Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 Môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn. Như vậy phân môn Tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong giờ tập đọc là rất quan trọng, mỗi giáo viên phải nhận thức rõ được vấn đề này. Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về vấn đề: “Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc”.
Trang 1Môn Tiếng việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạtđộng ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trongbốn dạng hoạt động tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Tiếng việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, luyện từ và câu, kểchuyện, tập làm văn, chính tả, tập viết… Mỗi môn đều có một chức năng riêng.Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn
có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ,câu văn.) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm
mỹ Môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụquan trọng Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng khi học sinh biết đọc diễn cảmbài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn họcđáng kể cho trẻ em Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm vềcác vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang
ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được truyền thống quý báu của dân tộc
Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, họcsinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội,cái đẹp trong văn chương Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừutượng và cả tư duy logic Giờ Tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho họcsinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích,học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ
Môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ vớichương trình Tiếng việt Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ đượccái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàngsinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn
Như vậy phân môn Tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọcdiễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong giờ tập đọc là rất quan trọng, mỗigiáo viên phải nhận thức rõ được vấn đề này
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễncảm của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu Đặc biệtngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con ngườingày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗingười Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua mộtquá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu Để góp phần nâng cao chất lượng đọc
Trang 2cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về vấn đề:
“Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc”.
2 Mục đích nghiên cứu.
Ở bậc tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng phân môn tập đọc có 2 yêucầu chính là:
- Rèn kĩ năng tập đọc
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn
Học môn tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiếtvới nhau, gắn bó hỗ trợ cho nhau Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt.Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc Học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ,câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc có nghĩa là
đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài Điều đókhẳng định rằng trong tiết dạy Tập đọc lớp 4, việc luyện rèn kĩ năng đọc diễncảm cho học sinh là rất cần thiết Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thìtiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn
Thực tế dạy học cho thấy so với lớp học dưới, học sinh lớp 4 có điềukiện và kĩ năng đọc diễn cảm tốt hơn nhưng chỉ ở mức độ ban đầu (đọc diễncảm một đoạn văn, khổ thơ) Học sinh cần được thực hành luyện tập từng bước
để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn ở lớp 5 và các lớp trên
Qua thực tế dạy học, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy đựơc những điểm yếu
của giáo viên, học sinh trong giờ Tập đọc Nên tôi chọn đề tài: " Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc” Với mong muốn các em
có kỹ năng đọc đúng các thể loại văn bản khác nhau và giúp các em có một kiếnthức để học văn ở các lớp tiếp sau này cũng như giao tiếp trong cuộc sống tốthơn
3 Thời gian, địa điểm.
3.1 Thời gian:
Năm học 2015-2016, Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi giảng dạylớp 4A trường TH&THCS Đường Hoa Tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài và thựchiện nghiên cứu ngay từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016
- Tháng 9 chọn đề tài và đặt tên đề tài
- Tháng 10 viết đề cương
- Tháng 11 đến tháng 4 nghiên cứu, thực hiện
- Tháng 5 hoàn thành đề tài
3.2 Địa điểm:
Trang 3cả các tác phẩm văn thơ, các em đọc giọng đều đều chung chung như nhau, chưanêu bật đựơc nội dung tư tưởng của tác phẩm đề cập đến Các em chưa có kĩnăng đọc biểu thị linh hoạt theo ngữ điệu từng loại câu (Từ ngữ cần hạ giọngcao giọng nhấn dài theo các kiểu câu; câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến)những từ ngữ quan trọng trong câu, các tiếng gieo vần trong thơ các em chưaphân biệt rõ ràng Đặc biệt dấu hiệu chuyển đổi giọng biểu thị niềm vui, nỗibuồn, sự nghiêm trang còn hạn chế hoặc các từ ngữ phiên âm nước ngoài các emđọc chưa chuẩn Khi đọc các em chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong bàivăn hội thoại Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thucủa học sinh cũng như rèn dạy học sinh đọc diễn cảm Trong một lớp ít em thựchiện đựơc các kĩ năng rèn đọc diễn cảm, vì kĩ năng rèn đọc diễn cảm rất khó,thời gian luyện đọc ít, lực học trong lớp không đều
Với thực tế trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu dạy phân môn Tập đọc 4, đặcbiệt chú ý rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho họcsinh lên bậc học trên sẽ có kĩ năng đọc tốt các văn bản dài và thể hiện được nộidung văn bản ở mức độ cao góp phần học tốt các môn học khác Để đề tài đạtkết quả cao bản thân giáo viên không ngừng trau dồi tích luỹ những kiến thức kĩnăng kinh nghiệm giảng dạy đạt hiệu quả cao phù hợp với đổi mới phương phápdạy học trong giáo dục
Trang 4Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cáchhọc sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang pháttriển Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò,thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú củamình Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻđều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học phụthuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trườngtiểu học.
