1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại sở giao dịch ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

98 420 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 613,5 KB

Nội dung

Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và báo cáo có trong khóa luận là có nguồn gốc rị ràng, trung thực và xuất phát từ tình hình hoạt động thực tiễn của đơn vị thực tập. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Lan Phương Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ST T Tên Trang 1 Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền 11 2 Sơ đồ 1.2 : Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn 12 3 Sơ đồ 1.3 : Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 13 4 Sơ đồ 1.4 : Quy trình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ 15 5 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức SGD Vietcombank 27 6 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch Vietcombank 29 7 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của SGD Vietcombank 31 8 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh chủ yếu của SGD Vietcombank 33 9 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại SGD Vietcombank 35 10 Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu tại SGD Vietcombank 37 Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp 11 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán nhập khẩu tại SGD Vietcombank 39 12 Bảng 2.7: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế thông qua các chỉ tiêu định lượng 42 13 Bảng 2.8: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của SGD Vietcombank 47 14 Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán XK theo từng hoạt động 37 15 Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán NK theo từng hoạt động 39 16 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng theo doanh số của các phương thức thanh toán 43 17 Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại SGD Vietcombank 45 18 Biểu đồ 2.5: Quan hệ đại lý của Vietcombank với các NH nước ngoài 48 Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT STT Ký tự Tên đầy đủ 1 TTQT Thanh toán quốc tế 2 TMCP Thương mại cổ phần 3 Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 4 NHNN Ngân hàng Nhà nước 5 NHTM Ngân hàng thương mại 6 NHPH Ngân hàng phát hành 7 NHTB Ngân hàng thông báo 8 NHNT Ngân hàng nhờ thu 9 NHTH Ngân hàng thu hộ 10 NH Ngân hàng 11 VN Việt Nam 12 DN Doanh nghiệp 13 XNK Xuất nhập khẩu 14 XK Xuất khẩu 15 NK Nhập khẩu 16 L/C Letter of credit 17 WTO Tổ chức thương mại Thế giới 18 SWIFT Hệ thống Thanh toán viễn thơng liân ngõn hàng quốc tế Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trở thành chiếc cầu nối quan trọng để một nước tham gia vào đời sống kinh tế sôi động, đa dạng và phong phú của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu dồi dào với chi phí thấp, thúc đẩy sự phát triển sản xuất trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại thu nhập hấp dẫn cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp XNK và góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) của các ngân hàng thương mại (NHTM ) đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Qua thực tế tìm hiểu tại Sở giao dịch (SGD) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, thanh toán XNK là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán XNK của các NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam nói chung. Hoạt động thanh toán XNK mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM, ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các mặt nghiệp vụ khác như: nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu,và nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế Tuy nhiên, với việc Việt Nam gia nhập WTO đã đặt các NHTM trong nước trước những nguy cơ, thách thức về cạnh tranh quốc tế ngay tại chính đất nước mình. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được biết đến là đơn vị đi đầu trong hoạt động ngoại thương mà cụ thể là hoạt động TTQT cũng không tránh khỏi những rủi ro trong việc sụt giảm thị phần trên thị trường. Do đó, trước những cơ hội và những áp lực từ nền kinh tế mang lại, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và SGD Vietcombank nói riêng đã coi việc tăng hiệu quả hoạt động TTQT là một trong những nhiệm vụ quan trọng Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 1 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp trong những năm tới. Với những lý do trên, trong quá trình học tập và nghiên cứu tại SGD Vietcombank, em đã chọn đề tài nghiên cứu của khóa luận là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động TTQT tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank trong giai đoạn 2008 đến hết năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh hoạ, chứng minh và rút ra kết luận. 5. Kết cấu của khóa luận Ngồi phần mở đầu, kết luận, khó luận được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 2 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Trong xu hướng phát triển và cạnh tranh gay gắt hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó TTQT đã trở thành một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài có tác dụng bôi trơn, thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính và tín dụng quốc tế khác. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều phải đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 3 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân, giữa các quốc gia khác nhau. TTQT đã liên kết các quốc gia lại với nhau làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển trên toàn cầu. 1.1.2.2. Đối với ngân hàng thương mại Ngày nay, hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của NHTM. TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Thông qua hoạt động TTQT các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán L/C, phí bảo lãnh… Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng từ đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng. Với vai trò là trung gian thanh toán, TTQT góp phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tài trợ XNK, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trên thế giới trong hoạt động NH. Phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với các NH nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước, từ đó khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các NH nước ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh. 1.1.2.3. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK sẽ ngày càng phát triển nếu các DN biết tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức. Với các doanh nghiệp, mỗi một hợp đồng giao dịch đều cần lựa chọn một phương thức thanh toán khác nhau. Nếu hoạt động thanh toán này không được thực hiện tốt sẽ gây thiệt hại nhiều cho DN. Khi đó NH sẽ đóng vai trị Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 4 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp rất quan trọng, làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp. TTQT được thực hiện qua NH sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc NH tư vấn, hướng dẫn cho DN, từ đó thúc đẩy hoạt động XNK và tạo ra thuận lợi lớn cho DN. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì hoạt động TTQT có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với NHTM và các doanh nghiệp XNK. TTQT là điều kiện để hoạt động ngoại thương cũng như nền kinh tế của một quốc gia phát triển mạnh mẽ. 1.1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ Thanh toán quốc tế 1.1.3.1. Văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán Tín dụng chứng từ a. Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP) Bản UCP đầu tiên được soạn thảo và công bố vào năm 1933, được hội nghị ICC lần thứ 7 tại Viene thông qua. Bản quy tắc đã được ICC tu chỉnh 7 lần và gần đây nhất là ấn phẩm UCP 600 – có hiệu lực từ 01/07/2007. b. Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Unifform Customs and Practice for Documentary Credit for Electronic Presentation – eUCP) c. Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for The Examination of Documentary Credit – ISBP) Do cách hiểu, vận dụng không thống nhất của các bên tham gia về cùng một nội dung quy định trong UCP hơn nữa thực tế lại phát triển không ngừng, ngày càng phong phú và đa dạng dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều ý kiến thắc mắc, tranh chấp xảy ra làm giảm hiệu quả của phương thức thanh toán bằng L/C. Trước thực tế này, tại hội nghị Rome ngày 31/12/2002, Ủy ban Ngân hàng đã bỏ phiếu thông qua việc phê chuẩn ISBP. ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết, rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C. Văn bản ISBP mới nhất là ISBP Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 5 Học viện ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp 681- có hiệu lực từ 01/01/2007. 1.1.3.2. Quy tắc thống nhất về nhờ thu ( Uniform Rules for Collections – URC) Uniform Rules for Collection, ICC Publication No.522, 1995 Revision, gọi tắt là URC No.522 - có hiệu lực từ 01/01/1996 là bản sửa đổi gần đây nhất, nó quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức, cơ cấu của nhờ thu và về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng cũng như của các bên liên quan về các chi phí, các chứng từ trong nhờ thu. 1.1.3.3. Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán hối phiếu Năm 1930, hội nghị về luật hối phiếu được tổ chức tại Geneve các nước thành viên đã phê chuẩn Công ước về luật hối phiếu gọi là Công ước Geneve 1930 về luật hối phiếu thống nhất (Uniform Law for Bill ò Exchange – Geneve Convention 1930, UBL 1930). Riêng Mỹ và Anh đã không tham gia Công ước Geneve 1930 mà họ tự xây dựng riêng luật về hối phiếu cho mình. - Hệ thống luật các nước thuộc khối Anglo- Saxon dựa trên cơ sở luật hối phiếu của Anh quốc (Bill of Exchange Act 1882 – BEA) - Luật thương mại thống nhất 1962 của Mỹ (Uniform Commercial Codes of 1962) Đứng trước tình hình như vậy, Liên hợp quốc đã nỗ lực nhằm thống nhất hệ thống luật điều chỉnh hối phiếu trên toàn thế giới nên đã xây dựng và ban hành Công ước Liên Hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu Quôc tế - International Bill of Exchange and Promissory Notes _ UN Convention 1980. 