- Toàn bộ chương trình hình học lớp 7 được xây dựng trên quan điểm tập hợp. - Đối tượng cơ bản làm nền tảng là: Điểm , đường , mặt. Dựa vào các đối tượng cơ bản để xây dựng các đối tượng khác: Đoạn, tia, hình (góc, tam giác…). Các đối tượng của hình học được xây dựng trên quan hệ: Thuộc, nằm giữa…
Trang 1Người thực hiện: Trần Thị Thinh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Năm học: 2011 2012– 2012
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1.1 Cơ sở lí luận
Việc dạy toán học cùng với dạy học các bộ môn khoa học khác và các hoạtđộng trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: "Đào tạo những conngười có kiến thức văn hóa, khoa học; có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ;
có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sống lành mạnh, đáp ứng những nhucầu phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai để cùng với khoa học và côngnghệ giữ vai trò chỉ đạo trong công cuộc: "Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước"
Toán học có vai trò quan trọng trong đời sống, trong khoa học và côngnghệ hiện đại; nhất là những năm chuẩn bị bước sang thế kỷ XXI - kỷ nguyêncủa "công nghệ hiện đại và thông tin", việc nắm vững các kiến thức toán học nóichung và bản chất các khái niệm nói riêng giúp cho học sinh có cơ sở nghiêncứu các bộ môn khoa học khác, đồng thời có thể hoạt động có hiệu quả trongmọi lĩnh vực; như lời của đồng chí Phạm Văn Đồng: "Dù các bạn ở ngành nào,trong công tác nào thì các kiến thức và phương pháp toán học cũng cần cho cácbạn" (Tạp chí toán học và tuổi trẻ)
Toán học nói chung, chương trình hình học (nhất là hình học 7) nói riêngcủa nước ta hiện nay có yêu cầu cao về mặt lý thuyết trìu tượng, về suy luậndiễn dịch: Học sinh được nghiên cứu có hệ thống và chặt chẽ những vấn đề hìnhhọc cơ bản Nhằm đáp ứng các yêu cầu mang tính kế cận: Tiếp theo chươngtrình hình học cấp tiểu học đồng thời tính đến tình hình thực tế (một số học sinhvào học nghề tại các trường chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở) Trong chương trình hình học lớp 7, hệ thống các: “ Khái niệm hình học 7"đóng vai trò làm cơ sở nghiên cứu các kiến thức trong hình học 7 Hình học phổthông trung học cơ sở, hay nói rộng ra các bộ môn toán học và các khoa họckhác có tác dụng lớn để việc phát triển trí tuệ, các năng lực tư duy, các kỹ năng
Trang 3sống góp phần bồi dưỡng các phẩm chất trí tuệ, óc sáng tạo Đồng thời góp phầngiáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh.
Với tầm quan trọng như vậy, để hình thành vững chắc và có hệ thống các
"Khái niệm hình học 7" thì việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung vàphương pháp "dạy học khái niệm hình học 7" nói riêng vừa là một yêu cầu cầnthiết vừa là nhiệm vụ thường xuyên đối với giáo viên dạy toán
I.1.2 Cơ sở thực tiễn.
