TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện mình, hiện nay SGD đã thực hiện phát triển vững chắc để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước, đồng thời khắng định mình là một thương hiệu hàng đầu trong cả
nước với phương châm ‘ Ngân hàng hàng đầu, vì Việt Nam thịnh vượng’
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng hiện nay, để đạt được kết quả như thời gian qua, SGD đã kế thừa không ngứng phát huy những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại Thương về nguồn lực và công nghệ. Hằng năm, SGD không ngừng cập nhật, đầu tư công nghệ mới áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng phát triển với thói quen sử dụng dịch vụ cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.
SGD luôn là đơn vị tiên phong đi đầu trong việc cung ứng dịch vụ chất lượng tốt nhất, đẩm bảo mang tới cho khách hàng những dịch vụ hiện đại và tiện ích.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD VCB năm 2009-2011
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Huy động vốn 40.817,69 42.287,23 43.386,69
Sử dụng vốn 5.836,16 6.542,75 7.130,28
Tổng doanh thu 3.792,93 4.627,37 5.876,76
Tổng chi 3.075,21 3.690,25 4.354,49
Lợi nhuận trước thuể 717,72 937.12 1.522,27
( Nguồn: Phòng lưu trữ tổng hợp Vietcombank)
Huy động vốn là một trong những hoạt động tạo vốn hàng đầu của SGD. Năm 2010 tăng 1.469,54 tỷ VND (tương đương 3,6%) so với năm 2009. Năm 2011 tăng 1.099,46 tỷ VND ( tương đương 2,6%) so với năm 2010. Qua trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của năm 2011 của SGD tăng
trưởng chậm hơn so với năm 2010. Nguyên nhân là do cạnh tranh về huy động vốn trên thị trường ngày càng gay gắt, thêm vào đó là hạn chế về mặt lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước. Tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn của SGD vẫn đứng đầu hệ thống VCB chiếm 23% trên toàn hệ thống. SGD xác định chiến lược kinh doanh của mình là tập trung vào công tác huy động vốn để trở thành chi nhánh dẫn đầu trông hệ thống về hoạt động huy động vốn, là đầu mối cung ứng vốn cho hệ thống VCB. SGD đã thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức, cá nhân để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động chức năng nhiệm vụ của mình. Thị phần huy động vốn của SGD chiếm 7-8% tại địa bàn Hà Nội.
Hoạt động sử dụng vốn cũng tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2010 tăng 706,59 tỷ VND ( tương đương 12.1%) so với năm 2009. Năm 2011 tăng 587,53 tỷ VND (tương đương 8,89%) so với năm 2010. SGD hạn chế cho vay mua bất động sản và các khoản mục rủi ro khác. Tổng dư nợ tín dụng của SGD chiểm 4% toàn hệ thống. Đây là con số khá cao tương xứng với vị thế cũng như tiềm lực của SGD. Dư nợ tín dụng/ tổng vón huy động chiếm 15%. SGD luôn là chi nhánh tiên phong trong các chương trình tín dụng ưu đãi, tài trợ cho các doanh nghiệp XNK.
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 30,57 % so với năm 2009. Sang năm 2011, tuy chi phí tăng khá cao (18%) nhưng doanh thu tăng (27%) nhanh hơn chi phí nên lợi nhuận trước thuế tăng 585,15 tỷ VND (tăng 62,4%)
Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh ngoại hối truyền thống của VCB và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Những năm gần đây, mặc dù doanh số thanh toán quốc tế của VCB tăng trưởng khá đều nhưng môi trường cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng làm cho thị phần của VCB bị sụt giảm. Một số ngân hàng mới thành lập, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mở ra, một số ngân hàng khác chuyển đổi và có sự hỗ
trợ mạnh mẽ của các tổng công ty vừa đóng vai trò cổ đông vừa đóng vai trò khách hàng lôi kéo một số lượng khách hàng truyền thống của VCB. Tuy nhiên, VCB nói chung và SGD nói riêng vấn chứng tỏ được vị thế của mính với thị trường lớn nhất về thanh toán quốc tế.
