1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chỉ đạo kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (1973 đến 1975)

56 890 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 9,37 MB

Nội dung

Trang 1

LOI CAM ON

Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được sự giúp đỗ của các cơ quan đoàn thể như Thư Viện Quốc Gia

Hà Nội, Thư Viện Trường Đại học sự phạm Hà Nội 2, Học Viện Chính Trị

Quốc Gia Hồ Chí Minh Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thay cô

đặc biệt là cô giáo T.S Khuất Thị Hoa — người hướng dẫn trực tiếp, đã tận

tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2012 Tác giả khóa luận

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà lôi đã trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của T.S Khuất

Thị Hoa

Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khóa luận này

Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2012 Tác giả khóa luận

Trang 3

MO DAU 1 Lý do chọn đề tài

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là yếu tố hàng đầu

quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là ở vào những thời điểm lịch sử bản lề Từ tháng 01 năm 1973 đến tháng 04 năm 1975, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt sinh động trong việc cụ thể hóa đường lối CMDTDCND trong hoàn cảnh mới nhằm kết thúc thắng lợi

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Sự lãnh đạo đó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm lớn đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây đựng nền quốc phòng toàn dân

Trong các nhà trường hiện nay, việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là nội đung quan trọng Song, việc cụ thể hóa các nội dung, trong đó có phần hệ thống hóa các bài giáng về chỉ đạo tiến hành chiến tranh, về kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn hạn chế

Là sinh viên khoa lịch sử, em đặc biệt khâm phục ý chí của cả dân tộc, đặc biệt là nghệc thuật chỉ đạo kết thúc chiến tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời muốn nghiên cứu và hiểu rõ hơn thời điểm lịch sử đặc biệt

quan trọng này, em chọn đề tài trên làm khóa luận tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều tướng lĩnh , các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các viện nghiên cứu lịch sử; các nhà khoa học đã để tâm nghiên cứu và tổng kết cuộc kháng chiến, đặc biệt là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc kháng chiến, trong đó

có các ấn phẩm tiêu biểu như: Mặt trận ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975); NXB Sự thật năm 1979 của Nguyễn Duy Trinh;

Trang 4

Văn Tiến Dũng; Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ và công

cuộc đổi mới của dân tộc Việt Nam ngay nay, của Lê Đức Anh; Cuộc tổng tiễn công và nổi dậy đại thắng mùa xuân năm 1975, tạp chí QPTD ( 4) 1995

của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng; Trận quyết

chiến lịch sử xuân 1975, Viện LSQS, Hà nội 1990; Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học, NXBCTQG, Hà Nội 1995 Ngoài ra còn có nhiều luận án thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam ở Học viện CTQGHCM cúng nghiên cứu đến cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tuy vậy, chưa có đề tài nào đề cập đến vấn

đề này

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vị nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích:

Làm rõ một cách có cơ sở khoa học và hệ thống sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1973-1975 của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ; Rút ra những bài học kinh nghiệm

3.2 Nhiệm vụ:

- Xác định rõ sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến Từ đó có cơ sở khoa học cho sự luận giải các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong giai đoạn kết thúc chiến tranh

- Làm rõ tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp dinh Pari, coi do là co sở trực tiếp cho chủ trương kết thúc và chí đạo thực hiện chủ trương đó

- Trình bày có hệ thống quá trình chỉ đạo kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng, từ đó khẳng định đây là bước phát triển cao của của nghệ thật lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng

3.3 Pham vi nghiên cứu

Trang 5

- Về chủ thể: Đảng Cộng sản Việt Nam — với sự chỉ đạo kết thúc

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về chiến tranh cách mạng, đường lỗi chính trị, đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Trên cơ sở phương pháp lận chủ chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp của ngành khoa học lịch sử: Lịch sử, logic và sự kết hợp giữa 2 phương pháp đó; so sánh,phân tích, tổng hợp, thống kê

5 Đóng góp của khóa luận

Sau thăng lợi của cuộc kháng chiên chông Mỹ, cứu nước, đã có

nhiều cuốn sách bài viết, của nhiều tác gia, tap thé tac giả viết về sự

lãnh đạo của Đảng về thắng lợi và nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm về quá trình tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Khóa luận góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về sự chỉ đạo sáng suốt của Đáng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự toàn thắng của giai đoạn kết thúc chiến tranh

6 Kết cấu của khóa luận

Trang 6

NOI DUNG CHUONG 1

QÚA TRÌNH CHÍ ĐẠO KÉT THÚC THẮNG LỢI HOÀN TOÀN CUỘC KHÁNG CHÉN CHÓNG MỸ, CỨU NƯỚC 1.1 ` ĐÁNH GIÁ ĐÚNG TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG, PHÁT DONG CUOC KHANG CHIEN CHONG MY CUU NUOC DUNG LUC

Nghệ thuật quân sự của người xưa đã tông kết: Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, trên cơ sở phân tích

khoa học và toàn diện so sánh lực lượng giữa ta và địch, Hội nghi trung ương

lần thứ 12 (12/1965) đã khăng định: mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam

hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh của ta và địch vẫn không

thay đổi lớn Tuy cuộc chiến tranh ngày càng gay go, ác liệt nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu ,trước mắt và lâu dài của địch Bởi vì, Mỹ vào miền Nam không phải do thế mạnh mà là trong thế yếu, thế bị

động, thế thua, vào để cứu vãn nguy cơ sụp đồ của chế độ ngụy Quân Mỹ

trực tiếp vào miền Nam còn là “hạ sách” của chủ nghĩa thực dân mới — một thứ chủ nghĩa của thực dân dấu mặt, trá hình Đưa quân đội vào miền Nam là Mỹ đã lột mặt nạ, bản chất xâm lược bị phơi bày Chỗ yếu cơ bản của chúng từ trước vẫn là về chính trị, đến lúc này chỗ yếu đó càng bộc lộ sâu sắc hơn

bao giờ hết, hơn nữa quân Mỹ đông, lực lượng mạnh nhưng Mỹ không thê tập trung tất cả vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam Mỹ còn phải lo đối phó với nhiều nơi trên thế giới Đó chính là cHỗ yếu mà Mỹ không thể khắc phục được

Trang 7

Ta đã có thời gian phát triển cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ

trang mạnh lên nhiều so với trước Lực lượng chính đã tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia có tổ chức chặt chẽ, với các hình thức và phương pháp đấu tranh thông minh, linh hoạt Lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân đều lớn mạnh, đứng vững trên hầu khắp các địa bàn chiến lược, đã hình

thành các “quả đấm” chủ lực mạnh, có khả năng đánh các trận tiêu diệt tương

đối lớn

Ta cũng đã hình thành thế trận vững chắc trên cả ba vùng chiến lược, thé trận ấy không chỉ liên hoàn trên chiến trường miền Nam mà còn được nối liền với hậu phương lớn miền Bắc trong thế trận chung của cả nước

Cùng với sự phát triển cá về lực lượng và thế trận, cách đánh của ta lúc này, do đã hiểu quân Mỹ hơn cho nên đã phát triển khá hồn chỉnh và ln được vận dụng một cách sang tạo, linh hoạt trên cơ sở tư tưởng tiến lược tiễn công, kiềm chế địch, buộc địch phải bị động trước cách đánh của ta

Như vậy, TW Đáng đã xem xét vấn đề so sánh lực lượng dich — ta theo quan điểm tổng hợp, biện chứng, trên cơ sở phân tích tình hình một cách toàn điện và trong quá trình vận động, phát triển Đồng chí Lê Duẩn đã nêu rất rõ quan điểm này: “Thành bại của một cuộc cách mạng, nói cho cùng là do so sánh lực lượng quyết định Trong chiến tranh kẻ nào mạnh thì thắng, kẻ nào yếu thì thua Song nói mạnh yếu là nói theo quan điểm cách mạng, quan điểm phát triển, là căn cứ vào sự đánh giá tống hợp cả quân sự và chính trị, cả thế lực và thời cơ là xem xét tất cả những yếu tố ấy trong quá trình vận động, trong thời gian và không gian nhất định”

Đánh giá đúng so sánh lực lượng địch - ta là một điểm nổi bật trong

lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ta, là tiền đề để tạo ra những bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng Thành công đó còn là cơ sở quan

Trang 8

nhân dân thông minh, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú vượt qua ngoài cung cách chiến tranh cô điển, thông thường

Nhờ dựa trên cơ sở đánh giá đúng so sánh lực lượng 2 bên mà tư tưởng quyết đánh, quyết thắng Mỹ và lòng tin vào thắng lợi cuối cùng của toàn Đảng, toàn dân ngày càng được củng cố và nâng cao một cách vững chắc Đúng như đồng chí Lê Duẫn đã nói: “Không đánh giá đúng thế yếu của Mỹ, không đánh giá đúng thế mạnh của ta, thì không bao giờ đám đánh Mỹ”

Sau này, trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, phương pháp xem xét, đánh giá kẻ thù và những bài học kinh nghiệm này đã được tiếp tục kế thừa và vận dung một cách xuất sắc Trong không ít khó khăn của cách mạng miền Nam và tình hình phức tạp của quan hệ quốc tế Đảng vẫn nhận rõ và chỉ đúng thời cơ cách mạng chiến lược, hạ đúng quyết tâm lịch sử để kết thúc thắng lợi

cuộc chiên tranh

Nếu như quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ là biểu hiện tập trung nhất của đường lối độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng, thì biết phát động chiến tranh chống Mỹ đúng lúc và biết kết thúc đúng cách các giai đoạn của chiến tranh lại là một biểu hiện sinh động nhất trong nghệ thuật chiến tranh nhân đân biết đánh và biết thắng từng bước để quốc Mỹ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Do đặc điểm của cách mạng miền Nam và tình hình phức tạp của thế giới, cho nên ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Đảng đã xác định: Qúa trình cách mạng miền Nam phải từ khởi nghĩa từng phần sang tiến hành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến tranh xâm lược của đề quốc Mỹ

và tay sai, thực hiện các mục tiêu cơ bản là độc lập, hòa bình, dân chủ, tiến tới

thống nhất nước nhà

Trang 9

dung của vấn đề biết phát động chiến tranh đúng lúc và kết thúc các giai đoạn của chiến tranh đúng cách

Hai năm 1957-1959 là thời đoạn “đen tối” nhất của cách mạng miền Nam Kẻ thù tưởng như đã ổn định xong tình hình thì với Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 ( khóa II) năm 1959 đã định hướng cơ bản đúng và kịp thời phát động đông đáo quần chúng đấu tranh dẫn tới cao trào Đồng Khởi toàn

miên Nam

Với cao trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế “giữ gìn lực lượng” sang thế tiến công, theo đó cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đã được phát động đúng lúc và đúng cách Đúng lúc nhân dân miền

Nam không thể chịu đựng nổi sự thống trị của địch và đúng cách là phong

trào đi từ thấp đến cao, từ những vùng mà cơ sở của địch yếu nhất rồi nhân

rộng ra, vừa tầm, vừa sức với lực lượng ta lúc bay giờ; vừa kiềm chế được Mỹ sớm đưa quân trực tiếp vào miền Nam, tránh được những bất lợi cho cách

mạng miền Nam trong buổi khởi đầu Bè bạn quốc tế luôn cảnh báo cuộc

chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ nỗ ra mà ngòi nỗ bắt đầu từ Nam Việt Nam Với

chiến lược trên chúng ta vừa làm yên lòng bạn bè gần xa trên thế giới vừa đảm bảo lợi ích hòa bình của nhân dân thế giới

Cao trào Đồng Khởi (1959-1960) đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược

toàn cầu “ lấp chỗ trống” với ““chiến tranh đơn phương” của Tổng thống Mỹ Aixenhao tại miền Nam Việt Nam

So sánh lực lượng giữa ta và địch có thay đổi khi Mỹ tiễn hành chiến

lược “chiến tranh đặc biệt”.Trước yêu cầu mới, Đảng đã kịp thời chỉ đạo chuyển phương châm đấu tranh và hình thức tiến công địch Theo đó, Hội nghị Bộ chính trị tháng l năm 1961 đã vạch rõ:

Trang 10

- Tiến công địch bằng cả ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến

lược”;

- Đồng thời chỉ đạo: ở các vùng rừng núi, lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu; ở các vùng đồng bằng, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị có thế ngang nhau; ở đô thị, lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu

Sự chỉ đạo kịp thời, sang suốt trên đây của Đảng đã đưa cách mạng miền Nam vượt qua những khó khăn, thử thách bởi “chiến tranh đặc biệt” gây

ra Dù Mỹ tập trung mọi cố gắng để đây mạnh “chiến tranh đặc biệt”, cách

mạng miền Nam vẫn luôn ở thế tiễn công liên tục, toàn diện trên cả ba vùng

chiến lược Nếu chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) đã mở đầu cho sự phá sản của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch và chứng tỏ chúng ta có

khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt thì chiến thắng Bình Gĩa

(3/1965) đã đánh dấu bước trưởng thành nhảy vọt về khả năng đánh tập trung của chủ lực cao, chứng tỏ sự thất bại căn bản của chiến lược “chiến tranh đặc

biệt”, với hàng ngàn “ấp chiến lược” bị quần chúng tại chỗ phá vỡ Đông đảo quần chúng đã nổi dậy giành quyền làm chủ bằng phương thức đấu tranh “hai chân, ba mũi, ba vùng”

Như vậy, Đảng đã chủ trương chuyển cách mạng miền Nam từ các cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền Nam để đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đề quốc Mỹ Ở miền Bắc, Đảng chủ trương đấy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa, triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về kinh tế-xã hội và kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng: xây đựng các đơn vị chủ lực cơ động, các đơn vị “tăng cường” để từng bước đưa vào chiến trường miền Nam; tích cực xây đựng các đơn vị phòng không không quân sẵn sàng đối phó với âm mưu leo thang phá hoại miền Bắc của Mỹ

Dự kiến đúng, chuẩn bị tốt và chuyển hướng kịp thời là nguyên nhân

Trang 11

vậy, khi Mỹ ồ ạt đưa quân thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến

tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, ta đã chủ động cả về tư tưởng, tổ

chức, lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân

Với nhận định sáng suốt: đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” sẽ tạo bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã bình tĩnh đánh giá đúng tình hình, tạo nên sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Cả nước một lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Phân tích tất cả các mặt của 2 bên (ở 2 miền Nam, Bắc và trên thế

giới), các Hội nghi Trung ương lần thứ I1 (3/1965), Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12/1965) đã rút ra kết luận:

-Quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam, tính chất ác liệt của chiến tranh sẽ tăng

lên rất nhiều, nhưng so sánh lực lượng địch-ta trên chiến trường căn bản

không thay đổi lớn Vì thế, ta vẫn giữ vững và phát huy thế chiến lược tiến công của chiên tranh cách mạng miên Nam

-Ta tiếp tục tiến công và phản công, kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị, hưng đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực tiếp

Cụ thế hóa Nghị quyết của Trung ương, Đảng chủ trương đây mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại nhằm làm rõ hơn nữa chính nghĩa và thiện chí của ta, góp phần hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược Quân ủy Trung ương cũng đã xác định nhiều vấn đề về chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trên chiến trường Phát triển nhanh lực lượng vũ trang, nhất là bộ đội chủ lực

Dưới sự chỉ đạo của Đảng và quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã mở đầu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bằng những

thắng lợi vang dội ở cả 2 miền Nam, Bắc, “tìm Mỹ mà đánh”, “tìm ngụy mà

Trang 12

sáng tạo, những phát triển mới của chiến tranh nhân dân ở miền Nam trong

kháng chiến chống Mỹ

Một mặt đây mạnh các hoạt động quân sự ở miền Nam, mặt khác, đế quốc Mỹ đã tiến hành và ngày càng tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, nhằm đánh quy miền Bắc xã hội chủ nghĩa ngăn chặn sự chi viện từ đây cho chiến trường miền Nam

Để đánh thắng chiến tranh phá hoại của để quốc Mỹ, một cuộc chiến tranh nhân dân chưa từng có trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử

chiến tranh thế giới đã được phát động Đó là toàn quân, toàn dân đánh máy bay và tàu chiến địch bằng mọi cách, mọi phương tiện, vũ khí, toàn dân làm cơng tác phịng tránh, tồn dân đảm bảo giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ giữa chiến dau và sản xuất, thực hiện chuyên hướng kinh tế sang thời chiến để

phục vụ chiến tranh và quốc phòng, tiếp tục xây đựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có chiến tranh, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn cho

tiền tuyến lớn miền Nam, chi viện cho cách mạng Lào và cách mạng

Campuchia

Trang 13

Bị thất bại liên tiếp trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”: bị nhân dân

thé giới lên án, trong nước thì bị khủng hoảng và phân hóa xã hội sâu sac, dé

quốc Mỹ đã lâm vào thế thua, thế bị động khó khăn chồng chất

Tuy đã thua to ở các chiến trường, nhưng Chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam Cách mạng Việt Nam đã thắng lớn nhưng căn bản cục điện chiến tranh vẫn chưa chuyên biến có lợi cho ta Từ nhận thức đó, Hội nghị Bộ Chính trị vào nửa cuối 1967 và Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (1/1968) đã chỉ rõ: Cuộc kháng chiến của ta lúc này cần phải và có thể tạo một chuyền biến lớn để chuyển chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang thời kì mới, thời kì giành thắng lợi quyết định

Thực hiện chủ trương trên, Đảng đã chỉ đạo quân và dân miền Nam thực hiện bước chuyển đó bằng cuộc Tổng tiến công và nỗi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968 Tuy mục đích chiến lược đạt được ở mức chưa cao, nhưng

đây là đòn quyết định đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng, buộc chúng phải xuống thang

chiến tranh và đi dần vào chiều hướng kết thúc cuộc chiến Chính phủ Hoa Kỳ đã chịu ngồi đàm phán theo điều kiện của ta tại Hội nghị Paris

Cách kết thúc giai đoạn chống “chiến tranh cục bộ” được thê hiện ở

chỗ: sau thắng lợi liên tiếp trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, ta đã

giáng tiếp cho địch một đòn quyết định bằng cuộc Tổng tiến công và nôi dậy đồng loạt vào lúc quân Mỹ đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”, giới cầm quyền Mỹ đang giao động về chiến lược vào thời điểm rất nhạy cảm ở chính trường nước Mỹ trong năm bầu cử Tổng thống

Cũng như các giai đoạn trước, Đảng đã phân tích diễn biến tình hình và âm mưu của đề quốc Mỹ rất chính xác đề từ đó khẳng định: chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn để thừa thắng tiến lên, đây mạnh tiến cơng tồn diện

và liên tục, tiến lên một bước mới cơ bản, đánh bại ý chí xâm lược của đế

Trang 14

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, những thắng lợi to lớn trong khôi phục và củng cố miền Bắc, tăng cường chỉ viện cho chiến trường miền Nam; trong

việc hình thành và củng cố vững chắc thế liên hoàn của chiến trường Đông Dương; trong việc liên tục tiến công địch trên bàn Hội nghị Paris và một loạt

thắng lợi về quân sự ở cả chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia đã mở ra

khả năng thực tế cho việc làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh

cua My”

Trước tình hình đó, Đảng ta đã chỉ đạo giành thắng lợi quyết định, mở ra môt thời kì mới “đánh cho Mỹ cút” tiến tới “đánh cho ngụy nhào”, giành thắng lợi hoàn toàn bằng việc mở cuộc tiến công chiến lược với quy mô lớn, cường độ cao ở miền Nam từ tháng 3 năm 1972 và kiên quyết đánh bại cuộc

tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng — một nỗ lực chiến

tranh cao nhất của đề quốc Mỹ vào tháng 12 năm 1972

Từ cao trào Đồng Khởi chuyển thành chiến tranh cách mạng ở miền Nam là quá trình vận dụng tư tưởng chiến lược tiến công, quá trình thực hành

chiến lược tiến công toàn diện, liên tục từ nhỏ đến lớn từ thấp đến cao, phát

triển tuần tự xen kẽ với những bước nhảy vọt nhằm đánh bại các chiến lược

chiến tranh của đề quốc Mỹ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thắng lợi mà quân và dân ta giành được qua các giai đoạn từ 1954 đến 1973 đã tạo ra những tiền đề rất thuận lợi và những kinh nghiệm quý báu cho việc chỉ đạo kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta

1.2 TÌNH HÌNH MIÈN NAM SAU HIỆP ĐỊNH PARIS (27/1/1973)

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh,

lập lại hòa bình ở Việt Nam” được kí kết, và Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ

Trang 15

Theo Hiệp định, đế quốc Mỹ phải chấm đứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cở bản của nhân dân Việt Nam, cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, thừa nhận thực tế ở

miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị

Hiệp định Paris về Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng miền Nam hoàn thành cách mạng đân tộc đân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà

Trong thời gian 60 ngày, kế từ khi kí Hiệp định, toàn bộ quân Mỹ và

quân các nước phụ thuộc phải rút hết Việc quân Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam là nét nối bật của tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định Paris

Ngụy quân, ngụy quyền mất chỗ dựa trực tiếp, tinh thần bị dao động lớn, sức chiến đấu bị giảm sút nghiêm trọng Trong khi đó thực lực cách mạng miền

Nam, cách mạng Việt Nam nói chung đã lớn mạnh, nay lại có them điều kiện pháp lý (Hiệp định Paris) để đấu tranh chống lại kẻ thù

“Đánh cho Mỹ cút”, đó là thắng lợi có tính chất quyết định mà cách mạng Việt Nam đã giành được sau hơn 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo tiền đề thuận lợi để “đánh cho ngụy nhào” Song cũng như sau Hiệp định Giơnevơ(1954), kẻ thù lại một lần nữa lộ rõ bán chất xâm lược, ngoan cố ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết

Tuy phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng đề quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng là thực hiện chủ nghĩa thực dân

mới ở miền Nam, chia cắt lâu dài nước ta

Thực hiện ý đồ đó, trước khi rút hết quân, Mỹ đã đưa thêm vào miền

Trang 16

chiến tranh cho ngụy quyền Sài gòn, tiếp tục dùng họ làm lực lượng thực hiện

chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Cùng với việc tăng cường vũ khí, Chính phủ Hoa Kỳ còn giúp ngụy quyền ra sức tăng cường, củng cố quân ngụy và tiếp tục duy trì lực lượng không quân, hải quân ở các vùng phụ cận Việt Nam để làm “lực lượng răn đe”, hỗ trợ quân ngụy thực hiện “bình định”, “lấn chiếm” xóa thế đa báo và tái chiếm lãnh thổ

Mục tiêu của Mỹ - ngụy là lấn chiếm vùng giải phóng bình định vùng chiếm đóng, tiêu diệt lực lượng và đây lực lượng cách mạng sát biên giới, loại

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng

lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra khỏi đời sống chính trị ở miền

Nam

Ngay từ những ngày đầu năm 1973, địch đã ráo riết tăng quân, củng cố các quân binh chủng, nhằm đảm bảo cho quân ngụy đủ sức thực hiện các âm mưu, ý đồ của chúng Đến cuối 1973, tổng số quân chủ lực ngụy đã lên tới 710.000 tên, tăng 60.000 so với thời điểm 27 thang 1 nam 1973 tên Hàng trăm nghìn cuộc hành quân lấn chiếm của địch đã được tiến hành, nhằm bao vây kinh tế và xóa các căn cứ của ta tại các vùng giáp ranh; bình định, kiếm soát chặt chẽ hơn các vùng chiếm đóng

Về phía cách mạng miền Nam: tháng 5 năm 1973, Bộ Chính trị nhận

định xu hướng chống phá Hiệp định của địch đã gây cho ta những tổn thất nhất định Nhưng với phương pháp xem xét toàn diện , biện chứng, Bộ chính trị vẫn khẳng định: Mỹ rút, ngụy mất chỗ dựa quan trong, tinh thần bị xáo trộn, chúng còn đánh phá được phong trào cách mạng miền Nam ở một số địa phương, không phải là do địch mạnh mà là do ta có sai sót trong chỉ đạo và

thực hiện Những cố gắng và thủ đoạn mới của địch không đủ sức đảm bảo

cho chúng đứng vững lâu dài So sánh lực lượng trên chiến trường và trên

Trang 17

Từ nhận định trên đây, chúng ta đã có cơ sở sớm khắc phục những

khuyết điểm trong đối phó với âm mưu và thủ đoạn mới của kẻ thù, Ban chấp hành Trung ương đã kịp thời ra Nghị quyết lần thứ 2I, chỉ đạo cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn

1.3 PHAT TRIEN THỰC LỰC, TẠO THỜI CO, NAM VUNG THOI CO CHIN MUOI DE DI TOI GIANH THANG LOI HOAN TOAN

1.3.1 Nghị quyết Ban chấp hành Trung wong Đảng lần thứ 21 Nhận rõ sự chuyên biến về chất của giai đoạn cách mạng mới, từ tháng 3 năm 1973, cùng với sự chỉ đạo thực tiễn trên chiến trường, Bộ chính trị đã khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho Hội nghị Trung ương lần 21 để vạch phương hướng chủ trương hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Tháng 5 năm 1973, Hội nghị Bộ chính trị đã phân tích, nhận định tình

hình sau Hiệp định Paris và đề ra phương hướng hoạt động cho thời gian tới Trên cơ sở báo cáo của HN các bí thư đảng bộ và các đòng chí chủ trì các chiến trường tháng 6 năm 1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 đã được triệu tập vào tháng 7 năm 1973 và ra Nghị quyết về “Thắng lợi vĩ đại của

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền

Nam trong giai đoạn mới”

Hội nghị đã tổng kết 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, rút ra những kết luận có tính quy luật phát triển thắng lợi của cuộc kháng chiến Nghị quyết viết: “Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ và ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, gắn chặt nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền nhằm mục tiêu chung là hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiễn lên chủ nghĩa xã hội” “Bạo lực cách mạng ở miền Nam dựa

Trang 18

tranh quân sự, đấu tranh chính trị kết hợp một cách hết sức chủ động, linh

hoạt, tùy theo từng lúc, từng nơi”

Mặc dù Mỹ đã rút hết quân, nhưng Nghị quyết vẫn chỉ rõ: “Chính sách cơ bản của để quốc Mỹ ở Việt Nam vẫn là thực hiện “học thuyết Nich-xơn”, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước

»

ta”

Sau khi xem xét cặn kẽ và phân tích sâu sắc tình hình mọi mặt, nhất là tình hình so sánh lực lượng địch-ta, Hội nghị TW 21 chỉ rõ: “Tình hình có thể phát triển theo hai khả năng: Hoặc do ta tích cực đấu tranh trên ba mặt trận chính trị ,quân sự và ngoại giao, buộc địch từng bước phải thực hiện Hiệp

định Pari; hoặc do địch ngoan cố gây chiến , ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để giành thắng lợi hoàn toàn”

Từ những nội dung tổng kết và nhận định trên , Hội nghị đã khẳng định nhiều vấn đề quan trọng về đường lối chỉ đạo chiến lược Hội nghị nhắn mạnh : “Dù phát triển theo khả năng nào, con đường cách mạng miền Nam van là con đường bạo lực cách mạng, bắt kể trong tình huống nào ta cũng phải năm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên”

Thực tiễn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là

ở giai đoạn cuối (1973-1975) đã chứng minh tính đúng đắn của con đường bạo lực cách mạng mà Đảng đã khẳng định

-Về nhiệm vụ cơ bản của cách mạn miền Nam, Hội nghị chỉ rõ: “nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ”

-Về kẻ thù của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới: “ Vẫn là

Trang 19

-Trên cơ sở nhận định tình hình, xác định kẻ thù và nhiệm vụ cơ bản, Nghị quyết cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam:

“Đoàn kết toàn dân đấu tranh trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự,ngoại

giao thắng địch từng bước và chủ động trong mọi tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiến lên”

-Trong thế trận của cả nước, miền Bắc luôn luôn có vai trò to lớn và quyết định trong toàn bộ cuộc kháng chiến Bởi vậy, hơn bao giờ hết, trong giai đoạn này vai trò ấy càng được khăng định: “Nhiệm vụ của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam là phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi hiện có, ra sức chỉ viện miền Nam, khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân, làm cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn luôn là chỗ đựa vững chắc cho cuộc đấu

tranh cách mạng nhằm hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa

bình thống nhất Tổ quốc

Đây là một trong những Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là Nghị quyết quan trọng trực tiếp chỉ đạo giai đoạn kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Nếu như Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 và 12 (1965) xác định quyết tâm chiến lược quyết đánh và quyết thắng Mỹ và đề ra những vấn đề chiến lược cơ bản để “đánh cho Mỹ cút”, thì Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 này đã vạch ra những vấn đề cơ bản để “đánh cho ngụy nhào”

Sau Nghị quyết Trung ương lần thứ 21, nhìn chung trên toàn chiến trường miền Nam đến cuối năm 1973, ta đã chặn được phần lớn các hoạt động “bình định”, “lấn chiếm” của địch, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng

kiểm soát của địch, giành lại được nhiều vùng địch mới lẫn chiếm Ở một số

khu vực, ta đã tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch Năm 1973 kết thúc với những chuyên biến tốt đẹp cả về so sánh

lực lượng và thế trận chiến lược có lợi cho ta

1.3.2 Phát triển thực lực, tạo thời cơ, nắm vững thới cơ chín muỗi

Trang 20

Mặc dù sau Hiệp định Paris, diễn biến tình hình có nhiều phức tạp, xong từ những phân tích, nhận định tình hình một cách khách quan, khoa học,

xu thế đi tới của cách mạng miền Nam đã được Đảng chỉ ra một cách sáng suốt: địch lắn thêm được đất, kiểm soát thêm được dân, nguyên nhân chính

không phải do địch mạnh mà do ta sơ hở và khuyết điểm Cái mạnh tạm thời về quân sự không đủ bù đắp cái yếu cơ bản về chính trị, tỉnh thần và thế đi xuống của chúng Về cơ bản, ta ở thế có lợi và mạnh hơn bất kì thời kỳ nào trước đó, địch ở thế khó khăn, đao động và chiến lược quân sự bị đảo lộn

Với sự định hướng của Nghị quyết Trung ương 21, vấn đề phát triển thực lực, tạo thời cơ và thúc đây thời cơ chín mudi để đi tới giành thắng lợi hoàn toàn đã được đặt ra một cách trực tiếp Chỉ có nắm vững tư tưởng chỉ

đạo trên của Đảng, thế chủ động, thế có lợi của ta mới được phát huy, cách

mạng miền Nam mới nhanh chóng đi tới thắng lợi hoàn toàn

Đảng ta cho rằng, vấn đề tạo thời cơ và phát triển thực lực cách mạng

có mối quan hệ biện chứng Muốn tạo được thời cơ, cách mạng phải có thực

lực, thực lực sẽ phát triển vượt bậc khi có thời cơ thuận lợi Cả thời cơ và thực

lực đều phải được xem xét một cách toàn diện, tông hợp, phát triển biện chứng

Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 đã được Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương cụ thể hóa từng bước, từng mặt và chỉ đạo, tổ chức động viên cả nước thực hiện với tinh thần kiên quyết, sáng tạo để đưa cách mạng miền Nam tiên lên với nhịp độ cao hơn nữa, vững chắc hơn nữa

Quân ủy Trung ương đã đề ra những chủ trương và biện pháp lớn về mặt quân sự theo phương hướng cơ bản mà Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương và các Nghị quyết của Bộ chính trị đã đề ra Các cơ quan chiến lược của

Bộ Quốc phòng như Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu

cần cũng được Quân ủy Trung ương hướng dẫn cụ thẻ, khẩn trương tổ chức

thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như: hình thành kế hoạch tác chiến

Trang 21

huấn luyện các binh đoàn chiến lược, ra sức xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch

chuẩn bị hậu cần kĩ thuật, đảm bảo cho tác chiến quy mô lớn

Với sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, về mặt quân sự, những yêu câu của việc chuyên giai đoạn mới đã được đáp ứng

và xây dựng lực lượng và chuẩn bị chiến trường, ta đã chuẩn bị khẩn

trương bổ sung quân và tăng thêm nhiều đơn vị bộ binh, đơn vị binh chủng kỹ thuật, từ hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn hàng chục vạn cán bộ chiến sĩ

Đáp ứng yêu cầu kết thúc kháng chiến thắng lợi Việc thành lập các quân

đoàn chủ lực là hết sức cần thiết Ngày 24 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn Iđược thành lập gồm các sư đoàn bộ binh và một số đơn vị binh chủng hợp thành đang đứng chân trên các tỉnh phía Bắc mở đầu cho các quân đoàn chiến lược khác

Cùng với các hoạt động quân sự, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ các cấp, phong trào đấu tranh của quần chúng trong vùng địch kiểm soát đã phát triển mạnh mẽ trong sự phối hợp chặt chẽ với các hoạt động quân sự Ở các vùng giáp ranh, quần chúng tập chung đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định, vận động binh sĩ địch về với nhân dân, về với cách mạng Ở các đô thị, khẩu hiệu đấu tranh của quần chúng nhằm chủ yếu đòi địch thi hành Hiệp định, tôn trọng quyền tự dân chủ của các tầng lớp nhân dân, đòi Thiệu từ chức Ở các giải phóng phong trào nhân dân ủng hộ cách mạng càng mạnh mẽ hơn bằng các hoạt động cụ thể như động viên con em gia nhập các lực lượng vũ trang, sản xuất tự túc, đóng góp xây dựng lực lượng Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam đã cùng với các hoạt động quân sự ngày

càng đây địch vào thế bị động, lung túng Thực lực cách mạng ngày càng

được củng có và phát triển

Trước những chuyển biến tích cực trên đây, yêu cầu cho các cuộc

Trang 22

Tây Nguyên lúc này cũng đang hội đủ những điều kiện cho việc thành lập Quân đoàn 3

Từ giữa năm 1974, quân ngụy hầu như không còn tiến hành được cuộc hành quân lấn chiếm nào nữa, chỉ còn đủ sức tổ chức các cuộc hành quân ngăn chặn, giải tỏa mang tính chất phòng ngự ở những vùng bị ta uy hiếp mạnh Việc đôn quân bắt lính không còn đủ bù cho số thương vong và đào rãn ngũ Phương tiện chiến tranh và lực lượng chi viện của địch cũng giám sút đáng kế So với năm 1972, lực lượng máy bay chiến thuật giảm gần 80%, không còn máy bay B52 chi viện Quân ngụy vừa sa sút tinh thần, vừa lung túng về phương thức tác chiến

Về phía ta, thế và lực trên các chiến trường phát triển ngày càng mạnh Sự ra đời của các quân đoàn và các binh đoàn tương đương đứng chân

trên các địa bàn quan trọng đã tạo sự chuyên biến lớn về so sánh lực lượng

Hơn nữa, mạng đường chiến lược ở cả 2 tuyến Đông và Tây Trường Sơn đều đã được nối thông từ miền Bắc vào đến Lộc Ninh, tuyến đường ống xăng dầu đã vươn qua Tây Nguyên vào tận miền Đông Nam Bộ Trên miền Bắc, sau gần 2 năm chiến đấu gian khổ đến cuối năm 1974 nhiều mặt về kinh tế đã đạt mức năm 1965 Một số lượng lớn quân của các binh chủng và hàng chục vạn tấn hàng quân sự đã được vận chuyền từ Bắc vào các chiến trường miền Nam