Với yêu cầu và cấu trúc của bộ môn hình học (trong đó có hình học 7), đốichiếu với tình hình thực tế, qua xem xét quá trình dạy học hình học tôi xin nêu
ra một số nhận định sau đây:
- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp
7 đối với việc nhận thức là tương đối cao Vì thế việc nắm kiến thức về hình họccòn hạn chế (chất lượng bộ môn thấp)
- Đặc điểm của cấu trúc chương trình hình học 7: Học sinh bắt đầu nghiêncứu kiến thức hình học một cách đầy đủ: Khái niệm, tính chất vận dụng; vì thếviệc tiếp thu kiến thức về hình học (trong đó có các khái niệm) được coi như
"bắt đầu" đối với học sinh, do vậy các em thường mắc hạn chế: (Phần kháiniệm)
+ Chưa nắm được các dấu hiệu bản chất của khái niệm
+ Chưa phát biểu khái niệm một cách chính xác, đầy đủ, ngắn gọn
+ Chưa cụ thể hóa khái niệm: Vẽ hình, nhận biết, suy luận, chứng minh
- Về phía giáo viên: Trong nhiều năm qua với việc ứng dụng công nghệthông tin vào giảng dạy đã có một số giáo viên giảng dạy khái niệm đạt nhữngkết quả khả quan Tuy nhiên vẫn tồn tại không ít giáo viên kết quả việc "Dạyhọc khái niệm hình học 7 " còn có rất nhiều hạn chế dẫn tới học sinh không biếtvận dụng các khái niệm vào giải bài tập
Với thực tế như vậy thì việc nâng cao hiệu quả của "dạy học khái niệmhình học 7" là một yêu cầu và nhiệm vụ của người giáo viên, vì thế là ngườigiáo viên Toán và cũng là người chỉ đạo chuyên môn của trường THCS cần phải
Trang 4tìm tòi, nghiên cứu để đưa đến cách dạy phù hợp nhất, hiệu quả nhất nhằm nângcao hiệu quả dạy thực, học thực
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra, trao đổi kinh nghiệm: “Một số phương
pháp dạy học khái niệm hình học 7” cho đồng nghiệp và thực trong năm học
2011 – 2012
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc hình thành hệ thống khái niệm cho học sinh là điều quan trọng bậcnhất trong quá trình dạy học toán học ở trường phổ thông nói chung, cũng nhưtrong dạy học hình học nói riêng
Trên cơ sở nắm được hệ thống các khái niệm làm tiền đề để xây dựng chohọc sinh vận dụng các khái niệm đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra Qua việc hình thành khái niệm có tác dụng lớn đến việc phát triển năng lực
tư duy, giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh
Nắm được những cơ sở ban đầu của bộ môn hình học làm cơ sở cho nghiêncứu các kiến thức hình học ở những lớp trên, cấp trên và vận dụng vào thực tế.Trên cơ sở những khái niệm được lĩnh hội góp phần rèn luyện các năng lực
tư duy như: Cụ thể hóa, trừu tượng hóa, so sánh, nhận xét, phán đoán…, gópphần rèn luyện các phương pháp tư duy hình học vào các bộ môn khoa họckhác Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu khoa học, bồi dưỡng óc sáng tạo và cácphẩm chất trí tuệ khác
I.3 THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM
I.3.1 Thời gian
Tôi đã tiến hành đề tài này từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012
I.3.2 Địa điểm
Trường THCS Đông Ngũ – huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh
I.3.3 Phạm vi đề tài
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp dạy học khái niệm hình học 7
I.3.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trang 5Trường THCS Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát
Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Đông Ngũ
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp cụ thể là:
- Phương pháp lý luận;
- Phương pháp thống kê ( phương pháp ý kiến chuyên gia)
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp điều tra, trắc nghiệm;
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
- Phương pháp thống kê toán học;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
I.5 ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN, VỀ MẶT THỰC TIỄN
- Đưa ra một số phương pháp giảng dạy “Khái niệm hình học 7” ;
- Phân tích và chỉ ra một số tình trạng khi dạy học khái niệm;
- Khảo sát chất lượng cho học sinh về áp dụng nội dung đề tài
Trang 6II PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I TỔNG QUAN
II.1.1 Cơ sở lý luận
Phương pháp: Lề lối và cách thức phải theo để tiến hành công việc với kết
quả tốt nhất
Khái niệm: Trừu tượng về một vật, do hoạt động của trí tuệ tạo nên qua
các kinh nghiệm
Một số phương pháp dạy khái niệm hình học: Lề lối và cách thức phải
theo để truyền lại tri thức hoặc kĩ năng một cách trừu tượng về một vật, do hoạtđộng của trí tuệ tạo nên qua các kinh nghiệm nghiên cứu các hình dáng khônggian và các quy luật đo đạc các hình dáng đó
II.1.2 Ý nghĩa của phương pháp dạy học khái niệm
- Học sinh nắm được bản chất của khái niệm: Nắm được những đặc điểmthuộc tính khái niệm
- Học sinh biết nhận dạng và thể hiện khái niệm
- Học sinh biết phát biểu rõ ràng, chính xác ngắn gọn định nghĩa của kháiniệm
- Nắm được mối liên hệ giữa khái niệm đó với các khái niệm khác trong hệthống khái niệm
- Biết vận dụng khái niệm vào thực tiễn: Giải toán và các vấn đề thực tế
Trang 7CHƯƠNG II NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Học hình là bài toán khó vì trí tưởng tượng chưa được phong phú đối vớihọc sinh lớp 7 Là giáo viên đã từng giảng dạy lớp 7 và nhiều năm chỉ đạochuyên môn Đồng thời thông qua dự giờ của đồng nghiệp và kết quả của cácbài kiểm tra hình tôi nhận thấy:
- Giáo viên dạy ít chú ý đến việc hình thành khái niệm thường sợ hết giờnên thường đưa ra khái niệm một cách thụ động
- Giáo viên lạm dụng vào SGK dẫn đến việc hình thành khái niệm cho họcsinh đạt hiệu quả chưa cao
- Đa phần học sinh chỉ học và ghi nhớ khái niệm mà không hiểu biết kháiniệm đó vận dụng vào bài tập như thế nào?
II.2.2 Đánh giá thực trạng
* Nguyên nhân.
1 Giáo viên.
- Việc hình thành khái niệm cho học sinh qua từng tiết dạy còn hạn chế
- Chưa kích thích được hứng thú học sinh học tập
- Giáo viên đưa ra khái niệm còn thụ động, đôi khi thiếu chính xác
- Phương pháp dẫn dắt học sinh tiếp cận khái niệm không rõ ràng, sợ mấtthời gian nên thường yêu cầu học sinh đọc SGK do đó không ít học sinh khônghiểu bản chất của khái niệm
2 Học sinh.
- Rất sợ học hình do không biết vận dụng kiến thức vào bài tập
- Tinh thần phấn đấu cũng như ý chí vươn lên trong học tập của một số họcsinh đôi khi còn hạn chế
- Lười học bài và làm bài trên lớp, ở nhà; kiến thức cũ quên nhiều
- Luôn có tư tưởng ngại khó “ỷ lại”, lười suy nghĩ
Trang 8- Nhiều em thiếu dụng cụ học tập (thước kẻ, êke, com pa ).
I.2.3 Phần điều tra cơ bản.
II.2.3.1 Chất lượng môn Toán đầu vào :
Trang 9CHƯƠNG III:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁI NIỆM
II.3.1 Nghiên cứu chương trình, phân chia, hình ảnh khái niệm hình học 7
II.3.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc chương trình các khái niệm hình học 7
II.3.1.1.1 Cơ sở xây dựng chương trình
- Toàn bộ chương trình hình học lớp 7 được xây dựng trên quan điểm tậphợp
- Đối tượng cơ bản làm nền tảng là: Điểm , đường , mặt Dựa vào các đốitượng cơ bản để xây dựng các đối tượng khác: Đoạn, tia, hình (góc, tam giác…).Các đối tượng của hình học được xây dựng trên quan hệ: Thuộc, nằm giữa…
II.3.1.1.2 Mạch kiến thức khái niệm hình học 7.