Bảng 2.2. Kim ngạch thanh toán quốc tế tại SGD VCB năm 2009-2011
Đơn vi: triệu USD
Doanh số thanh toán 2009 2010 2011
Thanh toán xuất khẩu 1.293,71 1.370,25 1.493,11
Thanh toán nhập khẩu 2.483,2 2.418,42 2.337,11
Tổng cộng 3.776,91 3.788.67 3.830,22
( Nguồn : Báo cáo tình hình TTQT của VCB năm 2009-2011)
Doanh số thanh toán xuất khẩu của SGD tăng qua các năm cón doanh số thanh toán nhập khẩu thì lại giảm qua các năm. Thanh toán nhập khẩu chiểm tỷ lệ lớn do khách hàng của SGD là các doanh nghiệp co số lượng nhập khẩu nhiều, với giá trị hợp đồng cao.
Năm 2009 chịu sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động XNK cả nước với tổng kim ngạch thấp nhất trong 3 năm với giá trị 3.776,91 triệu USD.
Năm 2010, nền kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu hồi phục. Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD. Về nhập khẩu, năm 2010 kim ngạch cả nước ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, về giá trị tương đương tăng 14 tỷ USD. Trong bối cảnh chung, hoạt động TTQT của Vietcombank cũng có nhiều chuyển biến . Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của SGD đạt 3.788.67 triệu USD, tăng 0,3% so với năm 2009. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 1.370,25 triệu USD, tăng 5,91% so với năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 2.418,42 triệu USD, giảm 2,6% so với năm 2009. Mặc dù vậy, SGD vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu: thị phần thanh toán XNK chiếm 13,6% tổng kim ngạch thanh toán XNK cả hệ thông trong 2010, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm 10% thị phần, doanh số nhập khẩu chiểm 17,24%.
Năm 2011, đối với môi trường kinh tế trong nước thì năm 2011 có chiều hướng thuận lợi hơn năm 2010. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh tiền tệ còn phải đối mặt với khó khăn về nguy cơ lạm phát, căng thẳng về thanh khoản, diễn biến phức tạp của tỷ giá, cung cầu về ngoại tệ. Bên cạnh đó hoạt động của ngân hàng diễn ra càng trở nên gay gắt, đặc biệt giữa các nhóm ngân hàng cố phần, các ngân hàng nước ngoài hoạt động 100% vốn tại Việt Nam và các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2011 của SGD tăng 41,55 triệu USD tương đương 1.01% so với năm 2010. Hiện nay, tại SGD đang áp dụng 3 phương thức TTQT phổ biến nhất là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
Bảng 2.3. Doanh số thanh toán quốc tế tại SGD VCB năm 2009-2011
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chuyển tiền 2.557,63 67,72% 2.483,8 3 65,56% 2.641,83 68,79% Nhờ thu 388,27 10,28% 534,2 14,1% 411,24 11,24% TDCT 831,01 20% 770,64 20,34% 777,15 20,29% Tổng 3.776,91 100% 3.788.6 7 100% 3.830,22 100%
( Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT của VCB năm 2009- 2011)
Biểu đồ 2.1. Doanh số thanh toán quốc tế tại SGD VCB năm 2009-2011 Đơn vị: triệu USD
( Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT của VCB năm 2009-2011)
Nhìn vào bảng sổ liệu và biểu đồ 2.1, ta có thể thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những thế mạnh của SGD. Phương thức thanh toán chứng từ và phương thức chuyển tiền luôn giữ ưu thế tuyệt đối so với phương thức nhờ thu. Tỷ trọng hai phương thức này luôn chiếm xấp xỉ 90% tổng kim ngạch thanh toán của SGD. Năm 2011 doanh số thanh toán XNK tăng mạnh so với năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng của phương thức thanh toán TDCT có sự giảm nhẹ từ 20,34% xuống 20,29%. Nguyên nhân chính là do chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng và sự khan hiếm ngoại tệ trong thị trường nội địa. Tuy tỷ trọng của phương thức TDCT giảm nhưng doanh số thanh toán theo phương thức này năm 2011 tăng 6,51 triệu USD so với năm 2010. Điều này là do năm 2011 mặt hàng NK xăng dầu với gía trị cao được thanh toán qua SGD, dẫn đến doanh số thanh toán L/C NK tăng, một phần thể hiện chất lượng thanh toán quốc tế ngày càng đáp ứng được nhu cầu khách
hàng, tạo được uy tín bền vững. Bên cạnh đó thì doanh số thanh toán của phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm. Năm 2011 doanh số chuyển tiền của SGD là 2641,83 triệu USD, tăng 158 triệu USD so với năm 2010. Với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với phương thức TDCT, điều này cho thấy xu hướng các doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng chủ yếu là thực hiện với đối tác truyền thống, quen thuộc, từng làm ăn lâu dài.
2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT đối với SGD Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam