Thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 32 - 36)

thanh toán TDCT tại SGD- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Thanh toán NK tại SGD luôn chiếm thị phần cao và ổn định. Nguồn thu từ thanh toán TDCT phục vụ nhập khẩu là rất lớn, nguyên nhân quan trọng do nước ta là một nước nhập siêu

a. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu

Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tại SGD năm 2009-2011

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của VCB năm 2009- 2011)

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy doanh số thanh toán L/C nhập khẩu năm 2011 tăng trưởng nhanh hơn so với 2 năm trước đó. Năm 2011 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tăng 100,68 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao( GDP tăng 5,89%) và đầu tư nước ngoài tăng mạnh dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng để phục vụ

sản xuất hàng xuất khẩu. Giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu chủ yếu tăng cao. Trong số 12,7 tỷ USD nhập khẩu tăng so với năm 2010 của cả nước có 5,3 tỷ USD tăng do yếu tố gía bình quân tăng, 7,4 tỷ USD tăng do tăng về lượng nhập khẩu. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hóa nhập khẩu cũng như đã góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam trong giai đoạn thực hiện CNH-HĐH, năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế. Các mặt hàng nhập khẩu đa phần trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng với chất lượng chưa cao hoặc giá thành cao hơn hàng nhập khẩu, dẫn đền doanh nghiệp thường xuyên lựa chọn phương án nhập khẩu. Công nghiệp sản xuất hàng phụ trợ cho hàng xuất khẩu còn thiếu và yếu, không đáp ứng được nhu cầu phát sinh về nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất. Nhập khẩu tăng trưởng mạnh dẫn đến nhu cầu thanh toán nhập khẩu qua ngân hàng cao. Qua đây thấy được phương thức thanh toán TDCT vẫn chưa thực sự là phương thức thường xuyên được sử dụng của nhà nhập khẩu. Doanh số L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng 10,71 % so với phương thức thanh toán nhập khẩu qua ngân hàng.

Biểu đồ 2.3. Doanh số và số món phát hành L/C tại SGD năm 2009-2011.

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, giai đoạn 2009-2011, số món L/C mà SGD phát hành đều giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2010 số món giảm từ 2416 xuống còn 2234 món( giảm 182 món, tương đương với 8,15%) so với năm 2009. Sang năm 2011 số món tiếp tục giảm xuống còn 2086 món( giảm 148 món). Điều này được giải thích, do chính sách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ của chính phủ, khống chế tỷ lệ nhập siêu. Trong đó các mặt hàng này bị hạn chế dẫn đến số món L/C phát hành bị giảm nhưng doanh số phát hành vẫn tăng từ năm 2009-2011, điều đó cho thấy chính sách của SGD là thắt chặt chất lượng phát hành L/C, tuy số món giảm nhưng giá trị thanh toán từng món lại tăng.

b. Cho vay kí quỹ mở L/C nhập khẩu

SGD luôn xác định mức kí quỹ dựa trên độ tin cậy,tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. Thông thường mức kĩ quỹ tại SGD được chia làm bao loại:

Thứ nhất: miễn kí quỹ với các khách hàng truyền thống lâu năm, là cơ quan có vốn nhà nước 90-100%

Thứ hai: từ 40-80% cho những khách hàng truyền thống có tình hình tài chính tốt.

Thứ 3: mức kí quỹ cho khách hàng mà ngân hàng ít có quan hệ

Ngoài ra SGD quy định tỷ lệ kí quỹ đối với doanh nghiệp còn căn cứ vào - Uy tín thanh toán của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. - Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp.

- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu.

- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu.

Ngoài mức kí quỹ trên cón phụ thuộc vào đối tượng hàng hóa và phương án kinh doanh của từng thương vụ cụ thể. Mức kí quỹ phổ biến tại SGD hiện nay là 80-100%, chủ yểu là các đơn vị quốc doanh, công ty, tổng công ty lớn trên địa bàn như: công ty TNHH một thành viên Xăng dầu hàng không, công ty cổ phần dược phẩm trung ương...Các mức kĩ quỹ khác chiếm tỷ trọng là rất ít.

c. Doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu

Doanh số cho vay thanh toán là một trong những chỉ số phản ánh rõ rệt nhất tình hình tài trợ nhập khẩu của ngân hàng.

Bảng 2.4. Doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu tại SGD năm 2009-2011

Đơn vị: triệu USD

Năm 2009 2010 2011

Doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu

1.130,2 1.365,9 1.469,6

( Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn các năm 2009-2011 của SGD VCB)

Bảng 2.4 trên cho thấy doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu của SGD ở mức khá cao. Doanh số năm 2010 tăng so với năm 2009 là 235,7 triệu USD (tương đương với 20,85%). Tương tự sang năm 2011 doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng 103,7 triệu USD (tương đương với 7,6%). Mặc dù tốc độ cho vay thanh toán L/C nhập khẩu ở SGD lại có xu hướng giảm, điều này được giải thích bởi chính sách tín dung thắt chặt của VCB nhưng doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu năm 2011 cao nhất trong 3 năm trở lại đây chứng tỏ uy tín chất lượng của các thương vụ thực hiện ở SGD. Nhìn chung, lĩnh vực vay thanh toán hàng NK đang là lĩnh vực khá thu hút các NHTM do khách hàng xin mở L/C với mức kí quỹ dưới 100% vốn đã được thẩm định vì thế độ tin cậy cao hơn và chi phí thẩm đinh giảm bớt. Hơn nữa, việc cho vay thanh toán hàng nhập khẩu tăng cũng ảnh hưởng

tốt đên các mảng hoạt động TTQT của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ xin mở L/C nhập khẩu tại những ngân hàng tài trợ vốn cho họ. Việc tăng tỷ lệ cho vay cũng như giữ doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu ở mức khá cao cho thấy SGD đã đi đúng hướng trong lĩnh vực này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Doanh số phát hành bảo lãnh nhận hàng

Bảo lánh nhận hàng là hình thức tài trợ ngân hàng cho nhà nhập khẩu trong trường hợp hàng về trước chứng từ và người mua muốn nhận hàng ngay để tránh rủi ro chi phí lưu kho lưu bãi. Nghiệp vụ này diễn ra không phổ biến vì thông thường chứng từ đến trước hàng hóa. Nó chiếm 7-8% số món thanh toán theo phương thức TDCT.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 32 - 36)