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học bước đầu đem đến sự vận độngkhoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinhhoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảmthụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng chotrẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diệncho học sinh tiểu học
Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụthuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó phương tiện là nghe,nói, đọc, viết có được nhờ học Tập đọc Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễncảm cho học sinh tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, phù hợp với sự phát triểntiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh vàtăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ
Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm
vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tiễn dạy học từ các thao tác đơn giản là nhận biết kí hiệu chữviết, biết cách đọc từ, câu, đoạn bài đến các yêu cầu đòi hỏi người đọc làm chủ
Trang 5cơ quan phát âm để diễn tả chính xác nội dung văn bản Đọc rõ ràng, rành mạch
và diễn cảm đọc theo yêu cầu về tốc độ quy định cho từng giai đoạn ở từng lớp(số tiếng/phút), (chất lượng đọc) và trình độ đọc: thông hiểu từ dễ đến khó, hiểunghĩa từ, câu, đoạn và tóm tắt ý chính văn bản Từ đó trau dồi vốn Tiếng việt vàVăn học cho học sinh Các bài tập đọc trong sách giáo khoa đều là trích đoạn từcác tác phẩm văn học giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật có tác động mạnh đếntrái tim, khối óc của học sinh Từ đó thúc đẩy các em hành động theo cái hay,cái đẹp Nhu cầu này làm cho mục tiêu dạy học của nhà trường được điều chỉnhthích hợp dẫn đến việc thay đổi nội dung và phương pháp dạy học Trong việcđổi mối phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và phân môn tập đọccủa môn Tiếng việt nói riêng có những đồng chí giáo viên quan tâm và có nhiều
ý kiến tranh luận đưa ra ở các chuyên đề hội thảo Phân môn Tập đọc là loạihình nghệ thuật có khả năng phản ánh cuộc sống sâu rộng nhất trong thời gian
và không gian Có sức lay động trong thầm kín sâu thẳm nhất của tâm hồn conngười, đem đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ, thức tỉnh lương tri, mởrộng nhận thức, nâng cao tư tưởng con người Như vậy dạy Tập đọc, học Tậpđọc phải là nguồn vui thú lớn của cả thầy và trò Nhưng trong thực tế giảng dạytôi thấy không ít giáo viên trong giờ Tập đọc đã quên mất rằng mình đang dạymột nền văn hoá cơ bản mang tính chất nghệ thuật phong phú Họ đã sa vào dạychủ nghĩa lí luận khô khan, làm cho học sinh chán học tập và học tập một cáchthụ động miễn cưỡng Lối truyền thụ kiến thức, giáo dục tư tưởng tình cảm mộtchiều giáo viên đã biến học sinh thành những đối tượng thụ động cụ thể: “Tronglớp phải giữ trật tự, kỉ luật, đứng yên khi đọc, vòng tay trước ngực để nghe, nhất
cử nhất động, phải theo lệnh truyền tín hiệu khô khan, máy móc, lớp học khôngmột tiếng cười, em bị gọi lên đọc hoặc trả lời có cảm tưởng bị dồn nén chấtvấn ” Theo tôi những quan điểm dạy Tập đọc vậy rất nặng nề gò ép và hiệuquả không cao
Hiện nay chương trình sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 gồm 10 đơn vịhọc, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm học 3 tuần (Duy nhất có một chủ điểmhọc 4 tuần) Các chủ điểm là những vấn đề về đời sống, tinh thần của con ngườinhư: Tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích Cụ thể được chia thành giai đoạnhọc như sau:
* Tập I : Gồm 5 chủ điểm được học trong 18 tuần trong các chủ điểm:
- Thương người như thể thương thân: (Lòng nhân ái) Tuần 1, 2, 3
- Măng mọc thẳng: (Tính trung thực,lòng tự trọng) Tuần 4, 5, 6
- Trên đôi cánh ước mơ (Uớc mơ) Tuần 7, 8, 9
- Có chí thì nên (Nghị lực) Tuần 11, 12, 13
- Tiếng sáo diều (Vui chơi) Tuần 14, 15, 16, 17
- Tuần 10 dùng để ôn tập giữa học kỳ I
* Tập II: Gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần trong các chủ điểm:
Trang 6- Người ta là hoa đất (Năng lực tài trí) Tuần 19, 20, 21
- Vẻ đẹp muôn màu (óc thẩm mĩ) Tuần 22, 23, 24
- Khám phá thế giới (Du lịch thám hiểm) Tuần 29, 30, 31
- Những người quả cảm (Lòng dũng cảm) Tuần 25, 26, 27
- Tình yêu cuộc sống (Lạc quan yêu đời) Tuần 32, 33, 34
- Tuần 28,35 dùng để ôn tập kiểm tra giữa và cuối học kỳ II
* Về kiến thức kỹ năng: Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 xây dựng hệthống các câu hỏi các bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiên các hoạt độngnhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng Đọc, nghe, nói, viết Thôngqua 62 bài tập đọc học thuộc lòng các loại hình văn bản nghệ thuụât, báo chíkhoa học Trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ, (có 2 bài thơ ngắnđược xây dựng cùng 1 tiết)
Phân môn tập đọc lớp 4 củng cố nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm
đã được hình thành, phát triển từ các lớp dưới đồng thời rèn luyện một kỹ năngmới là đọc diễn cảm
Với thực tiễn trong dạy học và kinh nghiệm của bản thân tôi đã mạnhdạn đưa ra những biện pháp rèn đọc và rèn đọc diễn cảm trong tiết Tập đọc nóichung và Tập đọc lớp 4 nói riêng để chất lượng đọc của học sinh được nâng cao
2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1 Thực trạng.
Năm học 2015–2016, tôi được phân công dạy lớp 4A TrườngTH&THCS Đường Hoa, tổng số học sinh là 19 em Vào đầu năm học tôi thấylớp chủ nhiệm có một số thuận lợi và khó khăn sau :
*.Thuận lợi :
Cơ sở vật chất của trường: Phòng họckhang trang, rộng thoáng mát, trang thiết bị đầy đủ điện thắp sáng, quạt điện bànghế đúng kích cỡ đẹp, bảng chống loá, tủ đựng đồ dùng, lớp học trang trí đẹp
Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
sư phạm cho giáo viên
Học sinh tương đối ngoan, có hứng thú trong phân môn Tập đọc Về cơbản đa số học sinh đọc thông viết thạo, biết cách dùng từ và đặt câu trong cácnội dung luyện tập thực hành trong Vở bài tập Tiếng việt 4 Biết ngắt nghỉ câuđúng dấu chấm, dấu phẩy qua sự hướng dẫn của giáo viên
Trang 7Một số học sinh còn chậm, ý thức rèn luyện chưa cao, chưa mạnh dạnphát biểu trong giờ học.
Các em chưa có phương pháp học tập đúng, chỉ nghiêng về đọc thuộclòng mà không hiểu và nắm vững nội dung bài đọc Chưa hiểu rõ tác dụng củaviệc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật trong thơ Khả năng cảm thụ văn thơ nóichung còn nhiều hạn chế hoặc các em chưa đựơc phát huy
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình,hay mặc phó cho giáo viên Nhiều gia đình chưa có góc học tập riêng cho các
em, nhiều em về nhà còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế…
Bên cạnh đó thời gian một tiết học Tập đọc cũng như các môn học khácnên phần dành rèn diễn cảm cho các em có phần khó khăn hơn
* Khảo sát:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả đọccủa lớp như sau:
( Yêu cầu đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa lớp 3)
Lớp Sĩ số Đọc đúng Đọc lưu loát Đọc diễn cảm
Như vậy kết quả trên cho thấy: Khả năng đọc diễn cảm và đọc lưu loátcủa các em còn rất thấp Tuy nhiên số các em đã biết đọc đúng khá cao cũng là
cơ sở tốt để rèn cho các em đọc lưu loát và đọc diễn cảm
* Tóm lại: Khắc phục những hạn chế trên là một nhiệm vụ bắt buộc mà
mọi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, có như vậy dạy rèn đọc diễn cảm trongphân môn Tập đọc mới đạt được kết quả cao
2.2 Các giải pháp:
Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tôi thấy việc rèn đọc diễncảm cho học sinh trong chương trình Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 đã đạtđược những kết quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó còn tồn
Trang 8tại không ít những hạn chế và khắc phục những mặt tồn tại Dưới đây tôi xin đưa
ra một số biện pháp nhằm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 như sau:
* Biện pháp 1: Phân loại học sinh và sự chuẩn bị của học sinh đối với môn học Tập đọc.
Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp Qua tìm hiểu điều tra
để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phânloại học sinh theo ba đối tượng:
Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát
Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lý nhí, ấp úng, ngọng
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồicạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến Tôi tiến hành công việctiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm đượccác chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học Đồng thời nêu tầm quantrọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảmthụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ đểghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệthuật Tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phầncâu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợpvới từng đối tượng học sinh
* Biện pháp 2: Phân loại văn bản (văn bản nghệ thuật và phi nghệ thuật)
Trước khi dạy bài đọc tôi cần tìm hiểu kĩ bài dạy xem bài Tập đọc
đó là văn bản nghệ thuật hay là phi nghệ thuật
* Đối với văn bản nghệ thuật:
Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua dẫn dắt, gợi mở giúpcác em thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh,cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài cụ thể là:
+ Học sinh bước đầu biết làm chủ giọng đọc, nhấn giọng những từ gợi
tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính trong câu
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Con sẻ”
“Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bọ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết Nó nhảy hai ba bước về phía cái miệng há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc ”
Trang 9Khi đọc đoạn 2, đoạn 3, Tôi gợi ý HS “Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống lấythân mình che trở cho con” được tác giả miêu tả rất sinh động, khi đọc đoạn nàycác con cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào?
Học sinh biết nhấn giọng vào những từ gợi tả hành động, dáng vẻ của sẻgià khi lao xuống cứu con
+ Học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ,trường độ phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, cảm cảm, câu khiến
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga - vrốt ngoài chiến lũy”
Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lọng dũng cảm của Ga – vrốt,giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau :
- “Cậu làm trò gì đấy ? – Cuốc – phây – rắc hỏi (Câu hỏi thể hiện sự
ngạc nhiên)
- Em nhặt cho đầy giỏ đây ! (Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh)
- Cậu không thấy đạn réo à ?( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không
được liều mình)
Ga - vrốt trả lời :
- Có chứ nó rơi như mưa ấy Nhưng làm sao nào ?(Khi đọc lên giọng ở
câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên) Cuốc –phây – rắc thắt lên
- Vào ngay !(Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng)
- Tí ti thôi ! – Ga – vrốt nói (thể hiện sự tinh nghịnh)
Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh Đối với bài văn xuôingoài việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấucâu nhưng chỗ đó là chỗ tách ý
Ví dụ: Bài tập đọc “ Con sẻ”
HS ngắt câu dài “Chợt / nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh
hơi thấy vật gì.” hoặc câu “ Bỗng / từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ
ức đen nhánh lao xuống như hòn đá / rơi trước mõm con chó.”
Tôi hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật.Đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi vàtính cách của từng nhân vật (người già, trẻ em, người tốt, người xấu )
Ví dụ: Bài Tập đọc: “Khuất phục tên cướp biển”
Trong bài đọc có 2 nhân vật chính là Bác sĩ Ly - một người nhân hậu,điềm đạm nhưng nghiêm nghị, cương quyết và tên cướp biển - chúa tàu hunghãn, dữ tợn
Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bàithật kĩ Khi đó HS đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tínhcách nhân vật (người tốt, người xấu)
Trang 10Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách củahai nhân vật thể hiện khác nhau hoàn toàn
“
Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ , quát :
- Có câm mồm không? (đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi
đập tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly)
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:
- Anh bảo tôi phải không?(giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm
nghị)
Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói :
- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.
Cơn giận của tên cướp thật dữ dội Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới (giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải)
Ngoài ra tôi giúp học sinh thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tảhay thái độ cảm xúc của tác giả (vui, buồn, nghiêm trang, giận giữ )
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Con sẻ”
Khi đọc đoạn cuối miêu tả tình cảm của tác giả đối với con chim sẻ bé
nhỏ “Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười Tôi kính cẩn nghiêng
mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.”
Học sinh đọc đoạn với giọng vui, nhấn giọng một số từ ngữ gạch chânthể hiện sự trân trọng, kính phục của tác giả đối với tình yêu của sẻ mẹ đối với
sẻ con
Tuy nhiên học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảmnhận riêng của từng em Tôi không áp đặt cho các em một cách đọc theo khuônmẫu
* Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật:
Giáo viên hướng dẫn HS xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù hợpvới mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếpnhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản Điều này giúpcho HS khắc phục được những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùytiện
Ví dụ: Bài tập đọc “ Vẽ về cuộc sống an toàn”
Học sinh biết đọc đúng bản tin (thông báo tin vui) đọc rõ ràng, rànhmạch, vui tốc độ khá nhanh, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi
tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu khá dài
Trang 11đó mới chuyển sang luyện đọc và dọc theo một cách giống hệt nhau
Khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khíthoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ýnghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy
Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến những học sinhrụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích không gắt gỏng để tránh các em
Tóm lại sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của họcsinh thông qua đọc thành tiếng (cả 3 đối tượng giỏi + khá + trung bình) xem các
em đã đọc diễn cảm chưa
* Biện pháp 3: Tổ chức dạy đọc đúng tiến tới đọc diễn cảm.
Để học sinh đọc diễn cảm tốt đoạn văn, bài văn trước hết học sinh phảiđọc đúng và lưu loát
* Tổ chức đọc đúng:
Để luyện đọc đúng, đọc lưu loát giáo viên phải rèn cho học sinh thể hiện
cảm xúc các âm vị Tiếng việt (Phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh) như:
+ Đọc đúng các phụ âm đầu, có ý thức phân biệt để không đọc “nẫnnộn”, “ló lói”, “phẻ phắn”, “cá gô” mà phải đọc “lẫn lộn ”, “nó nói”, “khỏekhoắn”, “cá rô”
+ Đọc đúng các âm chính: Cần có ý thức phân biệt, không đọc “iu tin”,
“mua riệu”, “chấm múi”, “hoọc hành” mà phải đọc “ưu tiên”, “mua rượu”,
“chấm muối”, “học hành”
Trang 12Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu Cầnphải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi chođúng Khi đọc không đọc tách một từ ra làm hai, ngắt hơi giữa các cụm từ chođúng:
Ví dụ khi đọc câu thơ và câu văn sau thì học sinh thường đọc:
Đất xanh tre / mãi xanh màu / tre xanh.
Tôi quay / phắt lưng phóng càng đạp phanh phách / ra oai.
Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định cáchngắt đúng của các câu như sau:
Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh.
Tôi quay phắt lưng / phóng càng / đạp phanh phách ra oai.
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâuhơn ở dấu chấm Đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, xuốnggiọng ở cuối câu kể Thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trongcâu cảm Với câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy rõ các nội dungyêu cầu khác nhau Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích củacâu…
Đối với những văn bản nước ngoài giáo viên hướng dẫn thật cụ thể cáchđọc những từ được phiên âm thành Tiếng việt: như: Lê – ô - nác - đô đa Vin -
xi, Vê - rô ki - ô, Bu-ra-ti-nô, Tooc- ti- la…
Để thực hiện tốt yêu cầu luyện đọc đúng, trước khi lên lớp giáo viên phải
dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác địnhcác lỗi phát âm mà học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ,cụm từ, câu khó để cho những học sinh đó luyện đọc Tức là giáo viên phải có
sự chuẩn bị bài tốt
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu (nếu giáo viên có giọng đọckhông tốt, chưa chuẩn thì có thể gọi học sinh có giọng đọc tốt, phát âm chuẩnđọc mẫu cho cả lớp nghe), cuối cùng cho học sinh đọc cá nhân các tiếng, từ khó.Đối với cách ngắt nghỉ câu, giáo viên cũng hướng dẫn tương tự như đọc đúng
âm, tiếng, từ
* Tổ chức đọc diễn cảm:
Trang 13Sau khi đọc đúng lưu loát giáo viên mới tiến hành cho học luyện đọcdiễn cảm Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗngừng giọng, cường độ giọng… để thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả
đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ củangười đọc qua bài đọc Để đọc diễn cảm thì người đọc phải làm chủ được tốc
độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọcđúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm…
Với đoạn văn sau các em phải biết thể hiện đúng ngữ điệu của câu cảm,nhấn giọng ở một số từ ngữ tả đôi giày và biết ngắt giọng ở câu văn dài giúpngười nghe hiểu được cảm xúc của tác giả khi được mang đôi giày
Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu.
Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ
vắt ngang Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào / chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh
hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi
* Biện pháp luyện đọc diễn cảm:
Từ sự đọc đúng, hiểu nội dung, bài học sinh cảm nhận được cái hay, cáiđẹp của bài văn, bài thơ Từ đó học sinh thể hiện bài đọc như bộc lộ cảm xúccủa mình, nhập vai nhân vật và tái hiện bằng dọng đọc, lột tả được cái thần củabài văn, bài thơ cho người nghe cảm nhận được nội dung Đó chính là rèn đọcdiễn cảm
Kĩ năng đọc diễn cảm thường được luyện tập thông qua các văn bảnnghệ thuật, sau khi học sinh đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc(đọc đúng, rõ ràng, rành mạch ) đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩabài học Muốn đọc diễn cảm một văn bản, người đọc phải lựa chọn được giọngđiệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ,đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nộidung miêu tả trong văn bản Ở tiểu học khi dạy học sinh (hay đọc diễn cảm)trong giờ Tập đọc, giáo viên thường hướng dẫn các em luyện tập để từng bướcđạt được những yêu cầu nói trên, theo các mức độ từ thấp đến cao như sau :
- Biết nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu (từ ngữ gợi tả, gợicảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính
- Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ cao độ, cường độ, trườngđộ ) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến)
- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật
- Biét đọc phân biệt lời của nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứatuổi và tính cánh của từng nhân vật (người già, trẻ em người tốt kẻ xấu )
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bảnhay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang trọng, giận dữ )