1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm

53 2K 15
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 7,48 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA NGU VAN

==—*#**=——

HA THU HIEN

SO SANH NHAN VAT NU TRONG TRUYEN KY MAN LUC

CUA NGUYEN DU VA TRUYEN KY

TAN PHA CUA DOAN THI DIEM

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyén nganh: Van hoc Viét Nam

Trang 2

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA NGU VAN

===***——=—=

HA THU HIEN

SO SANH NHAN VAT NU

TRONG TRUYEN KY MAN LUC CUA NGUYEN DU VA TRUYEN KY

TAN PHA CUA DOAN THI DIEM

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyén nganh: Van hoc Viét Nam

Người hướng dẫn khoa học ThS NGUYEN THI TINH

Trang 3

LOI CAM ON

Sau một thời gian cố gắng, tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp với

đề tài: So sánh nhân vật nữ trong ?rz„yễn kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyễn kì tân phả của Đồn Thị Điêm Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các Thầy Cô giáo trong khoa Ngữ văn, các Thầy Cô giáo

trong tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Tính, người đã tạo

điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp

này

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Trang 4

LOI CAM DOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn

trực tiếp của cô Nguyễn Thị Tính Tôi xin cam đoan: Khóa luận là kết quả

nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi Những gì triển khai trong khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả khác Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Trang 5

MUC LUC

MG GAUL ccsssssssssssssessssssssesescssssessensssssssssssssussssssssssesssssssssesecsssssssessssssseseses 5 1 Lí do chọn đề tài 22c HH Hee 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - + 52 ©c++cxzvzerksrxerkerrrrrk 6

3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu . ¿- ¿255 ++<+s+e£+>+x+ezesszs 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 s+cs+ce+x+zsrscreee 8 5 Phương pháp nghiên cứu - ¿55 22222 +t*E+E+teeEerexrsrerexee 8 6 Đóng góp của khóa luận ¿- ¿S2 2222 SE +E£E+EeEzeEerexrsrseeree 9 7 Bố cục khóa luận - -Sk+St S11 E1 1E 111111111 1111111 11x xe 9

Nội dung - -s <5 5 cọ in 0000 0000008000800 10 Chương 1 Những vấn đề chung 5< s-s secsessessessessessessee 10 1.1 Nguyễn Dữ và Truyễn kì mạn lục . ©5- 57c St cckcrrrcey 10

1.1.1 Tác giả Nguyễn Dữ 2 5222222212 12122121121211 2111211252 10

1.1.2 Tác phẩm Truyén kì mạn lục -cc©ccccccckccrkerkerrerrerree 11

1.2 Doan Thi Diém va Truyén ki tan Phd cececcecceeeseesveseeseestesesseesessesees 12 1.2.1 Tác giả Đoàn Thị Điểm .-2- 2 5222E+EE2E2EE2EE2EEErrrrree 12 1.1.2 Tác phẩm Truyễn kì tân phả -©52S5<SccStccEccEcctcrkcrcee 13

1.3 Khái niệm nhân vật văn học, thống kê nhân vật nữ trong hai tác

phẩm Truyén ki man luc va Truyén kì tân phả c5cccccccccccerecces 13

1.3.1 Khái niệm nhân vật văn học ¿5 c+s+c+c+x+eeeesees 13

Trang 6

2.1.1 Vé dep ngoai hinh

2.1.2 Ve dep pham gia .e.cccccccccccccsssssesssssssssssssussssssssessessussessessessesses 2.2 Sé phan bat hanh, bi kich

Chương 3 Sự khác nhau về nhân vat nir trong Truyén ki man luc và Truyền kì tân phá

3.1 Khác nhau về đối tượng nhân vật . 2-2 2222 ©zz+E+2xzEczrerrcrx 33

3.1.1 Sự đa dạng, phong phú về nhân vật nữ trong Truyễn kì mạn

/7/EPEEE— 33 3.1.2 Sự đơn nhất về kiểu nhân vật nữ tiết liệt, túc trí trong Truyén

kì tân PNG eeececcecee cece sene eee eneeeceeeceteenesesecsenetesseeeesseeeeseseneessaeaeeee 37

3.2: Khác nhau về bút pháp xây dựng nhân vật . -2- 2 s++ 40

C1 .,.)HDỤ 49

Trang 7

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Truyện truyền kì là một thể loại đạt được nhiều thành tựu to lớn trong văn học trung đại Việt Nam Tiêu biểu là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

và Truyễn kì tân phả của Đoàn Thị Điễm Mỗi một tác phẩm đều có những đặc sắc và đóng góp riêng trong dòng chảy của truyện truyền kì Việt Nam

Với Truyén ki man lục, Nguyễn Dữ được coi là “Cha đẻ của thể loại

truyền kì ở Việt Nam”.[11;213] Tác phẩm được mệnh danh là “Thiên cổ kì

bút”, “Áng văn hay của bậc đại gia”[13;179] Nguyễn Dữ đã đánh dấu bước

phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán: vượt qua giai đoạn ghi chép

tôn giáo lịch sử văn học dân gian, vượt qua giai đoạn phóng tác để trở thành

một sáng tác văn học

Truyền kì mạn lục đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa, ở

THCS là Chuyện người con gái Nam Xương và THPT là Chuyện chức phản sự đền Tản Viên Vì vậy ta có thê khẳng định vị trí của Nguyễn Dữ cũng như tác phâm của ông trong nền văn học Việt Nam

Truyền kì tân phá của Đoàn Thị Điểm tuy không được đưa vào chương trình sách giáo khoa phổ thông nhưng nó cũng có những đóng góp đặc sắc,

mới mẻ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể loại truyền kì ở Việt

Nam Truyền kì mạn lục và Truyễn kì tân phả viết rất nhiều về người phụ nữ Các nhân vật chính trong ?ruyên kì tân phả đều là nữ còn trong hai mươi

truyện của 77 uyên kì mạn lục thì có tới mười một truyện viết về người phụ nữ

và họ hầu hết là nhân vật chính Cả hai tác phẩm đều coi trọng người phụ nữ

và người phụ nữ giai đoạn mà tác phẩm ra đời đã trở thành bà hoàng của văn học Cùng nói về người phụ nữ nhưng ngoài điểm giống nhau thì mỗi một tác

Trang 8

Để thấy được điểm giống và khác nhau đó người viết đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phá của Doan Thị Điểm” Sự so sánh này để thấy được tài năng của mỗi tác giả, cái hay cái độc đáo về hình tượng người phụ nữ trong mỗi tác phẩm Bản chất của việc so sánh không phải là đánh giá tác phẩm này hay hơn hay kém hơn tác phẩm kia mà so sánh để tìm ra cái

riêng, độc đáo, mới lạ cho mỗi tác phẩm, đề từ đó một lần nữa chúng ta khẳng

định lại giá trị tác phẩm, thấy được tắm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ

và Đoàn Thị Điểm

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn học trung đại Việt Nam có sự phát triển và đạt được những thành

tựu to lớn trong đó có thể truyền kì Có thể khẳng định rằng trong các tác

phẩm truyền kì tiêu biểu như Thánh Tông di thảo, Truyển kì tân phả, Tân truyền kì lục , Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu nhất về nhiều phương diện khác nhau Có khi là tìm hiểu

riêng trong nội bộ tác phẩm cũng có khi tìm hiểu trong sự đối sánh với các tác

phẩm khác hoặc một truyện nào đó trong 7r„yên kì mạn lục với truyện khác Qua khảo sát chúng tôi thấy có một số công trình sau:

“Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và truyền kì mạn lục” — Trần Ích Nguyên (Trung Quốc), NXB văn học trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông

Tây, 2000 “Tién dang tan thoai va Truyén ki man luc” — K.LGolưgina, Tạp

chí Hán Nôm, số 3(64)/2004 “Nghiên cứu so sánh một tiéu thuyết truyền kì

Trang 9

Tap chi van hoc, số 5/2000 “Truyén ki man luc dưới giác độ so sánh” — GS

Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm, số 6(73)/2005 “Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn” — Định

Phan Cẩm Vân, Nghiên cứu văn học, SỐ 6

Ngoài ra còn có một số bài viết nằm ngoài cấp độ so sánh viết về Truyền kì mạn lục như: “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong ?ruyễn kì

mạn lục của Nguyễn Dữ” — Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí văn học, số 2/1987

“Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương” — Nguyễn Đình Chú, Văn học tuổi trẻ tháng 6/2002 “Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương (Đọc Chuyện người con gái Nam Xương), Nghiên cứu văn học, số 4/2004 “Những vấn để khác nhau liên quan đến Tzuyễn kì mạn lục” —