Trong chương trình hình học 7 được chia thành 3 chương , gồm 25 bài, cáckhái niệm được phân bổ rộng rãi trong các bài xuyên suốt chương trình Hệthống khái niệm cụ thể như sau:
CHƯƠNG I : Đường thẳng vuông góc - Đường thẳng song song
- Hai góc đối đỉnh;
- Hai đường thẳng vuông góc;
- Đường trung trực của đoạn thẳng;
- Góc so le trong (ngoài), góc đồng vị , góc trong (ngoài) cùng phía;
- Hai đường thẳng song song;
- Cặp góc có cạnh tương ứng vuông góc;
- Cặp góc có cạnh tương ứng song song;
- Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song
CHƯƠNG II: Tam giác
- Tam giác vuông;
- Góc ngoài của tam giác;
- Hai tam giác bằng nhau;
- Tam giác cân, tam giác đều;
Trang 10- Tam giác vuông cân;
CHƯƠNG III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác - Các đường
đồng quy trong tam giác
- Đường xiên, đường vuông góc, hình chiếu của đường xiên;
- Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng;
- Trung tuyến của tam giác;
- Đường cao của tam giác;
- Phân giác của tam giác;
- Đường trung trực của tam giác;
- Trọng tâm của tam giác;
- Trực tâm của tam giác;
II.3.1.1.3 Đặc điểm cấu trúc chương trình
* Toàn bộ chương trình hình học 7 được phân chia thành những đơn vị kiếnthức nhỏ, theo từng chương, từng bài, tất cả gồm 70 tiết (Lý thuyết, luyện tập,thực hành, ôn tập, kiểm tra và trả bài kiểm tra) Phân phối chương trình xen kẽtiết lý thuyết, tiết luyện tập; sau khi học kiến thức mới học sinh đều được luyệntập, số tiết luyện tập được bố trí tương đương với tiết lý thuyết nhằm mục đíchrèn luyện khả năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập
* Các khái niệm được hình thành từ đơn giản đến phức tạp theo một cấutrúc logic cao và hình thành một cách liên tục, hệ thống, có mối quan hệ và doquan điểm xây dựng chương trình trên quan điểm tập hợp nên một số khái niệmliên hệ chặt chẽ với nhau
* Khái niệm mang tính trìu tượng cao, có một số thuật ngữ khó hình dung
II.3.1.2 Phân loại và phân chia khái niệm hình học 7
II.3.1.2.1 Khái niệm và cấu trúc khái niệm
* Khái niệm : Khái niệm là sự suy nghĩ phản ánh những thuộc tính chung,thuộc tính bản chất (Trong đó có một số thuộc tính đặc trưng )
* Các thuộc tính của khái niệm
Trang 11+ Thuộc tính bản chất : Là những thuộc tính gắn liền với đối tượng, quanhệ.
Nếu mất những thuộc tính ấy thì đối tượng, quan hệ này trở thành đốitượng, quan hệ khác Vậy thuộc tính bản chất là điều kiện cần để phân biệt đốitượng, quan hệ này với đối tượng, quan hệ khác
+ Thuộc tính đặc trưng : Là những thuộc tính chỉ có đối tượng, quan hệ đómới có Thuộc tính đặc trưng là điều kiện cần và đủ`của đối tượng, quan hệ;thông thường nhiều thuộc tính bản chất hợp lại thành thuộc tính đặc trưng
Ví dụ : Khái niệm tam giác cân
Thuộc tính bản chất : Tam giác
Thuộc tính đặc trưng : Hai cạnh bằng nhau
* Cấu trúc của khái niệm
a) Định nghĩa khái niệm bằng cách nêu rõ khái niệm loại và những thuộctính đặc trưng của chúng Cấu trúc định nghĩa như sau :
Khái niệm được định nghĩa = Khái niệm loại + Thuộc tính đặc trưng củachúng
Ví Dụ : Tam giác cân = Tam giác + Hai cạnh bằng nhau
b) Định nghĩa khái niệm bằng phương pháp kiến thiết
Định nghĩa theo cách này là nêu ra cách cấu tạo đối tượng hoặc quan hệ củachúng
Ví dụ : Trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng có một đầu là đỉnh và mộtđầu là trung điểm của cạnh đối diện với đỉnh ấy
Tương tự ở định nghĩa : Phân giác , đường cao , trung trực của tam giác.c) Định nghĩa theo quy ước
Ví dụ : Trực tâm là giao điểm của ba đường cao
II.3.1.2.2 Phân loại và phân chia khái niệm.
Phân loại ( phân chia khái niệm ) là vạch rõ khái niệm đó thành nhữngkhái niệm hẹp hơn khái niệm đó
Trang 12Việc nắm vững khái niệm không những chỉ nắm được khái niệm đó mà cònbao quát được nhiều khía cạnh trong phạm vi của khái niệm đó Hơn nữa kỹnăng phân chia , phân loại khái niệm để có thể vận dụng đúng đắn vào việc giảitoán và xem xét các vấn đề.
Ví dụ : Khái niệm tam giác gồm có 3 loại : Tam giác có 3 góc nhọn, tamgiác vuông, tam giác có một góc tù ( ở đây phân chia dựa vào độ lớn của góc )
Vì thế trong các bài toán xét tới vị trí của trực tâm của tam giác ta phải xét đầy
đủ cả 3 trường hợp
Trong quá trình phân chia ( phân loại ) khái niệm cần chú ý đến các quy tắcsau đây:
- Sự phân loại ( phân chia) phải triệt để, không được sai sót
- Sự phân loại ( phân chia) không được trùng lặp nghĩa là các khái niệmthành phần ( sau khi phân chia ) từng đôi một phải tách rời
- Sự phân loại ( phân chia) không được cùng một lúc dựa vào các dấu hiệukhác nhau
* Chú ý : Trong quá trình dạy học khái niệm hình học cần chú ý đến việc
hệ thống hóa khái niệm để qua đó nêu lên được mối quan hệ và liên hệ giữa cáckhái niệm; đặt khái niệm mới vào hệ thống các khái niệm, đồng thời qua đó thấyđược sự mở rộng khái niệm, thu hẹp khái niệm, mặt khác cần hệ thống hóa cácbiểu hiện của một khái niệm
II.3.1.3 Vai trò của hình ảnh “Dạy học khái niệm hình học 7 ”
Yêu cầu đầu tiên của việc dạy học bất kỳ khái niệm hình học nói chung và
“ Dạy học khái niệm hình học 7 ” nói riêng cũng phải làm sao cho hoc sinh cóđược những hình ảnh cụ thể, thực tế về đối tượng phản ánh trong khái niệm đó
Từ đó nhận biết được, biết được đối tượng nào đó thuộc ( hay không thuộc) kháiniệm đó hay không
Ví dụ: Khi dạy học khái niệm “Hai tam giác bằng nhau” học sinh phânbiệt được rõ các dấu hiệu bản chất của khái niệm: “Các góc, các cạnh tương ứng
Trang 13bằng nhau” từ đó học sinh nhận biết được rõ trong hình ảnh ở những vị trí khácnhau, cụ thể :
Q P
A I
B C M N H R
C=N ; AB = IM QPR=RHQ ; PR = HQ A=I ; BC = MN PRQ=HQR ; PQ = HR B=M ; AC = IN PQR=HRQ ; RQ = QRTheo nguyên tắc : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ đótrở về thực tiễn ” vì thế hình thành khái niệm hình học ở cấp trung học cơ sở(trong đó có các khái niệm hình học 7) thường đi qua ba giai đoạn của quá trìnhnhận thức : Cụ thể -> trừu tượng -> cụ thể Những hình ảnh thực tế, hình vẽ, ví
dụ cụ thể vừa tham gia giai đoạn đầu, vừa có tác dụng tốt góp phần nhận thứcsâu sắc Nhưng cũng có một số hạn chế: Học sinh hiểu không chính xác, khôngđầy đủ hoặc sai lầm vì thế khi đưa ra các hình ảnh cần giúp để học sinh hiểu rõnhững dấu hiệu bản chất của khái niệm trong hình ảnh
Trong một số trường hợp, thông qua cái cụ thể học sinh lại chú ý , ghi nhớnhững dấu hiệu bề ngoài từ đó đi đến bản chất của khái niệm
Ví dụ : Khi dạy học khái niệm “ Góc ngoài của tam giác ”, chú ý là khôngphải góc ngoài cứ phải là có cạnh kéo dài của cạnh đáy vì thế giáo viên nên đưa
ra hình ảnh các vị trí góc ngoài của tam giác
( Kéo dài cạnh đáy ) ( Góc nhọn ) ( Góc tù )
Trang 14Mặt khác việc hình thành khái niệm đúng đắn cho học sinh còn chú ý đếnviệc lựa chọn hình ảnh có số lượng thích hợp, thí dụ điển hình: "Trong đó nhữngdấu hiệu bản chất của khái niệm được giữ nguyên, còn những dấu hiệu khôngbản chất biến thiên" Từ đó học sinh nắm được dấu hiệu bản chất của khái niệm:
"Kéo dài của một cạnh"
II.3.1.4 Phương pháp " Dạy học khái niệm hình học 7".
