1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối cán bộ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1975 đến 1995

66 567 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rằng phụ nữ Việt Nam giữ một vị trí và vai trò quan trọng Trong sự nghiệp đối mới hiện nay, các tằng lớp phụ nữ đã thể hiện tỉnh thần đoàn kết, sáng tao trong lao động, công tác đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phong trào phụ nữ phát triển gắn liền với sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ Phong trào phụ nữ và đội ngũ cán bộ nữ có mối quan hệ khăng

khít, biện chứng giữa đường lối chính trị, đường lối tổ chức với hoạt động

thực tiễn của phụ nữ Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ vừa là nhân vừa là quả của phong trào phụ nữ

Nhận thức được đúng đắn mối quan hệ giữa phong trào phụ nữ và công tác cán bộ nữ, trong giai đoạn 1975-1995 Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác cán bộ nữ, xem đó là nhiệm vụ có

tính chiến lược, “Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có

tính chiến lược trong tồn bộ cơng tác cán bộ của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch đảo tạo nguồn, đào tạo, bôi dưỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế,

xã hội, khoa học, nghệ thuật chống coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử,

Trang 2

Đáng và Nhà nước đề đưa công tác cán bộ nữ ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới Những vấn đề trên đây đã nói lên tính cấp thiết và có ích của

đề tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề cán bộ nữ đã được Đảng, Chính phủ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết qua từng thời kỳ cách mạng Đặc biệt, từ sau Đại hội VII, nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, nhiều dự án, hội thảo khoa học liên quan đến cán bộ nữ đã được triển khai tiêu biểu như: Cơ cấu cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam trong hệ thống chính trị đổi mới (Đề tài KX.05.11.04) Vị trí, vai trò

chức năng và mô hình tô chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hệ

thống chính trị (Đề tài KX.05.10.05) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực

hiện năm 1993 Đề tài vai trò của của phụ nữ động bằng sông Hồng do Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường chủ trì, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện tháng 5-1994.Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa: Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác cán bộ nữ (Tạp chí Cộng sản tháng 12-1993) PTS Chu

Tuan Nha: Vai nét vé tinh hình hoạt động của các nhà khoa học nữ nước ta

(Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4-1993)

Các công trình nghiên cứu trên đây từ nhiều góc độ và cách tiếp nhận

Trang 3

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Mục đích: Thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và thực tiễn phong trào cán bộ nữ từ năm 1975-1995 góp phần giúp cho lãnh đạo các cấp nhận thức đúng và quan tâm thường xuyên bằng những biện pháp cụ thẻ, thiết thực đến công tác phụ nữ

Nhiệm vụ: Trình bày quá trình hình thành chính sách cán bộ nữ của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1975-1995 Tác dụng của những chính sách đó

Giới hạn đề tài: Phong trào cán bộ nữ nói chung và công tác cán bộ ở Việt Nam là một đề tài rất rộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác cán bộ nữ từ năm 1975-1995

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguôn tài liệu

- Các văn kiện của Đảng, Nghị quyết hội nghị Ban Chấp Hành

Trung Ương, các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo của Trung ương Đảng - Các văn kiện Nhà nước như Hiến pháp, Pháp lệnh, Chỉ thị, Quyết

định của Chính phủ

Một số sách, báo, tạp chí viết về phụ nữ

Các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Cộng sản Việt Nam đối với công tác cán bộ nữ, sự lãnh đạo và chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn Đồng thời trình bày rõ thực trạng của đội ngũ cán bộ nữ sau 20 năm thống nhất đất nước Phân tích nguyên nhân của những thành tựu, tồn tại và đưa ra những kinh nghiệm cho giai đoạn sau

6 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục luận văn gồm 2 chương

Chương 1: DUONG LOI CAN BO NU CUA DANG CONG SAN VIET NAM THỜI KỲ TRƯỚC ĐÔI MỚI

Trang 5

THỜI KỲ TRƯỚC ĐỎI MỚI

1.1 QUAN DIEM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HO CHi MINH VE VI TRi VA VAI TRO CUA PHỤ NỮ TRONG XÃ

HOI

Trước chủ nghĩa Mác, cả trong tư tưởng lý luận cũng như trong thực tiễn, phụ nữ luôn bị khinh rẻ, bị coi là kẻ tiểu nhân và mắt quyền bình đẳng cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình phụ nữ được xem như những công cụ biết nói Hàng loạt những giáo lý bất công dưới chế độ phong kiến như thuyết tam tòng đã chói chặt người phụ nữ vào công việc gia đình, suốt đời phụ nữ chỉ biết phục tùng cha, chồng, con trai

Xác định được vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển của toàn xã hội Mác, Ăngghen, Lênin đã khẳng định trong lịch sử nhân loại, không có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có người phụ nữ tham gia Phụ nữ là những người bị áp bức nhất trong những người bị áp bức nên không bao giờ họ đứng ngoài và cũng khơng thể đứng ngồi các cuộc đấu tranh giải phóng, chỉ ra những điều kiện và biện pháp để giải phóng phụ nữ, trong đó theo các ông, điều kiện đầu tiên có tính chất bao trùm là phải thực hiện quyền bình đăng, đặc biệt là quyền bình đẳng về việc làm giữa nam và nữ

Trang 6

+ Bước thứ hai, phải để phụ nữ tham gia lao động sản xuất nói chungcoi vấn đề giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu vừa là động lực của cuộc cách mạng vô sản

Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ

Chí Minh sớm nhận thức được vị trí, vai trò của phụ nữ trong lịch sử và quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ Hồ Chí Minh khẳng định “Non sông gẫm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt dep,

~”

rực rỡ”[36,tr.432].Người cũng chỉ ra rằng bình đẳng nam nữ là điều kiện quan trọng nhất để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào sự nghiệp cách mạng, cùng gánh vác với nam giới.Ngay từ năm 1925 cùng với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tô chức Việt Nam cách mạng thanh niên do Người sáng lập đã chọn 10 em gái và trai,

con Việt kiều ở Xiêm đưa đến Quảng Châu đề đào tạo cán bộ chuẩn bị thành

lập Đảng Trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Người soạn thảo được thông qua Hội nghị hợp nhất (3 — 2-1930) sau những vấn đề quan trong về đối tượng, mục tiêu, phương pháp tiến hành cách mạng Người chỉ rõ: Phải thực hiện “nam nữ bình quyén”[35, tr.295].Cùng với việc thực hiện bình dang nam nữ, phải bố trí cho phụ nữ được giám bớt công việc nội trợ trong gia đình để giành thời gian cho hoạt động xã hội và học tập Đề sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác cán bộ nữ được thực hiện triệt để thì trách nhiệm trước hết thuộc về Đảng “Đảng cách mạng phải làm sao dạy cho đàn bà nấu

ăn cũng phải biết làm việc nước” [35, tr.217]

Trang 7

cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính”[35, tr.668] Hồ Chí Minh đã phân tích, so sánh sự tiến bộ, trưởng thành của phụ nữ nước ta ngày nay với thời trước đây “Dưới chế độ XHCN, hàng vạn phụ nữ đã trở thành cán bộ chuyên môn các ngành, và cán bộ lãnh đạo, làm giám đốc và phó giám đốc các xí nghiệp, chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp, chủ tịch ủy ban hành chính, bí thư chi bộ đảng ”[37, tr.755], hay “một trong những tiễn bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều”[38, tr.239] Người phấn khởi tự hào với sự trưởng thành của đồng chí Nguyễn Thị Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Trên thế giới chưa có nơi nào phụ nữ làm phó Tổng tư lệnh như ở miền Nam nước ta” [38, tr.489]

Cùng với việc khẳng định những tiến bộ của phụ nữ trong quá trình cách mạng, Hồ Chủ tịch đã chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm của công tác cán bộ nữ Trong thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 20 - 04-1931, Người đã phê bình thiếu sót của xứ ủy Trung kỳ

về việc đào tạo và bồ trí cán bộ nữ ở các huyện quá ít so với nam giới Hồ Chí

Minh đề nghị “phải sửa chữa những sai lầm trên” Ngày 18 — 01-1967, khi đến thăm và nói chuyện với lớp cán bộ lãnh đạo cấp huyện thấy đại biểu phụ

nữ chiếm tỷ lệ rất thấp trong tong số cán bộ tham dự, Người lại chỉ ra“Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm tới việc bồi dưỡng cán bộ nữ Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hep hoi Nhu vậy rất sai”[38, tr.489].Bác mong rằng “các đồng chí hãy thật sự

sửa chữa bớt thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ.Các cô nhất là các cô ở

Trang 8

tr.48]

Được Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được thân phận của người phụ nữ dưới chế độ cũ và vai trò của họ trong lịch sử: “Trong xã hội cũ, phụ nữ là người đau khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất do đó dễ nhạy cảm với cách mạng, phụ nữ lại là lực lượng to lớn trong nhân dân, không có phụ nữ tham gia thì không một cuộc vận động cách mạng nào có thể thành công” [23, tr.12] Đối với phụ nữ “Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá rat cao công lao của phụ nữ trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng

như trong cách mạng XHCN, trong chiến đấu cũng như trong sản xuất” [23, tr.11] Nghị quyết Đại hội lần thứ ba của Đảng đã chỉ rõ “phụ nữ nước ta là một lực lượng quan trọng trong cách mạng và sản xuất, Đảng ta có trách nhiệm lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phát huy năng lực đồi dào của phụ nữ để xây dựng xã hội mới”[23, tr.4-5] Đảng Cộng sản Việt Nam

cho rằng: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền, là một bộ phận của sự

nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp Bởi vì, phụ nữ là một bộ phận của dân tộc, nếu dân tộc không được độc lập tự do thì phụ nữ cũng mat hết quyền tự do Do đó, chỉ khi nào dân tộc được giải phóng, phụ nữ mới

được giải phóng Phụ nữ cũng là một bộ phận của giai cấp, cho nên nếu giai cấp chưa được giải phóng thì phụ nữ không thể tự giải phóng được.Ngược lại nếu giai cấp được giải phóng hoàn toàn và triệt để chỉ khi nào phụ nữ được giải phóng hoàn toàn

Để phụ nữ giải phóng một cách triệt để Đảng Cộng sản Việt Nam cho

rằng phải gắn bó với việc xây dựng thắng lợi Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ

Trang 9

và ngược lại “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ một nửa”[26, tr.728] Chỉ có Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản

mới tạo ra được mọi điều kiện cần thiết về kinh tế và xã hội, về vật chất và

tinh thần để giải phóng phụ nữ một cách triệt dé, thực hiện bình đẳng giữa

nam và nữ toàn diện, làm cho phụ nữ có địa vị xã hội xứng đáng, phát huy được hết mọi tài năng, sức sáng tạo để cống hiến cho xã hội, đồng thời xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc

1.2 DUONG LOI CAN BO NU CUA DANG CONG SAN VIET NAM

TRUOC DOI MOI 1.2.1 Thoi ky 1930 - 1975

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí và vai trò của phụ nữ nói chung, chính sách đối với cán bộ nữ nói riêng mang tính liên tục nhất quán Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã trình bày quan điểm của Các Mác, Lênin về vị trí của phụ nữ đối với cách mạng Qua thực tiễn đóng góp của phụ nữ đối với cách mạng Pháp, đặc biệt là cách mạng Nga, Người khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin Người đòi hoi can thiết phải có cơ quan chuyên trách về mặt tuyên truyền, tố chức và huấn luyện đàn bà con gái, và giúp về đường giáo dục trẻ em công nông.Hồ Chi Minh khang định “mỗi Đáng Cộng sản phải có một hội phụ nữ” [35, tr.218].Như vậy là, ngay từ những năm 20, cùng với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và sự tổ chức cho việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn

đề tổ chức và cán bộ nữ, chính sách đối với giới nữ ở Việt Nam đã được Hồ

Trang 10

tham gia Hưởng ứng, từ năm 1927 đến 1930, phụ nữ cả nước đã tham gia tổ chức “Thanh niên” như các chị Hoàng Thị Ai, Nguyễn Thị Minh Lãng, Thái Thị Bôi, Nguyễn Thị Nhỏ một số khác tham gia Đảng Tân Việt và sau này trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Thị Minh Khai,

Tôn Thị Quế

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3 - 2 - 1930 mở ra thời kỳ mới có tính chất bước ngoặt đối với tình hình phát triển của phong trào phụ nữ Việt

Nam.Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng thời kỳ 1930-1945

đều có phần chính sách đối với phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng Đáng chú ý là một trong mười chính sách của Việt Minh là chính sách đối với phụ

nữ: Đàn bà con gái cũng được tự do-bất phân nam nữ, đều cho bình quyền.Theo đó, phong trào phụ nữ càng phát triển.Chính sách cán bộ nữ của Đảng đã tạo tiền đề xuất hiện những cán bộ nữ xuất sắc Những cán bộ nữ đó

đã cùng với đội ngũ cán bộ đảng viên tiền bối của Đảng góp phần quyết định trong đấu tranh giành chính quyền tháng Tám 1945

Chính quyền non trẻ thành lập sau Cách mạng Tháng Tám phải đương đầu với những thử thách hiểm nghèo: Thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Trở thành Đảng cầm quyền trong điều kiện đó, khó khăn lớn

nhất của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là thiếu nhiều cán bộ đặc biệt là cán bộ nữ Ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, lại bị những lề thói bất bình đẳng giới của xã hội phong kiến ràng buộc, việc phụ nữ tham gia quản lý và điều hành xã hội chưa bao giờ được đặt ra Vì vậy, trả lại vị trí cho phụ nữ, đưa họ tham gia công tác xã hội, đóng góp cho cách mạng là yêu cầu cấp bách

của Đáng và Nhà nước Kế từ đó đến hết 2 cuộc kháng chiến giữ nước, công

Trang 11

chiến chống Pháp, phụ nữ đã có nhiều đóng góp quan trọng Các chị đã đảm nhận hầu hết công việc sản xuất nông nghiệp ở các địa phương đề chồng con yên tâm chiến đấu Từ cuộc trường chinh giữ nước, nhiều tắm gương chiến đấu anh đũng như anh hùng Võ Thị Sáu; Mạc Thị Bưởi; Nguyễn Thị

Chiên đã xuất hiện Thực hiện chủ trương đưa phụ nữ bần có nông tham gia cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất của Đáng, nhiều chị em phụ nữ trở thành nòng cốt mà Phú Thọ là một điền hình Trong cải cách ruộng đất đợt 2 ở 100 xã, có 132 phụ nữ được bầu vào Uỷ Ban Hành Chính xã Trong số xã đã cải cách, có 15 chủ tịch và phó chủ tịch; 14 chính trị viên xã đội và xã đội trưởng; 5 trưởng công an xã Kết quả của cải cách ruộng đất trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của phụ nữ, góp phần làm nên thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới: Cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Cùng với phong trào phụ nữ được củng cố và phát triển, công tác cán bộ nữ của Đảng đã tạo điều kiện khách quan đề phụ nữ được bình đẳng tham gia quản lý và điều hành xã hội với hiệu quả cao Có những chức vụ rất cao do phụ nữ đảm nhận: Phó tống tư lệnh lực

lượng vũ trang nhân dân miền Nam Nguyễn Thị Định (sau này bà là Phó Chủ

tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam); Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam — Trưởng đoàn

dai biéu Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tại Hội Nghị

Trang 12

NQ/TW (10 — 1-1967), công tác cán bộ nữ có những chuyển biến sâu sắc Những số liệu sau đây chỉ rõ nhận định này: Khi cuộc chiến tranh phá hoại của để quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc (8-1964), cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh này có số lượng cán bộ nữ tăng 353% Số lượng cán bộ nữ đều tăng ở các cấp: Trong cơ quan Đảng số nữ tham gia cấp ủy xã tăng từ 12,9% tăng lên 20,9%, cán bộ huyện từ 9,5% lên 17,7% tỉnh tăng từ 6,3% lên 13,7%

Ở các cấp chính quyền: cán bộ xã tăng từ 14% lên 32,76%, huyện từ 12 %

tăng lên 26,48%; tỉnh từ 8% lên 13,9% Số cán bộ nữ làm trưởng, phó ty, ban ngành cấp tỉnh tăng từ 135 chị lên 221 chị, làm phó giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp tăng lên từ 50 lên 130 chị, nữ làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm cũng tăng lên từ 32 lên 90 chị Ở các cơ quan Trung ương số cán bộ trung cao cấp là nữ cũng tăng đáng kể: Năm 1965, số nữ giữ chức vụ thứ trưởng và tương đương có 5 chị, đến năm 1972 tăng lên 12 chị: số nữ đảm nhiều chức vụ: Cục, Vụ, Viện trưởng và phó tăng từ I15 tăng lên 1.837 chị Do đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đội ngũ trí thức nói chung, trí thức nói riêng cũng phát triển nhanh: năm 1961 chỉ có 3 tiễn sĩ và phó tiến sĩ đến năm 1965 tăng lên 6 và năm 1972 tăng lên 97 chị Số nữ có trình độ đại học năm 1961 là 1.650 thì đến 1972 đã tăng lên 16.948, trong đó có 1.234 chị là giảng viên đại học

Ở các địa phương thời kỳ này, công tác cán bộ nữ cũng có những

chuyển biến đáng kế Điển hình là Hải Hưng, một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác cán bộ nữ Sau khi có Nghị quyết 152-NQ/TW của Ban Bí thư,

Trang 13

99), chi uy viên tăng 184,5% (từ 562 lên 1.037); Phó chủ tịch huyện tăng 666% (từ 3 lên 20); Chủ tịch Ủy ban hành chính xã tăng 385,7%(từ 21 lên 18) [2.tr.67]

Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, trong đó có đóng góp rất lớn của phụ nữ.Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống tự giải phóng đã có từ thời các bà Trưng, bà Triệu, được ánh sáng của Đảng soi đường họ không bồng con đi hóa đá mà cùng chồng con bước vào các cuộc trường chỉnh giữ nước và xây dựng đất nước với tất cả sức mạnh của truyền thống và hiện đại để tiếp tục làm rạng danh sứ mệnh của mình trong lịch sử dân tộc Có được thành quả như vậy phần lớn bởi hiệu quả của chính sách công tác nữ và công tác cán bộ nữ của Đảng.Phải khẳng định chính sách cán bộ nữ thời kỳ CMDTDC và xây dựng CNXH ở miền Bắc (1930 -1975) đã tạo những tiền đề rất quan trọng cho công tác cán bộ nữ ở giai đoạn tiếp theo -

giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH

1.2.2 Thời kỳ 1975-1986

Đáp ứng yêu cầu của mới của cách mạng, tháng 6 - 1976, 2 Hội Liên hiệp phụ nữ ở 2 miễn đã thống nhất thành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Sự thống nhất về tô chức này đã góp phần đưa công tác cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ nữ ngày một phát triển

Trang 14

mạng của quần chúng phụ nữ: “Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ đánh dấu bước tiễn quan trọng trong việc thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của nhân dân lao động nước ta” [19, tr.I] Tuy nhiên Đảng ta cũng chỉ ra hiện tượng tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở cấp tỉnh, thành, Trung ương, thậm chí cả ở địa

phươnggiảm đi và phần nhiều lớn tuổi, nhưng diện kế cận rất ít

Để khắc phục, Hội Đồng Bộ Trưởng đã “Nhà nước hóa” đường lối của

Đảng bằng việc ra Nghị quyết 176a/HĐBT (24 - 12-1984) “Về việc phát huy

vai trò năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Chính sách cán bộ nữ thời kỳ này còn được thể hiện trong những tài liệu của Đại hội V Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa IV và V Nội dung cơ bản chính sách cán bộ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện và tài liệu nêu trên là

khẳng định những thành công và chỉ ra những thiếu sót của công tác cán bộ nữ

Qua các văn kiện của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chỉ thị 44-CT/TW, và Nghị quyết 176a/HĐBT có thể khái quát hai thiếu sót cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách cán bộ nữ của Đảng

+ Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý và lãnh đạo đã quá thấp lại có xu hướng sản xuất, nhất là trong các cơ quan quản lý kinh tế, quán lý Nhà nước

Số liệu thống kê của Đại hội V Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chứng tỏ đó

(xem phụ lục).Xét thêm một số tiêu chí khác ta cũng thấy tình trạng tương tự + Cán bộ nữ giữ các chức vụ chủ chốt ở cấp tỉnh thành và Trung ương

phần nhiều lớn tuổi, diện kế cận ít Tỷ lệ Đảng viên nữ giảm Chỉ thị 44CT/TW đã nhắn mạnh: Độingũ cán bộ nữ phát triển thiếu vững chắc do đó,

Trang 15

Những khuyết điểm, thiếu sót trong chính sách cán bộ nữ nêu trên do

nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan

+ Đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới nhưng công tác cán bộ vẫn “còn bị chỉ phối khá nặng nề bởi quan điểm đánh giá và lựa chọn người theo

lối cũ” Thống nhất với nhận định đó, chỉ thị 44-CT/TW nhắn mạnh công tác

cán bộ nữ cũng như công tác tổ chức cán bộ nói chung chưa theo kịp yêu cầu của giai đoạn mới

+ Nhiều cấp ủy Đảng chưa quán triệt đường lối và buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cán bộ nữ Thực trạng đó do nhận thức lệch lạc về vai trò của cán bộ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Bản thân các cấp hội phụ nữ cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn

đề cán bộ nữ

Để khắc phục thực trạng trên, các Nghị quyết của Đảng đòi hỏi:

+ Phải thực sự củng cố các đoàn thê quần chúng nhất là Tổng liên đoàn

lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ

+ Cấp ủy phải định kỳ nghe báo cáo của các đoàn thẻ, có quy định cụ thể để các đồng chí lãnh đạo cơng đồn, thanh niên, phụ nữ được tham dự thường xuyên các kỳ họp của ban thường vụ bàn về kinh tế, xã hội

+ Để có một chính sách cán bộ nữ đúng đắn, đặc biệt là để thực hiện

nghiêm chỉnh chính sách ấy trước hết phải “tạo nên một chuyển biến mạnh mẽ về quan điểm nhận thức đối với vấn đề cán bộ nữ”

Trang 16

thời kỳ mới phải có những chủ trương, biện pháp phát huy hơn nữa khả năng và trí tuệ của phụ nữ và cán bộ Khi Đảng đã để ra chủ trương, chính sách đối với cán bộ nữ thì mọi cấp ủy và đáng viên phải quán triệt thi hành

+ Một vấn đề nữa là phải đấu tranh xóa bỏ tư tưởng phong kiến, coi

thường phụ nữ, đối xử hẹp hòi, thậm chí bất công với phụ nữ Hồ Chí Minh

nhắn mạnh, chỉ khi nhận thức tư tưởng đúng thì hành động mới đúng

Tăng cường cán bộ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội có ý nghĩa to lớn nhiều mặt Tăng cường cán bộ nữ là nhằm phát huy vai trò và năng lực của chị em, góp phần thiết thực ngày càng nhiều vào sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời xây dựng cho phong trào nòng cốt cho phng trào phụ nữ Với mục đích như trên, nên trong các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, các đoàn thể nhân dân phải có cán bộ nữ những vị trí chủ chốt, nhất là ở những lĩnh vực mà cán bộ nữ có nhiều

điều kiện phát huy khả năng Tuy vậy, 176a/HĐBT quy định “phải có cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn và phẩm chất, năng lực tham gia lãnh đạo”

Từ những đòi hỏi về cán bộ như trên, vấn đề đặt ra là “phải tích cực đào

tạo, bôi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ nữ hoàn thành nhiệm vụ” Cần có quy hoạch cán bộ nữ, khắc phục tư tưởng chấp vá, bị động, thiếu tính liên tục trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán lãnh đạo và cán bộ quản lý

Trang 17

nhiều lĩnh vực, nhất là ở cơ sở” Để tạo nguồn phát triển cán bộ nữ, tăng

cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng phụ nữ, Chỉ thị 44-CT/TW yêu

cầu các đảng bộ cơ sở, các chỉ bộ phải chú ý phát triển đảng viên nữ, phấn đấu đến hết 1985, cơ sở nào cũng có đảng viên nữ

Cũng cần thấy rằng trong mỗi giai đoạn cách mạng, những chủ trương, chính sách cán bộ nữ của Đảng không chỉ nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp trước mắt, mà còn chỉ ra phương hướng chỉ đạo lâu đài cho các giai đoạn sau Bởi vậy, bên cạnh những chính sách đó có thể thực hiện ngay và phải thực hiện tốt vẫn có những chính sách thực hiện từng bước, từng phần tùy thuộc

vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước

Điều cần thiết để biến các chủ trương chính sách lớn cán bộ nữ của Đáng thành hiện thực đòi hỏi ngững cố gắng to lớn, bền bỉ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, trong đó Hội phụ nữ các cấp có vai trò rất quan trọng Như vậy, ngay trong việc thực hiện chính sách cán bộ nữ của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn đòi hỏi chúng ta

làm theo những điều Hồ Chí Minh đã nói nhiều lần, “kế hoạch một phần, biện

pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần”

Dưới dự lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện của Đảng và nhà nước, công tác cán bộ nữ 10 năm sau ngày miền Nam giải phóng có những chuyền biến đáng kể:

+ Đề đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới của cách mạng, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tham mưu cùng các cấp ủy Đảng sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 152,153 NQ/TW của Bí thư Trung ương Đảng và phát động trong cả nước tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của công tác cán bộ

nữ theo tỉnh thần của ban Bí thư Bên cạnh đó, ngoài việc kiện toàn bộ máy tổ

Trang 18

phần đưa công tác cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ nữ ngày càng phát triển Tính dến năm 1980 có gần 8.000 chị em tham gia cấp ủy Đảng từ cơ sở trở lên (trong đó gần 2.000 chị là bí thư đảng ủy xã là bí thư, phó bí thư huyện quận); 421 là trưởng phó các ngành cấp tỉnh, thành; 2.563 chị là trưởng phó phòng quận huyện; 160 chị là chánh phó giám đốc xí nghiệp Trên các cơ quan Trung ương: số cán bộ nữ là Trung ương ủy viên chính thức của đại hội VI

(1976- 1981) có 132 chị (26,9% tổng số đại biểu quốc hội), trong đó có một

chị là phó chủ tịch, 2 chị là ủy viên thường vụ Quốc hội Số chị tham gia quản lí nhà nước cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể: năm 1975 có 5 chị giữ chức bộ trưởng và tương đương (số lượng này giữ nguyên đến 1981); 15 chị giữ chức Thứ trưởng và tương đương (đến năm 1981 còn 12); 21 chị giữ chức vụ, vụ,

viện trưởng (đến năm 1981 tăng lên 24 chị) và 82 chị giữ chức cục, vụ, viện phó (đến năm 1981 tăng lên 97) Lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, mà trước cách mạng phụ nữ không bao giờ giám mơ tưởng đến thì đến

năm 1986 tỉ lệ cán bộ chiếm 51% trong số cán bộ khoa học kỹ thuật, trong đó trên đại học chiếm 10,66%; giáo sư cấp I, II là 7,3% tiến sĩ, phó tiến sĩ chiếm

Trang 19

của cán bộ nữ là vốn mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam là cần cù, trung hậu, ding cam, dam dang Cac chi có lòng nhiệt tình hăng hái trong công tác, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà Chính phủ; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, có ý thức kỉ luật tốt, lo lắng đến trách nhiệm của mình trên cương vị lãnh đạo,

nhiều chị (nhất là ở cơ sở) đã phát huy được dân chủ về chính trị và kinh tế

nên được quần chúng tín nhiệm và ủng hộ Trong quản lý kinh tế phần lớn số chị em chặt chẽ trong quản lý lao động và quản lý tài chính;tham ô lãng phí, các hiện tượng chè chén, nhậu nhẹt rất ít khi diễn ra

+ Trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của các chị được nâng lên rõ rệt nhờ có sự đầu tư của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến điạ phương, các ngành tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ nữ Một sỐ ngành và địa phương mạnh dạn giao việc cho chị em tập sự dần từng bước, phân công cán bộ theo dõi giúp đỡ về phẩm chất đạo đức, về phương pháp lãnh đạo, mở những cuộc tọa đàm trong từng loại

cán bộ đề trao đổi kinh nghiệm

Bên cạnh những thành tựu, không tránh khỏi hạn chế:

Thứ nhất, tuy đội ngũ cán bộ nữ phát triển khá nhanh nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Tỷ lệ cán bộ nữ không đều ở các cơ quan trung ương, địa phương, các ngành đặc biệt cán bộ nữ là người dân tộc tăng không đáng kể Một hiện tượng không bình thường là có nhiều cơ sở đông nữ, hoặc hầu hết là nữ, tuy có thể đề bạt cán bộ nữ tham gia lãnh đạo nhưng không những không đề bạt mà cũng chậm thuyên chuyển từ nơi khác về Trong các loại hình cán bộ thì cán bộ quản lý kinh tế

(đặc biệt trong nông nghiệp)đề bạt là khó khăn nhất Ngay cả những đơn vị

Trang 20

thiết có nữ làm lãnh đạo, nhưng tỷ lệ phụ nữ làm đội trưởng còn rất thấp

(trong các hợp tác xã nông nghiệp nữ đội trưởng sản xuất chỉ có 17,7%) Thứ hai, việc đề bạt cán bộ nữ nói chung là đúng, việc cấp trên quy định tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào các cấp lãnh đạo là cần thiết Tuy nhiên, khi vận dụng có nơi còn máy móc, rập khuôn không xuất phát từ tình hình thực tế cụ thể của từng nơi không lựa chọn cho đúng tiêu chuẩn; sử dụng thiếu hợp lý, không có ý đồ lâu dài và không có chuyên môn hóa cán bộ Cán bộ nữ hay bị thay đối vi trí công tác dẫn tới không tích lũy được kinh nghiệm Đã vậy, khi giao việc cho cán bộ nữ thiếu quan tâm đến đặc điểm giới tính hoặc thể lực, tâm sinh lý, gia đình, con cái nên hiệu quả chưa cao Số cán bộ khoa học kỹ thuật đã ít lại phân công không phù hợp với ngành nghề, thậm chí có người bồ trí làm những việc lao động giản đơn bỏ phí mất thời gian và kinh phí đào tạo

Thứ ba, công tác đề bạt, sử dụng cán bộ nữ còn có tư tưởng phong kiến, hẹp hòi bảo thủ, coi thường dẫn tới cán bộ nữ ở nơi đó dù có khả năng vẫn

không được đề bạt Ngoài ra còn có tư tưởng kèn cựa, địa vị được biểu hiện

dưới nhiều hình thức, khi thì gay gắt, thô bạo, khi thì rất tỉnh vi như đá kích, chế diễu, không phục tùng nữ lãnh đạo, không hợp tác, giúp đỡ hoặc dồn việc nhiều cho cán bộ nữ để đối phó hoặc thử sức Nguy hiểm hơn có người còn tìm cách lật đồ hoặc tung dư luận xấu về tư cách, nhân phâm của cán bộ nữ

nhằm hạ thấp uy tín của họ

Trang 21

thành nhiệm vụ, mắt tín nhiệm trước quần chúng ảnh hưởng tới công tác cán bộ nói chung của Đảng

Thứ năm, bản thân cán bộ nữ còn tồn tại nhiều nhược điểm và gặp những trở ngại nên đã hạn chế về việc tăng lương và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ Nhược điểm lớn nhất của cán bộ nữ là so với nhiệm vụ được giao thì trình độ văn hóa, chuyên môn, năng lực quản lý (nhất là quản lý kinh tế) của chị em nới chung còn thấp Một yếu điểm khác của cán bộ nữ là: ở một số nơi giữa cán bộ nữ thiếu sự thông cảm về hoàn cảnh cá nhân, gia đình để tạo điều kiện hỗ trợ động viên giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước được giao cho Số cán bộ nữ làm công tác khoa học kỹ thuật phần lớn được đào tạo sau hòa bình lập lại ở miền Bắc và là con em các gia đình thành phần công nhân, nông dân, tri thức Xã Hội Chủ Nghĩa họ chịu khó miệt mài học tập, nhưng do chất lượng đào tạo chưa cao, trình độ ngoại ngữ kém, chưa tích lũy được kinh nghiệm nhiều cùng với cơ sở vậ chất

thiếu thốn dẫn tới việc nghiên cứu gặp khó khăn Một số ít chị em có tư tưởng

Trang 22

Công tác cán bộ nữ còn tồn tại một phần cũng là trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Trong khi tình trạng cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới, nhưng những hoạt động của Hội chưa kịp chuyên về nội dung và những biện pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò, chức năng của Hội trong hệ thống chuyên chính vô sản Hoạt động của các cấp Hội thường bị động, ôm đồm nhiều việc và chỉ huy động phụ nữ thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt Cách làm việc của các cấp Hội thường bị bó hẹp trong hệ

thống ngành dọc của mình, chưa có nhiều hình thức biện pháp phối hợp với

các ngành khác để huy động lực lượng cán bộ nữ những ngành này phục vụ cho phong trào phụ nữ Các cấp Hội chưa biết dựa vào Hiến pháp và các luật

lệ, chủ trương, chính sách của Nhà nước để tuyên truyền giải thích cho chị em hiểu rõ và phát huy vai trò của minh trong việc tham gia quản lý kinh tế, Nhà nước Trong sản xuất và đời sống của cán bộ nữ có nhiều khó khăn, thì Hội chưa tập trung nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm giúp

đỡ cho cán bộ Hội khắc phục những khó khăn này để làm tốt hơn nhiệm vụ

được giao

Hơn nữa về phía bản thân cán bộ nữ còn nhiều thiếu sót, chị em chưa tự giải thoát khỏi những quan niệm phong kiến lạc hậu tồn tại từ bao đời nay, do đó chưa đám mạnh dạn đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc đó để đòi quyền bình đẳng với nam giới trong gia đình cúng như bên ngoài xã hội Do mất nhiều thời gian và công sức việc gia đình nên đa số chị em chưa đầu tư thích đáng thời gian, sức lực cho việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hiểu biết xã hội cho bản thân Ngoài ra chị em còn có tâm lý

mặc cảm, tự ty và đố ky ngay trong cán bộ nữ với nhau cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vươn lên của cán bộ nữ