Những chuyền biến lớn trên đây là kết quả của quá trình khẩn trương chuẩn bị thực lực của ta Dưới sự chỉ đạo của Đảng, quân và dân ta vừa tích cực chuẩn bị lực lượng, vừa tạo và nắm thời cơ để đây mạnh quá trình tiến tới những bước chuyên lớn hơn

Rõ ràng, việc Đảng nhận định, đánh giá tình hình và đề ra những chủ

trương chỉ đạo trên là rất sáng suốt; việc tổ chức thực hiện tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ cũng rất khoa học và có hiệu quả

Trang 23

giảm viện trợ bố sung, lại gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, bế tắc về chiến lược quân sự, Tống thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu đã phải chủ trương “đánh theo kiểu con nhà nghèo” — điều mà một đội quân tay sai, quen

phụ thuộc không thể làm được

Tháng § năm 1974 địch phải bỏ chi khu quận ly Thượng Đức (Quảng Nam) khi bị ta tiến công Ở trận này, địch đã phải sử dụng đến sư đoàn lính dù thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược để phản công lấy lại nhưng không thành

Thất bại ở Thượng Đức là một biểu hiện mới quan trọng, nó chứng tỏ khả năng của quân chủ lực cơ động ngụy đã thua kém chủ lực ta

Như vậy, sau một năm có Nghị quyết Trung ương 21, tình hình chiến trường miền Nam đã có những bước phát triển thật lớn Chiến tranh đã bước vào giai đoạn kết thúc với những dấu hiệu rõ rệt: so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi; ta chủ động, vững vàng, địch bị động, lung túng Từ thực tiễn trên, Đảng ta dự tính khả năng và phương án kết thúc chiến tranh, giành thắng lợi hoàn toàn

Trong thời gian này, tình hình nước Mỹ, tình hình thế giới diễn ra

phức tạp, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đi tới thắng lợi cuối cùng, đòi hỏi phải kịp thời nắm bắt, khai thác những thuận lợi, ngăn chặn, đối phó với những bắt lợi

Ở nước Mỹ, cùng với những thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, vụ bê bối Oa-tơ-ghết đây Mỹ đến một tình trạng chính trị-xã hội xấu chưa từng có Nước Mỹ đang trong tình trang “tự lo cho mình còn khó” Đây là những dấu hiệu thuận lợi mà ta cần triệt để khai thác

Trang 24

chiếm quần đảo Hoàng Sa (19/01/1974) từ lâu vốn là lãnh thổ của Việt Nam

và lúc này do ngụy quyền Sài Gòn kiểm soát

Chính trong bối cảnh phức tạp đó, Đảng ta vẫn sáng suốt khăng định: “thời cơ nghìn năm có một đã đến đề giải phóng miền Nam, khi Mỹ thất bại phải rút ra, khó mà quay trở lại, còn các thế lực xâm lược khác muốn vào “lấp chỗ trống” nhưng chưa sẵn sàng”

Ngày 21 tháng 7 năm 1974, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẫn đã gợi ý Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về một kế hoạch giải

phóng miền Nam trong 2 năm (1975-1976) Khi phân tích bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước, đồng chí cho rằng: cần nắm lấy thời cơ này thực hiện

nhiệm vụ lịch sử trọng đại của dân tộc, nếu dé cham thì tình hình sẽ diễn biến

vô cùng phức tạp

Sau 2 tháng chuẩn bị, tháng 10 năm 1974 Bộ Chính trị đã họp Với 10 ngày nghe báo cáo và thảo luận, Bộ Chính trị đã đi đến những quyết định rất quan trọng, có ý nghĩa mở đầu cho việc hạ quyết tâm chiến lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:

-Về chuẩn bị chiến lược: bằng hoạt động tích cực trên tất cả các mặt

cả hậu phương và chiến trường, ta đã tạo ra những yếu tố chiến lược quan trọng để tiến lên giành thắng lợi cối cùng

-Về thời cơ chiến lược: đã xuất hiện ngày càng rõ những yếu tố mới của tình thế mới; chế độ ngụy quyền Sài Gòn ngày càng suy yếu; Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn ở cả trong nước và thế giới; không những khó có khả năng quay lại miền Nam mà khả năng viện trợ cho quân ngụy cũng ngày càng giảm bớt

-Cân nhắc thận trọng về khả năng Mỹ quay trở lại trong trường hợp ta

Trang 25

năng nhảy vào trở lại, và dù có can thiệp đến thế nào đi nữa thì Mỹ cũng không thể cứu vãn nguy cơ sụp đồ của chế độ tay sai Sài Gòn”

- Xem xét toàn điện và phân tích sâu sát các mặt, Bộ chính trị đã nhất trí phê chuân phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn Tây Nguyên là hướng chiến trường chủ yếu trong hoạt động tiến công lớn của ta năm 1975

Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10 năm 1974 đã khởi đầu xác định quyết tâm chiến lược và chỉ rõ ý nghĩa lịch sử của nó Đây là một điều hết sức trọng

đại Vì đã gần 30 năm, từ khi giành được chính quyền (1945), nhân dân Việt

Nam đã liên tục phải tiến hành chiến tranh cách mạng, trải qua mấy thời kì

chống dé quéc xam luge, nay cudc chiến đấu đã đi đến bước ngoặt lịch sử

Song để đi tới chính thức hạ quyết tâm chiến lược, Đảng thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình hơn nữa, nắm chắc diễn biến chiến trường và chuẩn bị mọi mặt hoàn thiện hơn nữa

Sau mấy tháng tiếp tục chuẩn bị theo phương hướng đã định, Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị mở rộng (từ 18 tháng 12 năm 1974 đến tháng I năm 1975) gồm hầu hết các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quân đội và các chiến trường chính ở miền Nam, để đi đến những quyết định cuối cùng

Tình hình chiến trường lúc này đang phát triển rất nhanh và được báo cáo kịp thời về Hội nghị hàng ngày Đặc biệt, chiến thắng mới nhất ở Phước Long càng giúp Bộ Chính trị có thêm cơ sở vững chắc đề quyết tâm thực hiện mục tiêu giành thắng lợi cuối cùng

Phước Long là một tỉnh cách Sài Gòn hơn 100km về phía Đông Bắc Chiến dịch mở màn từ 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng năm 1975 ta

kết thúc thắng lợi, giải phóng toàn tỉnh Phước Long

Trang 26

Thứ nhất: Nó chứng tỏ ngụy quyền Sài Gòn không còn khả năng tiến hành phản kích lớn giành lại một vị trí chiến lược quan trọng ở ngay cửa ngõ

Sài Gòn

Thứ hai: Cho thấy rõ hơn khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất ít và chỉ đe dọa với những hành động tượng trưng

Thứ 3 :Chiến thắng Phươc Long còn tỏ ra khả năng tiễn bộ mới của ta, có thể đánh lớn, thắng lớn, đưa đến sự phát triển nhảy vọt trong thời kỳ kết

thúc chiến tranh

Từ những phương hướng chiến lược đã định, cùng với diễn biến thực tá chiến trường và khả năng phát triển mới, Hội nghị Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm chiến lược: “Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn đân và toàn quân ở hai miền, trong thời gian 2 năm 1975-1976 đây mạnh đấu tranh quân sự, chính trị, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đối nhanh chóng và toàn điện so sánh lực lượng trên chiến trương miền Nam theo hướng có lợi cho ta; tiến hành rất khẩn trương và hồn thành mọi mặt cơng tác chuẩn bị, tạo điều kiện chín mui tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa tiêu diệt và làm tan đã ngụy quân, đánh đỗ ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam ”

Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị đã được cụ thể hóa bằng kế

hoạch chiến lược 2 năm:

- Năm 1975, tranh thủ bất ngờ tiến công lớn và rộng khắp

- Năm 1976 tông công kích-tông khởi nghĩa giải phóng miền Nam Cùng với kế hoạch chiến lược 2 năm Bộ Chính trị còn đự kiến một phương án tích cực hơn: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”

Quan tâm đến vấn đề thời cơ, vì Lenin đã dạy: “Để lỡ mất thời cơ thì sẽ là hoàn toàn ngu xuân, hoặc là phản bội hoàn toàn” Bộ Chính trị

Trang 27

cơ, phong trào cách mạng của quần chúng thúc đây thời cơ, tình hình thế giới

và nội tình nước Mỹ là thời cơ Những yếu tố đó sẽ hợp thành sự phát triển

đột biến với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”; do đó cần phải khẩn trương, phải đánh nhanh hơn, nếu đã có thời cơ mà không kịp thời phát hiện, bỏ lỡ thời cơ là có tội với dân tộc

Cùng với việc xác định việc quan trọng nắm vững và thúc đây thời cơ ở giai đoạn kết thúc chiến tranh, Bộ Chính trị còn chỉ rõ, tổng công kích có ý nghĩa quyết định và đi trước một bước, phải hết sức chú ý đến vấn đề phát triển lực lượng chính trị ở các đô thị, vận động binh lính địch, làm tan rã quân đội địch để góp phần đưa tổng công kích-tôổng khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn một cách tốt nhất

Quyết tâm chiến lược trên đây xuất phát từ chỗ Đảng ta đã khẳng định được bước ngoặt căn bản của chiến tranh, trên cơ sở đánh giá đúng so sánh lực lượng địch-ta; nhất là đánh giá đúng khả năng phát triển của ta và đã tích

cực phát huy khả năng đó, tạo ra một cục diện mới thuận lợi chưa từng có để đưa cách mạng miền Nam đi tới thắng lợi hoàn toàn

1.4 DANG CHi DAO THUC HIỆN QUYẾT TAN CHIEN LUOQC TONG TIEN CONG VA NOI DAY MUA XUAN 1975

Trong khi đã ở thế bất lợi, lại đánh giá không đúng về ta, đây là một sai lầm lớn của địch mà ta đã khai thác triệt để để hiện thực hóa quyết tâm chiên lược

Trang 28

thời gian, họ cho rằng ta sẽ đánh trước hoặc sau Tết, đến tháng 6 là mùa mưa ta sẽ dừng lại

Do nhận định như vậy, họ không thay đổi thế bó trí chiến lược “nặng 2 đầu” tức là mạnh ở quân khu 1 và quân khu 3, không tăng cường gì cho quan khu 2, trong đó có Tây Nguyên Cũng do nhận định như vậy, họ đã chủ động đánh trước đề phá “kế hoạch chuẩn bị” của ta

Với những nhận định và biện pháp như trên, địch hoàn toàn bị bắt ngờ

về chiến dich và chiến lược khi cuộc tiến công của ta bắt dau

Về phía ta, từ kế hoạch chiến lược 2 năm 1975-1976, Bộ Chính trị đã

chỉ rõ, thời cơ lớn đang đến Nhưng muốn có thời cơ lớn, phải có những trận đánh đúng huyệt, gây rung động lớn, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực địch

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, ta đã chọn chiến

trường Tây Nguyên làm hướng chiến lược chủ yếu mở đầu cuộc tiễn công lớn

năm 1975 và lấy Buôn Ma Thuột làm khâu đột phá chiến lược

Trên mặt trận Tây Nguyên (mặt trận B3) có các mục tiêu mang ý nghĩa chiến lược là Kon Tum, Plâycu và Buôn Ma Thuột Đánh vào đâu trong trận mở màn là một vấn đề hết sức hệ trọng Bởi trận mở đầu chiến địch có ý nghĩa không chỉ là tiêu diệt sinh lực địch mà còn tạo lực, tạo thế cho ta Kết quả của trận mở đầu tác động rất lớn đến cá hai bên dich-ta, theo hai chiều tích cực và tiêu cực “Vạn sự khởi đâu nan là vậy”

Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã tập trung cao độ cho việc giải quyết vấn đề này Trên cơ sở phân tích

Trang 29

ta thực hiện bao vây và tấn công cả bốn phía; hơn nữa cả cánh cửa phía Bắc

Buôn Ma Thuột đã được mở, đó là cứ điểm Ya-Súp được giải phóng từ cuối

năm 1974

Vì những căn cứ trên mà Buôn Ma Thuột được chọn làm khâu đột phá

chiến lược-hay trận mở đầu then chốt

Đề đảm bảo cho trận mở đầu then chốt thắng lợi, Quân ủy Trung ương

đã chỉ thị cho Mặt trận Tây Nguyên phải chuẩn bị thật chu đáo và tạo mọi điều kiện để đánh Buôn Ma Thuột trong tình huống địch sơ hở và bị bất ngờ nhất

Từ 1 đến 9 tháng 3 năm 1975, bộ đội ta ở Tây Nguyên đã thực hiện

xuất sắc việc bí mật triển khai thế chiến dịch, nghi binh thu hút sự chú ý và lực lượng địch về hướng Plây Cu và Kon Tum, đồng thời đánh chiếm một số

cứ điểm, cắt các trục đường 14, 19, 21 để cô lập Buôn Ma Thuột

Ngày 10 tháng 3, quân ta từ bốn phía đánh thắng vào thị xã Buôn Ma Thuột Khi địch biết thì mọi việc đã trở nên quá muộn với chúng Mắt Buôn

Ma Thuột-hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên bị mất một mắt xích

quan trọng

Ngay sau giải phóng Buôn Ma Thuột, ngày 11 tháng 3, Bộ Chính trị nhận định: “Thắng lợi ở Buôn Ma Thuột - Đức Lập, trên đường 19 và các hướng khác chứng tỏ ta có khả năng giành thắng lợi to lớn với nhịp độ nhanh hơn dự kiến” Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duân cũng gợi ý: “Trước đây ta đự kiến 2 năm giải phóng miền Nam, nay có Phước Long, Buôn Ma Thuột, ta có thé day manh hon ”

Bộ Chính trị khẳng định một lần nữa, khả năng can thiệp của Mỹ càng

rất ít và chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương chuẩn bị kế hoạch giải phóng tiếp toàn bộ Tây Nguyên, giải phóng Huế - Đà Nẵng và dự kiến những

Trang 30

Bằng tư duy chiến lược sắc bén, Quân ủy TW đã lường trước được 2 VIỆC:

- Dich phan kich hong lay lai Buén Ma Thuột, bởi vậy, toàn bộ lực lượng phản kích của địch (ngày 12 và 13 thang 3) đã bị ta chủ động đón trước và đập tan Địch ở Tây Nguyên trở nên hết sức hoang mang, lung túng

- Địch có thể rút lui chiến lược, vì vậy Quân ủy TW đã chỉ thị cho Mặt trận Tây Nguyên: phải chuẩn bị thật tốt để tiêu diệt địch rút chạy

Đúng như nhận định, từ chỗ chủ quan, sau khi bị đòn bất ngờ, lại bị thám bại trong phản kích, quân địch đã trở nên hoảng loạn, dẫn đến sai lầm về chiến lược Ngày 14 tháng 3, tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên co về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ, để củng có lực lượng rồi phản kích lại

Hiện tượng cả một một quân đoàn địch rút chạy hỗn loạn và thất bại

đã gây phản ứng dây truyền cả về quân sự, chính trị lẫn tỉnh thần trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền và làm rung động cả chính giới Mỹ

Thời cơ lớn đã đến, nhưng muốn nắm chắc thời cơ đó, hơn lúc nảo hết, phải tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch đang rút lui, không cho chúng co cụm về đồng bằng, đô thị Đó là quyết định mới hết sức kịp thời và chính xác của Đảng

Đến ngày 24 tháng 3, toàn bộ lực lượng địch rút chạy đã bị quân ta tiêu diệt và thu hồi toàn bộ vũ khí, trang bị Cuộc rút chạy thảm bại của địch

trên đường 7B trở thành “cơn ác mộng” đối với ngụy quyền Sài Gòn Chiến

dịch Tây Nguyên đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi

Trang 31

Chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chính và Buôn Ma Thuột làm

trận mở màn then chốt là một lựa chọn có tính lịch sử quyết định trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của ĐCSVN

Nắm vững thời cơ chiến lược, tranh thủ thời gian, tập trung lực lượng đấy nhanh quá trình kết thúc chiến tranh giành toàn thắng

Ngày 18 tháng 3, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, Bộ

Chính trị đã nhận định: “Trước nguy cơ sụp đồ của chính quyền tay sai, Mỹ

khó có khả năng can thiệp trực tiếp để cứu nguy, dù có can thiệp cũng không

thê xoay chuyển được tình thế Thời cơ chiến lược đã đến Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt”

Từ đó, Bộ Chính trị quyết định: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, hết sức tranh thủ thời gian, nhanh chóng tập trung lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt”

Ngày 15 tháng 3, trước sự phát triển hết sức thuận lợi của tình hình,Bộ

Chính trị quyết định giải phóng Miền Nam trước mùa mưa 1975 (tháng 5/1975)

Quyết tâm của Bộ Chính trị đã được cụ thể hóa trong phương hướng chiến lược: Phải nhanh chóng đánh chiếm Huế-Đà Nẵng, giải phóng miền Trung và Nam Trung Bộ; tiêu diệt quân đoàn I và sư đoàn lính thủy đánh bộ của địch, không cho chúng chạy về Sài Gòn; đồng thời đây mạnh công tác chuẩn bị giải phóng Sài Gòn-Gia Định; giải phóng hoàn toàn miền Nam

Để động viên sự nỗ lực của cả nước cho việc giải phóng miền Nam,

Bộ Chính trị quyết định thành lập Hội đồng chỉ viện chiến trường do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch

Phát hiện khả năng địch rút bỏ Huế, ngày 20 tháng 3 Quân ủy TW chỉ đạo bỏ kế hoạch đánh vào các cứ điểm ngoại vi, tập trung lực lượng cắt đường số 1, đánh chiếm Thuận An, Quân khu Trị Thiên cùng với Quân đoàn

Trang 32

Ngày 25 tháng 3, các cánh quân ta từ các hướng đồng loạt tiến công

tiêu diệt và làm tan rã hầu hết các lực lượng địch bảo vệ Huế Ở nội thành, các

lực lượng vũ trang phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng chiếm giữ các căn cứ quân sự, chính trị, kinh tế và truy quét bọn ác ôn ngoan cố 10 giờ 30 phút cùng ngày lá cờ cách mạng được kéo trên đỉnh Ngọ Môn, thành phố

Huế được giải phóng

Giải phóng Huế, Quân ủy TW lập tức quyết định tắn công quân địch ở Đà Nẵng với tỉnh thần: “Kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất với lực lượng có thê chuyên tới sớm nhất”

Liên tiếp các ngày 24,25,26 tháng 3, ta giải phóng Tam Kỳ, Huế,

Quảng Ngãi và Chu Lai Như vậy, thực hiện quyết tâm của Quân ủy Trung

ương, đến ngày 26 tháng 3 các lực lượng đã hoàn toàn chia cắt bao vây uy hiếp địch ở Đà Nẵng từ cả 2 phía Bắc, Nam

Địch ở Đà Nẵng còn đông, khoảng I vạn tên, với nhiều phương tiện chiến tranh, trong đó có 373 máy bay Nhưng chúng ở thế thua, lại bị cô lập nên tỉnh thần suy sụp, tô chức rệu rã về chỉ huy Vì vậy, Quân ủy Trung ương quyết định tấn công Đà Nẵng theo cách: bỏ qua các mục tiêu thứ yếu, đánh nhanh nhất, tóa bạo nhất với tất cả những lực lượng có thé

Ngày 28 tháng 3, ta tập trung bắn pháo lớn vào các khu vực quan

trọng vào thành phố Vốn đã hỗn loạn, quân địch ở Đà Nẵng lúc này càng trở nên hỗn loạn

Ngày 29 tháng 3, Quân đoàn 2 được chia làm 3 mũi, với xe cơ giới, xe tăng đồng loạt tấn công vào thành phố, chiếm sân bay, tòa thị chính và tiến qua bán đảo Sơn Trà Cùng với Quân đoàn 2 là lực lượng vũ trang địa phương

và quần chúng nổi dậy, đánh chiếm một số vi tri, bao vé cac cơ sở sản xuất,

truy bắt ác ôn, giữ gìn an ninh Đà Nẵng được giải phóng trong ngày

Trang 33

hợp chặt chẽ tiến công và nỗi dậy, giữa lực lượng vũ trang địa phương với quân chủ lực, liên tiếp trong 3 ngày từ I đến 3 tháng 4, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh được giải phóng

Các tỉnh phía Nam Tây Nguyên và phía bắc, tây Sài Gòn cũng lần lượt được giải phóng từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1975, tạo thế liên hoàn uy hiếp địch ở Sài Gòn và các tỉnh còn lại

Như vậy, hoạt động của ta sau chiến dịch Tây Nguyên, mà trung tâm

là chiến dịch Huế-Đà Nẵng đã kết thúc và giành thắng lợi, loại khỏi vòng

chiến đấu toàn bộ quân đoàn I của địch và giải phóng toàn bộ miền Trung

Trung Bộ, một số tỉnh thuộc khu 6 và miền Đông Nam Bộ

Thắng lợi của chiến dịch Huế-Đà Nẵng đã phá tan âm mưu co cụm chiến lược của địch, không cho chúng thực hiện ý đồ rút lực lượng về tăng cường phòng thủ Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược mà Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đề ra

và phía địch, cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của dé quốc

Mỹ và chế độ Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đồ hoàn tồn khơng phương cứu vãn

Về phía ta, thắng lợi này đã thực sự tạo điều kiện mới hết sức thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng-giải phóng Sài Gòn-Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam

Than téc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, giải phóng Sài Gòn-Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam

Trang 34

Quán triệt sâu sắc tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin: thời cơ

là lực lượng, thời gian là lực lượng, chủ động cũng là lực lượng Làm chủ tình

thế, Bộ Chính hạ quyết tâm: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư

tưởng chỉ đạo THÀN TÓC-TÁO BẠO-BÁT NGỜ-CHẮC THẮNG, thực

hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là tháng 4 năm 1975, không thể chậm”

Bộ Chính trị cũng đã nhắn mạnh một tư tưởng chỉ đạo hoàn toàn mới và sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của tình hình: Đây là thời kỳ không chỉ giải phóng nông thôn mà giải phóng cả thị xã, thành phố; hãy thực hiện xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh; không rụt rẻ, do dự, không chờ đợi để mất cơ hội chiến lược là có tội với cách mạng

Mặc dù bị mất hoàn toàn hai quân khu I và 2, địch vẫn dự tính phải

sau 2 tháng sau ta mới có thể tiễn công được Do đó chúng chủ trương thu

thập tàn quân, tô chức lại lực lượng để lập tuyến “phòng thủ từ xa”, hòng giữ phần đất còn lại (từ Cam Rang trở vào), đến mùa mưa chiếm lại một SỐ vùng

làm thế thương lượng với ta

Để giúp bọn tay sai kéo dài cơn hấp hối, chính quyền Pho đã lập cầu hàng không khẩn cấp dé chuyến vũ khí, trang bị cho quân ngụy

Trên đà thắng lợi của ta và đà tan vỡ, hoảng hốt của địch, để liên tục phát triển tiến công va tạo thé cho cuộc tổng công kích vào Sài Gòn, từ ngày 9

tháng 4 ta đã tô chức tiến công mạnh trên hướng Đông, đánh vào Xuân Lộc trên hướng Tây Nam, ta tiến công vào hệ thống đồn bốt, chi khu, quận ly của

địch, hình thành thế bao vây, chia cắt địch

Ngày 14 tháng 4, hồi 19 giờ, tại một khu rừng ở Lộc Ninh, Bộ chỉ huy

chiến dịch nhất trí đề nghị Bộ Chính trị đặt tên chiến dịch tổng công kích giải

Trang 35

Thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị, từ đầu tháng 4 năm 1975, trên mọi nẻo đường Tổ quốc, nhân dân ta sống những ngày hết sức sôi động, các

mặt trận chuẩn bị khẩn trương nhất cho chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Cả dân tộc ra quân trong mùa xuân lịch sử với tỉnh than “than téc-téo bao-bat ngò-chắc thắng”

Thắng lợi liên tiếp của ta ở các tỉnh ven biển khu 6, ở Phan Rang và Xuân Lộc đã đập tan kế hoạch phòng thủ chiến lược cuối cùng của địch Mỹ- ngụy đã đứng trước tình thế tuyệt vọng — “đang nguy ngập thực sự, sự sống chỉ có thể tính từng ngày, từng tuần, không tính tháng” — như chúng tự thấy

Ngày 17 tháng 4, Ph.nôm-Pênh được giải phóng, Mỹ chịu thua ở Campuchia

Ngày 18 tháng 4, Tống thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn

Ngày 21 tháng 4, Tống thống Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức Ngày 23 tháng 4, Tổng thống Mỹ tuyên bố; chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt với người Mỹ

Ngày 26 tháng 4, Trần Văn Hương — kẻ vừa thay thế Nguyễn Văn

Thiệu buộc phải làm cái gọi là “nhường” chức Tổng thống ngụy cho Dương

Van Minh

17 giờ cùng ngày, ta sử đụng lực lượng lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, gồm 4 quân đoàn và 1 binh đoàn tương đương quân đoàn chủ lực, phối hợp chặt chẽ với vũ trang địa phương, cùng quần chúng nổi dậy bắt đầu thực hiện cuộc tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn — Gia Định

Trang 36

Tổng Tham mưu ngụy- cơ quan chiến lược, chiến dịch tan rã, làm cho tổ chức chỉ huy địch bị phá vỡ

Ngày 29 tháng 4, ta thực hành tống cơng kích trên tồn mặt trận, ngăn chặn và tiêu diệt các sư đoàn chủ lực ngụy, không cho chúng co về, đánh chiếm các bàn dap dé tiến vào nội thanh Dich bi tan vỡ lớn

Ngày 30 tháng 4, không chấp nhận yêu cầu của Dương Văn Minh: “Ngừng bắn để điều đình bàn giao chính quyền”, quân và dân ta kiên quyết

thi hành chỉ thị của Bộ Chính trị và mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch:

“Tiếp tục tấn công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến công với khí thế hùng

mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh thành phố, tước vũ khí quân địch, giải

tán chính quyền các cấp của địch, đập tan mợi sự chống cự của địch”

10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 ta chiếm dinh “Độc lập”, bắt sống toàn bộ ngụy quyền Trung ương và buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Lá cờ của cách mạng miền Nam đã ngạo nghễ tung bay trên nóc phủ Tổng thống ngụy quyền và khắp thành phố Sài Gòn — Gia Định, đánh dấu một cáo chung một chế độ tay sai của đế quốc Mỹ xâm lược

Thực hiện nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương, Quân khu 5 và bộ đội Hải quân nhân dân ta đã tiễn công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trước khi giải phóng Sài Gòn

Lực lượng còn lại của địch ở đồng bằng sông Cửu Long đã nhanh chóng bị quân và dân ta kết hợp giữa tiến công quân sự với sự vùng lên của hàng triệu quần chúng, với phương châm “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh”, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch trong 2 ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 Ngày 2 tháng 5, ta giải phóng nốt Châu Đốc

và đáo Phú Quốc

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng Cuộc kháng chiến

Trang 37

Đề thực hiện thắng lợi quyết tâm chiến lược đã vạch ra, Bộ Chính trị

đã chỉ đạo rất sát sao hàng ngày, hàng giờ, linh hoạt và quyết đoán; tạo thời

cơ , nắm thời cơ và thúc đây thời cơ làm cho chiến tranh cách mạng liên tục

phát triển ngày càng dồn dập và mãnh liệt, kết thúc toàn thắng sau 20 năm kháng chiến chống Mỹ, không phải trong 2 năm như dự kiến, mà chỉ trong

không đầy 2 thang

Đó là một kỳ công, một chiến thắng lớn chưa từng có của toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian nan và thử thách

Không phải ngẫu nhiên và cũng không phải một sớm một chiều mà có kỳ công đó Đó là kết quả tổng hợp của 45 năm đấu tranh kiên cường và sáng

tạo của cả dân tộc trong thời đại mới- dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác

xít- Lê nin nít kiên cường, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Ta đã biết giành thắng lợi từng bước, thắng lợi trước tạo tiền đề cho thắng lợi sau Biết mở đầu chiến tranh đúng lúc và cũng đã biết kết hợp chiến tranh đúng

cách; biết kết thúc chiến tranh đúng lúc với hiệu quả lớn nhất, nhanh nhất với tốn thất thấp nhất và thắng lợi trọn vẹn

Đó là việc hạ quyết tâm chiến lược kịp thời của Bộ Chính trị Ngay khi ta và địch còn đang giằng co trên chiến trường (giữa năm 1973), Bộ Chính trị đã nắm bắt được trạng thái đi xuống của địch khả năng phát triển mới của ta, làm sáng tỏ tình hình quốc tế phức tạp để từ đó khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, đi tới hạ quyết tâm chiến lược đúng (12/1974)

Đó là kết quả của sự chỉ đạo chiến lược rất nhạy bén của Đảng Kế hoạch chiến lược đã định mức phan đấu cho từng mặt trận, từng thời kỳ rất cao, nhưng tình hình phát triển của chiến trường còn hơn dự kiến Song, Đảng

ta đã không những nắm bắt kịp thời những diễn biến mới mà còn biết thúc

đây nó phát triển nhanh hơn Mọi nhận định và chủ trương mới trong giai

Trang 38

Đó là kết quả của những kế hoạch tác chiến chiến lược đúng và hoàn

thiện Những kế hoạch tác chiến chiến lược trong cuộc tổng tiến công và nổi

dậy lần này, bên cạnh kế hoạch cơ bản còn có kế hoạch thời cơ, chi trong may

chục ngày đã mau lẹ, chuyền kế hoạch 2 năm thành 1 năm, cuối cùng chưa

đầy 2 tháng đề giải phóng hoàn toàn miền Nam

Đó là kết quá của sự chuẩn bị chiến lược rất công phu và hoàn chỉnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Sự chuẩn bị chiến lược ấy là rất khẩn trương trên tất cả các mặt, ở cả hai miền Nam, Bắc; cả trong nước và ngoài nước, cả thế trận chiến lược và các phương án đảm bảo cho mọi tình huống có thể diễn ra, cả khi không hoặc có sự can thiệp của Mỹ

Đó là kết quả của sự thấu suốt phương án chiến lược mà Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã vạch ra, về bước đường đi tới kết thúc chiến tranh, kết thúc

thắng lợi cuộc kháng chiến thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

là: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” Ngày nay, nhìn lại lịch sử, có

thể có nhiều phương án chiến lược đi tới kết thúc chiến tranh, nhưng “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” là phương án hay nhất, phù hợp nhất, rất khoa học và cách mạng

Trang 39

CHƯƠNG 2: BƯỚC PHÁT TRIÊN CAO VẺ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG 2.1 XÁC ĐỊNH ĐỨNG THỜI CƠ LỊCH SỬ, HẠ QUYẾT TÂM CHIẾN LƯỢC CHÍNH XÁC

Xác định thời cơ và hạ quyết tâm chiến lược bất kỳ trong hoàn cảnh nào, khi nào cũng phải dựa trên các cơ sở chủ yếu: đánh giá đúng tương quan thế lực giữa ta và địch, và tình hình quốc tế có liên quan

Sau Hiệp Định Paris về Việt Nam, nửa đầu năm 1973 tình hình miền

Nam khá phức tạp Mấy chục vạn quân Mỹ đã rút song chúng vẫn “một tay ký, một tay phá” Hiệp định, điên cuồng chống phá làm cho phong trào cách mạng miền Nam gặp không ít khó khăn và tôn thất Không có cách nhìn bình

tinh, sáng suốt, không đễ dàng có được đánh giá đúng thực chất tình hình này

Với bản lĩnh và tri thức đã được tích lñy trong mấy chục năm lãnh đạo chiến tranh cách mạng, Đảng đã ra được Nghị quyết Trung ương lần 21 — một Nghị quyết lịch sử

Trong đánh giá so sánh lực lượng địch - ta vào cuối năm 1974 lai càng khác năm 1965 và cũng khác cả đầu năm 1975 Vấn đề đáng chú ý lúc này không phải là so sánh mạnh — yếu nữa vì ta đã mạnh lên, ngụy đã yếu đi rõ ràng, mà vấn đề là xem xét khả năng Mỹ can thiệp trở lại như thế nào, từ đó sẽ ảnh hưởng đến so sánh lực lượng đến đâu Xem xét sâu sắc mọi mặt, Bộ Chính trị đã chỉ rõ thời cơ mà chúng ta có được đề kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như đã phân tích

Đầu năm 1975, do đánh giá đúng lực lượng và khả năng của địch (mac du hic nay quân số của địch còn hầu như nguyên vẹn), nhận định đúng tình thế mới, thời cơ lớn của cách mạng miền Nam; nắm bắt đúng những động thái trên chiến trường, phán đoán đúng chiều hướng phát triển, lường trước

Trang 40

chính xác, kịp thời và linh hoạt với kế hoạch chiến lược cơ bản và kế hoạch chiến lược thời cơ Vì lúc này thời cơ lớn đã đến

Bước phát triển cao của nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến lược của Đảng không dừng ở việc xác định thời cơ chiến lược và hạ quyết tâm chiến lược đúng mà còn được biểu hiện hết sức sinh động trong quá trình chỉ đạo thực hiện quyết tâm chiến lược ấy

Thông thường những vấn đề chiến lược, nhiệm vụ chiến lược được

xác định cho cả một giai đoạn cách mạng trên cơ sở những đặc điểm lớn, yêu cầu lâu dài của của cách mạng; nhưng trong giai đoạn này khi cách mạng phát

triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm” thì việc cụ thể hóa những

nhiệm vụ chiến lược trực tiếp phải giải quyết lại phải căn cứ chủ yếu vào quy

mô, tốc độ phát triển của thực tiễn và tính chất, ý nghĩa bước ngoặt của cách

mạng

Vì vậy từ khi bắt đầu thực hiện quyết tâm chiến lược, đặc biệt là sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, việc đánh giá so sánh lực lượng trên chiến trường và việc vạch ra những chủ trương chiến lược đã được Bộ chính trị, Quân Uỷ Trung ương xem xét và kết luận trong từng tuần, có khi từng ngày Chỉ riêng trong tháng Ba lịch sử (3/1975), Bộ Chính trị đã bốn lần họp và bố sung kịp thời quyết tâm chiến lược Từ kế hoạch chiến lược 2 năm được rút xuống l năm, rồi trước mùa nưa và cuối cùng là trong tháng 4/1975, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam

RG rang là từ chỗ tạo thời cơ, nắm chắc thời cơ và mau lẹ thúc đây

thời cơ, với những bước tiến công thần tốc của ta đã làm cho địch không kịp trở tay, không kịp đối phó, buộc chúng phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác “Thời cơ lại đẻ thời cơ” là vậy

Xác định đúng thời cơ chiến lược, hạ quyết tâm chiến lược kịp thời và

liên tục bố sung hoàn chỉnh kế hoạch tiến công chiến lược, đặc biệt là trận

Ngày đăng: 03/10/2014, 03:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w