1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực môn tiếng việt

66 5,9K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 12,58 MB

Nội dung

Ví dụ : trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như : kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép..... Phương pháp dạ

Trang 2

Trò chơi Đoàn kếtChia nhóm

1/Mỗi thành viên trong nhóm tự giới thiê êu:

3/ Đại diê ên nhóm giới thiê êu trước lớp (Nhóm

gồm những đơn vị nào, tên nhóm, nhóm

trưởng)

Trang 3

NỘI QUY LỚP TẬP HUẤN

Nhóm thảo luận nêu nội quy của

lớp tập huấn viết vào giấy A0: (10 phút) 1/ Đối với học viên

2/ Đối với báo cáo viên

Trang 4

MỤC TIÊU LỚP TẬP HUẤN

Học viên viên có khả năng :

- Hiểu biết được một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.

- Vận dụng được các PPDH, KTDH mới trong dạy và học.

- Nghiêm túc và tự tin trong sử dụng các KTDH.

Trang 5

NỘI DUNG

1 Phương pháp dạy học tích cực.

2 Kĩ thuật dạy học tích cực.

Trang 6

kiến, của bản thân với các bạn dưới sự

hướng dẫn, giúp đỡ của báo cáo viên.

Một số phương pháp/KT tập huấn cụ thể : thảo luận, thuyết trình, thực hành, trò chơi,

Trang 7

I Phương pháp dạy học

• Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH.

• PPDH có ba bình diện:

- Bình diện vĩ mô là Quan điểm dạy học

- Bình diện trung gian là Phương pháp

dạy học.

- Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học.

Trang 8

Phương pháp dạy học

Ở bình diện trung gian, khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp (PPDH cụ thể), là những hình thức, cách thức hành động của

GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội

dung và điều kiện dạy học cụ thể Ví dụ:

phương pháp đóng vai, thảo luận, trò chơi, thuyết trình…

PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS.

Trang 9

Kĩ thuật dạy học

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp,

cách thức hành động của GV trong các

tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện

và điều khiển quá trình dạy học

Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH.

Ví dụ : trong phương pháp thảo luận nhóm

có các kĩ thuật dạy học như : kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn

trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép

Trang 10

Một số lưu ý

• Mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù

Tuy nhiên, cũng có những KTDH được

sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau

• Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ

mang tính tương đối, nhiều khi không rõ ràng

Trang 11

Một số lưu ý (tt)

• Có những PPDH chung cho nhiều

môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từng môn học hoặc nhóm

môn học.

• Có thể có nhiều tên gọi khác nhau

cho một PPDH hoặc KTDH

Trang 12

Một số phương pháp

dạy học tích cực

Trang 13

1 Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học nhóm còn được gọi

bằng những tên khác nhau như:

Dạy học hợp tác, Dạy học theo

nhóm nhỏ, trong đó HS của một

lớp học được chia thành các

nhóm nhỏ, trong khoảng thời

gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực

hoàn thành các nhiệm vụ học

tập trên cơ sở phân công và hợp

tác làm việc Kết quả làm việc

của nhóm sau đó được trình bày

và đánh giá trước toàn lớp.

Trang 14

QUY TRÌNH DẠY HỌC NHÓM

NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ

•Giới thiệu chủ đề

•Xác định nhiệm vụ các nhóm

•Thành lập các nhóm

LÀM VIỆC NHÓM

•Chuẩn bị chỗ làm việc

•Lập kế hoạch làm việc

•Thoả thuận quy tắc làm việc

•Tiến hành giải quyết nhiệm vụ

•Chuẩn bị báo cáo kết quả

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ / ĐÁNH GIÁ

•Các nhóm trình bày kết quả

Làm việc toàn lớp

Làm việc toàn lớp

Làm việc nhóm

Trang 15

Trình bày kết quả làm việc của nhóm

Khi GV mời các nhóm trình bày :

- Không mời tất cả các nhóm cùng trình bày về một vấn đề giống nhau sẽ gây nhàm chán và phí thời gian Chỉ cần 1 – 2 nhóm trình bày, các

nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Không tập trung vào một số HS dạn dĩ, tích

cực, thích thể hiện Hãy tạo điều kiện để cho tất

cả HS cùng có cơ hội nói lên quan điểm của

mình khi thảo luận và rèn luyện kĩ năng trình

bày.

Trang 16

Khi nào dạy học theo nhóm ?

- Ví dụ : Môn Tiếng Việt

Bài : Người ăn xin – TV4 t1, tr 30.

- Những nội dung khó, câu hỏi trừu tượng

một mình học sinh không thể giải quyết được.

- Nội dung yêu cầu có nhiều ý.

- Để nhiều học sinh được luyện tập.

Trang 17

Một số hạn chế của giáo viên khi vận dụng phương pháp dạy học nhóm

- Số HS trong mỗi nhóm không đồng đều hoặc

quá đông

- Vị trí ngồi của nhóm chưa phù hợp.

- Giao nhiệm vụ chưa rõ ràng

- Nội dung làm việc chưa phù hợp với nhóm.

- Chưa quản lí tốt các nhóm làm việc (Thảo

luận nói hoặc đọc bài to, ảnh hưởng nhóm

xung quanh hay có vài em trong nhóm không làm việc gì, GV vẫn “mặc nhiên để vậy”).

- Chưa hỗ trợ tốt cho các nhóm làm việc.

Trang 18

2 Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ

chức cho học sinh thực hành, “

làm thử” một số cách ứng xử nào

đó trong một tình huống giả định

Đây là phương pháp nhằm giúp

HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn

đề bằng cách tập trung vào một

sự việc cụ thể mà các em vừa

thực hiện hoặc quan sát được

Việc “diễn” không phải là phần

chính của phương pháp này mà

điều quan trọng là sự thảo luận

sau phần diễn ấy.

Trang 19

Quy trình thực hiện

- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng

nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian

chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử

và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.

- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

Trang 20

Yêu cầu sư phạm

• - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề

giáo dục (chủ đề bài học), phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.

• - Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch

bản”, lời thoại (Cần phân biệt giữa phương pháp đóng vai để giải quyết tình huống với diễn tiểu

phẩm để minh hoạ nội dung các câu chuyện

trong SGK).

• - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm

chuẩn bị đóng vai.

Trang 21

Yêu cầu sư phạm

• - Người đóng vai phải hiểu rõ vai của

mình trong tình huống của bài tập đóng vai để không lạc đề.

• - Nên khích lệ cả những học sinh nhút

nhát cùng tham gia GV không làm thay khi HS chưa thực hiện được.

• - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản

để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai (nếu có điều kiện).

Trang 22

Một số hạn chế của giáo viên khi vận

dụng phương pháp đóng vai

- GV ít sử dụng PP này nên học sinh rụt rè khi thực hiện đóng vai.

- GV chưa hướng dẫn HS kết hợp cử chỉ, điệu

bộ với lời nói.

- GV chưa giúp HS nói theo lời của nhân vật.

- GV còn làm thay HS trong các vai.

- GV thường nói nhầm “đóng vai” là “thảo

luận”.

Trang 23

HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là

phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự

Trang 24

Trong tiết học, sử dụng trò chơi học tập ở

thời điểm nào, nhằm mục đích gì ?

Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ

năng đã học HS được tiếp thu bài học nhẹ

nhàng, thoải mái.

Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kĩ năng Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi

các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng

mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

Trang 25

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm :

- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS nên duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của

giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới

- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS, được rèn KN

phản ứng nhanh và các giác quan

- Thông qua trò chơi giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS.

Trang 26

Ưu điểm và nhược điểm

Trang 27

Quy trình thực hiện

• Bước 1 : Giới thiệu tên trò chơi.

• Bước 2 : Hướng dẫn cách chơi

Bước này bao gồm những việc làm sau :

- Người tham gia trò chơi : Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)

- Cách chơi : Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không

được làm…

HD cách chơi : vừa mô tả, vừa thực hành, nếu cần mời

mọi người làm theo ngay.

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi …

- Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở

Trang 28

Quy trình thực hiện (tt)

• Bước 3 : Thực hiện trò chơi.

• Bước 4 : Nhận xét sau cuộc chơi.

Bước này bao gồm những việc làm sau :

- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái

độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

- Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

- Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng, hoặc ý nghĩa giáo dục trong bài học mà trò chơi đã thể hiện

Trang 29

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện Giáo viên hướng dẫn luật chơi rõ ràng Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để

tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

Trang 30

Một số hạn chế của giáo viên khi vận dụng phương pháp trò chơi học tập

- GV thiết kế trò chơi chưa chú ý đến mục tiêu bài dạy, mục tiêu của môn học.

- Trò chơi tập trung nhiều vào củng cố bài học hơn

là hình thành kiến thức mới.

- Trò chơi tập trung vào một số HS, phần đông số

HS còn lại cổ vũ cho bạn không được tham gia trò chơi.

- GV tổ chức trò chơi học tập còn mang tính hình thức, mất thời gian không mang lại hiệu quả cao.

Trang 31

II Một số kĩ thuật dạy học tích cực

Trang 32

1 Kĩ thuật chia nhóm

Có nhiều cách chia nhóm khác nhau:

- Chia nhóm theo các tiêu chí khác :

• Theo sở thích.

• Theo tháng sinh.

• Theo trình độ.

• Theo gới tính.

- Kết hợp các tiêu chí (kết hợp các trình độ

để HS hỗ trợ nhau).

- Ngẫu nhiên (đếm số 1, 2 , phát số, theo

hình ghép, ghép thơ tạo nhóm, phát các

màu sắc, theo các loài hoa, các mùa

trong năm, )

• Trò chơi Đoàn kết.

Chia nhóm theo các cách thức trên tạo ra

không khí khởi động vui vẻ trên lớp.

Trang 33

đơn giản và quen thuộc Từ đó các em sẽ có kinh nghiệm làm việc trong nhóm lớn hơn Tuy nhiên, trong lớp học, số học sinh trong một nhóm không nên đông quá sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượt

hoạt động của nhóm, nhóm lớn không quá 6 em.

Trang 34

2 Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

HS được chia thành các nhóm nhỏ từ

4 đến 6 người Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa

và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người.)

- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh

“khăn trải bàn” trước mặt mình Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa

Trang 35

Thực hành :

Nêu ích lợi của việc học nhóm đối với học sinh.

Trang 36

3 Kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?

+ Nhiệm vụ là gì?

+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?

- Nhiệm vụ phải phù hợp với:

+ Mục tiêu HĐ + Trình độ HS + Thời gian, không gian HĐ

Trang 37

• GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.

• Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các

nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng

về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh

• HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.

• Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.

4 Kĩ thuật “Phòng tranh”

Trang 38

Ví dụ :

- Làm gì để giữ vệ sinh trường, lớp ?

- Bài “Những hạt giống quý (TV4 – t

1, tr 46), sử dụng kĩ thuật phòng tranh

tổ chức HS hoạt động nhóm thực

hiện câu hỏi 4 :

Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ?

Trang 39

5 Kĩ thuật đặt câu hỏi

Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau :

• Liên quan đến việc thực hiện MT bài học

• Ngắn gọn.

• Rõ ràng, dễ hiểu.

• Đúng lúc, đúng chỗ.

• Phù hợp với trình độ HS.

• Kích thích suy nghĩ của HS.

• Phù hợp với thời gian thực tế.

• Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến

phức tạp.

• Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích

(trả lời đúng câu hỏi trước mới trả lời được câu hỏi tiếp theo)

Trang 40

6 Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

• GV nêu chủ đề cần thảo luận.

• Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong một thời gian

theo quy định về những gì mà các em

biết về chủ đề này

• HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm

quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.

• Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình

bày về cả 3 điểm nói trên

Trang 41

Ví dụ:

GV sử dụng kĩ thuật “Chúng em biết ba” để giúp HS hiểu về ý nghĩa

câu chuyện “Bàn chân kì diệu” (TV4 - t1, tr 107).

GV yêu cầu HS nêu 3 điều quan

trọng nhất em biết về anh Nguyễn

Ngọc Kí ?

Trang 42

7 Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm :

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.

- Kích thích sự tham gia tích cực của HS :

Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng

1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).

Trang 44

Kĩ thuật “Các mảnh ghép” (tt)

• Một số HS được phân thành các nhóm và được GV

phân công cho mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu sâu về một vấn đề khác nhau của bài học Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3 - thảo luận vấn đề C,

• HS thảo luận theo nhóm các vấn đề đã được phân công.

• Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có

đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, và “ chuyên gia”

về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm

về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ

• Tiếp tục thảo luận nhiệm vụ 2.

Trang 45

Thiết kế nhiệm vụ “Mảnh ghép”

• Lựa chọn nội dung / chủ đề phù hợp.

• Xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở

Vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác

nhau đã được thực hiện ở Vòng 1.

- Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp ( kiến thức, kĩ năng, thông tin, ….).

- Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị

(thực hiện ở vòng 1) Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2.

Trang 47

- Mỗi cá nhân nói với bạn hình ảnh mà mình thích nhất.

- Sau đó thực hiện nhiệm vụ chung cả nhóm:

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những

phẩm chất cao đẹp nào của con người Việt Nam ?

(kĩ thuật này, vận dụng dạy tìm hiểu nội dung bài tập đọc “Tre Việt Nam”

Lưu ý : Tuỳ theo mức độ khó hay dễ của câu hỏi ở vòng 1

mà GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm theo trình độ hay chia

Trang 48

8 Hoàn tất một nhiệm vụ

- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/ mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.

- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trang 49

9 Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”

Sơ đồ tư duy là gì ?

- Là công cụ tổ chức tư duy.

- Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin

vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.

- Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu

quả :

+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng.

+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng

- Là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá

Ngày đăng: 09/10/2014, 21:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tư duy là gì ? - phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực môn tiếng việt
Sơ đồ t ư duy là gì ? (Trang 49)
Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn ? - phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực môn tiếng việt
Sơ đồ t ư duy giúp gì cho bạn ? (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w