nuôi con, điều đó càng đúng ở Alabama
Hơn thế, bà còn viết được một quyển sách sau đó được dịch ra 25 ngôn ngữ, từng gặp mặt tổng thống Hoa Kỳ lúc đó và trở thành bạn thân thiết của Alexander Graham Bell và Mark Twain
Đó là những thành tựu đáng kể? Mọi người sẽ dễ dàng cho rằng bà ấy chắc phải may mắn lắm – vì
hiếm người thành công như thế, đặc biệt là phụ nữ vào thời đó Có phải là bà gặp may hay không?
Hoàn toàn không Bà thành công như thế dù đã bị mù và điếc từ lúc 18 tháng tuổi và hầu như
không biết nói Tên bà là Helen Keller
Bạn có thể tưởng tượng được bà đã khó khăn chiến đấu với bản thân ra sao không? Tôi hoàn toàn
Trang 10không thể hình dung được tất cả những điều ấy Tấm gương của bà cho thấy thay vì cứ than vãn rằng mình là nạn nhân và luôn cảm thấy cuộc đời tạo ra bất hạnh cho mình – như nhiều người sẽ làm nếu ở hoàn cảnh của bà – bà đã sống một cuộc sống phi thường và đạt được những điều tưởng chừng không thể Như những con người bình thường, chắc đôi lúc bà cũng có những phút giây bi quan nhưng dù vậy bà đã vẫn vững bước để thành công
Bất cứ điều gì cản bước, bạn đều có thể khắc phục nó
Khi nào tôi có nghi ngờ rằng một mong ước nào đó của tôi sẽ “không khả thi”, ví dụ như nói một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ, đi du lịch mà có rất ít tiền trong túi…, tôi lại nghĩ về những người như
bà, đã thành công nhờ vượt qua những khó khăn cực kỳ lớn và tôi thấy được những biện minh của
mình thật chẳng là gì Có hàng trăm ví dụ về sự nỗ lực tương tự, và mỗi vấn đề điều có cách giải
quyết nếu bạn có đủ tư tưởng đổi mới Mỗi sự việc bản thân nó không phải là vấn đề, mà vấn đề là
ở cách mỗi người tiếp cận sự việc đó như thế nào và liệu họ có nghiêm túc khắc phục nó hay không
Không cần biết khó khăn của bạn là gì, miễn có đủ quyết tâm, bạn sẽ chắc chắn tìm được cách giải
quyết
Tất cả những thay đổi cơ bản về nhận thức như thế đã giúp tôi đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc học ngôn ngữ những năm qua Thay vì phân biệt người này may mắn hay không may
mắn, người nọ tài giỏi hay không có khiếu…, bạn cần phải thấy được làm thế nào chính bạn cũng
có thể thành công như những người ‘may mắn’ kia
Đôi khi, đúng là một số người có lợi thế thật và mọi thứ thuận lợi cho họ, nhưng đấy là chuyện của
họ, không phải của bạn Chúng ta cũng có những lợi thế khác mà hàng triệu người khác không có Bạn có thể có con đường riêng để đạt mục đích cho mình, và sự lưu loát một ngôn ngữ là một mục đích như vậy Sẽ không có chuyện may mắn nhờ móng ngựa, vị trí sao chiếu mệnh hay phù phép gì
TÓM TẮT: Dùng cơ may, năng khiếu, hay di truyền để biện minh đều không hay Bạn có thể khắc
phục mọi thử thách để đạt mục đích
PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
SỨ MẠNG
Mục tiêu cuối cùng của tôi thường là sự lưu loát, hay đôi khi (và gần đây) là giọng chuẩn Tuy
nhiên, ở giai đoạn khởi đầu, nhiều người thường đặt mục tiêu là đạt được kỹ năng giao tiếp cơ bản
và trung cấp
Dù mục tiêu của bạn là gì, bạn đều cần một kế hoạch hoành động Không giống như bảng quyết
tâm đầu năm mới, hay tệ hơn là danh sách những điều ước, mục tiêu của tôi sẽ được gọi là các sứ
mạng
Đó không đơn giản là vấn đề thay đổi về từ ngữ; một sứ mạng là một kế - hoạch – hành - động cần đạt mục tiêu khẩn cấp hơn, và tiến trình liên quan sẽ hoàn toàn khác
Trang 11Tôi chắc rằng bạn đã từng có những đặc vụ cần đạt: ví dụ như bỏ hút thuốc, tham gia tập thể dục, giảm thời gian xem truyền hình, đi cầu thang thay vì thang máy… Một số quyết tâm nêu trên đòi hỏi một sự thay đổi thói quen cơ bản và nhiều người không thấy hết được mức độ khó khăn để duy trì thực hiện điều đó
Có nhiều bí quyết thú vị khác trong bài phỏng vấn với Scott Young ví dụ như về chiến lược thử nghiệm trong “30 ngày”, do đó bạn có thể tham khảo ở đó để thấy được một quan điểm khác về làm thế nào thay đổi những nhiệm vụ to tát bất khả thi thành những phần nhỏ hơn và khả thi hơn
Vấn đề của một mục tiêu như nói lưu loát trong ba tháng / sáu tháng / một năm là ở chỗ nó quá mơ
hồ và không nêu lên được chiến lược liên quan để đạt mục tiêu đó Tôi từng gặp nhiều người có quyết tâm đầu năm là nói được tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp… trước khi đến cuối năm, nhưng họ hầu như chưa bao giờ đạt được điều đó
Đó là vì họ không xác định được thế nào là nói, và cũng bởi vì cuối năm là thời điểm qua xa xôi nên
họ cứ tránh né việc học, để dành ‘mai mốt’ sẽ học; thậm chí nếu họ định thời hạn ngắn hơn, họ vẫn
có thể chẳng làm gì nhiều hơn ngoài việc tự nhủ rằng họ muốn như thế
Bạn cần một chiến lược Cẩm nang này cung cấp vài chiến lược cụ thể tỏ ra hữu hiệu cho bản thân
tôi, nhưng còn vô số người học ngôn ngữ khác đã có những phương pháp rất thông minh khác nữa (ví dụ như Khatzumoto, người được tôi phỏng vấn) Điểm chung trong thành công của chúng tôi không phải là vì chúng tôi sử dụng chiến lược học giống nhau mà là mỗi chúng tôi đều SỞ HỮU một phương pháp học tập Chúng tôi có kế hoạch và chúng tôi làm theo một cách chặt chẽ Ngay cả
một người có chiến lược không hiệu quả (phải công nhận thực tế không có chiến lược nào là hoàn
hảo) vẫn có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn so với một người có nhiều ý tưởng tuyệt vời nhất lại không hề ứng dụng chúng
Nếu bạn đọc hết quyển cẩm nang này và lắng nghe hết các bài phỏng vấn, hiểu tường tận cách học ngôn ngữ ra sao cho hiệu quả, bạn vẫn chưa đạt được điều gì cả Bạn cần phải áp dụng những điều
đó Tôi nói một cách nghiêm túc!
Ngay bây giờ, bạn hãy lập kế hoạch cho các tháng sắp tới và liệt kê các mục tiêu thực tiễn mà bạn
muốn đạt được trong việc học ngoại ngữ của bạn Bạn có muốn nghe hiểu khái quát nội dung đang phát trên truyền hình trong vòng sáu tháng? Hãy ghi lại mục tiêu này! Muốn có thể thực hiện một cuộc nói chuyện với người bản xứ trong vòng ít nhất 20 giây và có thể tự tin để tiếp tục? Hãy ghi lại!
Có một số bài tập ghi trên phiếu thực hành tôi thiết kế và kèm theo cẩm nang này có thể giúp bạn thực hành, và đây là một trong số các bài tập ấy Hãy in phiếu thực hành hoặc chép tay ra giấy, và đừng thực hiện bài tập trên máy tính Viết ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bỏ túi sẽ là những cách tuyệt vời để nhắc nhớ cho bạn cần phải cố gắng để đạt mục tiêu
Tôi là dân nghiện công nghệ, nhưng có được những thứ hiện thực trong thế giới vật chất sẽ tạo ra khác biệt vô cùng to lớn Mẩu giấy ghi danh sách các mục tiêu được tôi dán vào bàn sẽ không đi đâu được, cả khi tôi tắt máy tính
Nếu bạn chưa bắt tay viết kế hoạch, tại sao bạn còn đọc những dòng này? Bạn cần phải viết mục tiêu của mình ngay! Tôi không đùa chút nào, bạn hãy viết ra, sau đó có thể bổ sung, chỉnh sửa nếu
bạn thấy cần thiết, khi bạn đọc tiếp cẩm nang này, nhưng nên nhớ là hãy thật rõ ràng về những mục tiêu mà bạn kỳ vọng đạt được
Tóm tắt:
Tất cả các ý tưởng hay nhất trên thế giới sẽ trở nên không vô dụng nếu không được thực hiện
Trang 12CÁC BƯỚC CẦN THIẾT
Một khi bạn đã có mục tiêu sau cùng hình thành trong đầu, một cách để tìm ra chiến lược phù hợp
là hãy chia mục tiêu ra thành nhiều thành phần
Hãy xem mục đích cuối cùng là mốc xác định Điều đó tất nhiên sẽ xảy ra, nên bạn có thể đi lùi lại
để xác định các bước đi hợp lý cần thiết có thể giúp bạn đạt mục tiêu Hãy từ bỏ những ý thuộc
dạng có lẽ và hãy cố gắng để mục đích sau cùng trở thành hiện thực
Trở lại ví dụ tôi đã đề cập ở trên, nếu bạn muốn hiểu các chương trình truyền hình, bạn cần đảm bảo rằng kỹ năng nghe sẽ là trọng tâm trong sứ mạng của bạn Hoặc bạn sẽ lao trực tiếp vào và nghe các chương trình tuyền hình bản xứ và buộc bạn phải tự biết lặn, biết bơi (phương pháp này hiệu quả đối với Khatzumoto; xin nghe trong phần phỏng vấn), hoặc bạn dùng các tài liệu dành cho học viên
để làm quen, luyện nghe các tài liệu có tốc độ đọc chậm, rồi sau đó mới bắt đầu với các chương trình truyền hình (Cá nhân tôi thì kết hợp cả hai phương pháp, vì không có cái nào gọi là “tốt hơn”
cả, nhưng chỉ vì đó là cách thú vị cho tôi) Mỗi phương pháp đều có lợi ích và lý do riêng, điều quan trọng là phải đảm bảo bạn thực sự nỗ lực với phương pháp của mình
Với phương pháp cấp tốc, bạn cần dành thời gian học hàng ngày để tiếp xúc với ngôn ngữ mục tiêu
càng nhiều càng tốt, và đảm bảo là bạn đang làm việc tích cực để làm tăng kỹ năng nghe Hãy tải về hoặc thu lại các chương trình truyền hình nhằm để dành xem và không bỏ lỡ một chương trình nào
cả
Với phương pháp lâu dài, bạn phải luôn luôn có sẵn tài liệu và thậm chí càng phải nỗ lực hơn để
đảm bảo bạn có thể tiến bộ nhanh Các tập tin âm thanh có nội dung cơ bản, đọc chậm không thể giúp ích nhiều cho bạn trong việc nghe hiểu ngôn ngữ thực tiễn tự nhiên bên ngoài, nhưng khi độ khó tăng dần nó cũng tỏ ra rất hữu ích Bạn có thể rút ngắn thời gian bằng cách tăng tốc học tập miệt mài hơn (vì những gì bạn đang làm là không khó) và bạn có thể bắt đầu thực hành mục tiêu cuối cùng (xem truyền hình) được rồi, sớm hơn so với thời hạn ban đầu
Đó chỉ là một ví dụ; dù mục tiêu cuối cùng của bạn là gì, hãy chia nó ra thành nhiều bước nhỏ liên
quan để bạn luôn biết là mình có tiến bộ mỗi ngày
Khi bạn đã có thể dành thời gian mỗi ngày cho việc học, hãy tiếp tục bước tiếp theo, tìm hiểu về các mục tiêu nhỏ
MỤC TIÊU NHỎ
Mục tiêu nhỏ được xem như những gì có thể đạt được ngay tức thời
Vấn đề của các mục tiêu đại loại như muốn nói lưu loát trong tương lai, hay khoảng thời gian này năm tới nằm ở chỗ nó quá xa vời nên có vẻ không thực và do đó dễ dàng bị bỏ qua Bạn cần có giới
hạn thời gian cụ thể, dù chỉ là kế hoạch trong đầu Những thời hạn hiệu quả nhất là những thời hạn
gần trước mắt Bạn không thể có thời hạn nào cấp bách hơn là NGAY HÔM NAY
Thay vì đặt mục tiêu là sau cùng sẽ học được một khối lượng từ vựng đáng kể, hãy học ngay những
từ chỉ các bộ phận cơ thể (hay nhóm từ gì đó) trong vòng 30 phút Một điều tỏ ra hiệu quả đối với
tôi là sử dụng đồng hồ canh giới hạn thời gian một cách nghiêm khắc – nếu tôi học trên máy tính, 25% màn hình sẽ được dùng để hiển thị dụng cụ tính thời gian với các con số chỉ giây không ngừng nhấp nháy, nếu không tôi sẽ quên mất!
Thay vì đặt mục tiêu là loại hẳn các yếu tố nước ngoài để có chất giọng chuẩn, hãy cố gắng luyện tập phát âm ‘r’ trong suốt ba ngày liền, học hỏi về các vị trí của lưỡi khi phát âm, luyện tập đọc theo các đoạn ghi hình trên Youtube và nhờ những người bản xứ sửa chữa cho bạn (trực tiếp hoặc dùng Skype)
Đó là những phần nhỏ mà cuối cùng sẽ kết hợp lại với nhau giúp bạn đạt được mục tiêu sau cùng,
Trang 13và chúng hoàn toàn có thể đạt được ngay nếu bạn bắt tay làm việc ngay tức khắc Chúng ta thường
dễ dàng gắn cho một số người cái nhãn là thần đồng ngôn ngữ, nhưng tất cả những gì họ làm chỉ
đơn giản là thực hiện nhiều những việc dễ làm như vậy Khi kết hợp lại với nhau, tất cả các MỤC
TIÊU NHỎ sẽ tạo nên mục đích sau cùng nếu việc hoạch định được thực hiện đúng, nhưng từng nhiệm vụ một đều có tính khả thi cao mà bất cứ ai cũng có thể làm được
Với một chiến lược hiệu quả và một sự quyết tâm thực thụ về dự án học tập, những hy vọng của bạn
sẽ trở thành một sứ mạng
Tóm tắt:
Chia nhỏ kế hoạch hàng tháng hay hàng tuần thành những phần nhỏ hơn để có thế đạt được ngay trước mắt
ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CÁ NHÂN
Một điểm quan trọng của sứ mạng học ngoại ngữ của bạn là phải hết sức cụ thể về những mục tiêu bạn nhắm đến Bạn muốn nghe các chương trình phát thanh? Chưa phải là mục tiêu hoàn toàn tốt – bạn cần nhắm đến những gì cụ thể hơn thế nữa, ví dụ như là bạn muốn nghe hiểu ít nhất ½ nội dung
từ đài phát thanh và có thể giải thích lại cho ai đó hiểu về những gì bạn đã nghe
Có thể mục tiêu của bạn là xoay sở được một tuần đầu tiên ở một nước nào đó? Đây là mục tiêu
thực tế để nhắm đến, nhưng cũng thế, sự mơ hồ trong đó làm cho nó khó lòng đạt được – hãy rõ ràng hơn nữa! Ví dụ như cụ thể là bạn cần từ ngữ để hỏi đường, gọi thức ăn… hiểu nội dung khái quát trong các câu trả lời của người khác, khả năng nhớ vài từ căn bản…
Nếu bạn không thể mô tả mục tiêu của mình đến từng chi tiết, đó không phải là một mục tiêu – nó
không hơn gì một đám mây mờ chẳng giúp gì được cho bạn kể cả khi bạn hoạch định các hành
động nhằm đạt được nó
Có những phát biểu đơn giản để thể hiện sự ngắn gọn là điều hay, nhưng bạn cần phải hiểu điều đó
có ý nghĩa ra sao với bản thân mình Ví dụ, tôi thường hay nói là tôi nhắm đến mục tiêu lưu loát
một ngôn ngữ Đây là một phát biểu nhanh gọn tôi nói với mọi người Tuy nhiên, tôi có định nghĩa rất cụ thể về điều đó có nghĩa là gì cho riêng mình và cố gắng đảm bảo người khác cũng thế, ít nhất
là đối với chính bản thân họ
Nếu bạn cũng nhắm đến sự lưu loát, bạn có thể rơi vào cái bẫy như nhiều người khác và nghĩ rằng
điều đó đồng nhất với sự hoàn hảo Nhắm đến sự hoàn hảo là một sai lầm vì do bản chất điều đó
không bao giờ đạt được Sẽ dễ nãn chí và vô ích nếu đặt mục tiêu quá mơ hồ và cao xa bởi gì đơn giản là bạn không bao giờ đi tới nơi đó được
Như vậy, đối với tôi, sự lưu loát có nghĩa là gì? Dĩ nhiên mọi người định nghĩa từ này theo nhiều
cách khác nhau Nhưng theo tôi biết, sự lưu loát không thể là những gì tương tự như nói chuyện một cách hoàn hảo, tương đương người bản xứ, hay có thể nói bất cứ chủ đề nào trong ngôn ngữ đó Bản thân tôi không thể nói được “tất cả” các đề tài bằng tiếng Anh, nên bạn có thể cược rằng tôi
không nhắm đến mục tiêu như vậy với các ngoại ngữ Dù trông hấp dẫn thật, nhưng đó không phải
là mục tiêu thiết thực và khả thi Giả sử có các cô gái nói chuyện về giày dép, hay các kiến trúc sư nói về các mẫu nhà kiểu Baroque, họ sẽ sử dụng từ vựng mà tôi không hiểu (tên thương hiệu, thuật ngữ kỹ thuật), và dù có vấn đề bất lợi như thế, tôi vẫn là người bản xứ nói tiếng Anh Tôi cũng sẽ thú thật rằng nếu không nhờ chương trình sửa chính tả tự động, quyển sách này chắc hẳn cũng sẽ đầy những lỗi chính tả Nếu sự hoàn hảo là điều không thể đối với người bản ngữ, thì tạo sao chúng
ta là những người học lại nhắm đến điều đó?