II.3.1.4.1 Con đường hình thành khái niệm
Có hai con đường để dẫn dắt học sinh đi đến định nghĩa khái niệm:
II.3.1.4.1.1 Con đường quy nạp.
Việc hình thành khái niệm theo con đường quy nạp là xuất phát từ một sốtrường hợp cụ thể bằng cách trừu tượng hóa, khái quát hóa tìm ra những dấuhiệu đặc trưng của khái niệm thể hiện ở các trường hợp cụ thể, từ đó đi đến địnhnghĩa khái niệm
Định nghĩa khái niệm bằng quy nạp cần chọn số lượng hình ảnh, ví dụ cụthể phù hợp, điển hình, trong đó những dấu hiệu đặc trưng được thể hiện nguyênvẹn, còn những dấu hiệu khác không đặc trưng thì có thể thay đổi
II.3.1.4.1.2 Con đường suy diễn.
Hình thành định nghĩa khái niệm bằng con đường suy diễn là định nghĩakhái niệm mới xuất phát từ những khái niệm đã được định nghĩa Đây là vấn đề
có tác dụng phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo của học sinh nên con đường nàythường được áp dụng ở các lớp chuyên, chọn
II.3.1.4.1.3 Dạy học định nghĩa khái niệm
Trước tiên giáo viên phải phân biệt trong chương trình khái niệm cơ bản(không định nghĩa) và những khái niệm định nghĩa được
Với những khái niệm cơ bản (không định nghĩa) ta chỉ mô tả, giải thíchkhái niệm, thông qua những thí dụ cụ thể giúp học sinh nắm được hình ảnh, ý
Trang 15nghĩa, công dụng của khái niệm, các ký hiệu tương ứng chứ không yêu cầu họcsinh phát biểu lại "Định nghĩa" (nếu có).
Ví dụ:
- Khái niệm cơ bản: điểm, đường, mặt (lớp 6)
- Khái niệm "mô tả" : Hình chiếu, đường xiên
Đối với những khái niệm định nghĩa cần phân biệt những khái niệm đượcđịnh nghĩa thực sự "với những khái niệm mà" định nghĩa thực chất là những câu
mô tả giải thích khái niệm"
II.3.1.5 "Một số phương pháp dạy học khái niệm hình học 7"
II.3.1.5.1 Phương pháp dùng lời: (Giảng giải và đàm thoại)
Phương pháp dùng lời là phương pháp phổ biến trong dạy học toán cũngnhư dạy hình học (trong đó có dạy học hình học 7) có tác dụng tốt đến việc tiếpthu kiến thức, quá trình nhận thức và hướng dẫn học sinh học tập
Trong dạy học khái niệm hình học 7, phương pháp dùng lời thường xuyênđược sử dụng để giảng giải, thuyết trình, mô tả một khái niệm nào đó Do đógiáo viên cần luyện tập để đạt những yêu cầu đối với phương pháp này Phươngpháp dùng lời có hai phương pháp chủ yếu, thuyết trình và đàm thoại
II.3.1.5.2 Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp thuyết trình được biểu hiện dưới hình thức giảng giải, mô tả
Vì thế giáo viên cần thực hiện các yêu cầu: nội dung và ngôn ngữ chính xác, rõràng, mạch lạc, có sức truyền cảm và thuyết phục cao, Tuy nhiên đối với họcsinh khối 7 giáo viên không nên kéo dài
Trang 16Ví dụ: Khi dạy học khái niệm đường xiên, hình thiếu thông qua hình vẽgiáo viên phải mô tả hình vẽ để học sinh nhận biết được hình ảnh cụ thể của kháiniệm.