Trang 23

mới được nghiên cứu một cách đày đủ, toàn diện nhất, Đảng Cộng sản Việt

Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức ý nghĩa quan trọng

trong việc động viên lực lượng to lớn của phụ nữ tham gia vào các phong trào đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc Chính từ sự nhận thức đúng đắn này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo từ khi phong trào phụ nữ từ khi Đảng ra đời đến khi kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước đưa đất nước quá độ lên CNXH Những nội dung quan trong xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào phụ nữ và cán bộ thời kỳ này được biểu hiện tập trung trong Nghị quyết 152,153 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IV), và chỉ thị 44-CT/TW của Ban Bí thư (khóa V) Mặc dù ở những thời điểm khác nhau với những nhiệm vụ chính trị không giống nhau nhưng các nghị quyết, chỉ thị

này đều tập trung phân tích vị trí, tầm quan trọng của phụ nữ, công tác cán bộ nữ trong toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến trước sự nghiệp đổi mới; các Nghị quyết, chỉ thị đã nêu lên những phương hướng cơ bản mà các cơ quan phải thực hiện đây mạnh phong trào phụ nữ và công tác các bộ nữ Do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng với nhiều chính sách, biện pháp tích cực của Chính phủ tạo điều kiện chỉ việc thực hiện và tạo cơ hội cho công tác cán bộ nữ phát triển tương đối tốt Có những giai đoạn ở nhiều địa phương cán bộ nữ trở thành lãnh đạo chủ chốt, quyết định về đường lối phát triển chính trị, kinh tế, xã hội Tuy nhiên, trong công tác lãnh đạo công tác cán bộ nữ, chúng ta còn có một số thiếu sót Do yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng nên có thời kỳ, Đảng chỉ tập trung chú trọng

Trang 24

Chương 2

DUONG LOI CAN BO NU CUA DANG CONG SAN VIET NAM THỜI KỲ ĐỎI MỚI (1986 - 1995)

2.1 ĐƯỜNG LỎI CÁN BO NU’ CUA DANG CONG SAN VIET

NAM (1986 — 1995)

2.1.1 Yêu cầu khách quan phải điều chính chính sách cán bộ nữ

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, nhân dân ta đã dành được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đặt cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới của đất

nước Song cùng với những khó khăn khách quan chúng ta đã mắc một số sai lầm chủ quan dẫn tới nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trong Voi tinh than nhin thang vào sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội VI (thang 12-1986) của Đảng đã đánh giá đúng thực trạng của đất nước, từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng nhằm đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục đi lên Tìm hiểu nguyên nhân của những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội thời kì này Đảng ta cho rằng những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế -xã hội, bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tô chức và trong công tác cán bộ Đảng Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân và “trong công tác tô chức khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đối mới công tác cán bộ Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ kĩ và tiêu chuân không đúng đắn, mang tính hình thức, không xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công việc, cách làm thiếu quy hoạch, chưa chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng Công tác quy hoạch và quản lí cán

bộ, đảng viên chưa chặt chẽ”[24, tr.27-28] Từ những khuyết điểm trên đây

Trang 25

nhất mà đảng phải nắm chắc đề thúc đây những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng” và “đối mới đội ngũ cán bộ có ý nghĩa là đánh giá, lựa chọn, bố trí lại, đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ có đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo lấy nhu cầu nhiệm vụ làm căn cứ bố trí cán bộ”124 tr.132] Đặc điểm tình hình trên của đất nước cùng với thực trạng, phương hướng và quá trình lãnh đạo chỉ đạo của Đảng về công tác cán bộ nói chung là một trong những căn cứ để tìm hiểu chính sách cán bộ nữ nói riêng của Đảng từ năm 1986 đến 1995

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác cán bộ nữ thời kì này được tập trung ở một số văn kiện Sau khi Chỉ thị 44 CT/TW được thực hiện tám năm, Ban Bí thư đã có công văn 161-CV/TW chỉ đạo các cấp ủy Đảng,

các bộ ngành, các địa phương khảo sát, đánh giá việc thực hiện công tác can bộ nữ ở đơn vị mình Trong thời gian khảo sát, Bộ Chính Trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa VII) đã ra nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 12 — 7- 1993 “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” Đây là một sự kiện quan trọng đối với phong trào phụ nữ trong cả nước nói chung, cán bộ nữ nói riêng Sau khi điểm lại vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đựng nước và giữ nước của dân tộc, Nghị quyết đã phân tích “tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ của Đảng” Đảng ta cho rằng thời gian qua các tầng lớp phụ nữ cả nước đã được phát huy truyền thống “Anh hùng, bắt khuất, trung hậu, đảm đang”, để đoàn kết đổi mới, sáng tạo trong lao động, công tác đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Tuy nhiên, phụ nữ là người phải gánh chịu nhiều thiệt thòi

nhắttrong khó khăn chung của đất nước

Về công tác phụ nữ, Đảng chỉ rõ: từ sau đại hội phụ nữ toàn quốc lần

Trang 26

dung và phương thức hoạt động theo hướng đa dạng hóa các hình thức tập hợp giáo đục và các phong trào hành động nên đã đáp ứng đươc nhu cầu của phụ nữ Hai cuộc vận động lớn “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học” đo Trung ương Hội nghị phát động đã có tác dụng tốt đến đời sống và hạnh phúc của gia đình, góp phần ồn định xã hội

Cùng với những ưu điểm trên đây, Đảng ta tự kiểm điểm về công tác phụ nữ của Đảng và Nhà nước mới chỉ chú ý huy động khai thác sự đóng góp của phụ nữ mà chưa chú trọng đúng mức việc bồi đưỡng nâng cao trình độ đề phụ nữ đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới của cách mạng Công tác vận động phụ nữ mới chỉ chú ý ở các khu vực Nhà nước, còn xem nhẹ các thành phần kinh tế tập thé, cá thể trong các dân tộc ít người, các tôn giáo Về công tác cán bộ nữ, Nghị quyết 04 nhắn mạnh “Đặc biệt về chính sách đối với chính sách cán bộ nữ còn nhiều thiếu sót Một số phụ nữ có năng lực, phẩm chất chưa được bố trí vào các cương vị xứng đáng, chưa được bồi dưỡng chuẩn bị để bố sung nguồn cán bộ của Đáng và Nhà nước Nhìn chung đội ngũ cán bộ đang bị giảm sút, nguồn cán bộ nữ đang bị hãng hụt”

2.1.2 Đường lối cán bộ nữ

Trước yêu cầu khách quan trên Nghị quyết 04-NQ/TW Bộ Chính trị (khóa VII) đã phân tích những quan điểm và một số công tác lớn trong thời gian trước mắt đối với phong trào phụ nữ Trong mục 4, phần nói về công tác cán bộ nữ, nghị quyết đã chỉ rõ: phải “đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong tồn bộ cơng tác cán bộ của Đảng và Nhà nước Nghị quyết còn nêu: Cần phải có chính sách sử dụng và phát huy

của những nữ chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm ở độ tuổi nghỉ hưu để họ

Trang 27

Về công tác tô chức thực hiện, Bộ chính trị yêu cầu các cấp, ngành hữu quan có trách nhiệm tổ chức, quán triệt các quan điểm của Đảng, cụ thể hóa thành chế độ chính sách, đồng thời xây dựng chương trình hành động cụ thể, cùng với đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu Nghị quyết đã nêu

Tiếp theo Nghị quyết 04-NQ/TW, ngày 29 — 09-1993 Ban bí thư Trung ương đã ra chỉ thị số 08-CT/TW vẻ thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị “Đổi

mới, tăng cường công tác vận động, phụ nữ trong tình hình mới” Tinh thần cơ bản của chỉ thị này là yêu cầu các cấp ủy Đảng, Đảng Đoàn, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy các khối Trung ương cần phải làm cho toàn Đảng toàn đân thấy rõ vị trí vai trò phụ nữ Việt Nam và sự cần thiết phải đổi mới, tăng cường công tác vận động phụ nữ Cần tiến hành chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể từng

việc phù hợp với điều kiện thực tế ở từng đơn vị, địa phương, có kiểm tra đôn đốc, so kết, tổng kết, xây dựng kế hoạch và chương trình thực hiện nghị quyết

về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới Theo chức năng của mình, Đảng đoàn quốc hội, Ban cán sự Đảng chính phủ, Ban cán sự Đảng các Bộ ngành, Ủy ban, các tổ chức Đảng ở địa phương và cơ sở chỉ đạo thể chế hóa Nghị quyết bằng các cơ chế chính sách, luật pháp hoặc xây dựng các chương trình thực hiện cụ thể Các cơ quan có liên quan như Ban Tổ chức Trung ương, Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, các trường Đảng, đoàn thể và quản lý nhà nước, Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tùy theo từng chức năng và nhiệm vụ của mình giúp Ban bí thư hướng dẫn, theo đõi kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết

Sau hơn 1 năm thực hiện, TW cũngđã tiến hành tổng kết việc thi hành chỉ thị 44 CT/TW trong phạm vi cả nước Đây là hội nghị đầu tiên tổng kết có

Trang 28

các đoàn thê đã triển khai tập trung, đồng bộ nghiêm túc và khá chặt chế nội

dung của bản chỉ thị, Ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị được thành lập từ Trung ương đến các tỉnh thành, bộ, ngành Nhiều địa phương thành lập ban chỉ đạo đến cả quận huyện Theo báo cáo của 27 tỉnh thành và 20 bộ ngành thì 25/27

tỉnh thành và 6/20 bộ ngành đã có chí thị, nghị quyết, kế hoạch hướng dẫn, cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, biện pháp đề tăng cường đội ngũ cán bộ nữ của

địa phương, ngành mình Tỉnh thần của bản chỉ thị đã được quán triệt đến các cấp ủy cơ sở, nhiều nơi đến từng cán bộ đảng viên và quần chúng Thời gian triển khai tương đối nhanh, chỉ sau sáu tháng ban hành chỉ thị đã có 39/40 tỉnh

thành và 2/3 số bộ - ngành, đồn thê tơ chức học tập chỉ thị

Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban Bí thư và ban chấp hành nghiêm túc nội dung của bản chỉ thị nên kết quả thực hiện tương đối tốt Ban Bí thư nhận định: các cấp ủy Đảng trong quá trình quán triệt chỉ thị đã chú trọng giải quyết vấn đề quan điểm nhận thức đối với công tác cán bộ nữ nên bản chỉ thị đã được phô biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, nhân viên Một số nơi tổ

chức hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị cán bộ nữ nhằm trao đổi thống nhất

Trang 29

Cùng với những chuyên biến trong nhận thức công tác đào tao bồi dưỡng cán bộ nữ đã được cấp ủy Đảng, các ngành chú ý hơn Ban Bí thư cho rằng, nhiều nơi đã kết hợp khá chặt chẽ giữa xây dựng quy hoạch với công tác

đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài

chính, ngành Ngân hàng Các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam-Đà Nẵng đã quy định chế độ phụ cấp trong thời gian đi học của cán bộ nữ thấp hơn hai lương so với nam giới Bộ Công nghiệp nhẹ đã mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lý luận riêng cho cán bộ nữ Ban tổ chức Trung ương Đảng phối hợp với Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tô chức riêng một lớp cán bộ nữ đi nghiên cứu học tập kinh nghiệm quản lý ở Liên Xô Đồng thời công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng cũng được tăng cường, các hình thức đào tạo bồi dưỡng tương đối phong phú, đa dạng như lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý luật pháp, ngoại ngữ Những điều kiện thuận lợi này đã giúp cho niều cán bộ nữ có cơ hội học tập nâng cao kiến thức và năng lực lãnh đạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Sau khi chỉ ra mặt mạnh yếu của công tác cán bộ nữ, xuất phát từ những điều kiện trên Ban Bí thư đã chỉ ra công tác cán bộ nữ trong thời gian tới phải đám bảo bốn yêu cầu

Một là, cán bộ nữ là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ Đảng, việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ phải đặt nhiệm vụ có tính chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước

Hai là, công tác cán bộ nữ một mặt phải được đặt ra theo yêu cầu đổi mới của công tác cán bộ nói chung để phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng, sự phát triển của đất nước; mặt khác, công tác cán bộ nữ cũng có những yêu

cầu riêng biệt nên phải hết sức quan tâm giải quyết không thê đơn thuần đánh

Trang 30

Ba là, công tác cán bộ nữ phải gắn liền với phong trào và sự nghiệp giải phóng phụ nữ Trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ cần phải chú trọng cả về số lượng và chất lượng

Bốn là, việc phát triển đội ngũ cán bộ nữ phải theo hướng tăng cường từ cấp cơ sở và quan tâm ở cấp vĩ mô, phải trên cơ sở lựa chọn những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với phụ nữ, phát huy được thế mạnh của phụ nữ hoặc có liên quan nhiều đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách

Cần phải tăng cường cán bộ lãnh đạo là nữ ở các cấp, các ngành Ban bí thư để ra trong 5 năm (1994 - 1999) trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước tỷ lệ cán bộ nữ là: -Cán bộ nữ tham gia các cấp ủy Đảng (kể cả cấp Trung ương) ít nhất có từ 15-20% -Các cơ quan dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) đại biểu nữ có tý lệ tối thiêu 20% -Các cấp chính quyền tỷ lệ cán bộ nữ ít nhất chiếm 10%

-Các ngành đông nữ như y tế, giáo dục -đào tạo, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiêp và công nghiệp thực phẩm, thương mại, du lịch, phải có cán bộ nữ trong bộ máy lãnh đạo chủ chốt các cấp

- Các cơ quan làm công tác cán bộ, xây dựng và thực hiện chính sách như: Ban Tổ chức Đảng, Ban Tổ chức Chính quyền, Lao động - thương binh xã hội, Tòa án, Viện kiểm sát phải có cán bộ nữ trong bộ phận lãnh đạo

- Các xí nghiệp quốc doanh đông nữ (từ 30 - 50%) phải có giám đốc

hoặc phó giám đốc là nữ Nếu không có phải đào tạo hoặc điều động từ nơi

khác đến

- Các cán bộ trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đoàn thê các cấp có

Trang 31

Trên cơ sở tổng kết chỉ thị 44 CT/TW, Ban Bí thư đã xác định những

mặt tồn tại cơ bản của công tác cán bộ nữ, đồng thời cũng chỉ ra những thuận lợi mới tạo cho sự phát triển tiềm năng lao động nữ và cán bộ nữ Để tiếp tục

thực hiện tốt hơn Nghị quyết 04-NQ/TW của bộ Chính trị, ngày 16 — 5-1994

Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 37-CT/TW “về công tác cán bộ nữ

trong tình hình mới” Nội dung chính của bản chỉ thị một lần nữa nhắn mạnh

phải tiếp tục nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ nữ Cùng với những quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức đúng và đánh giá cao vai trò của phụ nữ, coi phụ nữ Việt Nam là lực lượng to lớn của cách mạng.Theo đó, quan điểm của Đảng thể chế hóa

trong Hiến pháp, cơ chế chính sách Tiếp nối tinh thần của Hiến pháp 1946 và

1959, Hiến pháp 1980 và 1992 đã khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ

Thêm nữa, Bộ luật lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1994 đã dành riêng chương X quy định các chế

độ chính sách về lao động nữ Trong 10 điều (từ 109 - 118) đã thể hiện nhiều nội dung phù hợp về tình hình lao động nữ trong điều kiện mới

Phần quan trọng của chương X quy định về chế độ nghỉ của lao động nữ khi chuẩn bị và sau khi sinh con Điều 116 có quy định về điều kiện làm việc của lao động nữ

Có thể nói, những nội dung đó đã thể hiện bình đẳng giữa nam và nữ

trong xã hội Đồng thời do đặc điểm giới tính, Bộ luật đã có quy định riêng

đối với lao động nữ thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước Việt Nam đối với lao động nữ

2.2 THỰC TRẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ GIAI ĐOẠN 1986 -

1995

Trang 32

sản Việt Nam đã có sự quan tâm thích đáng hơn, thường xuyên hơn đến vấn đề công tác cán bộ nữ Ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo thông qua hệ thống các Chỉ thị, Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tiến hành khảo sát thực tiễn một cách toàn diện nhằm đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ cán bộ nữ Điều đó được thẻ hiện trong Bản báo cáo tổng kết thi hành Chỉ thị 44-CT/TW (18 — 10-1993) Là một trong những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng và Chính phủ đã sớm nhận thức đúng và đánh giá cao vai trò của phụ nữ