1.1.3.4. Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc Hội nghị quốc tế về sộc tại Geneve vào năm 1931 được 30 nước thông qua luật thống nhất về sộc Quốc tế (Uniform Law of Check – ULR 1931). Nội dung chủ yếu đề cập đến những quy định thống nhất về hình thức, nội dung, tính chất, việc phát hành và lưu thông séc, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên có liên quan đến sộc. 1.1.3.5. Các văn bản pháp luật khác a. Điều kiện thương mại quốc tế (International Commerce Term – INCONTERMS) Điều kiện thương mại quốc tế (INCONTERMS) được soạn thảo và ban Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 6 [...]... TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01-4-1963 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Ngày 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã... đó, Sở giao dịch trực thuộc Hội Sở chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Tháng 5/2006, Sở giao dịch Vietcombank tách ra hoạt động như một đơn vị độc lập so với Hội Sở chính Đến ngày 05/06/2008, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chuyển đổi thành Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Quyết định số 431/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ngày 05/6/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản... niệm hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đối với hoạt động TTQT của NHTM là tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro Một hệ thống TTQT hiệu quả là nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực thanh toán ngân hàng Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là yêu cầu cần thiết để thu hút các đối tượng tham gia Hiểu một cách khái quát: Hiệu quả hoạt động TTQT... phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng tạo nên mối quan hệ hiệu quả với khách hàng Đó cũng là hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh làm cho càng nhiều người biết đến thương hiệu của ngân hàng, đến giao dịch với ngân hàng và sự chấp nhận của thị trường, của khách hàng về các sản phẩm ngày một tăng lên e Hiệu quả hoạt động TTQT thông qua trình độ nguồn nhân lực của ngân hàng Hoạt động TTQT có hiệu. .. hội nhập quốc tế và khu vực, các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần cho ngân hàng mình Để có thể đánh giá được năng lực, hiệu quả hoạt động TTQT của các ngân hàng thì chúng ta phải nhìn nhận từ cơ sở lý luận Chương 1 của khóa luận: “Tổng quan về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại”... hoạt động Như vậy, nhờ vào hoạt động TTQT các ngân hàng phát triển được nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ khả năng tăng thu dịch vụ nâng cao hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng c Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động này với hoạt động tín dụng, tài trợ XNK Khi ngân hàng cho vay thu mua hàng XNK hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo rằng bộ chứng từ XNK theo L/C, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản... nhất Việt Nam trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 Học viện ngân hàng 26 Khoá luận tốt nghiệp Sở giao dịch Hà Nội là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số1215/QĐ-NHNTTCCB-ĐT ngày 28/12/2005 và hoạt động. .. về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Đưa ra khái niệm, vai trò của TTQT, nội dung của các phương thức TTQT và cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ TTQT - Nêu lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 Học viện ngân hàng 25 Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN... giữa hoạt động này và hoạt động kinh doanh ngoại tệ Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh toán hàng xuất khẩu Khi Trần Thị Lan Phương TTQTC - K10 Học viện ngân hàng 19 Khoá luận tốt nghiệp nghiệp vụ thanh toán hàng XNK qua ngân hàng càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng được doanh số hoạt động. .. sẽ giúp ngân hàng có được chiến lược phát triển đúng đắn, tránh được rủi ro trong các phương thức thanh toán và tạo nên hiệu quả hoạt động cho ngân hàng trong hoạt động TTQT c Chính sách đối ngoại của ngân hàng Phát triển đối ngoại một cách sâu rộng là việc nhằm nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế Để đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh hiện nay các ngân hàng có . trạng về hiệu quả hoạt động TTQT tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 3. Đối. pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế. quả hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w