- Nghiên cứu biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của cáchiệu trưởng tiểu học có thâm niên hiệu trưởng dưới 10 năm của các trường tiểuhọc tỉnh Nghệ An.. Giả thuyết khoa học -
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Dương Thị Thanh Thanh
MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC
CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC
Chuyên ngành : Tâm lý học chuyên ngành
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
Phản biện 1: GS.TS Trần Hữu Luyến
Phản biện 2: GS.TS Trần Thị Minh Đức
Phản biện 3: PGS.TS Mạc Văn Trang
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại………
……… vào hồi……giờ…….phút, ngày …….tháng…….năm…………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin-Tư liệu-Thư viện của Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Thích ứng có vai trò rất quan trọng, giúp con người chủ động, sáng tạotrong hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của con người, góp phần hoànthiện nhân cách của con người
- Quản lý dạy học (QLDH) là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dụcnói chung và quản lý nhà trường nói riêng, quyết định tới chất lượng dạy họctrong nhà trường Thích ứng nhanh với hoạt động QLDH sẽ giúp hiệu trưởngtiểu học thích nghi với điều kiện, yêu cầu của hoạt động QLDH, từ đó giúp hiệutrưởng tiểu học chủ động, sáng tạo trong QLDH và nâng cao hiệu quả hoạt độngQLDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường tiểu học
- Đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trongđổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam Đứng trước đòi hỏiđổi mới, để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi người hiệu trưởng tiểu họcphải kịp thời thích ứng với hoạt động quản lý nói chung, QLDH nói riêng
- Nghiên cứu và tìm ra biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạtđộng QLDH của hiệu trưởng tiểu học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học nâng cao mức
độ thích ứng hoạt động QLDH, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhàtrường tiểu học
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: " Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học"
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệutrưởng trường tiểu học Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm các biện phápnâng cao thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
3 Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu chính: 173 hiệu trưởng tiểu học tỉnh Nghệ An,trong đó:
+ Khách thể khảo sát thử nhằm chuẩn hoá công cụ: 26 hiệu trưởng
+ Khách thể khảo sát thực trạng sự thích ứng: 147 hiệu trưởng Khách thể thựcnghiệm: 27 hiệu trưởng (những hiệu trưởng có thâm niên quản lý dưới 5 năm)
- Khách thể phụ: 156 người (là hiệu phó, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn vàgiáo viên của các trường tiểu học có các hiệu trưởng là khách thể nghiên cứuchính của đề tài) để đối chứng
Trang 43.3 Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học đối với quản lýhoạt động giảng dạy của giáo viên
- Nghiên cứu biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của cáchiệu trưởng tiểu học có thâm niên hiệu trưởng dưới 10 năm của các trường tiểuhọc tỉnh Nghệ An
4 Giả thuyết khoa học
- Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học tỉnhNghệ An chưa cao, tập trung ở mức độ trung bình, có sự khác biệt về mức độ vàbiểu hiện khác nhau về mức độ thích ứng ở các hiệu trưởng có thâm niên quản
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Làm rõ các khái niệm công cụ: thích ứng, hoạt động QLDH, thích ứngvới hoạt động QLDH, biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động QLDH củahiệu trưởng tiểu học
5.2 Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệutrưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động QLDH của hiệutrưởng tiểu học
5.3 Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độthích ứng đối với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
6 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp chuyên gia
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra; quan
sát; phỏng vấn; nghiên cứu điển hình; trắc đạc xã hội học; thực nghiệm tác động
sư phạm; giải quyết bài tập tình huống
- Nhóm phương pháp thống kê toán học
Trang 57 Đóng góp mới của đề tài
- Làm sáng tỏ thêm lý luận về thích ứng, QLDH, thích ứng với hoạt độngQLDH của hiệu trưởng tiểu học, các biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạtđộng QLDH của hiệu trưởng tiểu học
- Phát hiện thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệutrưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học Luận án cũng đã thực nghiệm thành công biện pháp sư phạm “Cung cấp tri thức về hoạt động QLDH và tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý của hiệu trưởng Tiểu học-rèn luyện các kỹ năng QLDH”- nâng cao mức độ thích
ứng với hoạt động QLDH cho hiệu trưởng tiểu học Biện pháp này có thể ápdụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học nhằmgóp phần nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH, từ đó nâng cao chấtlượng dạy học trong nhà trường tiểu học
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
ở nước ngoài; quan hệ giữa động cơ, thái độ của sinh viên trước khi vào đại họcvới sự thích ứng học tập ở trường ĐHSP; nghiên cứu mối quan hệ giữa thích ứnghọc tập với sức khỏe tinh thần; thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện củasinh viên; ảnh hưởng của phong cách học tập của sinh viên tới việc thích ứnghọc tập; thích ứng với rèn luyện, thực hành nghề của sinh viên…
- Các công trình nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp còn ít và các nghiên cứutập trung chủ yếu vào thích ứng của giáo viên trẻ trong hoạt động nghề nghiệp
- Thích ứng với nghề nghiệp là thích ứng của người lao động với nghềnghiệp, còn sự thích ứng về nghề quản lý hầu như chưa được nghiên cứu, chỉ cócác bài viết về kinh nghiệm lãnh đạo, về QLDH của hiệu trưởng, biện phápQLDH của hiệu trưởng…, còn nghiên cứu thích ứng với hoạt động QLDH củahiệu trưởng tiểu học hầu như chưa được đề cập, chính vì vậy tôi đã chọn lĩnhvực này làm đề tài nghiên cứu
Trang 61.2 Thích ứng
Trong tâm lí học có nhiều quan điểm khác nhau về thích ứng xuất phát từnhững trường phái tâm lí học khác nhau Đề tài luận án đi theo quan điểm của tâm
lý học hoạt động Khái niệm thích ứng có thể hiểu thích ứng như sau: Thích ứng
là quá trình chủ động, tích cực hoạt động của con người, đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích đặt ra Thích ứng thể hiện ở sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi đối với hoạt động.
Thích ứng là quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân nhờquá trình chủ động, tích cực hoạt động của con người Sự thích ứng xuất hiện dotác động của những yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động Sự thích ứng bắt đầu
ở thời điểm con người làm quen với điều kiện mới của hoạt động, và kết thúc khihoạt động đạt được mục đích đặt ra Cơ chế của sự thích ứng là sự lĩnh hội kinhnghiệm xã hội-lịch sử theo nguyên tắc chuyển từ ngoài vào trong để hình thànhnhững cấu tạo tâm lý mới cho phép cá nhân có những hành vi, ứng xử đáp ứngđòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới
1.3 Quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học là tác động có mục đích, có tổ chức và được điều khiển của người hiệu trưởng tiểu học đến hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược dạy học đã đặt ra của nhà trường Tiểu học.
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học gồm: Quản lý hoạtđộng dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động học của học sinh; Quản lý các điềukiện đảm bảo cho hoạt động dạy học
1.4 Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
1.4.1 Khái niệm thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là quá trình chủ động, tích cực hoạt động của người hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích QLDH đặt ra.
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện ở sự thay đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, sự hài lòng của tập thể và bản thân người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, hình thành
các kỹ năng QLDH phù hợp với QLDH
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là quá trình thayđổi nhận thức, thay đổi thái độ và thay đổi hành vi cá nhân nhờ quá trình chủ
Trang 7động, tích cực hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học Thích ứng với hoạtđộng QLDH giúp hiệu trưởng tiểu học đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạtđộng QLDH, đạt được mục đích hoạt động QLDH
Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học thể hiện ở sựbiến đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, sự hài lòng củatập thể và bản thân người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, hình thành các
kỹ năng quản lý dạy học phù hợp với QLDH
Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học xuất hiện dotác động của những yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động QLDH
Sự thích ứng với hoạt động QLDH bắt đầu ở thời điểm hiệu trưởng Tiểuhọc làm quen với điều kiện mới của hoạt động QLDH, và kết thúc khi hoạt độngđạt được mục đích QLDH đặt ra Hoạt động QLDH là hoạt động đặc biệt, hoạtđộng mà công cụ chủ yếu là năng lực và phẩm chất của người hiệu trưởng, vìvậy người hiệu trưởng phải không ngừng tiếp thu tri thức mới, bồi dưỡng nhữngphẩm chất, năng lực để quản lý ngày càng tốt hơn Do vậy, có thể nói rằng sựthích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng chỉ thực sự kết thúc khi ngườihiệu trưởng không còn tham gia hoạt động quản lý nữa
1.4.2 Các biểu hiện của sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
Các ứng xử đặc trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của hoạt độngQLDH (thể hiện ở sự hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, ởmức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học) và kết quả hoạtđộng QLDH của hiệu trưởng (thể hiện ở kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểuhọc; ở sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học ) chính làcác số khách quan, cơ bản để đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểuhọc với hoạt động QLDH
Từ đó, các tiêu chí (đồng thời là các biểu hiện cơ bản) của sự thích ứng với
hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học theo chúng tôi là: Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH; Mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng.
1.4.3 Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện
ở mức độ chủ động tích cực hoạt động để đáp ứng với yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích QLDH đặt ra Mức độ thích ứng
Trang 8với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện ở mức độ hiểu biết về QLDH, mức độ hài lòng của tập thể và cá nhân hiệu trưởng đối với việc QLDH
và mức độ kỹ năng QLDH phù hợp với QLDH của người hiệu trưởng tiểu học
Tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động QLDH:
- Mức độ thích ứng cao: Hiệu trưởng thích ứng cao với hoạt động QLDH.Những hiệu trưởng đạt mức này hiểu đúng, hiểu đầy đủ về vai trò, chức năng,nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường Tiểu học; vận dụng nhữnghiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể rất tốt và ứngdụng rất thành thục; họ hứng thú, say mê và rất hài lòng với hoạt động QLDHcủa mình Đây là những người được tập thể nhà trường rất tin tưởng, tínnhiệm và quý trọng
- Mức độ thích ứng: Hiệu trưởng thích ứng với hoạt động QLDH Những hiệutrưởng tiểu học đạt mức độ này hiểu tương đối đúng và đủ về vai trò, chức năng, nộidung…của hoạt động QLDH trong nhà trường Tiểu học; đã vận dụng những hiểubiết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể khá tốt và ứng dụng kháthành thục; họ hứng thú, say mê và hài lòng với hoạt động QLDH của mình Đây lànhững người được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng
- Mức độ thích ứng kém: Hiệu trưởng thích ứng kém với hoạt độngQLDH Những hiệu trưởng tiểu học hiểu biết rất hạn chế hoặc chưa hiểu về vaitrò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường tiểu học;bước đầu vận dụng được những hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hànhđộng QLDH cụ thể và ứng dụng chưa thành thục; họ ít hứng thú, say mê vàkhông hài lòng với hoạt động QLDH của mình Đây là những người chưa (hoặcít) được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Có thể nói rằng sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu
học là một quá trình thay đổi bản thân đáp ứng yêu cầu hoạt động, bởi vậy nóchịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cá nhân người hiệutrưởng Trong đó có những yếu tố cơ bản sau:
- Các yếu tố chủ quan: Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học; Ýthức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học
- Các yếu tố khách quan: Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhàtrường tiểu học; Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học
Trang 9Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
Mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng TH
Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởngTH
- Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý
- Kỹ năng lập kế hoạch dạy học
- Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện
kế hoạch dạy học
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học
- Kỹ năng xử lý các tình huống dạy học.
Sơ đồ 1.1:MÔ HÌNH KHUNG LÝ THUYẾT CỦA
LUẬN ÁN
- Hiểu biết về vai trò
của người hiệu
- Sự quý trọng của cấp dưới;
- Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới
Trang 102.1 Tổ chức nghiên cứu: Đề tài được tổ chức và nghiên cứu theo 3 giai đoạn:
nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm tác động
2.1.1 Nghiên cứu lý luận: Nhằm tổng quan các nghiên cứu ngoài và trong nước
về vấn đề có liên quan đến đề tài; Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quantới các khái niệm; Phân tích các yếu tố tác động đến thích ứng hoạt động QLDHcủa hiệu trưởng tiểu học; Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phươngpháp chuyên gia
2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng mức độ và biểu hiện của thích
ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Làm rõ ảnh hưởng củacác yếu tố chủ quan và khách quan đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệutrưởng tiểu học
Nghiên cứu thực tiễn gồm 3 giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu thăm dò vàkhảo sát thử, giai đoạn điều tra chính thức, giai đoạn xử lí kết quả
- Giai đoạn nghiên cứu thăm dò và khảo sát thử
Mục đích: phát hiện vấn đề nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học,
xác định độ tin cậy và độ giá trị của bộ công cụ điều tra khảo sát
Giai đoạn này được chia làm 2 bước: Thiết kế bảng hỏi và điều tra thử
- Giai đoạn điều tra chính thức
Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng thích ứng của hiệu trưởng tiểu
học với quản lý hoạt động dạy học
Trong giai đoạn này chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra, quansát, phỏng vấn, giải các bài tập tình huống và nghiên cứu điển hình
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạtđộng QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Tìm hiểu những yếu tố chủ quan, kháchquan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
+ Phương pháp quan sát: Thu thập thêm thông tin về các biểu hiện thực tế
của sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học qua 4 biểu hiện của
sự thích ứng nhằm bổ sung, khẳng định lại cho những nhận định từ các phươngpháp khác
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Khẳng định kết quả của phương pháp điều
tra viết; khai thác sâu hơn các mặt biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởngđến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học; góp phần cho việc
mô tả chân dung
+ Phương pháp trắc đạc xã hội học: Xác định vị thế, sự thừa nhận của tập
thể nhà trường đối với hiệu trưởng Tiểu học
Trang 11+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: Mô tả ba chân dung điển hình là các
hiệu trưởng có mức độ thích ứng với QLDH cao, trung bình và thấp, nhằm mụcđích phác họa mô hình nhân cách điển hình và mối quan hệ của nó với nhữngbiểu hiện và mức độ biểu hiện sự thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệutrưởng Tiểu học Đây sẽ là nguồn tư liệu sinh động bổ sung cho những kết luậnthu được từ các phương pháp khác
- Giai đoạn xử lí kết quả
Số liệu thu được từ bảng hỏi được xử lí theo từng cá nhân và nhóm, với sựtrợ giúp của chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 13.0 Cácthông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tíchthống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận
2.1.3 Giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm tác động
a Mục đích: Khẳng định tính khả thi của biện pháp tác động sư phạm nâng cao
mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học:
Biện pháp 1: Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý của hiệu trưởng Tiểu học, ở đây là rèn luyện các kỹ năng quản lý (kỹ năng lập kế hoạch QLDH và kỹ năng giải quyết tình huống trong QLDH) theo quy trình của X.I.Kixegov nhằm nâng cao sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
b Khách thể thực nghiệm: Mẫu thực nghiệm được chúng tôi chọn trên 2
nhóm hiệu trưởng: nhóm hiệu trưởng đối chứng và nhóm hiệu trưởng thựcnghiệm, mỗi nhóm gồm 27 hiệu trưởng trường tiểu học (hai nhóm hiệu trưởngTiểu học phải có sự tương đồng về độ tuổi, thâm niên làm hiệu trưởng, vànhóm trường mà hiệu trưởng làm quản lý phải có tương đồng về quy môtrường lớp, số lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh, các điều kiện về
cơ sở vật chất, địa bàn…)
c Các bước tiến hành
Bước 1: Đo nghiệm sự thích ứng với QLDH qua các biểu hiện ở cả hai nhóm
hiệu trưởng Tiểu học (nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm)
Bước 2: Tổ chức thực nghiệm các biện pháp tác động đối với 27 hiệu trưởng
Tiểu học thuộc nhóm khách thể thực nghiệm
- Tổ chức tập huấn nâng cao tri thức về quản lý hoạt động dạy học và tổchức rèn luyện các kỹ năng QLDH (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyếttình huống quản lý dạy học) theo quy trình hình thành kỹ năng 5 bước của X.I.Kixegov cho các hiệu trưởng Tiểu học ở nhóm thực nghiệm
- Tổ chức rèn luyện kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng Tiểu học thông qua
nhập vai giải các bài tập tình huống trong QLDH: chúng tôi xây dựng các tình
Trang 12huống QLDH giả định để các hiệu trưởng nhập vai xử lý, thông qua đó họ vậndụng các tri thức hành động đã được cung cấp.