Theo tôi, mục tiêu “lưu loát” phải được chia nhỏ ra chừng nào có thể đạt được mới thôi Hãy bắt đầu bằng định nghĩa chính thống (tôi thích dùng tự điển Oxford):
Trang 141 nói hoặc viết thoải mái và tự nhiên
2 (đề cập khả năng ngôn ngữ) được sử dụng dễ dàng và chính xác
Như các bạn thấy, định nghĩa này không có ngụ ý gì về sự hoàn hảo hay một trình độ tương đương
người bản ngữ cả Được sử dụng dễ dàng và chính xác là điều mà mọi người đều hoàn toàn có thể
hướng tới
Để cụ thể hơn nữa, tôi xem mình nói lưu loát chỉ khi nào tôi có thể diễn tả được người khác hiểu ý của mình dù vẫn còn mắc vài lỗi nhỏ (nên nhớ là vẫn còn phải mắc lỗi), và hiểu gần hết những gì người khác nói với tôi trong những cuộc nói chuyện thông thường, cũng như theo dõi được những
gì họ nói với nhau ngoại trừ khi họ nói về những đề tài xa lạ mà bản thân tôi không hiểu ngay cả trong tiếng mẹ đẻ
Theo tôi, sự lưu loát có thể là 90-95 % sự “hoàn hảo”, và đó là một mức độ tuyệt vời và đáng tự hào nếu đạt được 5 % còn lại thật sự không cần thiết với nhiều người, đặc biệt là ở thời điểm trước mắt Tôi cố gắng giảm tối đa khoảng cách đó về lâu về dài, nhưng đạt được 90 % sự hoàn hảo trong một thời gian không quá một năm là điều khả thi nếu bạn đủ quyết tâm
Nếu dự án ngôn ngữ là điều bạn ưu tiên dành toàn thời gian, bạn có thể đạt được sự lưu loát chỉ trong vài tháng
Do đó khi bạn xác định mục tiêu học ngoại ngữ bạn cần thật cụ thể: khối lượng thời gian cần thiết,
thế nào là lưu loát ở mức độ căn bản / mức độ trung cấp, bạn muốn nói chuyện được với người bản
xứ trong bao lâu mà không phải hỏi từ nào đó có nghĩa thế nào… - bất cứ điều gì bạn nhắm tới đều
phải được định nghĩa rõ ràng
Nếu bạn cố gắng học một ngôn ngữ mà không biết chính xác bạn đang đi về đâu và nên chú trọng
điều gì (Nói? Nghe? Đọc? Hiểu? Tự tin khi nói?), sẽ thật khó để đi đến đích “Nói tốt ngôn ngữ x” không phải là một mục tiêu và không gợi lên được một kế hoạch để hành động Nếu bạn có đích
đến, bạn ắt hẵn sẽ tìm được một con đường dẫn bạn đến đó, hãy tập trung vào một chiến lược hiệu quả để đảm bảo mục tiêu của bạn trở thành hiện thực
Rốt cuộc, bạn thực sự muốn đạt mục tiêu gì? Phiếu thực hành số 2 yêu cầu bạn trình bày cụ thể
Hãy viết càng nhiều càng tốt!
Cần nhắc lại rằng nếu chỉ đọc cẩm nang này, nghe các tập tin đính kèm mà thôi bạn sẽ không tiến
xa được; điều đó chỉ có thể khi bạn áp dụng những gì được đề nghị Do đó, một lần nữa, tôi đề nghị
ngay bây giờ, bạn nên bắt đầu một trang nhật ký học ngôn ngữ trên mạng Hãy vào trang
http://www.wordpress.com , nhấp chuột vào liên kết “sign up now” để có một tài khoản miễn phí, đặt một tên gọi hấp dẫn cho trang nhật ký (dựa vào mục tiêu ngôn ngữ của bạn, bởi vì đây không phải là nơi để chia sẻ các tập tin Youtube về nuôi mèo!) và khi bạn truy cập được trang điều hành (sau khi đăng nhập), hãy viết một “bài mới” để giới thiệu, có thể có nội dung tương tự những gì bạn
Trang 15viết trên phiếu thực hành về mục tiêu của mình Tất cả những điều này chỉ cần vài phút để thực hiện
Nếu bạn không thích chia sẻ chuyện riêng tư như thế, có thể viết nhật ký trên giấy, hoặc trên máy tính để ghi lại hành trình, nhưng phải tự cam đoan với mình là sẽ cập nhật nó thường xuyên Điểm yếu của cách này là bạn sẽ không có được những phản hồi, động viên như là nếu bạn viết nhật ký trực tuyến Để đảm bảo nhiều người đến tham khảo, bạn hãy cố gắng viết những điều thú vị bạn phát hiện được trong hành trình học ngôn ngữ và những điều có ích cho độc giả Đó là những gì tôi
đã làm để đảm bảo tôi luôn có nhiều người chung quanh để giúp tôi với những nhiệm vụ khó khăn gặp phải Nếu không có nhật ký trực tuyến như thế, tôi đã không thể có những tiến bộ lớn lao như vậy trong năm vừa rồi
Trước đó tôi cũng có tiến bộ, nhưng đôi lúc tôi không nỗ lực đủ do lười biếng Còn bây giờ, dù có
bị cám dỗ về những hoạt động vui chơi khi có một tuần rãnh rỗi thì tôi vẫn nhớ về nhiệm vụ cập nhật hàng tháng sắp đến hạn phải hoàn thành, nên cần phải có gì đó để viết ra! Tôi từng đề cập những khó khăn cụ thể và có được những hồi đáp tuyệt vời cũng như có được những liên kết đến những nguồn tài liệu quý báu, tất cả đã giúp tôi học thật nhanh và hiệu quả
Số lượng độc giả sẽ không là vấn đề quan trọng Chỉ vài chục người vào xem trang nhật ký của tôi trong nhiều tuần khi mới bắt đầu và bao nhiêu đó đã quá đủ đối với tôi vì tôi không muốn họ thất vọng Làm thế nào bạn thu hút người khác đọc trang của mình? Hãy đi tìm đọc và để lại nhận xét trên trang của họ Điều này mang lại thêm lợi ích cho bạn vì bạn tự giới thiệu được bản thân mình cho nhiều người khác
Đừng lo là mình không phải là “người viết hay” – chỉ viết như cách bạn nói Lẽ ra tôi đã bắt đầu viết nhật ký trực tuyến nhiều năm trước đó, nhưng tôi không thực hiện vì sợ mình không có khả năng diễn đạt tốt như nhận xét của thầy giáo dạy tiếng Anh cho tôi cách đây 11 năm
Thế thì nhật ký trực tuyến của bạn đã được thiết lập chưa? Bạn đã viết bài viết đầu tiên chưa? Chưa à? Tôi sẽ chờ bạn làm xong đấy…
Tôi vẫn còn chờ đây – đừng lo, tôi không đi mất đâu! Bạn hãy tạm đóng tập sách này lại, mở trang liên kết đã được giới thiệu, hoặc trang nào đó bạn thích hơn, tạo một nhật ký điện tử, viết bài viết đầu tiên
Xong rồi chứ? Rất tốt!
Với thái độ tích cực, kế hoạch hành động, một trang nhật ký sẵn sàng để ghi lại tiến bộ học tập, bạn
đã hoàn toàn sẵn sàng khởi hành
Tôi nghĩ đã cung cấp đủ những chuẩn bị cần thiết, đã đến lúc thực sự bắt tay vào học ngôn ngữ bạn
đã chọn!! Trong phần tiếp theo tôi sẽ nói về lý do và cách thức bạn có thể nói ngoại ngữ của bạn
ngay từ ngày đầu tiên học tập
PHẦN 3: GIAO TIẾP NGAY TỪ NGÀY THỨ NHẤT
Khi nào tôi có thể bắt đầu nói chuyện bằng ngoại ngữ?
Nhiều vấn đề tôi đề cập và chia sẻ trong cẩm nang này thực ra mang vẻ “cảm tính” theo quan niệm của nhiều học ngoại ngữ Tôi phát hiện điều đó khi nói chuyện với những người học nhiều kinh
Trang 16nghiệm khác (tham khảo nội dung phỏng vấn với các nhà ngôn ngữ nổi tiếng kèm theo để xác nhận điều này) và những thứ tôi nhấn mạnh như có thái độ tích cực, có phương pháp học tập nhất định… đều là những điểm chung ở rất nhiều người học thành công
Tuy nhiên, có vài vấn đề có thể chúng ta không thống nhất với nhau, một trong số đó là khi nào thì
bắt đầu nói bằng ngoại ngữ Một số người thành công bằng cách chờ đợi một thời gian trước khi bắt đầu nói, nhưng tôi có thể nói do đó mà họ tiến bộ chậm hơn là tôi có thể Một người được phỏng vấn là Moses McCormick đã thành công nhờ bắt đầu nói ngay từ ngày đầu tiên mới học
Vấn đề này liên quan đến khái niệm sẵn sàng Thật hợp lý để nghĩ rằng nếu bạn chưa có vốn từ cơ
bản, chưa nắm ngữ pháp tối thiểu và hiểu rất ít các câu trả lời từ người đối diện thì đơn giản là bạn
chưa sẵn sàng để nói một ngôn ngữ.
Vậy thì, ngay cả khi bạn có được những điều đó, vẫn cần nhiều vấn đề nữa như tránh không mắc lỗi ngữ pháp, học thành ngữ diễn đạt, tiếng lóng, cải thiện chất giọng Liệu bạn có cần chờ cho đến khi đạt được tất cả các điều này thì mới sẵn sàng?
Có thể nhưng lúc đó bạn vẫn chưa đạt trình độ lý tưởng là có thể viết hay bằng ngoại ngữ và sử
dụng từ chuẩn xác, cũng như hiểu được điển tích điển ngữ văn hóa dùng trên truyền hình hay trong
âm nhạc vốn còn xa lạ với bạn
Bạn thấy được tôi muốn nói gì chứ? Cứ theo logic như thế, bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng để nói
cả Điều đáng tiếc là rất nhiều người tôi gặp đều suy nghĩ như thế Tôi thành thực nói với bạn rằng tôi đã gặp nhiều người hiểu biết sâu sắc hơn tôi rất nhiều về cách thức một ngôn ngữ hoạt động, nhưng tôi có thể nói sớm hơn và tốt hơn họ nhiều
Khái niệm về sự hoàn hảo mà tôi đã từng đề cập trước đây không có tác dụng giúp ích gì cho bạn
bởi vì bạn không bao giờ có được nó Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng 100 % để nói một ngoại ngữ
Khi tôi hỏi những người học như vậy rằng chính xác là khi nào thì họ thực sự sẵn sàng, tôi thường nhận được các câu trả lời không thỏa đáng và mơ hồ như “tới lúc đó bạn sẽ nhận biết” và tôi cho
rằng nói như thế càng khuyến khích người ta chờ đợi lâu hơn
Do đó, vì bạn không xác định được một thời điểm bắt đầu khác, tôi cho rằng bạn đã sẵn sàng nói
ngoại ngữ ngay từ NGÀY THỨ NHẤT Đó là lý do tại sao tôi nói ngoại ngữ nhanh hơn – bởi vì tôi
khởi đầu sớm hơn
Như tôi thấy, điều đó cũng không khác gì toán học thuần túy Nếu bạn nói nhiều hơn, trong cùng một thời gian, bạn sẽ có nhiều tiến bộ với các kỹ năng hội thoại so với những người khác, bởi đơn giản là bạn luyện tập nhiều hơn
Một chỉ trích nhắm vào vấn đề này là khả năng “đóng băng” của các lỗi mắc phải Do chắc chắn bạn sẽ phạm lỗi, có ý kiến lo ngại rằng bạn sẽ không thể tránh được các lỗi cố hữu này và cứ nói sai mãi mãi Tôi cho rằng đây là một quan điểm đơn giản hóa vấn đề một cách quá mức về trí thông minh của con người
Thật ra sẽ rất khó thay đổi để nói bằng cách khác nếu bạn đã thuộc với việc nói theo một cách nào
đó rồi – và đây là điểm mạnh của quan niệm nên chờ đợi một thời gian trước khi nói, vì khi đó bạn
sẽ quen với việc nói đúng ngay từ lần đầu
Mặc dù có khó khăn trong việc tránh mắc lỗi như vậy, bù lại, bạn sẽ có thời gian tốc độ đạt được
khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
TÓM TẮT: Hãy từ bỏ khái niệm “sẵn sàng” và bắt đầu nói ngay lập tức
Trang 17MỘT NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
Cần nhận thức rằng giao tiếp là trọng điểm của việc nói một ngôn ngữ! Chứ không phải là tạo ấn
tượng cho người khác thấy mình nhớ giỏi các bản chia động từ ra sao, hay sử dụng được một từ chuẩn xác trong khi một từ khác cũng có thể diễn tả cùng thông tin, hoặc nghĩ rằng tiếp xúc đủ lâu
sẽ làm cho bạn có thể nói được Nếu bạn muốn nói được một ngôn ngữ, trước hết, bạn cần tập trung vào lý do tồn tại của nó
Ngôn ngữ tồn tại là để giao tiếp
Vậy thì có nghịch lý không: làm sao bạn có thể nói nếu bạn chưa biết gì?
Một cách tiếp cận là đơn giản hóa các hệ thống phức tạp thành các nguồn liệu và sản phẩm – là một
kỹ sư, tôi luôn làm như vậy để minh họa về các thiết bị điện tử
Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy người ta cũng làm điều đó đối với những người học ngôn ngữ, cả quá trình được trình bày như sau đây, và theo tôi đó là một sự đơn giản hóa thực tế một cách khôi hài
1 Chọn một người có khả năng giao tiếp ngoại ngữ bằng không
2 Cung cấp nguyên liệu cho anh ta với dạng từ vựng, ngữ pháp, các hình thức tiếp xúc thụ động để chuẩn bị
3 Lập lại bước 2 trong một thời gian dài (nhiều năm hay vài chục năm)
4 'Một ngày nào đó' anh ta sẽ nói được với mức độ thỏa đáng
Thật dễ để người ta tin điều đó, bởi vì đó là cách nhìn cảm tính về việc học ngôn ngữ đối với nhiều
người Đơn giản là bạn không thể nói điều gì mà bạn chưa từng nghe trước đó Bạn cần nguyên
liệu để tạo ra sản phẩm Bạn không nói được quá sớm chỉ sau khi mới bắt đầu vì có rất nhiều thứ
bạn chưa được học
Cứ theo logic đó, nếu ai đó muốn nói ngoại ngữ ngay tuần đầu mới học, họ phải là thiên tài hoặc có
công thức kỳ bí nào đó tạo ra tất cả các từ vựng và ngữ pháp mà họ cần với tốc độ siêu phàm Tôi không có chiêu thức ma thuật và tôi không là thần đồng Tôi có thể cam đoan với bạn là sau tuần lễ đầu tiên tôi vẫn thiếu hụt một khối lượng KHỔNG LỒ những điều cần có để nói tốt một ngôn ngữ Tuy nhiên tôi vẫn đã thành công trong việc nhiều lần giao tiếp được hoàn toàn bằng ngoại ngữ
Đó là do tôi không nhìn vấn đề theo hệ thống trình bày bên trên Tôi không phải là cái hộp chờ đợi nguyên liệu mới có thể tạo ra sản phẩm Tôi không chỉ đơn giản là “một người không biết ngôn ngữ X”, và không ai trong các bạn là một người như vậy cả
Ai cũng đã có một ít vốn ngôn ngữ cả rồi Không thể học ngoại ngữ được nếu khởi đầu là “từ con
số không”
Đôi khi các lý do mà bạn có thể giao tiếp nhanh hơn xem ra rất hiển nhiên Những người sử dụng tiếng Anh có một lượng từ rất lớn mà họ có thể nhận ra trong nhiều ngôn ngữ (tôi sẽ trình bày phần này nhiều hơn ở cuối sách) và có nhiều tương đồng giữa các ngôn ngữ
Tôi nói tiếng Ý dễ dàng hơn trong tuần lễ đầu vì tôi đã học tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ tương tự trước đó Bắt đầu nói tiếng Đức cũng tương đối dễ đối với tôi vì tôi đã học ngôn ngữ này ở trường
Tuy nhiên đôi khi với những ngôn ngữ xa lạ tôi vẫn giao tiếp được rất nhiều trong những giai đoạn
ban đầu
Ví dụ trong tuần lễ đầu ở Prague tôi cố gắng dùng tiếng Czech để làm mọi thứ mình cần dù tôi chưa
Trang 18hề học ngôn ngữ này trước đây Sau một vài tuần học tiếng Thái một cách lười nhác, tuần lễ mà tôi
cố gắng sử dụng ngôn ngữ này trong thực tế lại không đến nỗi nào và tôi có thể dùng tiếng Thái làm
một số điều cơ bản, dù tổng cộng chỉ trong một hai ngày Lý do tôi là được như vậy không phải là
xuất phát từ chỗ chú trọng đến những điều không biết, nhưng (như tôi đã trình bày trước đây) là tập
trung vào những gì đã biết Trước khi bắt đầu, tôi đã thật sự có nhiều “nguyên liệu” sẵn có chứ
không phải như quan niệm mà phần trên đã trình bày
Trong phần tiếp theo tôi sẽ chỉ cho bạn thấy bạn thật sự có thể giao tiếp hiệu quả ngay trong tuần đầu tiên học ngoại ngữ!
GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
Khi có ai đó nói rằng chúng ta nên học ngôn ngữ theo cách trẻ em học nói, do quá trình như vậy là rất trụ nhiên, hầu như tôi luôn tán đồng, và phần lớn nội dung của tập sách này là nhằm cổ vũ tiến trình học tập như thế Tuy nhiên có sự khác biệt vô cùng lớn giữa người trưởng thành và trẻ em – đó
là người lớn đã biết cách giao tiếp Tuyệt đại đa số các phương tiện giao tiếp là mang tính quốc tế
và phi ngôn từ
Bạn không thể nào đánh giá thấp hơn tầm quan trọng của các phương pháp giao tiếp phi ngôn từ mà bạn đã học được cho đến hiện tại trong việc tạo ra thuận lợi ở những giai đoạn đầu học nói một ngôn ngữ xa lạ
Một nghiên cứu tại Đại học California ở Los Angeles cho rằng có đến 93 % hiệu quả giao tiếp nhằm bày tỏ cảm xúc, thái độ… được quyết định bởi các biểu hiện phi ngôn Cụ thể hơn tức là chỉ 7
% được quyết định bởi từ ngữ được dùng, 38 % bởi chất lượng giọng nói/ngữ điệu/cường độ… và
55 % bởi những giao tiếp phi ngôn từ
Thật khó để chính xác tuyệt đối, nhưng chỉ khoảng 7 % của hiệu quả giao tiếp thực sự là do từ ngữ
bạn sử dụng đã là con số thấp đầy ấn tượng Tất nhiên con số 7 % đó đôi khi chuyển tải nội dung thông tin quan trọng nhất, nhưng tôi cần đảm bảo rằng tôi càng “lưu loát” càng tốt đối với 93 % còn lại là có thể có nền tảng để giao tiếp thành công Thống kê nói trên đặc biệt liên quan đến khả năng bày tỏ cảm xúc và thái độ, nhưng nhiều khía cạnh khác của giao tiếp cũng sẽ tuân theo các mẫu thức tương tự
Theo tôi nền tảng đó chính là bí quyết để học ngon ngữ nhanh chóng Đó là cách nhìn vượt khỏi cái hộp về lối đi dẫn đến sự lưu loát, và đặc biệt là về khả năng nói ở giai đoạn đầu được xem đơn giản
như hình thức lĩnh hội từ vựng, ngữ pháp và phương tiện tiếp xúc với một ngôn ngữ Mong các bạn
đừng phiền khi tôi có vẻ hoa hòe nhưng nền tảng này là khía cạnh nhân văn của ngôn ngữ bị xem
nhẹ bởi nhiều người, họ xem đó như là vấn đề “nguyên liệu” – “sản phẩm” một cách cứng nhắc
Ở trên, tôi không có ý nói là tôi sẽ đóng kịch câm và nhảy nhót để diễn tả những gì tôi muốn nói, nhưng điều đó có nghĩa là tôi có thể bày tỏ những gì tôi cần nói mà không cần phải dùng tiếng Anh
là tiếng mẹ đẻ của tôi, ngay trong ngày đầu tiên tôi cố gắng sử dụng ngoại ngữ đang học Phần kế
tiếp sẽ có những ví dụ minh họa điều này
Trước tiên, thử hình dung xem tôi muốn nói gì khi dùng khái niệm giao tiếp phi ngôn Ví dụ hiển nhiên nhất là bày tỏ bằng cơ thể Bạn không biết từ “uống” là gì? Diễn tả cứ như là bạn đang uống một ly nước hay ly bia vô hình Muốn nói bạn không thích điều gì ư? Hãy nhăn mặt lắc đầu tỏ vẻ ghê tởm Điều này được xem là mang tính phổ quát toàn cầu vì đó cũng là cách trẻ con phản ứng theo bản năng
Vâng, tôi cũng biết có một số ví dụ của những dấu hiệu không mang tính toàn cầu – như: gật đầu có nghĩa là lắc đầu ở vùng Balkan, chìa ngón tay cái là không thích hợp và tương đương với việc trỏ
ngón giữa ở vài nơi khác… nhưng phần lớn giao tiếp phi ngôn là giống nhau trong mọi nền văn
hóa
Trang 19Tôi chắc sẽ có người phản đối và đưa ra cho tôi thêm nhiều ví dụ nữa, nhưng đó là những thứ thuộc
một nửa rỗng của cái ly mà tôi đã đề cập trong phần đầu Cố nhiên là có vài khác biệt, nhưng phần
Tôi không cố nói rằng những điều đó có thể linh hoạt đủ để thay thế giao tiếp ngôn từ, nhưng cần
nhớ rằng bạn không khởi đầu từ con số không Bạn không như cái hộp chờ nguyên liệu Bạn là một
con người, đã biết giao tiếp bằng nhiều hình thức, và chỉ cần tinh luyện để giao tiếp tốt hơn trong
nền văn hóa mới / bằng một ngôn ngữ mới mà thôi
Đã đến lúc xem những ví dụ cụ thể!
LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BẢN NGỮ KHI MỚI HỌC RẤT ÍT
“OK, tạm đủ về lý thuyết!” Tôi biết bạn đã chán! Bây giờ là lúc tôi cho bạn thấy cụ thể những gì tôi muốn nói
Trước khi nhớ được điều gì trong đầu, tôi luôn có trong túi một quyển từ ngữ giao tiếp cơ bản suốt
cả mấy tuần lễ đầu khi đến một nước nào đó Điều này cho phép tôi tra cứu những gì muốn nói và học đi học lại trước khi sử dụng nó (“Làm sao đi đến…?” “Vui lòng cho tôi một…” v.v.) Tôi sẽ nói chi tiết về làm thế nào để nhớ hết những từ ngữ mới lạ này lâu hơn trong phần bàn về Nguồn liệu
Điều này không giống quan niệm trong phương pháp nguyên liệu/sản phẩm, bởi vì về cơ bản bạn chỉ đọc to những gì có trong sách từ ngữ của bạn, mà không nhất thiết phải hiểu cấu trúc câu và từ vựng Chỉ khi bạn đọc tương đối tốt về ngữ âm hoặc thanh điệu (đối với những ngôn ngữ ngoài nhóm ngôn ngữ Châu Âu), bạn có thể nói chính xác điều muốn nói với người bản xứ
Với một tự điển hay sách từ ngữ cơ bản (hoặc tiện ích khác trên điện thoại), nếu bạn tra cứu trước khi nói, bạn hoàn toàn có thể giao tiếp được bằng cách này, đặc biệt là khi bạn chấp nhận khả năng
có thể nói sai, và nói ngắn bằng những từ ngữ đơn lẻ
Tất nhiên điều này không có tác dụng nhiều lắm về lâu dài, nhưng đó là một trong những điểm mấu chốt giúp tôi có thể sử dụng ngôn ngữ ngay trước mắt Có thể điều này trông giả tạo, nhưng tôi đã
có thể giao tiếp hoàn toàn bằng ngôn ngữ đích với “chiêu” này Tôi cũng tra cứu những khả năng
(từ hoặc cụm từ) có thể nghe được trong câu trả lời để đảm bảo có thể hiểu nội dung chính Dĩ nhiên bạn không thể đàm thoại mãi kiểu như vậy, nhưng đó là cách bạn bắt đầu trong ngày đầu tiên Vào ngày đầu ở một đất nước nào đó, tôi có thể làm được nhiều thứ cơ bản cần thiết bằng ngôn ngữ đích với sổ tay từ ngữ giao tiếp cơ bản và một quyển tự điển phòng khi cần tra nhiều từ hơn Tôi không nói được các câu đầy đủ nhưng diễn đạt được thông tin cơ bản và thiết yếu bằng cách sử dụng tự điển và sách từ ngữ như tài liệu cấp thời Nếu bạn muốn hỏi điều gì, hãy cố gắng ghi nhớ vài cụm từ để hỏi các điều đó (Phần sau sẽ bàn thêm về điều này)
Ví dụ trên cho thấy bạn thực sự có thể giao tiếp được (tuy còn hạn chế) bằng ngoại ngữ mà không cần được cung cấp nguyên liệu Chính nguyên liệu tức thời của bạn trở thành sản phẩm ngay lập tức Bạn có thể làm như thế với các mức độ hiệu quả nhất định, đặc biệt đối với các ngôn ngữ gần gũi với tiếng mẹ đẻ của mình
Trong các ngôn ngữ Châu Âu, do không có thanh điệu, thực hiện điều đó càng trở nên cực kỳ đơn
Trang 20giản Bạn có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào có thể nghĩ ra, miễn là trang bị cho mình về cách đọc các
câu hỏi đó (hầu hết sách từ ngữ giao tiếp điều có phiên âm cách đọc) Bạn sẽ chưa phát âm hay và
còn tỏ ra nặng giọng nước ngoài, nhưng quan trọng là bạn đang giao tiếp được
Nếu bạn không thể đạt “sự hoàn hảo” sau 30 năm học tập, tại sao bạn lại cần nó trong ngày đầu tiên?
Các ví dụ kế tiếp cho thấy tầm quan trọng của ngữ cảnh and suy đoán Đó không nhất thiết chỉ là các hình thức giao tiếp không lời, nhưng là những khía cạnh quan trọng của những cơ chế diễn ra
trong đầu khi ta thực hiện giao tiếp, không phụ thuộc vào “khối lượng” ngôn ngữ mà bạn đã học Việc chịu khó suy nghĩ một chút đã có tác dụng đối với tôi trong nhiều trường hợp, hơn là học thuộc những bảng công thức phức tạp về các cách khác nhau (chủ ngữ, tân ngữ, sở hữu…)
Vào ngày đầu tiên ở Berlin, khi mà tôi vẫn chật vật biến trình độ tiếng Đức lãng phí hồi phổ thông
thành điều gì đó hữu dụng, tôi muốn mua một SIM card điện thoại Tôi muốn biết chắc có thể sử dụng mạng 3G trước khi rời cửa hàng, nên anh nhân viên đã hướng dẫn tôi cách thức cài đặt
Cuộc đàm thoại này có vẻ vượt xa khả năng của nhiều người như tôi với trình độ tiếng Đức như thế
Có phải như tôi đã nói, chúng ta chỉ cần những điều đơn giản nhất ở thời điểm này, hỏi và đáp những câu căn bản?
Tất nhiên là không! Như vậy là xem nhẹ sự thông minh căn bản của người trưởng thành mà chúng
ta đã có
Anh ta nói nhiều thứ mà tôi chẳng hiểu gì cho đến khi anh ta nói “ Netzwerk, Mobiles Datennetzwerk” Do tôi quen thuộc với ngôn ngữ giao diện của điện thoại, những từ đó nghe như
“ Network, Cellular Data Network”, và tôi có thể hiểu; tôi cần phản nhấn “Settings, General”
trước Anh ta có thể đã nói những điều đó trước rồi, nhưng việc không hiểu chúng không ảnh hưởng
đến việc tôi đã làm được những gì anh ta muốn tôi thực hiện
Ví dụ này không nhằm để nói “Netzwerk” nghe tương tự như Network, nhưng cho thấy tôi đã biết
suy đoán để tìm ra được ý nghĩa của những từ ngữ mà tôi không hiểu, dựa vào ngữ cảnh Tất nhiên
tôi hiểu trong trường hợp này là vì tôi biết nhiều vể điện thoại, nhưng trong thực tế không phải
chúng ta chỉ thường nói về chính những điều quen thuộc với chúng ta đó sao Ngay cả khi bạn
không nhận ra những từ ngữ cụ thể nào đó, chính tình huống giao tiếp sẽ chỉ cho bạn hướng đi Trong trường hợp này, dù chỉ biết 20 % thông tin bạn vẫn có thể suy đoán đúng 100 % ý nghĩa!
Đó chỉ là một vài ví dụ - trong thực tế còn có hàng ngàn ví dụ như thế
Quan sát ngôn ngữ cơ thể cũng giúp tôi hòa nhập nhanh với các quốc gia, và ở những nơi thuộc Châu Âu (nơi mà màu da không làm tôi khác biệt), mọi người cứ cho tôi là người dân địa phương của họ do cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt, âm lượng và giọng nói của tôi v.v giống họ, điều này không được nhiều người ngoại kiều khác cố gắng thực hiện nên họ luôn thể hiện khác biệt với người địa phương
Dĩ nhiên khi tôi bắt đầu nói nhiều hơn là một hai từ, tất cả điều này có thể thay đổi, nhưng tôi đã
gặp nhiều người gần nhà và nói xin chào và trong nhiều tuần họ vẫn tưởng tôi là người dân của
nước họ
Khả năng thể hiện như người địa phương cũng chính là một hình thức giao tiếp và điều đó khuyến
khích người ta nói chuyện với tôi bằng ngôn ngữ của họ, ngay cả khi khả năng sử dụng tiếng đó của tôi còn tệ hơn họ có thể dùng tiếng Anh
Những kỹ năng như vậy khó diễn tả một cách tổng thể và chúng có thể đạt được đơn giản bằng cách chú trọng đến những thông tin cơ bản chứ không phải là chú tâm đến việc cố hiểu hết các từ ngữ Tôi không cần đề nghị bạn hãy đi học những điều này – bạn sẽ rất vui khi biết rằng bạn đã biết chúng sẵn rồi! Nếu như bạn nói với ai đó bằng đường điện thoại chất lượng kém và ồn ào bằng
ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và không hiểu hết các chi tiết cuộc nói chuyện, thì bạn vẫn hiểu được ý
chính họ muốn nói gì
Trang 21Đặc biệt là trong lời nói chúng ta có những trường hợp dùng từ ngữ “đệm” mà không bổ sung thêm
thông tin gì mới ví dụ như các từ ngữ sau: like, you know, Would you mind, v.v Thực tế, về sau khi
tiến bộ, chúng ta phải tận dụng chúng (xem phần về Từ ngữ kết nối trong đàm thoại) Dù sao, tuy bạn không nghe hoặc không hiểu được các từ như vậy, bạn cũng không bỏ lỡ mất một thông tin nào
cả
Một tình huống khác chứng tỏ điều này: bạn có từng xem phim hoặc nói chuyện với ai đó bằng
phương ngữ của tiếng mẹ đẻ của mình? Có những lúc tôi xem phim Mỹ hay đoạn trích phim the
Simpsons và gặp những từ ngữ mà tôi chưa từng biết tới
Tôi có dừng lại để tra cứu và tiếp tục xem khi nào hiểu nghĩa của chúng không? Dĩ nhiên là không rồi – hầu hết là tôi chỉ đoán nghĩa của chúng trong ngữ cảnh mà thôi Khi lần đầu đến Mỹ cũng thế,
tôi gặp nhiều từ ngữ mà tôi chưa hề nghe trước đó, nhưng chúng đều xuất hiện trong nhiều lớp ngữ cảnh và nghĩa của chúng trở nên thật rõ ràng Tôi chẳng bao giờ học các từ này một cách chính quy,
nhưng ngữ cảnh dạy tôi nên không bao giờ gặp trục trặc khi nói với những người đến từ nước khác
Thực tế, trong quá trình lớn lên tôi cũng học nhiều từ vựng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của tôi từ ngữ cảnh cả thôi Cũng có các loại trò chơi học từ cho trẻ em như học về tên loài vật… nhưng đa số từ
vựng mẹ đẻ của tôi là được học thông qua ngữ cảnh, có tác dụng hơn là học một bảng từ với định nghĩa và giải thích
Trong trường hợp này điều đó dễ vì tôi đã biết ngôn ngữ mẹ đẻ rồi, nhưng nguyên tắc đó vẫn đúng với việc học ngoại ngữ
Đây là một ví dụ nữa: ở nhiều nước, khi đi siêu thị và trong lúc chờ tính tiền, tôi ít khi gặp một câu hỏi nào mà tôi không hiểu trước khi móc tiền ra trả
Siêu thị khắp thế giới đều có xu hướng cung cấp thẻ thành viên để ưu tiên giảm giá, và tôi thì không
có thẻ đó Nhưng nhiều lần người ta sẽ hỏi xem bạn có thẻ hay không Điều này phổ biến ở nhiều nước Ngay khi mới học, chí ít tôi cũng nghe được một vài từ như “ bạn có thẻ ” và để ý ngữ điệu (mà hầu như đều tương tự trong các ngôn ngữ Châu Âu) để biết đó là câu hỏi
Do ngữ cảnh tôi hiểu được mình không được yêu cầu xuất trình bất cứ thẻ nào khác hơn là thẻ thành viên (với tuổi tôi, không thể là thẻ ưu tiên người già, không thể là thẻ tín dụng vì tôi đang trả bằng
tiền mặt…); do đó thật an toàn để suy ra là họ đang muốn nói đến thẻ thành viên siêu thị Tình huống như vậy cho tôi biết họ nói từ ngữ gì với tôi dù tôi không hiểu chúng
Cứ như thế, bạn hoàn toàn có thể hiểu được nhiều hơn là bạn nghĩ, và nói được nhiều hơn là bạn
nghĩ, dù bạn mới bắt đầu học vài ngày
Điều đó cho phép tôi thực hiện một trong các đề xuất quan trọng nhất cho những ai nghiêm túc
muốn tiến bộ nhanh chóng: đó là hoàn nhập – càng sớm càng tốt và không cần biết bạn đang ở đâu,
và tôi sẽ trình bày vấn đề này trong phần tiếp theo đây
Tóm tắt: Giao tiếp phụ thuộc nhiều yếu tố: ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu và chất giọng, khả năng suy
đoán, sử dụng từ ngữ bạn có thể chưa hiểu hoàn toàn, và ngữ cảnh Các yếu tố giao tiếp phi ngôn
này giúp bạn nói ngoại ngữ với người bản xứ ngay khi bạn vừa mới bắt đầu học
HÒA NHẬP TẠI CHỖ/TẠI NHÀ
Trước khi bắt đầu với khái niệm hòa nhập, tôi cần nói rõ là hòa nhập không nhất thiết là bay tới một
đất nước nào đó Hòa nhập tích cực là điều có thể (dù bán thời gian) được thực hiện tại chỗ Câu chuyên của Khatzumoto đã học tiếng Nhật đến trình độ chuyên nghiệp chỉ trong một năm rưỡi trước khi từng đặt chân đến Nhật (xem phỏng vấn) là một trong những ví dụ về sự thành công như thế
Trang 22Tôi thích nghĩ về hòa nhập theo cách như tôi quan niệm về sự lưu loát vậy Trong cả hai trường hợp, mức độ đạt được sẽ phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa về nó, và hay hơn là hãy quan niệm về chúng theo cách ẩn dụ sau đây về bản chất của nước Sự lưu loát có thể ví như một dòng sông Không nhất thiết (và có lẽ chính xác hơn là không bao giờ) phải là nước tinh khiết, và thỉnh thoảng cũng phải len lõi tùy theo địa hình chứ không phải luôn chảy thẳng dòng một cách tuyệt đối Tương
tự như thế, vấn đề nói lưu loát không hàm ý tuyệt đối hoàn hảo
Sự hòa nhập cũng như vậy – khi bạn hòa mình vào nước chẳng hạn, bạn có thể chìm ngập hoàn toàn và ở sâu dưới nước cả ngày (có thể mang dụng cụ dưỡng khí như trong môn lặn) hay là chỉ lao xuống nước, lặn xuống một lúc, rồi trồi lên thở không khí Như vậy bạn vẫn hoàn nhập với
nước
Đáng tiếc, điều mà nhiều người (học ngôn ngữ) hay làm là nhúng ngón chân xuống nước, thấy rằng
nó lạnh và hôm sau cũng chỉ làm như thế Họ cho rằng làm quen cách chậm chạp như thế sẽ tạo cho
cơ thể thích nghi dần với nước
Nên nhớ đó chỉ là nước, nó không làm hại bạn đâu! Cứ nhảy thẳng vào! Chỉ nhúng ngón chân vào nước mà thôi sẽ không giúp bạn biết bơi, và lâu lâu mới học một ít ngữ pháp sẽ không thể giúp bạn
biết nói ngoại ngữ
Để tiếp tục với ẩn dụ này, việc đi đến một đất nước mà thôi thì cũng chưa đủ Tôi biết nhiều ngoại
kiều sống ở nước ngoài nhiều năm mà vẫn nói ngoại ngữ rất khiêm tốn Điều này giống như ở trong khoang tàu ngầm gắn máy lạnh mà nghĩ rằng bạn đang có trải nghiệm như một thợ lặn Về mặt kỹ thuật, rõ ràng bạn cũng đang ở sâu dưới nước, nhưng bạn không hề ướt áo
Sự hòa nhập ít phụ thuộc vào vị trí địa lý, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quyết tâm của
bạn Bạn cần đầu tư nhiều thời gian có thể vào dự tính của mình Nếu không, bạn chưa thật sự quyết tâm đầy đủ
Tôi không có ý rằng bạn hòa nhập với ngoại ngữ trong mọi lúc – nếu bạn không ở nước ngoài, bạn
phải làm việc, học tập… (có thể bằng tiếng mẹ đẻ), và nếu bạn ở nước ngoài, bạn vẫn phải làm việc
gì đó có sử dụng tiếng mẹ đẻ Những điều đó không hữu ích nhưng đó lại là một phần cuộc sống thực tế của hầu hết mọi người
Tuy nhiên, ngoại trừ những lúc chính đáng để sử dụng tiếng mẹ đẻ, bạn đang lãng phí thời gian
thực hiện nhiều điều bằng tiếng mẹ đẻ mà lẽ ra bạn có thể dễ dàng sử dụng ngoại ngữ Thực hiện những điều này càng nhiều càng tốt bằng tiếng nước ngoài chính là tạo điều kiện cho việc hòa nhập xảy ra
Bạn có hay xem truyền hình không? Đây chính là sự lãng phí thời gian bằng tiếng mẹ đẻ Bạn
chẳng học được gì, và nhiều người (trong đó có tôi) cho rằng đó là cách sử dụng thời gian vô bổ
nhất khi mà có nhiều điều thú vị và có ích hơn để làm Có nhiều cách thư giãn hay hơn sau một ngày làm việc cực nhọc đấy
Nhiều người bảo với tôi họ “không có thời gian” để học ngoại ngữ và ngay sau đó hỏi tôi có xem
tập mới nhất của loạt hài kịch x hay bộ phim y nào đó không Tôi nghĩ họ cần một cái tát vào mặt để
tỉnh dậy!
Tuy nhiên nếu bạn xem truyền hình bằng ngôn ngữ đang học, bỗng chốc nó lại là một hoạt động
hữu ích Bản thân tôi không thích xem truyền hình, nhưng còn bạn, nếu đó là điều bạn thích, hãy
thực hiện nó bằng ngoại ngữ Bạn có thể xem những phiên bản của các chương trình truyền hình
mình yêu thích được dịch ra các ngôn ngữ chính trên mạng Nếu không thể, bạn hãy bỏ qua chúng
và cố gắng hòa nhập bằng cách xem các chương trình hay phim ảnh gốc bằng ngoại ngữ đang học Bạn thích chơi trò chơi? Tìm trên trò chơi hay trên máy chỗ điều chỉnh và đổi ngôn ngữ hiển thị Bạn hay sử dụng máy tính? Đổi toàn bộ giao diện hệ thống điều khiển sang ngôn ngữ đích, kể cả ngôn ngữ hiển thị của các tài khoản trực tuyến như Facebook (xem chi tiết trong phần Nguồn liệu) Đổi ngôn ngữ mặc định trên điện thoại của bạn, mở đài phát thanh có chương trình bằng ngôn ngữ
Trang 23đang học (hay đài địa phương nếu bạn đang ở nước ngoài) Bây giờ, bạn đã sẵn sàng hòa nhập rồi! Đây là những hoạt động thụ động mà nếu không thực hiện bằng ngoại ngữ thì bạn cũng phải thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ Tất cả đều có thể thực hiện mà không phụ thuộc vào vấn đề bạn đang ở đâu,
ở nước ngoài hay ở nhà cũng vậy
Tiếp theo, dĩ nhiên là đàm thoại hoàn toàn bằng ngoại ngữ.
TÓM TẮT: Bạn không cần phải ra nước ngoài mới hòa nhập – bạn có thể bắt đầu bằng những hoạt động thụ động bằng ngôn ngữ đích để buộc bạn cố gắng hiểu nó nhiều hơn Sẽ hơi khó, nhưng nhảy vào nước chính là điều bạn cần làm để học bơi!
HÒA NHẬP VỚI KỸ NĂNG NÓI
Tôi đoán rằng các bạn đều đã học một ngoại ngữ ở trường trong nhiều năm, và vẫn không nói được ngôn ngữ đó! Có nhiều lý do tại sao kết quả sau cùng lại là như vậy, ví dụ chương trình không chất
lượng, giáo viên kém nhiệt tình, chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp, học viên chán nãn… nhưng ngay cả khi có giáo viên tốt nhất và giáo trình chất lượng nhất, điều quan trọng hơn cả vẫn là tham gia tích cực các hoạt động hòa nhập, cái mà hầu hết các chương trình ngoại ngữ chưa đáp ứng được Các khóa học hàn lâm chuẩn bị cho bạn dự thi với kiến thức mà bạn sẽ được kiểm tra, nhưng điều
đó không giống với những gì bạn sẽ làm khi thực sự sử dụng ngoại ngữ trong tuần lễ đầu tiên ở một nước nào đó Ngay cả với kiến thức ngữ pháp nâng cao, nhiều người vẫn không thể thực hiện các
cuộc nói chuyện cơ bản
Cách duy nhất để học nói nhanh chóng là bắt đầu đàm thoại ngay lập tức Xin lỗi, nhưng không có phương pháp nào khôn ngoan khác giúp bạn nói được nhanh chóng hơn Để học nói, bạn phải mở miệng tập nói mà thôi
Tôi học được điều này một cách vất vã suốt sáu tháng theo học các lớp ở Tây Ban Nha, với các phương pháp kỳ cục, học ngữ pháp và từ vựng miệt mài, xem truyền hình – tôi thử nghiệm nhiều thứ khác nhau nhưng vẫn hoàn toàn không nói được và sau những nỗ lực như vậy trình độ tiếng Tây Ban Nha tôi có được thật thảm hại Quyết định kỳ diệu đã làm thay đổi mọi thứ cho tôi là cố gắng
sống mà không nói tiếng Anh suốt một tháng
Cho phép tôi giải thích thêm và lập lại, bởi vì đó là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện để đến được sự lưu loát, đó là: ĐỪNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ!
Lý do khiến nhiều người không nói ngoại ngữ là vì họ không có nhu cầu Đúng là họ thực sự không
có nhu cầu Học một ít ngữ pháp và từ vựng, làm bài tập có thể giúp họ học được ngôn ngữ mà họ
thích dùng Rất nhiều người thích nói ngoại ngữ, nhưng họ không bao giờ chịu nói
Khi bạn ép mình vào môi trường hòa nhập, thái độ thụ động tôi-thích-nói sẽ ngay lập tức chuyển
thành TÔI CÓ NHU CẦU nói ngôn ngữ đó! Bạn thực sự có nhu cầu vì bạn muốn học nhanh để
nói được Thay đổi về động cơ học tập như thế sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng Cách thức tốt hơn
cả (để biết bơi) là lao xuống dòng nước sâu
Tôi đã đề xuất vấn đề này trên trang blog và nhiều người đã thử nghiệm nó trong vòng một tháng và
đã tiến bộ vượt bậc Ngoài những hoạt động thiết yếu thường ngày như đi làm, trò chuyện với con
cái… bạn hãy dành thời gian để hòa nhập với kỹ năng nói của mình Nên nhớ một từ quan trọng của
câu nói vừa rồi là thiết yếu Ví dụ: đi uống rượu với bạn bè 3 đêm mỗi tuần không thể là việc thiết
yếu – bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ các hoạt động tương tự nếu như bạn thực sự nghiêm túc trong việc học ngoại ngữ Khác biệt lớn giữa những người học thành công một ngôn ngữ thật nhanh và những người không thành công là ở chỗ những người thành công biết định nghĩa “những điều thiết yếu” cho họ một cách nghiêm khắc hơn
Hồi còn ở Tây Ban Nha, tôi chỉ cho phép mình sử dụng tiếng Anh khi đi làm, vì tôi là giáo viên
Trang 24tiếng Anh khi đó, và trong các cuộc điện thoại về cho bố mẹ hàng tuần mà thôi Những giây phút khác trong cuộc sống tôi đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha, dù rằng trình độ của tôi khi đó là cực kỳ
thấp
Nếu bạn đã đang ở nước ngoài, cơ hội để làm điều đó là vô hạn Hãy thoát khỏi vỏ bọc (sẽ bàn thêm
về điều này) và gặp gỡ, giao lưu với những người dân địa phương
Nếu bạn có bạn cùng học một ngôn ngữ, hãy cố gắng để đảm bảo bạn có thể nói ngôn ngữ đó vài giờ một ngày Với nhiều người, một thay đổi 100 % sẽ là khá vất vả, nhưng với những người quyết
tâm thực hiện sứ mạng như bạn, chúng ta có thể bắt đầu bằng 1 – 2 giờ sử dụng ngoại ngữ mỗi
ngày, như thế cũng đã xứng đáng để bạn có thể “giải lao” bằng ngôn ngữ mẹ đẻ
Với thái độ đúng đắn, bạn cũng sẽ không cho việc nói lại ngôn ngữ mẹ đẻ là một cuộc giải lao –
thực tế bạn có nhiều trải nghiệm tốt bằng ngoại ngữ đó chứ: có thể giao tiếp, khám phá nhiều chiều
kích giao tiếp, và tận hưởng cuộc sống bằng ngoại ngữ Thái độ tích cực như vậy không làm cho
người ta có như cầu quay lại sử dụng tiếng mẹ đẻ để “thư giãn” Chắc chắn là bạn cũng phải sử
dụng ngôn ngữ mẹ đẻ khi đi làm rồi, do đó khi thư giãn và xem truyền hình, bạn hãy thư giãn bằng
ngoại ngữ
Mức độ quyết tâm sẽ giúp bạn sống bằng ngoại ngữ (dù chỉ là một giờ mỗi ngày nói chuyện trên
mạng, nếu như bạn chưa đi nước ngoài) và không có nhu cầu thư giãn bằng tiếng mẹ đẻ Nó là mất thời giờ của bạn Cần phải nghiêm túc hơn với nó
Nói ngoại ngữ càng nhiều càng tốt, lý tưởng nhất là nói được trong mọi lúc, sẽ là thứ bạn cần để đưa bạn đến sự lưu loát cách nhanh nhất Tôi không biết phải nhấn mạnh điều này đến bao giờ mới
đủ Quyết định không nói tiếng Anh đã thay đổi tôi từ một người thất vọng do không có khiếu ngoại ngữ thành một người nói được nhiều ngoại ngữ như hôm nay Đó là một trong những quyết định
quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn lao nhất mà tôi đã có trong khoảng 10 năm của cuộc đời vừa qua
Nếu bạn đã bắt nhịp tốt với việc sử dụng ngôn ngữ mình đang học, nhưng bất chợt gặp phải một từ
mà bạn không biết, điều cần làm với những người bản ngữ là hãy cố gắng giải thích về từ đó bằng những từ ngữ mà bạn đã biết Bạn không thể nói được từ “mắt kính”? Có thể nói những gì đại loại như “cửa sổ của con mắt” và ra dấu diễn tả bằng tay Nếu bạn không thể nói từ “hưu cao cổ”? Hãy nói “con thú cổ dài ở Châu Phi” Với một ít tưởng tượng và vốn từ cơ bản bạn có thể diễn tả được nhiều thứ ngay cả khi bạn không biết từ cụ thể
Bạn vẫn có thể sống được mà không cần dùng tiếng mẹ đẻ Việc nhận thức được điều này giúp tôi
có động lực đạt được nhiều tiến bộ, nhiều hơn rất nhiều so với khoảng thời gian sáu tháng nếu chỉ
có tâm lý học tập thử nghiệm Đọc biết điều này cũng tốt, nhưng cách thức duy nhất mà bạn có thể
ứng dụng được điều đó là hãy chính mình hòa nhập vào việc học nói ngay lúc này Đừng cho rằng mình sẽ cố gắng nói, mà đơn giản là phải nói ngoại ngữ ngay bây giờ Chất lượng của những gì bạn
nói được không ảnh hưởng bản chất của thực tế này
Nếu bạn sắp đi nước ngoài, hãy quyết định ngay bây giờ là phải tránh xa những người nói tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn) Đúng thế, “hãy tránh xa”! Có thể bạn cho rằng điều này
mang tính phản xã hội, nhưng thực ra để học tập tiến bộ, bạn phải làm như thế vì chung quanh có quá nhiều người nói tiếng mẹ đẻ
Kết bạn với dân địa phương hoặc ít ra là với những người ngoại quốc đang học tiếng và muốn luyện tập như bạn là cách bắt đầu tốt nhất
Để xác định thêm những cách hòa nhập khác, dù ở nhà hay ở nước ngoài, bạn hãy hoàn thành phiếu thực hành số 3
Trang 25BẮT NHỊP VỚI VIỆC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI
Bất chấp điều vừa nói ở trên, có một loại người không phải là người bản xứ mà bạn tuyệt đối không cần tránh xa, đó là những người cực kỳ hữu ích cho bạn, đôi khi còn hữu ích hơn những người bản
xứ: đó là những người cũng đam mê học ngoại ngữ như bạn
Bạn học rất nhiều từ những người cùng học khác, do đó không nên nghĩ rằng không có người bản
ngữ thì bạn không thể hòa nhập với kỹ năng nói Điều đó đôi khi còn giúp giảm bớt áp lực và các bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ lẫn nhau Tiếp xúc với người cũng học như bạn tỏ ra không hữu ích về mặt bạn sẽ không quen với thực tế ngôn ngữ đó được dùng ra sao, nhưng nhưng ở giai đoạn đầu, những người cùng học sẽ giúp được nhiều thứ cho bạn!
Thế nào thì bạn cũng có mắc lỗi do ảnh hưởng ngôn ngữ mẹ đẻ, ví dụ như dùng sai cấu trúc câu, sai giới từ (vì tiếng mẹ đẻ của bạn nói như thế)… Đây là điều tất yếu bạn phải trải qua và như tôi đã nói bạn không thể khởi đầu bằng sự hoàn hảo được
Thế thì, vì bạn không thể tránh lỗi do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ và chưa quen, tại sao không nỗ lực
tiến xa hơn với mục đích là quen dần, bắt được nhịp với ngôn ngữ mới?
Một “chiêu” tôi hay dùng khi nói chuyện với những người cùng học khác (nhưng ít khi, và hoàn toàn không nên khi nói với người bản ngữ) là dùng một ngôn ngữ kết hợp tiếng đang học xen lẫn tiếng mẹ đẻ Những người thuộc phái thuần khiết sẽ rất ghét điều đó, nhưng tôi phải làm mọi thứ có
thể để làm quen bắt nhịp với ngôn ngữ đang theo học Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn học cùng với vợ hoặc chồng, người yêu, an hem, bạn bè… và muốn cùng nhau thực hành ngôn ngữ, nhưng chưa học được từ ngữ chính xác dùng trong một tình huống nào đó Bạn có thể nói ngôn ngữ kết hợp như thế với nhau – không phải để nói tốt ngoại ngữ, hay để giao tiếp thực tế với người bản ngữ,
mà nhằm tạo điều kiện giúp bạn bắt nhịp với việc sử dụng ngoại ngữ mà thôi, đó là một rào cản bạn cần vượt qua mà nhiều người khác chưa bao giờ làm được
Thay vì quan niệm ngôn ngữ đích và ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn như hai thái cực, hãy hình dung đó là một thang độ với hai ngôn ngữ đó ở hai đầu mút Khi bạn bắt đầu học, bạn cho rằng mình đang ở đầu mút phía bên đây, nhưng như tôi đã nói trước đây, bạn đã có sẵn một số vốn liếng, do đó có thể
nói bạn đã đạt khoảng 5 % mức độ chệch về hướng ngôn ngữ đích
Ngay cả khi vốn liếng của bạn chỉ là dăm ba từ ngoại ngữ, cũng hãy cứ sử dụng chúng Đừng bao
giờ nói thank you với những người biết tiếng Anh ở Tây Ban Nha, nhưng phải luôn luốn nói gracias Đừng rủ bạn bè đi uống beer, mà phải là uống pivo khi bạn ở Tiệp Khắc Ở Đức, đừng nói
là hẹn gặp một ai vào Friday, nhưng là Freitag Việc sử dụng từ ngữ đơn lẻ như thế thật là dễ dàng
và ngay cả người học lười biếng nhất cũng quen thuộc với chúng (đặc biệt là khi bạn đang ở nước ngoài rồi)
Điều này có nghĩa là khi chung quanh bạn toàn là những người nói tiếng Anh (hay tiếng mẹ đẻ khác), thì bạn vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ đang học được dưới hình thức các mảng nhỏ Đó là bước đầu để bắt nhịp và quen dần với việc xem từ ngữ là phương tiện diễn tả ý nghĩa chứ không phải đơn giản là kết quả dịch “chính xác” từ ngôn ngữ của bạn
Điều đó có nghĩa là bạn đã đạt được 5-10 phần trăm theo thang độ nói trên rồi
Rất nhanh chóng, bạn sẽ tiến tới mức độ kế tiếp là thực hiện một nửa cuộc hội thoại bằng ngoại
ngữ Ví dụ ở Tiệp Khắc, bạn có thể hỏi một người biết tiếng Anh “Kde je… the library?” (“Ở đâu”)
Khi ở Pháp chẳng hạn, nếu bạn muốn rủ bạn của mình đi xem bảo tàng nhưng bạn chỉ biết các từ đi
và bảo tàng mà thôi, bạn cũng hãy sử dụng chúng! Hãy nói “Bạn có muốn aller đến muse không?”
Bằng cách đó bạn có thể sử dụng từ mà mình đã biết, và khi cố gắng đặt thành câu như thế nhiều
lần, bạn sẽ thấy được mình cần phải học thêm điều gì (Trong ví dụ vừa rồi, bạn sẽ thấy mình
cần học cách đặt câu hỏi, học từ “muốn” và sử dụng nó khi chia ở ngôi thứ hai)
Do ngữ cảnh giúp ích rất nhiều cho cả bạn và cả người nghe, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các từ
đơn giản hơn để diễn tả ý mình khi giao tiếp với người bản xứ Nếu tôi không biết từ “dịch” chẳng
Trang 26hạn, và tôi nói tôi “tạo ra một bản văn bằng tiếng Anh từ tiếng Pháp”, tôi hoàn toàn diễn tả tốt điều
muốn nói – bạn không cần biết tất cả các từ - khả năng tưởng tượng để dùng cái đã biết có thể đưa
bạn tiến rất xa
Khi bạn chưa nói gì cả thì dường như ngoại ngữ của bạn là một khoảng trống to lớn cần lấp đầy
Nhưng khi bạn đã thực sự bắt đầu sử dụng nó, thì đã có nhiều thứ bạn có thể thực hiện được rồi, dù
là những thứ cơ bản nhất Bạn sẽ nhận ra mình cần học thêm những gì và điều chỉnh việc học để tập trung vào các vấn đề đó, nhằm mỗi lúc mỗi tiến bộ hơn
Đó đã là phần thuộc khoảng 10-50 phần trăm trên thang độ
Cuối cùng, bạn đã quen với các cấu trúc cơ bản cần có để nói được và chỉ còn thiếu một số từ nhất định mà thôi Như tôi đã nói, khi nói chuyện với những người bản ngữ, nếu không biết một vài từ, bạn chỉ cần dùng nhiều cách để mô tả những từ chưa biết đó mà thôi, có thể là sử dụng các từ tương
đương đơn giản hơn Bạn chưa biết từ điên tiết? Chỉ cần nói rất giận dữ Nhà vật lý học? Hãy nói nhà khoa học
Đây là điều nhất thiết bạn phải đặt mục tiêu đạt được trong giai đoạn đầu và sẽ tiếp thu nhiều từ vựng cụ thể thêm để sử dụng trong những giai đoạn về sau
Bạn cũng có thể dùng thủ thuật bằng cách chêm vào câu ngoại ngữ của mình một vài từ tiếng Anh
hoặc tiếng khác, nhưng nên nhớ không lạm dụng điều này vì hiện thời bạn đã ở giai đoạn có thể
diễn tả ý mình bằng ngoại ngữ, và bạn không thể chắc người đối diện có thể hiểu được các từ chêm
vào đó
Điều đó có nghĩa là bạn có thể nhảy từ mức độ phải kết hợp 2 ngôn ngữ khi nói (50%) sang khả năng sử dụng 100% ngôn ngữ đích một cách rất nhanh chóng Không phải là 100% hoàn hảo, nhưng bạn đã thực hiện được sự chuyển đổi trên thang độ về hướng 100% một cách tự nhiên không đột ngột Bạn cần phải cố gắng thêm để hoàn thiện, tiếp thu thêm từ vựng và phát triển khả năng
nói, tuy nhiên bạn đã đang sử dụng được ngoại ngữ!
Việc sử dụng kết hợp hai ngôn ngữ như tôi đã nói là có thể do người ta lười và chưa nỗ lực đủ, nhưng tôi chấp nhận phương pháp này như là cách giúp tôi làm quen với việc nói ngoại ngữ, nhưng
đảm bảo là nó chỉ mang tính tạm thời mà thôi Nói cách đó không hữu ích trong các tình huống thực
tế trò chuyện với người bản xứ, nhưng là một bước lấy đà có tác dụng Thay vì cho rằng mình sử dụng 2 ngôn ngữ kết hợp, tôi sẽ gọi một ngôn ngữ như thế một cách tình cảm bằng tên kết hợp của
nó Với tiếng Anh và Tây Ban Nha, bạn có Spanglish, tiếng Pháp và tiếng Anh, bạn có Franglais
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Portuñol, v.v Người ta sẽ không thể chỉ trích khi bạn nói tiếng Đức
quá tệ, khi mà bạn thực ra đang nói tiếng Denglisch một cách hoàn hảo!
Phương pháp này hữu dụng đối với những người cùng nói một ngôn ngữ mẹ đẻ và cùng học một
ngoại ngữ như nhau Nếu họ không thích, hãy thuyết phục họ Thời gian dành để nói tiếng mẹ đẻ sẽ
là thời gian lãng phí nếu bạn muốn hoàn thành sứ mạng của mình
TÓM TẮT: Thay vì lập tức bắt đầu nói một ngôn ngữ, bạn có thể làm quen dần bằng cách trước tiên là sử dụng vài từ mà bạn biết, sau đó sử dụng cấu trúc ngoại ngữ nhưng có vài từ tiếng mẹ đẻ,
và cuối cùng thực hiện như vậy với hầu hết các từ bằng ngôn ngữ đích Phương pháp này có thể
“không hoàn hảo” nhưng sẽ giúp bạn bắt nhịp và quen dần với ngôn ngữ đang học
NHỮNG THẤT VỌNG CẦN THIẾT
Bây giờ, tôi sẽ không nói dối bạn Trải qua nhiều giờ một ngày để cố gắng nói một ngôn ngữ chưa
quen với mình sẽ rất dễ căng thẳng và thất vọng
Vâng, điều đó có nghĩa là bạn phải có nhiều hy sinh – ít gặp gỡ bạn bè hơn, nhiều lúc cảm thấy chán nãn vì trình độ còn yếu, bực mình vì không nói được chính xác, và thậm chí cảm thấy đơn độc