II.3.1.5.3 Phương pháp đàm thoại: (hỏi đáp)
Phương pháp đàm thoại là phương pháp dẫn dắt học sinh học tập khái niệmbằng cách nêu câu hỏi để học sinh trả lời Phương pháp này có tác dụng tốt đếnphát triển tư duy, rèn luyện tính tích cực cho học sinh; sử dụng đàm thoại và gợi
mở dẫn dắt học sinh tự mình tìm tòi ra kiến thức mới bằng cách nêu ra nhữngcâu hỏi thích hợp
Ví dụ: Khi dạy khái niệm: "Đường trung trực của đoạn thẳng": Cần đạtđược những yêu cầu theo cấu trúc sau:
- Hãy dựng các đường vuônggóc AB, có mấy đường ?
- Thế nào là trung điểm, xácđịnh trung điểm ?
- Hãy dựng đường thẳng qua
M và vuông góc AD, có mấyđường ?
- Giáo viên đặt tên: Đườngtrung trực
- Trả lời câu hỏi và
vẽ hình
- Học sinh thực hiện
- Học sinh trả lời vàxác định
- Học sinh thực hiện
- Học sinh định nghĩađường trung trực củađoạn thẳng
Phương pháp đàm thoại yêu cầu giáo viên chuẩn bị chu đáo về nhiều mặt:Câu hỏi đặt ra và tổ chức đàm thoại, cần hết sức tránh những sai sót trong đàmthoại
Trang 17Do đặc điểm của môn toán, nhất là bộ môn hình học (trong đó có hình học7) phương pháp trực quan rất cần thiết trong quá trình dạy học, giúp cho họcsinh khắc phục khó khăn ban đầu, tiếp thu và vận dụng kiến thức cũng như việcsuy luận trừu tượng Phương pháp trực quan thường được phối kết hợp vớiphương pháp khác trong quá trình dạy học khái niệm
Sử dụng "vật thực và mô hình" để minh hoạ cho bài học, bằng những môhình bằng bìa, que gỗ, kim loại bằng cách gấp giấy cũng minh họa được nhiềucho bài học, cho khái niệm Ngoài những mô hình không đổi cần làm những môhình có thế biến đổi, biến dạng để phản ánh những khái niệm động (không bảnchất) và giữ nguyên dấu hiệu bản chất trong khái niệm
Sử dụng hình ảnh để học sinh "tập đọc hình học" là một rèn luyện kỹ năngvận dụng khái niệm vào giải toán, lời nói két hợp với hình ảnh trực quan sinhđộng cũng có tác dụng trực quan tốt
Giáo viên phải thường xuyên suy nghĩ, sưu tầm, tìm tòi và hướng dẫn họcsinh làm nhiều phương tiện trực quan và khai thác chung Cần lưu ý tính trựcquan chỉ là tương đối: Một hình vẽ đối với người nay có thể là trừu tượng, đốivới người kia lại là cụ thể giúp học sinh nhận thức một khái niệm trừu tượnghơn, vì vậy cần phải từng bước thay đổi các hình thức và tính chất trực quan Một số thí dụ về phương tiện trực quan
- " Hai tam giác bằng nhau" dùng hình vẽ, bìa cứng để minh hoạ hai tamgiác bằng nhau
- "Góc ngoài của tam giác" minh họa bằng hình vẽ