Bước 3: Đo nghiệm kết quả mức độ thích ứng với QLDH ở cả hai nhóm hiệu
trưởng đối chứng và thực nghiệm bằng phiếu hỏi, quan sát, giải bài tập tình
huống, so sánh kết quả giữa lần đo 1(trước TN) và lần đo 2 (sau TN) ở mỗi nhóm
ĐC và TN để khẳng định tính khả thi của biện pháp tác động TL-SP nâng cao mức
độ thích ứng với QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
Để đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học hai nhóm đối chứng
và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đánh giá 4 biểu hiện của thíchứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học, trung bình cộng của các mặt biểuhiện sự thích ứng là mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểuhọc Chúng tôi đánh giá sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệutrưởng tiểu học trên 4 mức độ:
- Mức độ 1: 1≤X≤ 1,44 Hiệu trưởng thích ứng cao với hoạt động QLDH
- Mức độ 2: 1,45≤X≤1,65 Hiệu trưởng thích ứng trung bình cao với hoạt động QLDH
- Mức độ 3: 1,66≤X≤1,86 Hiệu trưởng thích ứng trung bình thấp với hoạt độngQLDH
- Mức độ 4: 1,87≤X≤3 Hiệu trưởng thích ứng thấp với hoạt động QLDH
2.2 Thang đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học (dùng cho phương pháp điều tra)
- Đánh giá hiểu biết của hiệu trưởng
Trong thang điểm 3 mức độ, chúng tôi chia khoảng 3: cao, trung bình,thấp Khoảng trung bình của mẫu được tính theo công thức:
X -ĐLC≤TB≤ X +ĐLC Với X = 1,62; ĐLC=0,19, ta có 1,43≤TB≤1,81Việc phân chia chỉ áp dụng cho mẫu khách thể nghiên cứu của chúng tôi
- Đánh giá chung: Tổng hợp bốn mặt biểu hiện của sự thích ứng (bằng định
lượng) có mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học là
Trang 13trung bình cộng của các mặt biểu hiện sự thích ứng, chúng tôi đánh giá sự thíchứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học trên 3 mức độ (điểmcao nhất là 3, thấp nhất là 1) X -ĐLC≤TB≤ X +ĐLC Với X = 1,65;ĐLC=0,21, ta có 1,44≤TB≤1,86
3.1 Thực trạng mức độ thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
3.1.1 Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
3.1.1.1 Tự đánh giá về mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Bảng 3.1.Tự đánh giá của hiệu trưởng về mức độ thích ứng với hoạt
động QLDH
TT
Tiêu chí Mức độ
Giới tính Thâm niên Chung Nam Nữ > 5 năm < 5 năm
- Hiệu trưởng tiểu học thích ứng không đồng đều với hoạt động QLDH mà
phân thành 3 mức độ: thích ứng cao, thích ứng trung bình và thích ứng thấp Đa
số hiệu trưởng tiểu học được nghiên cứu thích ứng với hoạt động QLDH ở mức trung bình, mức độ thích ứng cao và thích ứng thấp chiếm tỉ lệ nhỏ
- 12,2% hiệu trưởng tiểu học tự đánh giá có mức độ thích ứng cao; 81,6%
Trang 14hiệu trưởng Tiểu học tự đánh giá có mức độ trung bình; 6,2% hiệu trưởng Tiểuhọc tự đánh giá có mức độ thích ứng thấp với hoạt động QLDH.
3.1.1.2 Tự đánh giá của hiệu trưởng tiểu học theo 4 biểu hiện của sự thích ứng với hoạt động QLDH
Bảng 3.2 Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Hiệu trưởng
và người khác đánh giá Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ Độ
lệch
<5 năm
>5 năm
Độ lệch X ĐLC X ĐLC X ĐLC
- Các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học không đồng đều, cao nhất là Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu học, thấp nhất là Mức độ hài lòng với hoạt động QLDH hiệu trưởng tiểu học.
Có sự khác biệt trong đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học
với hoạt động QLDH theo các biến số giới tính, thâm niên quản lý: hiệu trưởng
tiểu học là nam giới đánh giá mức độ thích ứng của mình cao hơn nữ giới; hiệutrưởng tiểu học có thâm niên cao hơn (>5 năm) đánh giá mức độ thích ứng vớihoạt động QLDH tốt hơn hiệu trưởng tiểu học có thâm niên dưới 5 năm Có sựphù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáoviên trong trường về mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt độngquản lý