Thực trạng việc mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức TDCT tại SGD-

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 36 - 39)

thức TDCT tại SGD- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

a. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

Biểu đồ 2.4. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

Đơn vị: triệu USD

Qua biểu đồ 2.4 cho thấy doanh số thanh toán xuất khẩu tăng trưởng kéo theo sự tăng trưởng doanh số thanh toán L/C xuất khẩu. Năm 2011, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu qua ngân hàng tăng 36,24% (tương đương tăng 94,72 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2010 so với năm 2009 (17,78%). Nguyên nhân chính của việc tăng trưởng này là do kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2011 so với năm 2010 là 35%. Trong đó xuất khẩu khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài( không kể dầu thô) ước đạt 33,6 tỷ USD, chiếm 47,45% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 39% so với năm 2010 trong đó xuất khẩu nhóm nông sản thủy sản ước đạt 18,68 tỷ USD tăng 26,2% so với năm 2010. Lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều tăng so với cùng kỳ trừ mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn ( giảm 51,4%), hạt tiêu (giảm 10,4%), cà phê (2,4%). Giá bình quân của đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng cao so với năm 2010. Một số mặt hàng có kim ngach xuất khẩu lớn như dệt may, thủy hải sản.. Như vậy cơ cấu hàng hóa XK đã và đang có những chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô, có giá trị gia tăng thấp.

Tuy nhiên, tỷ trọng thanh toán theo phương thức L/C năm 2011 chiếm 23,84% trong tổng số thanh toán xuất khẩu qua ngân hàng. Điều này thể hiện doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa dành ưu thế lựa chọn phương thức thanh toán khi thỏa thuận.

b. Doanh số cho vay tài trợ hàng xuất theo L/C

SGD cho vay tài trợ hàng xuất căn cứ vào L/C đã mở, hệ số xếp hạng tín nhiệm của nhà sản xuất mà áp dụng mức lãi suất ưu tiên cho phù hợp. Đặc biệt SGD VCB rất ưu tiên cho doanh nghiệp về lãi suất. Mức lãi suất tài trợ XNK thường thấp hơn mức lãi suất thị trường. Mức lãi suất cho vay của SGD luôn mang tính cạnh tranh hơn so với các NHTM khác và mức lãi suất cũng thường thay

đổi theo diễn biến của nền kinh tế. SGD luôn hướng tới mục tiêu tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, XNK các mặ háng thiết yếu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh khả thi có hiệu quả.

Bảng 2.5. Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu theo L/C năm 2009-2011

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu theo L/c

468,475 531,43 634,56

( Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn các năm 2009-2011của SGD VCB)

Tín dụng tài trợ XNK theo L/C của SGD luôn đạt tăng trương trong 3 năm trở lại đây. Tỷ trọng tín dụng xuất khẩu chiếm khoảng 20% tổng dư nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ VCB luôn là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực ngoại thương nói chung và tài trợ XK nói riêng.

Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính trong và ngoài nước, bên cạnh việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng SGD tiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro. SGD đang từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh những chính sách quản lý rủi ro tín dụng đã được áp dụng thành công tại SGD.

c. Doanh số chiết khẩu theo L/C xuất khẩu

Biểu đồ 2.5. Doanh số chiết khấu chứng từ của SGD năm 2009-2011

Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VCB năm2009-2011)

Nhìn từ biểu đồ 2.5 ta thấy doanh số chiết khấu bộ chứng từ của SGD tăng trưởng đều từ năm 2009 đến nay. Năm 2010 tăng 25,66% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 43,78% so với năm 2010.

Năm 2010, sau lần điều chỉnh tỷ giá thứ 2 của NHNN, cùng với những biến động bất ổn của giá vàng trong nước và quốc tế, trên thị trường tự do, đô la Mỹ có lúc đã lập kỷ lục 21.530 đồng/USD, tăng 12% so với giá đóng cửa năm 2009 và cao hơn tỷ giá niêm yết tại NHTM cùng thời điểm khoảng 10%. Các doanh nghiệp xuất khẩu thu thêm được khoản chênh lệch từ việc quy đổi USD ra VNĐ do tỷ giá tăng mạnh. Doanh số chiết khẩu bộ chứng từ hàng xuất năm 2010 của SGD tăng 44,7 triệu USD (tương đương với 43,78%) thể hiện nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn nên sau khi giao hàng đã đến ngân hàng xin chiết khấu bộ chứng từ ngay mà không đợi đến khi bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w