Kwamotokurive, Tap chí văn học, số 6/1996

Vé Truyén ki tan pha cia Doan Thị Điểm công trình nghiên cứu có phan it hon so véi Truyén kì mạn lục Tiêu biểu có bài viết “Thế giới nhân vật

cia Doan Thi Diém trong Truyén ki tan pha”, Tran Thi Bang Thanh, Tap chi

văn học, số 3/1999,

Tiếp thu những thành tựu của các tác giả các nhà nghiên cứu trước

người viết tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh nhân vật nữ trong 7ruyễn

kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phá của Doan Thị Điểm” cũng là so sánh nhưng ở đây không đơn thuần là so sánh một hay hai truyện nào đó trong hai tác phâm, cũng không phải so sánh tác phâm truyền kì của Việt Nam với một tác phẩm truyền kì của nước ngoài Mà ở đây người viết tìm hiểu so sánh về phương diện nhân vật nữ trong hai tác phẩm tiêu biểu của thể truyền kì Việt Nam Qua đó người viết muốn có một đóng góp nhỏ khẳng định sự thành công trong việc xây dựng, miêu tả nhân vật nit trong Truyén ki mạn lục của Nguyễn Dữ cũng như trong ?ruyễn kì tân phá của Đoàn Thị

Trang 10

3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Muc dich

Người viết nghiên cứu đề tài này để nhằm thấy được sự tương đồng và

khác biệt giữa nhân vật nữ trong 7ruyên kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyễn

kì tân phá của Đoàn Thị Điểm Đồng thời người viết cũng khẳng định được

sự độc đáo và hấp dẫn riêng của mỗi tác phẩm 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khi tiến hành đề tài này người viết nghiên cứu những vấn dé sau: 1.Những vấn đề chung

2 Sự giống nhau về nhân vật nữ trong Truyén ki man luc va Truyền kì tân pha

3 Sự khác nhau về nhân vật nữ trong 7ï uyên kì mạn lục Và Truyền kì tân pha

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhân vật nữ trong hai tác phẩm Truyén ki man luc va Truyén ki tan pha

4.2 Phạm vì nghiên cứu

Nghiên cứu so sánh sự giống và khác nhau về nhân vật nữ trong 7zu„yễn ki man luc va Truyén ki tan pha

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra khi viết đề tài

này người viết sử đụng một số phương pháp sau:

Phương pháp thống kê

Phương pháp so sánh

Trang 11

6 Đóng góp của khóa luận

- Về mặt lí luận: Người thực hiện dé tai nay mong muén mang một

đóng góp nhỏ của mình để khẳng định tài năng của mỗi tác giả trong việc xây

dựng hình tượng nhân vật nữ cũng như sự độc đáo của mỗi tác phẩm

- Về mặt thực tiễn: Qua đề tài này người viết rút ra được nhiều bài học

bồ ích cho bản thân, có được cái nhìn khái quát đối chiếu một cách sâu sắc về

hình tượng nhân vật nữ trong 7ruyên kì mạn lục và Truyên kì tan pha Dong

thời đây là bài tập nghiên cứu khoa học rất hữu ích phục vụ cho việc học tập

và giảng dạy của người viết sau này 7 Bố cục của khóa luận Mở đầu: Nội dung: Chương 1 Những vấn đề chung Chương 2 Sự giống và khác nhau giữa nhân vật nữ trong Truyễn kì mạn lục và Truyền kì tân phả

Chương 3 Sự khác nhau giữa nhân vật nữ trong 7ruyên kì mạn lục và Truyền ki tan pha

Kết luận

Trang 12

NOI DUNG

CHUONG 1 NHUNG VAN DE CHUNG

1.1, Nguyén Dit va Truyén ki man luc

1.1.1 Tác giả Nguyễn Dữ

Những thông tin về Nguyễn Dữ, tác giả của Truyén ki man luc còn lại với chúng ta rất ít và vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đều theo ý kiến của Hà Thiện Hán, trong bai tua Truyén ki

mạn lục viết năm 1547 có thé coi đây là tài liệu ghi chép sớm nhất về Nguyễn

Dữ đã viết:

“Tập lục này là trước tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu Ông là con trưởng vị tiễn sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu Lúc nhỏ rất

chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương

truyền nghiệp nhà Sau khi đậu Hương tiến nhiều lần thi hội đỗ trúng trường,

từng được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền Mới được một năm, ông từ quan về

nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến may năm không đặt chan đến chốn thị thành,

thế rồi ông viết ra tập lục này đề ngụ ý ” [16;47]

Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cũng có một thiên truyện về ông: “Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng huyện Gia Phúc Cha là Nguyễn

Tường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, đời Hồng Đức (1496) làm quan đến

Thượng thư bộ Hộ Nguyễn Dữ từ nhỏ đã nối tiếng học rộng nhớ nhiều có thể lấy văn chương nối nghiệp nhà Đỗ Hương tiến nhiều lần thi hội trúng Tam

trường, được bồ chức tri huyện Thanh Tuyền, mới được một năm, lấy cớ nơi làm việc xa xôi xin về phụng dưỡng (cha mẹ) Sau vì Ngụy Mạc thoán đoạt

thề không đi làm quan nữa Ở làng dạy học, không đặt chân đến chốn thị

Trang 13

Còn Vũ Phuong Đề trong Công đư tiệp kí viế: “Dữ ở ấn không làm

quan, viết Truyễn kì mạn lục, phần nhiều được ông (Nguyễn Binh Khiêm) phủ

chính trở thành “thiên cô kì bút”.[7;502] Cũng theo Vũ Phương Đề thì

Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Binh Khiêm (1491- 1585) và là bạn học

của Phùng Khắc Khoan (1528- 1613) Hiện nay năm sinh năm mất của Nguyễn Dữ vẫn chưa rõ ràng Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định Nguyễn

Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI một thời kì lịch sử đầy thăng trầm, biến

động

Như vậy căn cứ vào những tài liệu hiện còn thì Nguyễn Dữ thuộc dòng dõi khoa bảng, từng dùi mài kinh sử, ôm ấp lí tưởng hành đạo đã đi thi và làm

quan Về sau vì “đại thế bất an” vì bất mãn với kẻ đương quyền, hơn nữa là vì phải “nuôi dưỡng mẹ già cho tròn đạo hiếu”, Nguyễn Dữ đã lui về ở ấn viết

Truyền ki man luc dé kí thác tâm sự và thể hiện hoài bão của mình 1.1.2 Tác phẩm Truyền kì mạn lục

Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện (Theo Phan Huy Chú trong Lịch (riều hiến chương loại chí thì tác phâm gồm 22 truyện), chia làm bốn tập, mỗi tập năm truyện Các truyện được viết bằng tản văn xen biền văn và thơ ca, từ

khúc Cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả trừ truyện số 19 (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa) Đó

là những lời bình trên cơ sở nội dung câu chuyện mà rút ra lời răn dạy theo quan điểm của Nho gia

Trong số 20 truyện của ?zuyễn kì mạn lục thì cô 6 truyện (Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Mộc miên thụ truyện, Đông Triều phế tự truyện, Lí Tướng Quân truyện, Lệ Nương truyện, Thúy Tiêu truyện), 5 kỹ (Hạng Vương từ ký, Tây viên kỳ ngộ ký, Đào Thị nghiệp oan ký, Da Giang da dm ký, Kim Hoa thi thoại ký), 9 lục (Trà đồng giáng đản lục, Long đình đối tụng lục, Tản Viên

phán sự lục, Từ Thúc tiên hôn lục, Phạm Tử Hư du thiên tào lục, Xương

Trang 14

Giang yéu quai luc, Na Son tiều đối lục, Nam Xương nữ tử lục, Dạ xoa bộ

soái lục)

Theo Trần Ích Nguyên thì thời điểm mà Nguyễn Dữ hoàn thành Truyén

kì mạn lục nằm trong khoảng 1509 đến 1547, thời kì mà nhà Lê đã suy vong

và nhà Mạc cướp ngôi trị vì Bản in sớm nhất T¡ ruyển kì mạn lục hiện tìm thấy được in năm 1712 gọi là Cựu biên Truyền kì mạn lục Và người đồng thời của

Nguyễn Dữ là Nguyễn Thế Nghi đã dịch ra tiếng Việt (gọi là dịch Nôm) văn

ban này được gọi là 7ân biên Truyền kì lục

1.2 Đoàn Thị Diém va Truyén ki tan pha

1.2.1 Tác giả Đoàn Thị Điễm

Đoàn Thị Điểm (1705- 1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai

Phạm trấn Kinh Bắc (nay thuộc Hưng Yên)

Bà sinh ra trong một gia đình hiếu học Cha là Đoàn Doãn Nghỉ đỗ thi hương, làm quan tới chức Điển Bạ Đoàn Thị Điểm gốc họ Lê nhưng không hiểu sao đến đời cha bà lại đổi sang họ Đoàn Bà nối tiếng thông minh từ nhỏ, 16 tuôi được quan Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi Về sau quan Thượng thư muốn dâng bà vào làm cung tần trong phủ chúa bà đã từ chối về

quê sống với cha và anh, cùng nhau bàn luận văn chương làm thơ xướng họa Đến năm 25 tuổi cha và anh trai lần lượt qua đời bà một mình gánh vác việc

nhà Lúc bấy giờ có nhiều bậc quan cao chức lớn tìm mọi cách đem lễ vật đến

xin cưới, sau vì né tránh Đoàn Thị Điểm đã vào cung dạy học, ít lâu sau bà về

dạy ở Chương Dương

Doan Thị Điểm kết hôn khá muộn Đến năm 37 tuổi bà mới làm vợ lẽ

của Nguyễn Kiều, cưới xong, chồng đi sứ sang Trung Quốc 3 năm Khi trở về

Trang 15

1.2.2 Tác phẩm Truyền kì tân phá

Truyền kì tân phd la tập truyện chữ Hán, hiện nay còn có nhiều bản in và bản chép tay được lưu giữ tại thư viện nghiên cứu Hán Nôm Bản khắc in mang kí hiệu A.48 dày 182 trang, khổ 27x16 gồm 6 trang l mục lục Bản chép tay gồm có VHv.1487 dày 158 trang, khổ 27x15cm, trang 8 dòng, dòng xấp xi 23 chữ, 1 mục lục gồm 6 truyện và VHv.415-VHv.416, chép bằng bút sắt khổ 21x17 chí có 1 truyện Bích Câu kỳ ngộ.[2;6]

Một số nhà nghiên cứu cho rằng 7?uyễn kì tân phả còn có tên gọi là Tục truyền kì Theo Phan Huy Chú Tực fruyên kì do Đoàn Thị Điểm soạn gồm

6 truyện: Bích Câu kỳ ngộ, Hải Khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ, Hoành sơn

tiên cục, An Ấp liệt nữ và Nghĩa khuyển khuất miêu, nhưng sách này hiện

không còn

Truyền kì tân phá được Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp tuyên dịch 4 truyện: Hai Khdu linh từ lục, Vân Cát thân nữ lục, An Ấp liệt nữ lục và Bích

Câu kỳ ngộ ký do NXBGD ấn hành năm 1963

1.3 Khái niệm nhân vật văn học, thống kê nhân vật nữ trong hai tác

phẩm Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phá 1.3.1 Khái niệm nhân vật văn học

Theo ““Từ điển thuật ngữ văn học”: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.” [3;235] Nhân vật văn học có thể

có tên riêng như Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng (7ruyện Kiều), Chí

Phèo, Thị Nở, Bá Kiến (Chí Phèo), cũng có thê không có tên riêng như bà

hàng nước, mụ dì ghẻ, vua (Tám Cam), thang bán tơ, một mu nao trong

Truyện Kiểu

Khái niệm nhân vật văn học được sử dụng như một an du, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nào đó nổi bật trong tác

phẩm, ví dụ có thể nói “hân dân” là nhân vật chính trong Đá nước đứng lên

Trang 16

của Nguyên Ngọc Ngoài ra nhân vật văn học còn là những con vật trong

truyện cổ tích, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh ma quỷ, những

con vật mang đặc điểm và tính cách giống con người Nhân vật trong tác phâm văn học là một khái niệm đầy tính ước lệ vì vậy không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống Nó là bóng dáng của đời sống, bước ra

từ đời sống được thê hiện trong văn học

Nhân vật vừa là yêu tố thuộc về nội dung lại vừa là yếu tố thuộc về

hình thức bởi vậy nó giữ vai trò vô cùng quan trọng Nhân vật là phương tiện

để khái quát hiện thực, tạo nên thế giới nghệ thuật, đề tái hiện lại con người

với các đặc điểm, tích cách, số phận, chiều hướng con đường đời, Nhân vật

cũng là phương tiện để khái quát tư tưởng của tác phẩm Trong tác phẩm văn xuôi tự sự cùng với cốt truyện thì nhân vật giữ vai trò chủ đạo, nhân vật sẽ

xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện của tác phẩm, là nơi chủ yếu để nhà văn thé

hiện tư tưởng của mình đồng thời tạo nên giá trị, sức hấp dẫn và sự thành

công của tác phẩm

Tom lại, theo các nhà lí luận văn học: Nhân vat văn học là hình tượng

các cá thể con người (hoặc các con vật cây có sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người) trong tác phẩm văn học, là cái

đã được nhận thức, tái tạo, thể hiện bởi nhà văn bằng phương tiện riêng của

Trang 17

1.3.2 Thong kê nhân vật nữ trong hai tác phẩm Truyền ki man luc va Truyền kì tân phá Truyền kì mạn lục PHÂN LOẠI ST TÊN TRUYỆN TÊN NHÂN VẬT Chính diện Phản diện T

1 Chuyện người nghĩa

phụ ở Khoái Châu Nhị Khanh *

2 Chuyện cây gạo Nhị Khanh *

3 | Chuyện kì ngộ ở trại | Liễu Nhu Nương

Tây Đào Hồng Nương *

4 Chuyện đôi tụng ở

Long cung Dương Thị *

5 Chuyện nghiệp oan

của Đào Thị Đào Hàn Than * 6 | Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên Giáng Hương * 7 Chuyện yêu quai ở Xương Giang Thị Nghi * 8 Chuyện nàng Thúy

Tiêu Thúy Tiêu * 9 Chuyện người con gái

Nam Xương Vũ Thị Thiết *

10 | Chuyện Lệ Nương Lệ Nương *

11 | Chuyện nói chuyện thơ

ở Km Hoa Ngô Chi Lan *

Trang 18

Truyén ki tan pha

STT| TENTRUYEN | TÊN NHÂN VẬT PHAN LOA

Chinh dién | Phan dién

Trang 19

CHUONG 2 SU’ GIONG NHAU VE NHAN VAT NU TRONG TRUYEN Ki MAN LUC VA TRUYEN Ki TAN PHA

2.1 Vé dep ngoai hinh va pham gia 2.1.1 Vẻ đẹp ngoại hình

Trong văn học trung đại Việt Nam, đến 7¡ uyên ki man luc người phụ nữ đã được khắc họa một cách toàn diện cả về diện mạo, tính cách, tâm hồn,

tình cảm, nhu cầu, khát vọng và thân phận của mình Người phụ nữ trở thành

nhân vật trung tâm của văn học, họ trở thành đối tượng nhận thức, đối tượng

thâm mĩ trọn vẹn Sáng tác của Đoàn Thị Điểm tiếp tục khuynh hướng phản anh nay trong Truyén kì tân pha

Các nhân vật nữ trong 7ruyên kì mạn lục và Truyễn kì tân phá đều là những người phụ nữ đẹp, từ điện mạo bề ngoài đến phẩm chất bên trong

Trong văn học trung đại khi miêu tả diện mạo của nhân vật các tác giả

thường sử dụng lối khái quát và một số công thức quen thuộc như “mat phượng mày ngài”, “lông mày lá liễu ”, Khi miêu tả ngoại hình các nhân vật nữ Nguyễn Dữ và Đoàn Thị Điểm cũng tuân thủ theo những quy tắc của

người xưa

Nhân vật nữ nào Trong 7ï ruyén kì mạn lục cũng đẹp Nhân vật Nhị

Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) hiện lên trong trí tưởng tượng của người đọc thật đẹp nhưng cả thiên truyện Nguyễn Dữ chỉ dùng cụm từ “yêu vì sắc” và “gái sắc” để nói về vẻ đẹp của nàng Người xưa thường nói “trai tài gái sắc” và ở đây chỉ một từ “gái sắc” thôi tác giả đã cho ta hình dung

được vẻ đẹp của Nhị Khanh

Chuyện người con gái Nam Xương cũng vậy, vẻ đẹp của nhân vật Vũ

Thị Thiết được miêu tả qua câu “lại thêm có tư dung tốt đẹp” một cách ngắn

gọn nhưng độc giả vẫn có thê thấy được nét đẹp của nàng

Trang 20

Chuyén Tw Thitc ldy vợ íiên, tiên nữ Giáng Hương hiện lên là “một

người con gái xinh đẹp”, “một giai nhân tuyệt sắc” Hay nàng Thúy Tiêu

trong Chuyện nàng Thúy Tiêu được miêu tả “trong bọn con hát có ả Thúy Tiêu là người rất xinh đẹp” Còn Chuyện yêu quái ở Xương Giang nhân vật Thị Nghi “khá có tư sắc”

Vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật nhiều khi còn được miêu tả qua lời

nhận xét của các nhân vật khác trong truyện Nàng Đào, Liễu trong Chuyện k} ngộ ở trại Tây đều xinh đẹp Liễu Nhu Nương được chàng Hà Nhân nhận xét

như sau: “Vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc có thể xứng đáng với câu

thơ cổ mĩ nhân nhan sắc đẹp như hoa”

Trong Chuyện đối tụng ở Long cung Dương Thị hiện lên qua lời nhận xét của thần Thuồng Luông:

“Giai nhân tiểu sáp bích dao châm Lão ngã tình hoài chúc vọng thâm ” (Người đẹp đầu cài trâm bích ngọc

Cho ta thương nhớ ngắn ngơ lòng)

Hay vẻ đẹp của nàng Thúy Tiêu được nhắn mạnh hơn qua lời nhận xét của Dư Nhuận Chi:

“Liên hoa đóa đóa ỷ hỗng hàm Tầng đối tiên gia ngọc chú đàm ” (Hoa sen đóa rỡ ràng tươi

Góp mặt nhà tiên lúc nói cười)

Trang 21

Trong Truyén kì tân phả các nhân vật xuất hiện cũng khiến người đọc phải ngỡ ngàng trước vẻ ngoại hình Bốn câu chuyện là bốn bức tranh mĩ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành 7ruyện đển thiêng ở cửa bể nàng Bích Châu có “tư dung xinh đẹp” Phu nhân trong ?ruyện người liệt nữ ở An Ấp được miêu tả là “có tư dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang”

Hai tiên nữ được tác giả miêu tả nhiều hơn tuy nhiên cũng chỉ là vài nét

phác họa để từ đó người đọc tự hình dung ra diện mạo của nhân vật “Da

trắng như sáp đọng, tóc sáng như gương soi, lông mày cong như mặt trăng mới mọc, mắt long lanh như sóng mùa thu Cô nhân có câu rằng: Ví với hoa là hoa biết nói, ví với ngọc là ngọc có hương” Đó là những lời miêu tá ngoại hình của nàng Giáng Tiên trong Truyện nữ thần ở Vân Cái Chúa tiên hiện lên thật là lộng lẫy, kiêu sa 7ruyện cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu nhân vật Hà Giáng Kiều cũng có ngoại hình rất dep: “may lá liễu, má hoa đào, ăn mặc gọn

gàng Cốt cách như ngọc, da dẻ trắng ngần, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”

Ở cả hai tác phẩm mặc dù lời văn miêu tả ngoại hình rất ít nhưng đúng như người xưa đã nói lời ít mà ý nhiều vì vậy chỉ bằng vài nét phác họa nhưng người đọc vẫn hình dung được vẻ đẹp của các nhân vật nữ Chúng ta

có thể khăng định rằng họ hiện lên đều là những giai nhân tuyệt sắc 2.1.2 Vẻ đẹp phẩm giá

Các nhân vật nữ trong 7ruyên kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyễn ki tan pha cia Đoàn Thị Điểm mang một vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình, diện mạo đến phẩm chất bên trong

Đối với Truyển kì mạn lục chúng ta có thê thấy rằng cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Dữ toát lên từ những trang văn trân trọng, khẳng định vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của người phụ nữ Nhiều nhân vật nữ trong 7rzuyên kì mạn lục là tắm gương thủy chung, tiết liệt

Trang 22

Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương “tính đã thùy mị, nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp” Trong mối quan hệ gia đình, nàng “siữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”

Chồng đi lính nàng một mình ở nhà nuôi mẹ già, con thơ “Cách biệt ba năm

giữ gìn một tiết” nhưng cuối cùng Vũ Nương lại phải chịu oan ức Vì thương nhớ chồng nên nàng thường chỉ bóng mình trên vách đùa với con rằng đó là cha nó và chính điều này đã trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi oan uống của nàng Nàng đã tìm đến cái chết để khăng định tắm lòng trong sạch

như ngọc MỊ Nương, như cỏ Ngu Mĩ của mình

Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu cũng là một phụ nữ tiết nghĩa thủy chung Nhị Khanh được miêu tả “tuy hãy

còn nhỏ nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng hòa

mực và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền” Trong suốt thời gian đài xa cách nàng thủ tiết chờ chồng không bị tiền bạc quyền uy mua chuộc Trọng Quỳ, chồng nàng vì ham mê cờ bạc, chơi bời,

phóng đãng lại mắc kế của Đỗ Tam nên đã mang nàng ra để cá cược Thua

cược, Nhị Khanh thuộc về người ta tuy nhiên người con gái như nàng đâu dễ chấp nhận, nàng “quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với

người khác” Cuối cùng Nhị Khanh chọn cái chết nhất định không chịu đem

thân trao vào tay kẻ khác Ở nhân vật này nổi bật lên tính cách của con người chung thủy Trong xã hội cũ một người con gái có nhan sắc, sống nhờ ở nhà người chờ chồng trên sáu năm mà vẫn giữ gìn tắm lòng son sắt, việc đó đâu phải dễ Nhưng nàng có thể chờ chồng trong cảnh “bơ vơ trơ trọi” giữa những “lời giăng gió cợt trêu” chứ nàng không thể chấp nhận cũng như không thể chịu nổi sự phụ bạc của người chồng Nhị Khanh chọn cái chết là một điều tất

Trang 23

người vợ hiền, dịu dàng, rộng lòng tha thứ cho những sai lầm của chồng, lo lắng cho các con Có thể khẳng định rằng Nhị Khanh tiêu biểu cho tính cách trung hậu, đảm đang, tiết nghĩa đầy tình thương đối với chồng con của người phụ nữ trong xã hội xưa

Ngoài ra Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh trong hai truyện trên đều là những người hiếu thảo Vũ Nương thay chồng chăm sóc mẹ già tận tình Khi mẹ chồng ốm nặng nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” khiến cho người mẹ chồng đã nói “xanh kia

quyết chăng phụ con, cũng như con đã chang phu me” Khi me mat nang

thương xót lo ma chay cúng bái không khác gì cha mẹ đẻ vậy Người ta thường nói mẹ chồng nàng dâu nhưng ở đây Vũ Nương đã trở thành nàng dâu

thảo Còn người nghĩa phụ ở Khoái Châu chấp nhận cảnh sống đơn côi lẻ

bóng “phấn nhạt hương phai, hồng rơi tia rụng” để khuyên chồng ra đi phụng dưỡng cha già nơi xa xôi hẻo lánh Tựu chung lại họ đều là những người phụ nữ biết hi sinh, sống vì người khác

Cũng đề cao sự thủy chung, Dương Thị trong Chuyện đối tụng ở Long cung mặc dù rơi vào hang ô của thần Thuồng Luồng nhưng tắm lòng luôn nhớ về người chồng trên trần gian Nàng nhắn nhủ tới chồng mình: “người vợ xấu số ở bến nước xa xăm, lúc nào cũng vẫn thương nhớ đến chàng” Nàng Thúy Tiêu trong Chuyện nàng Thúy Tiêu cũng vậy Vốn là một ca nhỉ hát rất hay lại có khiếu văn chương, khi được Sinh lấy về làm vợ nàng đã học thầm theo chồng mỗi khi chồng đọc sách rồi nhanh chóng thơ từ ngang hàng với Sinh Vì xinh đẹp nàng bị quan Trụ quốc họ Thân bắt cướp, đến khi nhận được thư của chồng nàng làm thơ biên thư lại ngay đề nói nên nỗi lòng cũng như khẳng định sự chung thủy của mình:

“Chương Đài cành liễu nghiêng chao, Biệt ly mang nặng biết bao oán sâu

Trang 24

Duyên may hóa rủi ngờ đâu, Ngậm hờn nuối túi chịu rau cho xong

Bẽ bàng đổi khác tr dong,

Tóc xanh biếng chải, môi hông biếng tô ”

Chính nhờ sự thông minh của mình nàng đã liên lạc với chồng trong thời gian Sinh ở trong phủ của Trụ quốc qua nàng hầu Kiều Oanh Cuối cùng nàng bất chấp mọi hiểm nguy bỏ trốn cùng Sinh cho trọn nghĩa vợ chồng, thỏa lòng mong ước nhớ nhung

Nàng Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương cũng là người con gái thủy

chung Nàng và Phật Sinh yêu nhau nhưng trong thời kì chiến tranh, một lần quân ta thua trận nàng đã bị bắt Khi bị ép buộc sang Trung Quốc Lệ Nương

đã quyết tìm cái chết trên tổ quốc mình chứ nhất định không chịu nhục nhã

làm nô lệ trao thân cho kẻ khác trên đất người

Phẩm chất tốt đẹp không phải chỉ những nhân vật chính điện mới có mà ngay cả khi xây dựng nhân vật phản diện thì những người phụ nữ trong Truyển kì mạn lục về phương diện nào đó cũng có Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây nàng Liễu, nàng Đào đều có tài năng văn chương họa thơ rất hay Dao Hàn Than (Nghiệp oan của Đào Thị) là người thông hiểu âm luật và chữ nghĩa được tuyển làm cung nhân trong triều Nàng có tài họa thơ đối dap rat

nhanh, chuyện có đoạn viết như sau:

“Một hôm vua thả thuyền chơi trên sông Nhị, rồi đi lần đến tận bến

Đông Bộ Đầu Vua lãng ngâm rằng:

Vụ é chung thanh tiểu,

Sa bình thụ ảnh trường (Mù tỏa tiếng chuông nhỏ,

Trang 25

Hàn than ngư hấp nguyệt, Cổ lũy nhạn mình sương (Bến lạnh cá đớp nguyệt, Lũy cổ nhạn kêu sương)

Vua khen ngợi hồi lâu rồi nhân đó gọi là “Ả Hàn Than.”

Như vậy 7ruyễn kì mạn lục có 11 truyện nói đến nhân vật nữ thì cả 11

người phụ nữ đó đều có sắc có tài và có những nét phâm chất tốt đẹp

Đoàn Thị Điểm khi viết Truyền kì tân phả cũng xây dựng nên bốn hình tượng người phụ nữ đẹp người đẹp nết hai tiên nữ hai người trần nhưng họ đều là những bậc “quốc sắc thiên hương” Nổi bật lên ở họ là nét đoan trang,

khuôn phép giàu lòng vị tha Ngồi tứ đức “cơng dung ngôn hạnh” họ còn được trời phú cho phâm chất tài hoa, một tâm hồn phong phú và tình cảm

nồng thắm

Cung nữ Bích Châu trong 7ruyện đền thiêng ở cửa bể là người con gái “thông hiểu âm luật Lê Viên, theo đối văn từ Nghệ Phố” nàng rất thông minh am hiểu tường tận nhiều thứ Nàng còn thảo kế sách giúp nhà vua trị nước an dân, việc làm đó khiến cho vua Trần Duệ Tông phải tắm tắc khen ngợi:

“không ngờ một nữ nhỉ lại thông tuệ đến thế! Thật là một Từ Phi ở trong cung

cua tram vay.”

Nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp ở Bích Châu là sự hi sinh, nàng đã nhảy

xuống bể để cứu nhà vua cũng như cả hải thuyền nàng tình nguyện đến với

cái chết và nói với nhà vua: “Thiếp tuy phận gái nhưng cũng được theo đòi bút nghiên, có tin mê những việc ma quỷ đâu Nhưng khốn việc đã đến nơi, thế không dừng được Ví bằng nắn ná e rằng xảy ra tai biến, có khi hải thuyền bị vỡ tan vậy Vả lại khi hành quân, tướng sĩ là trọng, ân ái là nhẹ, đời xưa có người giết vợ vứt con cũng là do van bat đắc dĩ.” Rồi ngay sau đó nàng nhảy xuông bê nước mênh mông sóng cuộn ào ào và còn văng lại lời từ biệt hòa

Trang 26

vào tiếng sóng “kính tạ quân vương từ nay vĩnh biệt” Như vậy từ lời nói đến việc làm đều cho ta thấy Bích Châu là người phụ nữ gan dạ, dũng cám, quả quyết Cái chết của nàng thật đáng trân trọng

Người liệt nữ ở An Ấp cũng hiện lên với phẩm chất và tư dung tốt đẹp

làm vợ thứ một vị tiến sĩ trẻ tuối nàng có tài “thêu thùa khâu vá rất khéo, lại

giỏi văn thơ Khi về nhà chồng tự sửa mình theo khuôn phép, lễ độ với chồng” Tuy làm vợ lẽ nhưng nàng rất quan tâm đến gia thất cũng như công việc của chồng, nhờ tài văn thơ mà nàng đã họa thơ để khuyên can chồng những việc nên làm hay không nên làm khiến người chồng phải nể phục và nghe theo Nàng còn hiện lên là người phụ nữ nặng tình nặng nghĩa hết lòng yêu thương chồng Điều này thể hiện rõ qua việc chồng nàng được cử đi sang Trung Quốc kết nối bang giao, nghe tin nàng vô cùng lo lắng “nước mắt tràn xuống như mưa” Khi tiễn chồng lên đường nàng có làm một bài thơ trong đó có những câu như:

“Chàng vịnh phú “hoàng hoa” cầm roi ngựa lên đường Thiếp ngâm thơ “chiết liễu” gạt nướt mắt tiễn biệt

Chàng đi sứ được du lich Bắc quốc thỏa mãn chỉ bình sinh

Thiép ở nhà trèo lên núi trời Nam ngậm ngùi buỗn hết sức

Tìm đâu được liều thuốc tiên

Để khi tỉnh dậy khoan khoái được nghe tin tức tối ”

Đặc biệt người liệt nữ này có tắm lòng thủy chung nhớ thương chồng da diết Ở nhà mỗi khi ngắm cảnh soi gương nàng lại đau từng khúc ruột rồi

lại ngâm thơ để kí thác tâm sự của mình, gửi nỗi nhớ đến người chồng nơi

phương xa Nàng sống trong sự nhớ nhung ly biệt đến khi được tin tức của

chồng lại là tin xấu, chồng đã mắt trên đường trở về khiến nàng mê man bất

Trang 27

còn nghĩa lý gì đâu Việc làm của nàng đã được triều đình biết đến và cho lập đền thờ và phong là “Trinh liệt phu nhân từ” ban cấp ruộng thờ, bốn mùa tế lễ

và ngôi đền rất linh thiêng Như vậy, người liệt nữ ở An Ấp không phút giây

nào là không nhớ đến người chồng nơi phương xa dù rằng chồng đã chết nàng cũng không đành lòng sống một mình trên dương gian, quả đúng là người phụ

nữ tiết liệt

Còn trong Truyện nữ thần ở Vân Cát, Giáng Tiên là người “âm luật tinh thông thôi ống tiêu và gầy đàn không khác gì Tương Phi và Lộng Ngọc” hơn nữa còn có tài văn thơ Sau khi lấy Đào Lang nàng về nhà chồng thờ cha mẹ chồng rất có hiếu, phải đạo làm con giữ trọn khuôn phép Giáng Tiên vốn

là một tiên nữ ở trên trời do phạm lỗi bị đây xuống trần gian, khi hết hạn nàng

trở về cõi tiên nhưng vẫn nặng lòng với dương gian Tâm sự của nàng được

các tiên nữ khác thấu hiểu tâu lên thượng đế cho nên Giáng Tiên được phong

làm Liễu Hạnh công chúa và trở về nhân gian thăm cha mẹ, chồng con,

khuyên chồng về đạo tu thân t gia Công chúa chu du nay đây mai đó ban

phúc lành cho người hiền và trừng phạt kẻ ác Nàng là một tiên nữ từ cõi trần bước xuống dương gian với những phẩm chất tốt đẹp

Tiên nữ Hà Giáng Kiều trong Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu cũng vậy Nàng “sau khi tiệc vui hoa đuốc, phụng thờ gia tiên rất có hiếu trông nom việc nhà rất chăm chỉ nâng niu khăn lược, cung phụng cấp dưỡng” và nàng cũng rất giỏi văn thơ Giáng Kiểu là người phụ nữ trọng nghĩa vợ chồng, dù bị

chồng đánh, đuổi đi nhưng nàng vẫn luôn dõi theo chồng mình, nàng từng nói

với lang quân: “ khi biệt ly, đi mười bước có đến chín lần quay đầu lại, nhưng không đi thì không cảm động được lòng chàng Chàng thực sự là người cao nghĩa, nghe những tình ý trong thơ từ, câu nào cũng là sắt đá, thiếp bụng

da nào lại nỡ vội bỏ mà đi!” Nàng quả là cao thượng, có khả năng cảm hóa

Trang 28

được người chồng ham mê cờ bạc, hơn nữa tiên nữ cũng rất khôn khéo và

thông minh khi khuyên được chồng tu thân đắc đạo thành tiên

Có bao nhiêu nhân vật nữ trong hai tac pham Truyén ki man luc va

Truyén ki tan pha thi c6 bay nhiêu bức tranh đẹp về họ Mỗi người một vẻ

nhưng tựu chung lại họ là những giai nhân tuyệt sắc mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam

2.2 Số phận bắt hạnh, bi kịch

Chúng tôi đã chỉ ra và chứng minh cho người đọc thấy rằng nhân vật nữ nào trong Truyén ki man luc va Truyén kì tân phả cũng có ngoại hình đẹp, là những giai nhân tuyệt sắc, có nhiều nét phâm chất tốt thế nhưng cuộc đời

họ lại gặp nhiều bất hạnh, bi kịch Nguyễn Dữ và Đoàn Thị Điểm dường như

muốn nói lên quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân”

Trong 7ruyên kì mạn lục người phụ nữ không chỉ là hiện thân của vẻ

đẹp mà còn là hiện thân của bi kịch, mỗi người một nỗi bắt hạnh một số phận khác nhau nhưng có thể nói họ đều chịu oan ức khổ đau Vũ Thị Thiết, Nhị

Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) rơi vào bị kịch gia đình, nàng Thúy Tiêu, nàng Lệ Nương rơi vào bi kịch tình yêu tan vỡ Ngoài ra

người phụ nữ còn chịu nhiều đau khổ oan ức vì bị chà đạp lên nhân phẩm như

nàng Nhị Khanh (Chuyện cây gạo), Đào Hàn Than, Thị Nghi Các nhân vật nữ dù chính diện hay phản diện, dù là người hay yêu ma quỷ quái thì họ đều chung một kết cục bi thảm, đau thương Chắc hắn Nguyễn Dữ phải có sự cảm thông, thương xót và tắm lòng nhân đạo sâu sắc thì mới viết nên được những câu chuyện về cuộc đời người phụ nữ một cách chân thực đến vậy

Trang 29

mạnh mẽ của tác giả đối với thân phận nữ nhi - tầng lớp phải chịu nhiều oan khổ, bị chà đạp nhiều nhất trong xã hội lúc bấy giờ

Truyện kê về Vũ Thị Thiết trong thời gian chồng đi lính nàng ở nhà

nuôi mẹ chồng dạy con thơ, chờ chồng trở về với hai chữ “bình yên” Hàng đêm chơi với con nàng thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha đứa nhỏ Chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về ngỡ tưởng gia đình sum vầy

hạnh phúc nhưng ngờ đâu ngày chồng trở về cũng là ngày bi kịch đến với vũ

Nương Trương sinh về, bé Đản không chịu nhận chàng là bố, nó bảo “Ông

cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha trước kia chỉ im thin

thít” và rồi nó nói “Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” Vốn tính hay ghen lại là người ít học Trương Sinh cho rằng vợ đã thất tiết

hư hỏng, chàng mắng chửi đánh đập và đuổi vợ đi mà không hề nghe lời

khuyên bảo của bà con láng giềng cũng như lời thanh minh của vợ, chính từ giây phút đó bi kịch đã xảy ra Vũ Thị Thiết từng nói với chồng rằng: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có thú vui nghỉ gia, nghỉ thất” lời nói đó cho chúng ta thấy một điều hạnh phúc gia đình chính là chỗ dựa vững chắc cho người phụ nữ Và khi thói ghen tuông của người chồng phá tan hạnh phúc gia đình cũng là lúc người vợ lâm vào bi kịch Ở đây Vũ Thị Thiết không còn con đường nào khác ngoài cái chết, quá đau đớn và tuyệt vọng nàng đã tắm gội sạch sẽ rồi ra sông tự vẫn

Sau khi Vũ Nương chết, một đêm Trương sinh ngồi với con, bé Đán chỉ tay lên vách “cha Đản lại đến rồi!” lúc này chàng mới vỡ lẽ, nhận ra nhưng hối hận thì đã quá muộn Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan của Vũ Nương chính là do sự hiểu nhằm nhưng sâu xa hơn cả là quan niệm của xã hội phong kiến về vấn đề trinh tiết của người phụ nữ cũng như quan niệm “xuất giá tòng

phu” Vũ Thị Thiết là đại diện tiêu biểu cho thân phận người phụ nữ trong xã

Trang 30

hội cũ bị người chồng nghi ngờ, đánh đuổi và đó cũng là lúc nàng không còn nơi nương tựa Hơn nữa đó còn là nỗi đau uất ức vì nàng bị chồng phụ bạc và

đỉnh cao của bi kịch là nàng đã tìm đến cái chết để giải thoát bởi lẽ trong xã

hội lúc bấy giờ dẫu có sống thì nàng cũng sẽ phải chịu nhiều đau khổ tủi nhục Chết đi nàng chỉ mong thần sông linh thiêng chứng giám cho tấm lòng trong sạch của mình Đến khi được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến sông

thì nàng mới hiền linh: “Cảm ơn đức của linh phi đã thề sống chết cũng không bỏ Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa.” Lời từ biệt

của Vũ Nương phải chăng đó cũng là lời oán trách cõi nhân gian cùng người chồng ghen tuông mù quáng đã tạo nên nỗi oan ức cho người vợ thảo hiền đẹp người đẹp nết

Giống như người con gái Nam Xương, người nghĩa phụ ở Khoái Châu

cũng rơi vào bi kịch gia đình Nhị Khanh kết nghĩa vợ chồng với Trọng Quy

không lâu sau chồng nàng phải theo cha đi trấn thủ ở nơi xa, thắm thoát sáu năm đã trôi qua mà tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín, cuối cùng nàng phái cho người đi dò hỏi tin tức Trọng Quỳ trở về tưởng rằng hạnh phúc sẽ đến nhưng do chồng quen thói ham chơi thường hay đánh bạc với Đỗ Tam và trong một

lần thua cược Nhị Khanh đã thuộc về người ta Biết không thể nào tránh được

nàng giả vờ nói với chồng những lời ly biệt rồi đến để từ biệt các con Nàng

ôm con và khóc “Cha con bạc tình mẹ đau buồn lắm Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các

con mà thôi”, sau đó nàng tự vẫn Trong lời nói của Nhị Khanh ta thấy rõ một sự đau đớn xót xa, nàng đành chọn cho mình cái chết vì không nỡ đem thân

trao cho kẻ khác nhưng chết đi thì tắm lòng người mẹ vẫn một lòng lo lắng cho con trẻ thơ dại

Trang 31

Ngay từ nhỏ vì nhà nghèo Thị Nghỉ đã chịu nỗi bất hạnh là bị đem bán cho nhà phú thương họ Phạm, lớn lên có nhan sắc phú thương họ Phạm yêu mến rồi cùng nhau tư thông, vợ Phạm phát hiện ghen tức nên nàng bị đánh đập đến chết Chết rồi nhưng hồn Thị Nghỉ hiện về tác oai tác quái trong dân chúng, nàng thường biến thành người con gái đẹp quấy nhiễu một đải đường dài suốt mười dặm khiến cho dân làng đào má vất xương xuống sông Thế rồi đống xương đó lại biến thành người con gái trẻ quyến rũ, mê hoặc viên quan họ

Hoàng lay làm vợ, sau đó viên quan ém nặng được một đạo sỹ vạch rõ cho

thấy người vợ trẻ chính là yêu ma Câu chuyện nói lên thân phận của những người con gái đẹp, chính thương gia họ Phạm đã tư thông với nàng nhưng khi vợ hắn ta phát hiện ra thì hắn không hề bênh vực nàng, không gì có thê bảo vệ được cho nàng Việc đào mả vứt xương của Thị Nghi đi là một hành động không cảm thông thương xót, mọi tội lỗi đều quy cho người phụ nữ Thế rồi

tất cả những cô gái đẹp buôn tương, bán rượu đều bị xã hội nhìn như là hóa

thân của Thị Nghi vậy

Nói đến số phận bất hạnh của người phụ nữ trong 7zuyễn kì mạn lục không thể không nhắc đến Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào

thị Có thể nói đây là nhân vật tiêu biểu nhất về thân phận người phụ nữ dưới

chế độ phong kiến Nàng vốn là một cung nữ được vua sủng ái nhưng khi vua

chết nàng bị đuổi ra khỏi cung rồi lại bị đánh ghen một trận hết sức tàn nhẫn

đến mức phải cạo đầu đi tu ở chùa Phật Tích Tại đây nàng bị một cậu học trò

làm bài văn nói về gốc tích của mình khiến nàng phải chốn đến chùa khác Đào Hàn Than đã tư thông với sư Vô Kỷ thế rồi một thời gian sau hai người

cùng chết Hàn Than chính là biểu hiện của lòng khao khát mãnh liệt vươn tới cuộc sống mà nàng mong muốn Chính nàng, hơn ai hết tập trung cao nhất

những nỗi đau khổ của một kiếp người nhỏ bé, không được che chở bảo vệ

trong cái xã hội đen tối đầy bất công, oan trái Nàng bị biết bao thế lực xã hội

Trang 32

vùi dập, đầy đọa Số phận đã bắt nàng gặp hết nạn này đến nạn khác và nàng

cảng cô vươn lên bao nhiêu thì lại càng bị vùi dập bấy nhiêu không có lối thoát Thế nhưng mỗi lần từ cõi âm trở về để trả thù kẻ đã đày đọa mình thì

nàng lại bị trừng trị tàn ác hơn nhục nhã hơn Đào thị là nhân vật phải chết oan ức hai lần trong 77 ruyén kì mạn lục, cái chết sau khốc liệt thê thảm hơn cái chết trước Phải chăng điều đó là sự tàn nhẫn của xã hội, của cuộc sống hiện

tại trước những khát khao vùng lên tuyệt vọng của nàng Đây chính là đỉnh

cao cho những bất hạnh bi kịch của số phận người phụ nữ trong 7ruyễn kì

mạn lục

Số phận người phụ nữ trong 7?uyên kì mạn lục kết cục thường là cái chết đeo đuổi rất ít nhân vật nữ trong tác phẩm được sống sót, và sự sống sót

đó hầu như cũng không đem lại một tương lai tươi sáng nào Khi phản ánh số

phận bi kịch của người phụ nữ trong tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ cũng

nhận ra những khát vọng, ước mơ chân chính của họ như khát khao hạnh

phúc gia đình, tình yêu đôi lứa, giải phóng tình cảm cá nhân chính điều đó

đã mang lại giá trị nhân văn sâu sắc cho Truyền kì mạn lục

Truyền kì mạn lục là vậy còn Truyễn kì tân phả thì sao? Cũng giống

như Nguyễn Dữ các nhân vật nữ được Đoàn Thị Điểm xây dựng nên trong tác

phâm của mình đều là những con người tài hoa bạc mệnh Mỗi người một

cảnh ngộ họ chịu những bất hạnh khác nhau

Cung nữ Bích Châu được vua sủng ai nhưng nàng không nỡ nhìn cả hải

thuyền nhà vua bị tan nát nên đã nguyện hiến thân mình cho quỷ thần Ban đầu ta cứ tưởng rằng nàng sẽ được hạnh phúc, sống sung túc đầy đủ ở trong cung nhưng đường như cái chết đã vạch sẵn cho những người phụ nữ trong xã

hội phong kiến và không loại trừ nàng Cái chết Bích Châu tự lựa chọn không

Trang 33

nữ phải đối mặt với mọi hiểm nguy, có ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra đối

với Bích Châu khi nàng hiến thân cho quý thần

Còn người liệt nữ ở An Ấp lại rơi vào bi kịch gia đình tan vỡ, sáu năm vò võ chờ chồng nào ngờ khi biết tin thì chồng đã mất Nỗi buồn, nỗi nhớ cộng thêm nỗi đau đồn dập đồ lên đầu nàng Cuối cùng cái chết cũng đã chờ sẵn nàng Bởi nàng có thể sống một mình chờ đợi người chồng ở phương xa

nhưng không thể sống đơn chăn gối chiếc khi mà chồng vĩnh viễn không bao

giờ trở về Nàng đã xé chiếc áo chồng tặng năm xưa rồi tự thắt cô mình, cái

chết thật đau đớn xót xa!

Bích Châu và người liệt nữ ở An Ấp là người trần mắt thịt, đù rằng họ không nghèo đói duyên phận không hâm hiu, một cung nhân được sủng ái,

một người vợ lẽ nhưng được chồng và gia đình nhà chồng yêu mến Vậy mà

họ đều phải uống “chén rượu đắng” của vinh hoa phú quý.[18;17]

Còn hai tiên nữ Giáng Tiên và Hà Giáng Kiều họ không chịu yên phận, trên cõi tiên mà xuống cõi trần phải chăng đề tìm hạnh phúc đôi lứa Hai tiên nữ đã yêu và được yêu, có gia đình con cái, họ cảm nhận được hạnh phúc nơi trần thế tuy nhiên những nỗi đau nơi này cũng không loại trừ họ Tiên chúa

mới có được hạnh phúc ngắn ngủi nơi trần gian thì kì hạn ở cõi trần đã hết

nàng phải trở về chốn tiên cảnh sống nhưng “vì trần duyên chưa hết tơ tình còn vướng víu” nên nàng thường chau mày nhỏ lệ buồn đau Thượng đề hiểu

nỗi lòng nàng và phong làm Liễu Hạnh công chúa cho xuống dương gian Sau khi thăm lại người thân nang lại tiếp tục chu du rong ruồi khắp cõi tran dé

mong tìm lại những ki niệm những hạnh phúc đã có Trong cuộc kiếm tìm của mình Tiên chúa đã vui đùa và chống trả quyết liệt những ai đám cản trở, xâm phạm đến tự do của nàng cũng như trừng trị kẻ ác và ban phúc cho dân lành Vì ân tình chưa trọn, ái ân chưa đầy nên mấy chục năm sau nàng cùng với Đào Lang lại kết mối duyên xưa nhưng hạnh phúc nơi trần thế cũng không

Trang 34

trọn vẹn, hết ki han nang lai phải trở về nơi tiên cảnh Lần này ngỡ tưởng

Tiên Chúa sẽ không quay lại dương gian nữa nhưng nàng vẫn nhớ đến duyên

ước ba sinh và đã xin thượng để giáng xuống cõi trần dé thỏa nguyện sinh hóa vô thường, ngao du tùy thích Như vậy Chúa Tiên cũng phải chịu nỗi bất

hạnh, khao khát hạnh phúc đôi lứa nơi cõi trần nhưng thật khó mà được thỏa

nguyện

Nàng Giáng Kiều trong Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu cũng có nỗi bắt hạnh của riêng mình Một người phụ nữ dịu dàng nết na nhưng lại gặp phải người chồng ham mê rược chè, nàng đã khuyên can nhưng không được Trong một lần say rượu chồng đã đánh đuổi nàng ra khỏi nhà, đau đớn xót xa nàng ra đi nhưng vẫn nặng tình nặng nghĩa với cha mẹ, chồng con Trở về nơi tiên cảnh nàng không yên lòng nên đã quay trở lại trần gian thăm gia đình Giáng Kiều đã khuyên chồng học đạo thành tiên và đưa được chồng con về cõi tiên “không lạc xuống cõi trần dâu bể nữa” nhưng lại phải chịu để cho hạ giới chép chuyện gièm pha thêu dệt, đặt những lời đối trá hão huyền không có bằng chứng gì cả

Trang 35

CHUONG 3 SU KHAC NHAU VE NHAN VAT NU TRONG TRUYEN Ki MAN LUC VA TRUYEN Ki TAN PHA

3.1 Sự khác nhau về đối tượng nhân vật

3.1.1 Sự đa dạng, phong phú về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục

Ở trên ta đã nói mười một trên hai mươi truyện trong 77 tuyên kì mạn lục

là viết về người phụ nữ Nguyễn Dữ đã xây dựng cả nhân vật chính diện lẫn

phản diện, cả người lẫn yêu ma quý quái Nhân vật nữ trong Truyễn kì mạn lực có nguồn gốc xuất thân cũng rất đa dạng, từ cõi trần cõi tiên đến cả cõi

âm Địa vị xã hội của họ cũng khác nhau quý tộc có, bình dân có Chính điều

đó đã tạo nên một thế giới nhân vật nữ phong phú, đa dạng trong tác phẩm

Nhân vật nữ chính diện ta có thể kế ra như Nhị Khanh (Chuyện người

nghĩa phụ ở Khoái Châu), Dương Thị (Cuộc đổi tụng ở Long cung), Giáng Hương (7 Thức lấy vợ tiên), Thúy Tiêu (Chuyện nàng Thúy Tiêu), Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Lệ Nương (Chuyện Lệ Nương) và

Dương Thị (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa)

Còn số nhân vật nữ phản diện trong tác phẩm gồm có Nhị Khanh (Chuyện cây gạo), Liễu Nhu Nương, Đào Hồng Nương (Chuyện kì ngộ ở trại Tay), Đào Hàn Than (Chuyện nghiệp oan cua Dao thị) và Thị Nghĩ (Chuyện yêu quái ở Xương Giang) Các nhân vật nữ chính điện hiện lên trong tác phẩm như những viên ngọc sáng chói không chút tì vết Ở họ toát lên những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Thị Thiết và Dương Thị là những người vợ thủy chung, tiết nghĩa, thảo hiền

Trang 36

Thúy Tiêu là người con gái có tình yêu sâu nặng với Dư Sinh —- một anh

chàng bán thơ nghèo Mặc dù sống trong phủ Quốc giàu sang phú quý nhưng

nàng vẫn luôn nhớ đến chàng

Lệ Nương một người con gái có sắc có tài, có tình nghĩa thủy chung

son sắt nhưng nổi bật lên ở nhân vật này là ý thức dân tộc cao Khi bị đưa sang xứ người nàng nói “Bọn chúng ta vóc mềm tựa liễu, mệnh bạc như vôi,

nước vỡ nhà tan lưu ly đến đó Nay nếu lại theo họ sang qua cửa ải tức là đến nước non quê người Chẳng thà chết rấp ở ngòi lạch, gần gũi quê hương, còn

hơn là sang làm những cô hồn ở bên đất bắc.”

Giáng Hương là một tiên nữ ở trên trời song nàng cũng có những khát vọng như người thường nên đã kết duyên vợ chồng cùng với người trần để thỏa ước nguyện ân ái, hạnh phúc lứa đôi

Ngô Chi Lan là người có tài văn chương tất giỏi chẳng may chết khi

mới 40 tuổi, Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật của mình sống lại cùng bàn luận văn thơ để thỏa cái thú bình sinh khi còn sống

Thế giới nhân vật nữ trong Truyén kì mạn lục đa dạng, phong phú hơn còn nhờ vào việc tác giả đã xây dựng những nhân vật yêu ma Nguyễn Dữ viết về họ nhưng không khiến chúng ta phả kinh sợ, ngược lại độc giả còn cảm thông thương xót cho những thân phận bất hạnh này Nổi bật lên ở loại nhân vật này là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt Đối với những người phụ nữ này, một mặt với tư cánh nhà nho Nguyễn Dữ tỏ thái độ phê phán, mặt

khác với tư cánh một nhà văn ông lại bộc lộ rõ sự cảm thông, thương xót và

trân trọng những ước mơ khát vọng của họ

Dao Han Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị đã chỗng trả lại

một cách quyết liệt những thế lực hãm hại mình Nàng vốn là cung nữ được

Trang 37

Than đã chứng tỏ rằng người phụ nữ tuy yếu mềm nhưng cũng vô cùng cứng

cỏi, việc làm đó của nàng cũng chính là sự chống lại cái xã hội phong kiến đương thời với những giáo lý khắt khe hủ bại đối với người phụ nữ Đến khi

việc bại lộ nàng phải cạo đầu đi tu ở chùa Phật Tích, chang được bao lâu nàng bị một cậu học trò vạch rõ thân phận cũng như quá khứ của mình khiến nàng

phải đi xin ở chùa khác Hàn Than đã dâm dục với sư Bát Vô Kỷ đề rồi phải

chết trong cửa phật Không đành lòng một mình hiu quạnh nơi âm ty lạnh lẽo

nàng đã về lấy đi sư Vô Kỷ để thỏa nỗi ái ân, hạnh phúc đôi lứa Không dừng lại ở đó nàng còn hiện về tiếp tục trả thù nhưng cuối cùng cái chết lần thứ hai

đến với nàng thật đau đớn Có thể nói đây là nhân vật có cá tính mạnh mẽ

trong Truyền kì mạn lực, là người ba chìm bảy nôi bị nhiều tầng lớp, nhiều thé

lực chà đạp lên con người mình nhưng nàng không cam chịu mà vùng lên

chống trả dẫu rằng cuối cùng vẫn phải chết

Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo cũng vậy, nàng không cam chịu cái chết khi mà ái ân chưa thỏa Chết trẻ nàng đã trở về nhân gian quyến

rũ Trình Trung Ngộ Nàng mong muốn được thỏa mãn nhu cầu bản năng, có

được hạnh phúc chồng vợ yêu thương quấn quýt Nàng từng nói “Nghĩ đời

người ta thật chang khac gi giác chiêm bao Chi bằng trời dé sống ngày nao,

nên tìm lấy những thú vui Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối

vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ân ái, cũng không thể được nữa.” Phải là

một người phụ nữ có khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt thì Nhị Khanh mới thốt lên những lời như vậy Nàng tự nói lên nỗi cô đơn của mình

khi còn đang độ xuân thì, nhận thấy cuộc đời là phù du ngắn ngủi không khác

gì “giác chiêm bao” vì vậy mới có thái độ sống “vội”, sống “gấp” tìm những thú vui trong cuộc đời đề tận hưởng Nguyễn Dữ đã dé cho một người con gái

phủ nhận tư tưởng Nho giáo về việc tu thân, té gia, tri quéc, binh thién ha cua

trang nam nhỉ Và trong cuộc ân ái tác giả cũng đề cho nhân vật nữ của minh

Trang 38

hoàn toàn chủ động “Dám mong quân tử quạt hơi đương vào hang tối, thả khí

nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân

quang ” Quả thực đây là người con gái hết sức mạnh mẽ, táo bạo Nguyễn

Dữ còn để cho nhân vật của mình ca ngợi lạc thú chăn gối, hai bài thơ Nhị

Khanh làm đã trở thành những vần thơ tình đầu tiên táo bạo trong văn học

trung đại Việt Nam, có những câu như:

“Măng ngọc vuối ve nghiêng xuyến trạm,

Dải là cởi tháo trút hài thêu

Mộng tàn gối bướm bang khudng lac, Xuân hết cành khuyên khắc khoải kêu ”

Khi Trình Trung Ngộ biết nàng là yêu ma thì nàng vẫn không chịu

buông tha cho chàng mà cản đường, nắm vạt áo níu giữ Như vậy dù đã chết nhưng người con gái này vẫn khao khát hạnh phúc lứa đôi vẫn tìm bạn tình để thỏa nỗi niềm ân ái

Nàng Liễu, nàng Đào (Chuyện kì ngộ ở trại Tây) thực chất là hồn hoa

biến thành những cô gái đẹp Ở truyện này Nguyễn Dữ miêu tả mối tình tay

ba giữa chàng Hà Nhân và nàng Đào, Liễu Hai nàng chủ động quyến rũ

chàng, họ đã đi ngược lại với lễ giáo phong kiến “nhí nhoẻn cười đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Hà Nhân nữa.” Họ còn mạnh đạn nói với chàng rằng mình vốn là tỳ thiếp của quan Thái Sư nhưng từ ngày Thái Sư qua đời “chúng em vẫn phòng thu khóa kín Nay gặp tiết xuân

tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương để khỏi hoài phí

mất xuân quang.” Và trong cuộc hoan lạc này nhân vật nữ lại làm thơ day tính

dục, điều đó thể hiện sự tự do tính cách mạnh mẽ của nữ giới Đây là thơ của

nàng Liễu:

Trang 39

Gió xuân xin nhẹ nhàng nhau,

Thân non mềm chịu được đâu phũ phàng ” Và đây là thơ của nàng Đào:

“Cung sâu thưa điểm giọt rông, Ngọn đèn soi tỏ trướng hỗng lung linh

Tài lang mặc sức vin cành,

Đào non nhận lấy những cành thắm tươi ”

Hai nhân vật được miêu tả luôn ở thế chủ động trong mọi hoàn cảnh

khiến cho Hà Nhân ngắn ngơ lạc vào những cuộc vui ân ái Đến một ngày trời đông gió lạnh, bão tố nổi lên, hoa lá rụng tơi bời chàng mới biết mình đã yêu

những hồn hoa

Như vậy dù là hồn hoa hay yêu ma quỷ quái thì những người phụ nữ

này cũng đều có cá tính mạnh mẽ, táo bạo dám chống và đi ngược lại lễ giáo

phong kiến để thỏa mãn ước mơ khát vọng của mình Trong Truyễn kì mạn lục Nguyễn Dữ đã xây dựng một thế giới nhân vật nữ với nhiều đối tượng, tính cách, thân phận khác nhau để từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú về nhân vật trong tác phẩm

3.1.2: Sự đơn nhất về kiểu nhân vật nữ tiết liệt, túc trí trong Truyền kì tân pha

Néu nhu trong Truyén ki man luc Nguyén Dir xay dung thé giéi nhan

vat nữ phong phú, đa dạng với nhiều kiểu loại khác nhau thì Đoàn Thị Điểm

lại khác Trong Truyên kì tân phá bà xây dựng các nhân vật nữ một cách đơn nhất Nhìn một cách tổng quát nhân vật nữ trong tác phẩm của Doan Thi

Điểm là nhân vật chính diện, tiết liệt, túc trí Độc giả có thể thấy rõ ở bốn

người phụ nữ này những đặc điểm nổi bật như khuôn phép đoan trang, tình cảm đằm thắm và thông minh tỉnh tường Ở đây người phụ nữ vô cùng sắc

sao, họ quan tâm đên mọi công việc của chông va vi tri cua ho trong tac pham

Trang 40

được đề cao Các trang nam nhỉ phụ thuộc vào nữ nhi, số phận người chồng

phần nhiều được quyết định bởi người vợ Đoàn Thị Điểm đã đặt các nhân vật

nữ của mình sánh ngang thậm chí hơn cả trang nam nhi, họ được trân trọng, ngợi ca và tôn kính

Hà Giáng Kiều trong Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu vốn là một tiên nữ

ở Nam Nhạc, Tú Uyên sau khi gặp nàng ở chùa Ngọc Hồ thì “luôn luôn tưởng

nhớ, bỏ cả ngủ, bỏ cả ăn, tỉnh thần bải hoải, người mệt mỏi ” Nhưng đến

khi lấy được Giáng Kiều làm vợ thì cuộc đời chàng thay đổi hẳn, xa gần ai nây đều mừng cho chàng Tuy nhiên vì thói ham mê rược chè trong một lần say Tú Uyên đã đuôi nang di, tỉnh đậy thì hối hận đã muộn “chàng nước mắt

như mưa, may lần chết đi sống lại, bỏ ăn bỏ ngủ đến một tháng.” Cuối cùng

chàng quyết chết chứ không sống nổi trong cảnh ly biệt nhưng chính tiên nữ đã cứu chàng, vợ chồng sum họp rồi sinh con đẻ cái, chỉ rõ đường đi nước

bước khuyên chàng tu thân học đạo và rồi cả nhà đắc đạo thành tiên Có lẽ

nếu không có Giáng kiều thì làm sao Tú Uyên thành tiên được, hắn chàng sẽ

vẫn chìm đắm trong men say, mắc cạn trong tắm lưới trần gian

Không riêng gì tiên nữ mà nàng Bích Châu trong 7ruyện đền thiêng ở cửa bể và liệt phụ họ Nguyễn trong 7ruyện người liệt nữ ở An Ấp cũng đều là chỗ dựa của các đắng mày râu Cung nữ Bích Châu túc trí dâng kế sách

khuyên nhà vua về việc trị nước an dân Hơn nữa Vua Trần Duệ Tông đem

hai mươi vạn quân đi đánh chiếm thành, uy lực và hùng mạnh như vậy nhưng

phải nhờ đến nàng mới cứu được hải thuyền Sống với quỷ thần nhưng nàng

đã hiện về bày mưu kế sách cho vua Lê Thánh Tông giúp mình giải nỗi oan thoát khỏi tay Giao Thần ác bá Cái chết Bích Châu tự chấp nhận và nàng cũng rất trọng nghĩa tình vua tôi điều này thể hiện rõ qua việc nàng không

Ngày đăng: 08/10/2014, 01:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w