Sự quan tâm đến phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng đã được thể hiện rõ trong Hiến pháp của nước ta trong các thời kỳ khác nhau Hiến pháp đầu tiên 1946 đã khẳng định “phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương

diện” Quan điểm đó đã được nêu cụ thê trong hiến pháp 1959: “phụ nữ được hưởng sự bình đẳng với nam giới trong tất cả hoạt động kinh tế - chính trị -

văn hóa — xã hội” Hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992 đã khẳng định lại quan điểm đó một lần nữa Trong từng giai đoạn của cách mạng, các điều khoản của

hiến pháp đã được thê chế hóa bằng hệ thống pháp luật, các văn bản nhằm

phát huy vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngoài việc phát triển xã hội theo nguyên tắc công bằng và tiến bộ, Chính phú Việt Nam đã xây dựng các

thể chế và chính sách đảm bảo cho mọi người,đặc biệt là những người thuộc

Trang 33

Sự chỉ đạo thực hiện của Đảng và Chính phủ cùng với những cố gắng của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đã đem lại cho phong trào phụ nữ cả nước có bước phát triển mới Từ trong phong trào này đội ngũ cán bộ nữ đã có chuyên biến cá về số lượng và chất lượng

Về phẩm chất, đạo đức của cán bộ nữ, trước sự diễn biến bién phức tạp của tình hình thế giới, sự tác động mạnh mẽ nhiều mặt (đặc biệt từ mặt trái

của cơ chế thị trường) đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từng con người, nhưng đội ngũ cán bộ nữ nói chung (nhất là cán bộ làm công tác và lãnh đạo cao cấp) đã thế hiện được bản lĩnh vững vàng, đạo đức và tình cảm trong sáng, có quan điểm và tác phong gần gũi với quần chúng nhân dân, đã thể hiện được tỉnh thần tận tuy, trách nhiệm cao trong công tác mà Đảng và nhân dân giao phó Một điểm nỗi bật là trong khi tệ buôn lậu, tham nhũng, chiếm dụng của Nhà nước, nhân dân làm của riêng trở thành phô biến, là “quốc nạn” khó kiểm soát thì tuyệt đại bộ phận cán bộ nữ vẫn giữ được nếp sống trong sáng, lành mạnh, biết tôn trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước Theo thống kê, tỷ lệ cán bộ nữ vi phạm những khuyết điểm loại này rất thấp

(từ 2,4 đến 3%) so với tổng số cán bộ bị xử lý

Về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý nói chung của cản bộ nữ: Trước

tình hình mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề xướng và lãnh đạo sự nghiệp

đổi mới Vì thế, bước chuyển toàn diện này nảy sinh nhiều vấn đề mới mẻ cá thuận lợi và khó khăn trong công tác cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng Từ chỗ chỉ là những cán bộ chịu sự chỉ đạo của cấp trên, là những người “thừa hành” hoặc cùng lắm lãnh đạo bằng những kế hoạch đã được định sẵn, những

điều kiện ưu tiên về giới tính, cơ cấu Trong cơ chế mới, cán bộ nữ còn phải

Trang 34

kinh tế, xã hội và trong quản lý nhà nước Với tỷ lệ 52% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ đã tham gia đông đảo ở khắp các ngành kinh tế quốc dân Một số ngành có tỷ lệ lao động nữ cao như: giáo dục (70%), công nghiệp (63,65%), nông nghiệp và công nghiệp thực phâm (61,7%), y tế (60%) đều có nữ tham gia lãnh đạo, có chị giữ vị trí quan trọng như bộ trưởng, thứ trưởng Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, thực hiện cơ chế mới, phụ nữ có để phát triển thêm một số ngành nghề thích hợp với khả năng và điều kiện của mình Cán bộ nữ có điều kiện tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật thông qua các trung tâm chuyền giao công nghệ, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng năng suất lao động cải thiện đời sống Ở khu vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhiều cán bộ nữ làm công tác quản lý, là chủ doanh nghiệp đã tích cực tìm tòi phương án sản xuất, kinh doanh khai thác được nhiều nguồn vốn và công nghệ mới nâng cao năng xuất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm Là những cán

bộ quản lý, các chị đã năng động linh hoạt tìm kiếm thị trường để tiêu thy san

phẩm và tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, trong đó có lao động nữ Ngoài việc tham gia quản lý ở khu vực quốc doanh, tập thẻ, nhiều chị em còn là chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất các mặt hàng xuất khâu như thuê ren, sơn mài, giày đa, may mặc Các cơ sở sản xuất này thu hút hàng trăm nghìn lao động nữ, sản phâm của họ ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế

Cán bộ nữ cũng giữ vị trí quan trọng trong phát triển xã hội Nhờ có đường lối đúng đắn, đề cao nhân tố con người, đặt con người vào trung tâm của

sự phát triển kinh tế - xã hội nên trong thời gian qua tiềm năng của mỗi cá nhân

trong đó có cán bộ nữ đã được khơi dậy và phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ nữ đã góp phần đáng kế vào công cuộc thúc đây xã hội tiến triển

Trang 35

Nhiều cán bộ nữ đã không quản ngại khó khăn có mặt ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng dân tộc ít người để vận động đồng bào đi học, day manh phong trào dạy bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ

Do đòi hỏi của cơ chế mới, các cán bộ nữ đã phan đấu vươn lên đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động và nghiên cứu khoa học Ngoài số lượng ngày một tăng, nhiều cán bộ nữ đã chủ trì nhiều đề tài khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn có giá trị cao được ứng dụng trong sản xuất và đời sống

Trong ngành y tế, với số lượng trên 60% phụ nữ có vai trò quan trọng

trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân với khâu hiệu “thầy thuốc như mẹ

hiền” Nhiều chị đã phấn đấu cả về chuyên môn khoa học, năng lực quản lý đã được giao những trọng trách trong ngành như thứ trưởng, vụ trưởng, tổng giám đốc, giám đốc các bệnh viện lớn Cán bộ nữ cũng tham gia tốt vào các chương trình quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình; chương trình phòng

chống tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý của Chính phủ Các hoạt động nghệ

thuật, văn hoá, thê thao phụ nữ đạt được những thành tựu đáng kể Tính đến

năm 1994 trong tổng số cán bộ được phong tặng danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân” và “nghệ sĩ ưu tú”, tỷ lệ nữ là 24% và 28,4% Theo thống kê của Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam đến tháng 12 năm 1994 có 144 lượt người lập kỷ lục quốc gia các môn thể thao như: bắn súng, điền kinh, thể dục dụng cụ trong đó có 50% là nữ Thành tích ở thế van hoi Chau A (SEA GAME 16, 17)

các vận động viên nữ chiếm tỷ lệ khá cao từ 33 đến 34%

Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, phụ nữ cũng khẳng định được vai trò của mình với những trọng trách được giao.Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo

điều kiện để phụ nữ phấn đấu vươn lên với tinh thần trách nhiệm caotrong bộ

Trang 36

trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Nhìn chung so với thập kỷ trước số lượng và tỷ lệ cán bộ nữ được đảo tạo bồi dưỡng ở các cấp, các ngành đã tăng hơn nhiều, chị em giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Nhà nước: 01 Phó Chủ tịch nước, 06 Bộ trưởng và tương đương, 21 Thứ trưởng và tương đương, 80 nữ cấp Vụ trưởng, Vụ phó và tương

đương, 150 nữ giữ chức Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc, hàng vạn cán

bộ nữ giữ các cương vị lãnh đạo ở các cấp cơ sở [3, tr.17] Những số liệu nêu trên góp phần vào việc khẳng định tính đúng đắn trong chính sách cán bộ nữ của Đảng và sự cố gắng, trưởng thành của phụ nữ Việt Nam

Khẳng định những ưu điểm, chúng ta cũng nhận thấy rằng công tác cán bộ nữ trong mười năm (1986 - 1996) còn bộc lộ một số hạn chế:

+Về số lượng, nhìn chung tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội cán bộ lãnh đạo nữ chưa tương xứng với số lượng lao động nữ tại các cơ quan này Về phân bó, cán bộ nữ có tỷ lệ không đều ở các cấp, các ngành, địa phương Ở Trung ương

số lượng cán bộ lãnh đạo tăng hơn thời kỳ trước đổi mới Trong khi đó cán bộ

nữ ở miễn núi, vùng dân tộc, vùng sâu, khu vực biên giới, hải đảo vốn đã ít lại có chiều hướng giảm; ít hơn so với tỷ lệ nam giới lại chủ yếu chỉ giữ cấp phó

+Về chất lượng, đội ngũ cán bộ nữ mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trước yêu cầu của cơ chế mới, đội ngũ cán bộ nữ đã bộc lộ những nhược

điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao Nhiều cán bộ, đặc biệt

ở cơ sở và những vùng còn khó khăn do ít được quan tâm đào tạo bồi dưỡng

nên trình độ kiến thức còn thấp Một số khác tuy được đào tạo, nhưng ở thời

Trang 37

các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát

triển” lại không đáp ứng, vậy nên hạn chế không nhỏ tới công việc được giao Không ít cơ sở, địa phương, đoàn thể còn có những thiếu sót trong việc sử dụng cán bộ nữ.Trong khi chỉ chú ý đến khả năng đóng góp, cống hiến lại chưa coi trọng việc đảo tạo lại, bồi dưỡng chị em đề chị em có điều kiện nâng cao trình độ và có đú năng lực công tác Ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc ít người công tác cán bộ nữ lại càng ít được quan tâm đúng mức Không ít cán bộ nữ chưa được bồi dưỡng kiến thức một cách đầy đủ, cơ bán, hệ thống Việc đào tạo chưa gắn với công tác qui hoạch và sử dụng cán bộ,

thực tế cho thấy không ít trường hợp đề bạt cán bộ nữ không đúng tiêu chuẩn

hoặc đào tạo không đi đôi với sử dụng

2.3 UU DIEM, HAN CHE, KINH NGHIEM

2.3.1 Uu diém

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 44-CT/TW số lượng cán bộ nữ tham gia cấp uỷ các cấp có chiều hướng tăng lên so với các nhiệm kỳ trước Trong tổng số uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, số uỷ viên nữ ở Đại hội VI chỉ

chiếm 6,9%, đến Đại hội VII là 8,2% (12 chị) và Đại hội VIII tăng lên

10,58% (18 chị) Điểm đáng chú ý là ở khóa VII có một chị Bí thư TW Đảng Ở cấp tỉnh thành, các chị trong Ban Chấp hành khoá VI chiếm 10,3%, Khoá VII là 9,78% Đại biểu nữ là uý viên Ban Chấp hành quận - huyện nhiệm kỳ

Đại hội VI là 11,4%, Đại hội VII là 10,5% Ở cấp xã phường qua ba kỳ đại

Trang 38

bí thư là nữ (chiếm 1,89%); một chị là Trưởng ban Đảng (1,89%); cả nước có 40 chị là Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ chiếm 14,18%

Cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo trong các đoàn thể (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam), ở cơ quan trung ương chức chủ tịch chiếm 20%, phó chủ tịch 44,4%, uỷ viên đoàn chủ

tịch 41%, ban thư ký 24,2% và ban chấp hành 26,6%, ở cấp tỉnh thành chức

vụ Chủ tịch là 31%, Phó chủ tịch là 28,2%, Ban thư ký là 49,6% và Ban chấp hành là 45,4%

Theo số liệu của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường, đến đầu năm 1995, số cán bộ khoa học nữ có học hàm, học vị của nước ta là 920 chị, gồm 24 giáo sư, 119 phó giáo sư, 23 tiễn sĩ và 754 phó tiến sĩ Trong 10 năm qua sự phát triển của số cán bộ này ở một số ngành như sau:

Năm 1995, cán bộ nữ ngành khoa học tự nhiên có học vị tiến sĩ và phó

tiến sĩ là 180 chị, chiếm tỷ lệ 10,03% so với tổng số của toàn ngành: ngành

khoa học kỹ thuật có 67 chị (3,9%), ngành khoa học y dược có 74 chị (22,8%), ngành khoa học nông nghiệp có 36 chị (10,7%), ngành khoa học xã hội có 97 chị (9,8%) Tính bình quân cả năm ngành trên, tỷ lệ cán bộ nữ chiếm 8,8% Sau 10 năm, số lượng tiến sĩ và phó tiến sĩ của các ngành trên là: ngành khoa học y dược 134 chị (27,5%), khoa học nông nghiệp 77 chị (14,6%), khoa học tự nhiên 276 chị (11,4%), khoa học xã hội 223 chị

(13,5%), khoa học kỹ thuật 11 chị (4,6%) Ngoài số tiến sĩ, phó tiến sĩ, số

lượng giáo sư và phó giáo sư so với cả nước là: năm 1980 có 1/83 giáo sư

(chiếm 1,2%) và 8/374 phó giáo sư (chiếm 2,3%), đến năm 1992 có 6/134 giáo sư (chiếm 4,4%), 38/625 phó giáo sư (chiếm 6,1%)

Trang 39

lượng và tỷ lệ trong tong số các nhà khoa học Trong lĩnh vực y tế, giáo dục cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất, khoa học kỹ thuật có tỷ lệ thấp nhất Thực trạng này đã phản ảnh đúng với tỷ lệ cán bộ, nhân viên, sinh viên ở các ngành, các trường đại học

Năm học 1993 - 1994, trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh trong tổng số 3837 sinh viên có 1566 nữ (chiếm 40,8%); trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là 1921/2649 (72,5%) Trong khi đó tại trường Đại học Bách

khoa thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 568 nữ trong tổng số 7045 sinh viên (chiếm 8%)

Mặc dù cả số lượng và tỷ lệ có xu hướng tăng so với trước đây, nhưng số lượng cán bộ khoa học nữ vẫn chiếm tý lệ thấp, có ngành rất thấp so với tông số cán bộ nữ nói riêng và lực lượng lao động nữ trong cả nước nói chung Một điều đáng chú ý là: ở những trình độ và cương vị càng cao thì tỷ lệ nữ càng thấp Số cán bộ nữ dạy cấp I chiếm 78%; cấp TI: 66,1%; cap IH: 46,81%; đại học và cao dang: 31% Về trình độ, tỷ lệ nữ sinh viên các trường đại học chiếm 37%, pho tiến sĩ chỉ có 11.7% Ngay cả hai trung tâm lớn về khoa học của cả nước, số lượng cán bộ nữ khoa học cũng chỉ đạt tỷ lệ khiêm tốn: Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia ó 24,7 % là cán bộ nữ, trong đó chỉ có 2

giáo sư, 11 phó giáo sư, 4 tiến sĩ và 59 phó tiến sĩ

Tuy cán bộ khoa học nữ chiếm tý lệ không cao trong tổng số cán bộ khoa học nói chung nhưng các chị đã phát huy tốt khả năng của mình để phục vụ sự nghiệp khoa học chung của cả nước Ngoài việc nghiên cứu giảng dạy, các chị còn hướng dẫn các luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ, thạc sĩ và làm chủ

nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, bộ , cùng với các đồng nghiệp

Trang 40

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì trình độ ngoại ngữ của cán bộ khoa học nữ ở một số ngành khoa học cơ bản như sau: 55% sử dụng được tiếng Nga, 28% sử dụng dụng được tiếng anh, 18,5% su dung được các thứ tiéng nhu Đức, Bungary, Tiệp Trong sỐ này, có một số chị sử dụng thành thạo 3, 4 ngoại ngữ Thành tích nối bật nhất trong nghiên cứu ứng dụng khoa học của cán bộ nữ 10 năm qua được tập trung ở các cá nhân và tập thể được giải thưởng Kovalevskaia Chúng ta đã chọn được nhiều nhà khoa học nữ xuất sắc và tiêu biểu như các chị Phạm Thị Trân Châu, giáo sư, tiến sĩ sinh hóa, công tác tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; chị Võ Hồng Anh, Tiến sĩ toán ly (viện năng lượng nguyên tử quốc gia) Qua 20 năm công tác chị Hồng Anh đã có 5l công trình khoa học được nhà nước công nhận, trong đó có 42 công trình được công bố trên các tạp chí nước ngoài, 8 công trình trên các tạp chí trong nước Trên lĩnh vực ứng dụng khoa học vảo thực tiễn nhiều chị đã có nhiều thành tích nổi bật Tiêu biểu là phó tiễn sĩ hóa học, giám đốc trung tâm

hóa màu và vật liệu mài cao cấp của trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hòe -thành tựu nghiên cứu của chị được đưa ứng dụng vào thực tiễn giúp cho nhiều cơ sở có nguyên liệu ôn định sản xuất Riêng đề tài chế tạo dầu Emmuson dùng làm nguội, bôi trơn, chống rỉ cho máy móc đã cạnh tranh với hàng ngoại nhập và được đưa vào sản xuất, cung cấp cho 70 nhà máy và cơ sở sản xuất trong nước sử dụng Từ năm 1993, quỹ Kovalevskaia đã giành một giải cho tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc Tập thể các nhà khoa học nữ Viện Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) do phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Phượng - Phó Viện trưởng phụ trách khoa học của viện đã

được nhận giái tập thể đầu tiên và giải năm 1994 được trao cho tập các nhà khoa học nữ tố Hóa hữu cơ (khoa hóa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) do

Ngày đăng: 06/10/2014, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN