Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 53 - 56)

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu chứa đựng rất nhiều rủi ro đối với ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào của Nhà nước điều chỉnh hoạt động này mà người ta vẫn sử dụng các quy ước, các thông lệ quốc tế (UCP, ISBP, URC..), và các văn bản của riêng ngành ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện văn bản pháp lý

liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thanh toán quốc tế là giải pháp ở tầm vĩ mô có ý nghĩa quan trọng.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách thương mại.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Mặc dù theo quan điểm chỉ đạo của đại hội Đảng, Nhà nước ta vẫn đang thực hiện hạn chế nhập khẩu để cải thiện cán cân thanh toán nhập siêu như hiện nay, nhưng Nhà nước cần chỉ đạo đẩy mạnh một số lĩnh vực nhập khẩu như các dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hay nguyên vật liệu kết hợp với việc khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước cũng cần chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, tránh tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị xuất khẩu trong nước dẫn đến việc bán phá giá, làm tổn hại đến nguồn thu ngoại tệ, ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán phục vụ nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác quản lý đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Kiên quyết không cần giấy phép trong những tổ chức yếu kém, không có đủ năng lực hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tăng uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh hoạt động XNK của nước ta.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành (hải quan, thuế) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thứ ba, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Muốn hoạt động tài trợ nhập khẩu của các NHTM phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước cũng phải phát triển. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai mảng của hoạt động thương mại quốc tế, có quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ lẫn nhau. Xuất khẩu là một nguồn thu ngoại tệ chủ yếu tạo điều kiện phát triển cho hoạt động thanh toán nhập khẩu.

Một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu.

- Trước hết tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt chú trọng tới giải pháp khuyến khích xuất khẩu, vừa đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, vừa không trái với các quy định của WTO.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và có thị trường xuất khẩu như các mặt hàng dệt may, giày dép, cao su, các mặt hàng đồ gỗ.

- Áp dụng các biện pháp để tăng mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ hơn, nhất là hàng tiêu dùng cao cấp đắt tiền, gắn với đẩy mạnh sản xuất trong nước thay thế nhập nhập khẩu để giảm tỷ lệ nhập siêu.

- Các cán bộ ngành chức năng tăng cường đẩy mạnh công tác dự báo xu thế thị trường, nhất là những thị trường lớn. Khi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nào đó vào thị trường cụ thể như Mỹ, EU đúng ở mức độ cao, cần kịp thời cảnh báo doanh nghiệp về khả năng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các đối tác. Kịp thời cung cấp thông tin về giá, thị trường trong và ngoài nước đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Trợ giúp doanh nghiệp tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường truyền thống, đồng thời tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như ở Châu Phi, Châu Đại Dương. Quan tâm giúp đỡ doanh nghiệp trong việc nâng cao văn hoá kinh doanh nhằm tạo dựng và duy trì uy tín đối với khách hàng.

- Các cấp, các ngành và nhất là các doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt tình hình, chủ động đề ra các chiến lược và kế hoạch đầu tư kinh doanh, nhất là đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nhất là các nhóm hàng về lương thực, thực phẩm.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt là thủ tục hải quan.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch-ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w