giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

73 462 4
giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO ) vào ngày 11/1/2007 đã mở ra thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nề kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế trở thành cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động XNK và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trong quá trình hội nhập đã đặt ra những yêu cầu đối với doanh nghiệp. Hoạt động XNK phát triển là điều kiện để hiện đại nền kinh tế quốc dân với một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến cùng với công nghệ khoa học hiện đại. Tuy nhiên các doanh nghiệp XNK không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cũng như uy tín cuả mình khi kinh doanh trên thị trường quốc tế đặc biệt khi kinh nghiệm và vị thế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn khá khiêm tốn hiện nay. Điều này đã khiến nảy sinh một nhu cầu vô cùng bức thiết từ phía các doanh nghiệp XNK là muốn tài trợ về vốn cũng như về kinh nghiệm, kiến thức. Xuất phát từ nhu cầu trên, lĩnh vực tài trợ XNK của NHTM ra đời như một tất yếu khách quan. Bằng uy tín, tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của mình, hoạt động tài trợ XNK đã góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XNK trên trường quốc tế. Trong nhiều hình thức tài trợ của mình, TDCT được biết đến như một phương thức được sử dụng phổ biến vì tính hiệu quả cũng như những ưu điểm của nó. Vì vậy cùng với thời gian, hoạt động tài trợ XNK nói chung và theo phương thức thanh toán TDCT nói riêng của các NHTM ngày càng được quan tâm, phát triển và ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng nằm trong số đó. Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu giải pháp mở rộng hoạt Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng động tài XNK theo phương thức TDCT của NHTM trên cơ sở đánh giá thực trạng này tại SGD-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với Sở Giao dịch-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu tính cấp thiết của đề tài, chuyên đề nghiên cứu nhằm đạt những mục đích sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến mở rộng tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của NHTM. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại Sở giao dịch- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Thứ ba, đề xuất một số hệ thống giải pháp đồng bộ và kiến nghị nhằm mở rộng tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại Sở giao dịch- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại Sở giao dịch- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu Mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại Sở giao dịch- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam từ năm 2009-2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, so Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng sánh, tổng hợp số liệu kết hợp với minh họa bằng sơ đồ bảng biểu nhằm làm vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn. 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, chuyên đề được kết cầu thành 3 chương Chương 1: Lý luận chung về mở rộng tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Em xin trân trọng cảm ơn cán bộ phòng Thanh toán Nhập Khẩu và Thanh Toán xuất khẩu của Sở gia dịch-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này. Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIÊC MỞ RỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín thanh toán TDCT của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về phương thức tín dụng chứng từ 1.1.1.1. Định nghĩa Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong tín dụng. Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng cho việc thanh toán tiền hàng. Nó xác định cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Vì vậy, trong thực tế người ta gọi phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán thư tín dụng ( Letter of Credits – L/C ) Theo điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. 1.1.1.2 Các bên tham gia Người yêu cầu mở L/C, còn được gọi là người mở hay người xin mở L/C, là bên mà L/C được phát hành theo ý của họ. Trong thương mại quốc tế, yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phát hành phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người hưởng L/C. Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng Người thụ hưởng L/C, còn được gọi là người hưởng hay người hưởng lợi, là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người hưởng có thể có tên gọi khác nhau: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người kí phát (drawer). Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu, nghĩa là nó cấp tín dụng cho người yêu cầu. NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng. Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà NK được phép tự chọn NHPH. Ngân hàng thông báo (Advising Bank) , là ngân hàng thực hiện thông bào L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hoặc là một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu. Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank) , là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hay ủy quyền của NHPH. Ngân hàng được chỉ định ( Nominated Bank) , là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán và chiết khẩu. Đối với L/C có giá trị tự do thì bất kì ngân hàng nào cũng đều có thể trở thành ngân hàng được chỉ định. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ NHĐCĐ giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ. 1.1.1.3. Quy trình nghiệp vụ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Quy trình (3) (8) (9) (4) (6) (7) (11) (10) (2) (5) (1) Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 5 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) Ngân hàng thông báo (Advising bank), Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank) Người thụ hưởng (Beneficiary) Người yêu cầu mở L/C (The Applicant) Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng 1) Hai bên mua bán kí hợp đồng ngoại thương với điều kiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. 2) Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương mà nhà nhập khẩu làm đơn ( theo mẫu ) gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. 3) Căn cứ đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông báo qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. 4) Khi nhận được L/C, NHPH thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. 5) Nhà xuất khẩu giao hàng trên cơ sở chấp nhận nội dung của L/C. 6) Sau khi hoàn thành việc giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C gửi tới ngân hàng được chỉ định để thanh toán. 7) Trên cơ sở kiểm tra chứng từ, ngân hàng được chỉ định sẽ tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu ( hoặc trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặc chiết khẩu). 8) Ngân hàng được chỉ định chuyển giao chứng từ sang ngân hàng phát hành và đòi tiền. 9) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện đề ra trong L/C sẽ trả tiền. 10) Ngân hàng phát hành thông báo cho nhà nhập khẩu biết thực trạng của bộ chứng từ, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. 11) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với tiến hành trả tiền ( hoặc chấp nhận), ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng. Ngược lại, ngân hàng phát hành sẽ không trao chứng từ cho nhà xuất khẩu trong trường hợp họ không làm thủ tục thanh toán. 1.1.2. Khái niệm hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 6 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng Ngày nay, mọi hoạt động thương mại, sản xuất và đầu tư ngày càng mang tính chất quốc tế hóa ở nhiều quốc gia. Chính sự toàn cầu hóa đã làm tăng sản lượng hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước. Trong xu thế toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội mở rông kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên do bản thân doanh nghiệp thường gặp những hạn chế về tài chính hay thông tin thị trường do đó phát sinh nhu cầu vay mượn của ngân hàng. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, vì thế, ra đời như một tất yếu khách quan. Tài trợ xuất nhập khẩu là việc ngân hàng cung cấp vốn ( hữu hình hay vô dình ) dưới các hình thức khác nhau nhằm giúp các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt đông xuất nhập khẩu. Tài trợ xuất nhập khẩu thê hiện mối quan hệ kinh tế giữu một bên là ngân hàng ( bên đưa ra sự trợ giúp ) và một bên là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ( bên nhận sự trợ giúp ). Tài trợ xuất nhập khẩu là mảng nghiệp vụ rất quan trọng của các ngân hàng thương mại. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu mang lại cho Ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể. Nghiệp vụ này ra đời dựa trên cơ sở hoạt đông mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước trên thế giới. Thông qua hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu , các NHTM cung cấp giải pháp và kĩ thuật tài trợ phong phú, góp phần giải quyết những khó khăn về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các tổ chức XNK, giúp các tổ chức này chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Hoạt động tài trợ XNK của NHTM có một số đặc điểm sau: - Người được tài trợ là các nhà kinh doanh XNK trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Được thực hiện dưới hình thức NHTM cung ứng vốn hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp. Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 7 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng - Số vốn Ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp không phải toàn bộ thương vụ. - Thời hạn tài trợ chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn. Tài trợ dài hạn chiếm tỷ trọng là rất thấp. - Thường gắn liền với dịch vụ thanh toán quốc tế mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. - Tài sản thế chấp hay đảm bảo cho các khoản nợ chính là chứng từ thanh toán hay hợp đồng ngoại thương. 1.1.3. Các loại hình hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. 1.1.3.1 Tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. a. Giai đoạn mua hàng Trong phương thức thanh toán TDCT, Ngân hàng không chỉ là người chi hộ hay thu hộ mà còn là người đai diện bên NK thanh toán tiền hàng cho bên XK, đảm bảo cho bên XK nhận được số tiền tương đương với giá trị hàng hóa mà họ đã cung cấp, đồng thời đảm bảo cho người NK nhận được hàng hóa tương ứng với số tiền mà họ phải thanh toán. Như vậy bản thân Ngân hàng không chỉ có chức năng thanh toán mà còn làm phát sinh vai trò tài trợ của Ngân hàng đối với các bên XNK. Tài trợ phát hành thư tín dụng Thư tín dụng ( L/C ) là một văn bản pháp lý hết sức quan trọng trong phương thức thanh toán TDCT vì nếu không mở được thư tín dụng thì phương thức này không thể xác lập và người XK sẽ không giao hàng cho người NK. Phát hành thư tín dụng là phương thức mà Ngân hàng phát hành thay mặt nhà nhập khẩu, cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu trong môt thời gian xác định, khi các quy đinh trong L/C được đáp ứng phù hợp. Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 8 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu có nghìa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý. Ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro nêu như nhà NK mất khả năng thanh toán, ngân hàng mớ L/C phải thanh toán cho phía nước ngoài, có nghĩa là ngân hàng mở L/C cấp tín dụng cho nhà NK. Do đó trước khi mở L/C ngân hàng phát hành căn cứ và mối quan hệ tín nhiệm, khả năng thanh toán của nhà NK để yêu cầu nhà NK kí quỹ khi mở L/C. Tỷ lệ kí quỹ có thể từ 0 -10%. Nếu nhà NK kí quỹ 100% thì ngân hàng đã dùng uy tín của mình để tài trợ cho nhà NK. Trong giai đoạn phát hành thư tín dụng, ngân hàng có thể triển khai các dịch vụ tư vấn đi kèm. Nội dung tư vấn có thể là: - Tư vấn về quy trình nghiệp vụ, về các giấy tờ, thủ tục mà nhà NK phải xuất trình để ngân hàng làm căn cứ mở L/C. - Tư vấn về loại L/C phù hợp. Ngày nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi với các loại L/C đa dạng: L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng Không chỉ các doanh nghiệp mới tham gia hoạt động ngoại thương lần đầu mà ngay cả những doanh nghiệp tham gia thường xuyên cũng không tránh khỏi sự băn khoăn khi lựa chọn các loại L/C phù hợp. Do đó, việc tư vấn là hết sức cần thiết. - Tư vấn cho khách hàng khi có bất cứ sự yêu cấu sửa chữa nào từ phía nhà XK. Một L/C được mở ra không phải lúc nào cũng được nhà XK chấp nhận ngay mà nhà XK có thể yêu cầu nhà NK sửa đổi một số điều khoản không hợp lý, hoặc sai sót so với hợp đồng ngoại thương đã kí kết. Hơn ai hết, ngân hàng phát hành vừa là người hiểu rõ doanh nghiệp nhât, vừa hiểu rõ tập quán buôn bán quốc tế, nên sẽ đưa ra những tư vấn có lơi nhất cho khách hàng.  Cho vay kí quỹ L/C Kí quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong những trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh. Khách hàng sẽ nộp một số tiền và khoản tiền sẽ bị phong tỏa cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 9 Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng Cho vay kí quỹ vừa giaỉ quyết được khó khăn về vốn lưu động cho khách hàng, tăng tính an toàn và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Tuy nhiên, ở vị thể ngân hàng chỉ nên cho vay kí quỹ đối với khách hàng có quan hệ tốt với ngân hàng, và thực hiện thanh toán qua chính ngân hàng cho vay. Trên thực tê hiện nay, các ngân hàng không duy trì hình thức cho vay kí quỹ vì tỷ lệ kí quỹ thường được áp dụng là rất nhỏ. Trong một số ít trường hơp ngân hàng mới cho vay kí quỹ mớ L/C.  Tài trợ thông qua phát hành các L/C đặc biệt: L/C tuần hoàn L/C tuần hoàn là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Trường hợp sử dụng: Đối với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kì, số lượng lớn, giao hàng nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bản quen thuộc và tin cậy lẫn nhau nên sử dụng L/C tuần hoàn để tránh ứ đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán. Lợi thế của L/C tuần hoàn: Tạo điều kiện cho nhà NK mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình.Hơn nữa bên mua cũng không muốn nhập hàng hóa về ngay một lúc vì phải tính đến chi phí lưu kho, bảo quản và việc quay vòng vốn. Đồng thời nhà NK khi mở L/C tuần hoàn thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng, giúp nhà NK không bị ứ đọng vốn, không tính phí mở nhiều lần L/C. Nhà NK không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà NK có thể nhận tiền ngay trong cùng một L/C. b. Giai đoạn nhận hàng  Tài trợ cho vay thanh toán toàn bộ chứng từ giao hàng Theo hình thức này, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh. Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 10 [...]... 2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT đối với SGD Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2.2.1 Triển khai các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT đối với SGD Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT là sự kết hợp giữa phương thức thanh toán TDCT và hoạt động cho vay, bảo... ngày Hoạt động ứng trước có độ rủi ro cao nên thường cần có tài sản đảm bảo như cho vay thông thường 1.2 Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 1.1 Khái niệm mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT của NHTM Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là sự nâng cao khả năng thực hiện, triển khai, đẩy mạnh hoạt động tài trợ XNK... là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng tài trợ XNK theo phương thức TDCT đối với Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được trình bày ở chương 2 Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 Chuyên đề tốt nghiệp 22 Học Viện Ngân Hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1... đối với bộ chứng từ có sai sót Hình thức này gây rủi ro cho ngân hàng vì trách nhiệm đối với bảo lãnh nhận hàng là rất lớn, nên các ngân hàng thường thận trọng khi quyết định bảo lãnh nhận hàng Tài trợ bảo lãnh nhận hàng giúp tăng tính linh hoạt cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của nhà NK 1.1.3.2 Tài trợ xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng. .. nhận hàng Bảo lánh nhận hàng là hình thức tài trợ ngân hàng cho nhà nhập khẩu trong trường hợp hàng về trước chứng từ và người mua muốn nhận hàng ngay để tránh rủi ro chi phí lưu kho lưu bãi Nghiệp vụ này diễn ra không phổ biến vì thông thường chứng từ đến trước hàng hóa Nó chiếm 7-8% số món thanh toán theo phương thức TDCT 2.2.3 Thực trạng việc mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức. .. đáp ứng được nhu cầu phát sinh về nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất Nhập khẩu tăng trưởng mạnh dẫn đến nhu cầu thanh toán nhập khẩu qua ngân hàng cao Qua đây thấy được phương thức thanh toán TDCT vẫn chưa thực sự là phương thức thường xuyên được sử dụng của nhà nhập khẩu Doanh số L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng 10,71 % so với phương thức thanh toán nhập khẩu qua ngân hàng Biểu đồ 2.3 Doanh số và số món... Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã thành lập Sở giao dịch theo quyết định số 34/TCCB ngày 25/3/1991 của Tồng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và chính thức. .. năng thanh toán • Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thể khớp với các chứng từ xuất trình trong L/C đối • Khi người trung gian muốn giấu tất cả những thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, nơi hàng đến và thông tin giá cả b Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng  Cho vay chiết khấu hoặc cho vay ứng trước chứng từ hàng xuất Sau khi gửi hàng, nhà XK xuất trình bộ chứng từ hàng. .. chức tín dụng: tín dụng, phát hành, thanh toán thẻ, kinh doanh ngoại tệ, thoanh toán XNK Tăng Thị Thùy Trang TTQTC – K11 Chuyên đề tốt nghiệp 24 Học Viện Ngân Hàng 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc - Quản lý - Thanh toán xuất nhập khẩu rủi ro - Tín dụng doanh nghiệp... từ ngân hàng mở L/C Tác dụng của hoạt động chiết khấu chứng từ của ngân hàng là tài trợ vốn lưu đông cho nhà XK để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong thời gian chờ nhà NK thanh toán tiền hàng Phạm vi chiết khấu bộ chứng từ thường chỉ áp dụng trong phương thức thanh toán TDCT, do phương thức có ràng buộc chặt chẽ với người giao hàng của nhà XK và trách nhiệm thanh toán của . tại Sở giao dịch-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch-Ngân hàng. hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với Sở Giao dịch-Ngân hàng TMCP. hình hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. 1.1.3.1 Tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. a. Giai đoạn mua hàng Trong phương thức thanh toán

Ngày đăng: 07/10/2014, 02:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín thanh toán TDCT của ngân hàng thương mại

  • 1.1.1.1. Định nghĩa

  • Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong tín dụng.

  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng cho việc thanh toán tiền hàng. Nó xác định cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Vì vậy, trong thực tế người ta gọi phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán thư tín dụng ( Letter of Credits – L/C )

  • Theo điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

  • 1.1.1.2 Các bên tham gia

  • Người yêu cầu mở L/C, còn được gọi là người mở hay người xin mở L/C, là bên mà L/C được phát hành theo ý của họ. Trong thương mại quốc tế, yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phát hành phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người hưởng L/C.

  • Người thụ hưởng L/C, còn được gọi là người hưởng hay người hưởng lợi, là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người hưởng có thể có tên gọi khác nhau: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người kí phát (drawer).

  • Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu, nghĩa là nó cấp tín dụng cho người yêu cầu. NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng. Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà NK được phép tự chọn NHPH.

  • Ngân hàng thông báo (Advising Bank) , là ngân hàng thực hiện thông bào L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hoặc là một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.

  • Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank) , là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hay ủy quyền của NHPH.

  • Ngân hàng được chỉ định ( Nominated Bank) , là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán và chiết khẩu. Đối với L/C có giá trị tự do thì bất kì ngân hàng nào cũng đều có thể trở thành ngân hàng được chỉ định. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ NHĐCĐ giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ.

  • 1.1.1.3. Quy trình nghiệp vụ

  • Quy trình

  • (3)

  • (8)

  • (9)

  • (4) (6) (7) (11) (10) (2)

  • (5)

  • (1)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan