Tuy nhiên, việc xây dựng một xã hội dân sự mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện lịch sử,văn hóa và đáp ứng được nhu cầu phát triển của Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở c
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN TUẤN PHONG
XÃ HỘI DÂN SỰ VỚI TƯ CÁCH LÀ KHÔNG GIAN
XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số : 62.22.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học Xã hội
Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Đức
Trang 3Vào hồi …….giờ…….phút, ngày … tháng…… năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
A Tiếng Việt
1 Đoàn kết xã hội: nhìn từ khía cạnh truyền thống văn hóa Tạp chí triết học số 12, 2007, tr.20 và in lạitrong sách “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội” NXB Khoa học xã hội, HàNội, 2008, tr 483-494
2 Xã hội dân sự: Từ cách nhìn của lịch sử triết học Đồng tác giả với PGS, TS Phạm Văn Đức Tạpchí khoa học xã hội Số 7 (119), 2008 tr 3-12
3 Xã hội dân sự: Từ Aristotle đến Hê ghen Tạp chí triết học số 2, 2009 tr 62
4 Tu thân Nho giáo và đối thoại văn hóa Tạp chí triết học số 1, 2010
5 Tư duy sinh thái và đạo đức Nho giáo Tạp chí triết học số 12, 2010
6 Tu thân Nho giáo và tư tưởng phát triển con người của Hồ Chí Minh, Tạp chí triết học số 2, 2012
7 Khái niệm phương thức sống của Wittgenstein và đối thoại văn hóa Tạp chí triết học số 11, 2012
Trang 4A Tiếng Anh
1 Cultural Tradition and Social Solidarity Paper presented in the Section 36 22 World Congress ofPhilosophy Seoul, South Korea, 2008 (Truyền thống văn hóa và đoàn kết xã hội Báo cáo tại tiểu ban
26, Đại hội Triết học Thế giới lần thứ 22 tại Seoul, Hàn Quốc năm 2008)
2 Self-cultivation on the way to Good Life Journal of Philosophy (in English) N 4, 2009 (Originally
presented at the 8th Intercultural Congress for International Philosophy, Ewha Women University,
Seoul, South Korea, 2009) and reprinted in Raul Fornet-Bentancourt (Editor) Dektradition im
Dialog: Studien zur Befreiung und Interkulturalitat, Band 30 Wissenshaftsverlag Mainz,
Deutschland, 2010, pp 201-206 (ISBN 3-86130-303-5) (Tu thân tiến tới Cuộc sống Tốt đẹp In
trong tạp chí Triết học bằng tiếng Anh số 4 năm 2009 và tái bản trong tập sách Dektradition im
Dialog: Studien zur Befreiung und Interkulturalitat do GS Raul Fornet-Bentancourt chủ biên, tập 30.
Wissenshaftsverlag Mainz, xuất bản tại Mainz, CHLB Đức, 2010, trang 201-206 (số ISBN 86130-303-5)
3-3 Co-author with Assoc Prof Pham Van Duc The views of some economic theories on the economic
crisis of capitalism and some lessons for Vietnam World Review of Political Economy, v.1, no.4,
2010 Winter, p.724(5) (ISSN: 2042-891X) (Đồng tác giả với PGS TS Phạm Văn Đức trong bàiQuan điểm của một số lý thuyết kinh tế về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và những bài họccho Việt Nam Bài đăng trong tạp chí quốc tế của Hội Kinh tế Chính trị Thế giới, tập 1 số 4 năm
2010 tr 743)
4 Confucian Self-Cultivation and Cultural Dialogue Published in Prajna Vihara (Journal of
Philosophy and Religion) Asian Cultures and Dialogue Vol 13 Nos 1-2 January December 2012,
Assumption University Press, Thailand (ISSN 1513-6442) (Tu thân Nho giáo và Đối thoại văn hóa
Trang 5In trong đặc san Các nền Văn hóa châu Á và Đối thoại của tạp chí Prajna Vihara, Đại học
Assupmtion Thái Lan, Số 13, 2012)
5 Human Development and Socialism Journal of Philosophy (in English) N 2, 2013 (Phát triển con
người và Chủ nghĩa xã hội In trong tạp chí Triết học bằng tiếng Anh số 2 năm 2013)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên khắp thế giới, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ngày càng góp phần
quan trọng vào những nỗ lực nhằm đạt được Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên hiệp
Quốc đề ra Các tổ chức xã hội dân sự phối hợp với các chính phủ cùng hoạt động theo lộ trình tiến
tới xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng hơn, một thế giới mà tất cả mọi người đều có
quyền được phát triển cũng như có trách nhiệm đối với sự phát triển của quốc gia mình và hơn nữavới sự phát triển bền vững của toàn nhân loại
Trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay thì bên cạnh việc hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa và Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc hình thành và pháttriển một Xã hội dân sự phù hợp có thể góp phần quyết định sự thành công của công cuộc Đổi mới,giúp chúng ta đạt tới mục tiêu bao trùm và thể hiện bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
Việt Nam đang xây dựng là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Mục tiêu đó là bước tiến quan trọng để đạt tới một xã hội mà trong đó, như C.Mác đã nói, “sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" Bởi vì đối với chúng ta phát triển
con người không chỉ mục tiêu cụ thể của mỗi con người mà còn là mục tiêu tối thượng của cả hệ
thống chính trị, của toàn bộ xã hội, mà trong đó xã hội dân sự là một bộ phận quan trọng.
Tuy nhiên, việc xây dựng một xã hội dân sự mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện lịch sử,văn hóa và đáp ứng được nhu cầu phát triển của Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở cácnghiên cứu lý luận một cách hệ thống nhằm làm rõ bản chất của xã hội dân sự và quan trọng hơn là
tạo cơ sở cho việc chủ động định hướng sự phát triển của xã hội dân sự nhằm khác phục những hạn
Trang 7chế và bất cập đồng thời phát huy tính tích cực của các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sựhướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước
Trên phương diện lý luận, từ quan niệm duy vật biện chứng về sự phát triển lịch sử loài ngườicủa C.Mác, xã hội dân sự có thể được quan niệm như là một không gian xã hội của và cho sự pháttriển con người, một không gian xã hội thể hiện tính sáng tạo và chủ động của con người trong tiếntrình hiện thực hóa và nhận thức bản chất xã hội của mình Tiếp cận Mác xít về sự phát triển conngười và phát triển văn hóa còn cho chúng ta thấy rằng chính tính sáng tạo và chủ động của conngười đã tạo ra sự đa dạng của các không gian xã hội trong lịch sử phát triển Vì vậy xã hội dân sự,với vai trò là một không gian xã hội, một bộ phận hữu cơ cấu thành của một toàn thể hữu cơ sốngđộng và phát triển, không phải là một cái gì bất biến mà luôn biến đổi cùng với sự hình thành và pháttriển của các bối cảnh văn hóa và lịch sử cụ thể Giữa sự phát triển của xã hội dân sự và phát triển conngười có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ
Trong bối cảnh phát triển lịch sử xã hội đặc thù của Việt Nam chúng tôi muốn khẳng định rằngViệt Nam đã có những tiền đề tư tưởng quan trọng cho sự phát triển một xã hội dân sự phù hợp, đápứng được những mục tiêu nhân văn của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng.Nói cụ thể hơn, theo quan điểm của chúng tôi thì tư tưởng tu thân của Nho giáo và đặc biệt là tưtưởng phát triển con người và phát triển xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã kế thừa một cáchsáng tạo và có chọn lọc tinh hoa văn hóa của Phương Đông và các tư tưởng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, chính là những nền tảng tư tưởng quan trọng cho sự hình thành và phát triển xã hội dân sự xã
hội chủ nghĩa trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam Hơn thế nữa, các tư tưởng về phát triển con
người và phát triển xã hội của Hồ Chí Minh đã được Đảng cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triểnsáng tạo trong các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là trong giai doạn tiến
Trang 8hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đến nay là những tiền đề quan trọng trongviệc định hướng việc xây dựng một xã hội dân sự phù hợp
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Xuất phát từ cách tiếp cận mang tính triết học về phát triển con người và xã hội dân sự, mục đích
mà chúng tôi đặt ra trong luận án này là luận giải xã hội dân sự với tư cách là không gian xã hội của
(và cho) sự phát triển con người
Để thực hiện mục tiêu này, trong khuôn khổ luận án chúng tôi sẽ tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ nội dung và phân tích mối liên hệ giữa các khái niệm cơ bản như chất con người, phát
triển con người nhằm chỉ ra tính đặc thù trong sự phát triển con người.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự trong một số giai đoạn tiêu biểu của lịch
sử phát triển xã hội phương Tây nhằm chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa thực tiễn phát triển của
xã hội dân sự và phát triển con người
- Tìm hiểu và phân tích nền tảng tư tưởng cho sự phát triển con người và xã hội tại Việt Nam đểlàm sáng tỏ tính đặc thù của mô hình xã hội dân sự xã hội chủ nghĩa trong vai trò là không gian
xã hội cho sự phát triển con người tại Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các khái niệm bản chất con người, phát triển con người, khônggian xã hội và xã hội dân sự
Phạm vi nghiên cứu trong luận àn này là khái niệm xã hội dân sự trong mối liên hệ với sự phát triểncon người Chúng tôi tiếp cận xã hội dân sự từ khía cạnh phát triển con người Xã hội dân sự chỉ
Trang 9được xem xét trong giới hạn là không gian xã hội cho sự phát triển con người Các khía cạnh và cáccách tiếp cận khác về xã hội dân sự sẽ chỉ được chúng tôi đề cập đến trong sự liên quan đến pháttriển con người.
4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý thuyết
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử về sự phát triển con người và xã hội như là một sự phát triển lịch sử - tự nhiên, tư tưởngChủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển con người và phát triển xã hội Các quan điểm của Đảng Cộng SảnViệt Nam về xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự vận dụng sáng tạo và đầy hiệu quả Chủnghĩa Mác Lên Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận mà chúng tôi sử dụng là các nguyên lý, các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật sẽ được áp dụng trong việcnghiên cứu sự phát triển con người để chỉ ra rằng sự phát triển con người chân thực là tiến trình phát triểnngày một hoàn thiện hơn bản chất con người Các nguyên lý này còn cho thấy tính thống nhất trong đadạng của tiến trình phát triển con người với tư cách là tiến trình phát triển bản chất con người Tiếp cậnchỉnh thể và nhận thức duy vật lịch sử còn cho chúng ta thấy vai trò sáng tạo và chủ động của con ngườitrong tiến trình phát triển bản chất của mình Tính sáng tạo và chủ động của con người lý giải cho tính đadạng của các hình thái xuất hiện của xã hội dân sự, nét đặc trưng và bản sắc văn hóa của xã hội dân sự
5 Đóng góp mới của luận án
Tiếp cận từ góc độ triết học chính trị tới các khái niệm bản chất con người và xã hội dân sự, luận án đãphân tích và làm sáng tỏ được những vấn đề mang tính lý luận sau đây:
Trang 10- Luận án đã làm sáng tỏ khái niệm xã hội dân sự từ quan điểm triết học Mác về bản chất conngười và phát triển con người.
- Luận án đã làm sáng tỏ vai trò của xã hội dân sự đối với sự phát triển con người trong lịch sửhình thành và phát triển của xã hội dân sự
- Luận án đã chỉ ra nền tảng tư tưởng cho sự phát triển của xã hội dân sự với tư cách là không gianphát triển con người trong điều kiện phát triển của Việt Nam
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn chính sách vềphát triển con người và phát triển xã hội dân sự
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án muốn chỉ ra sự cần thiết phải có những sự nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn di sản lý luận củatriết học Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Việc nghiên cứu nghiêm túc và khách quan các tư tưởngcủa Mác và Hồ Chí Minh về bản chất con người và phát triển con người sẽ có thể giúp chúng ta có nhữngquan niệm sâu sắc về mục tiêu phát triển của đất nước, về vị trí, vai trò của xã hội dân sự trong chiến lượcphát triển bền vững của Việt Nam Tiếp cận xã hội dân sự từ khía cạnh phát triển con người còn giúpchúng ta có sự đánh giá đầy đủ hơn về những mặt tích cực cũng như mặt hạn chế của xã hội dân sự đểtrên cơ sở đó đề ra những định hướng chính trị quan trọng để phát huy tiềm năng của xã hội dân sự vìmục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đềthuộc đề tài phát triển con người, xã hội dân sự Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiêncứu mang tính đối chiếu về phát triển con người và về xã hội dân sự từ các góc nhìn của các khoa học xãhội khác
7 Kết cấu của luận án
Trang 11Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bài viết của tác giả đã công bố có liênquan đến luận án, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết và kết luậncác chương.
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội dân sự
Xã hội dân sự là một đối tượng nghiên cứu tương đối mới mẻ ở Việt Nam Mặc dù vậy, trong thời
gian gần đây, trên các tạp chí lý luận đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung khái
niệm xã hội dân sự, đặc điểm và tính chất hoạt động của xã hội dân sự ở Việt Nam Nhiều học giả đã tập
trung vào nội dung lịch sử khái niệm xã hội dân sự, đặc điểm, cấu trúc hoạt động của Xã hội dân sự ởViệt Nam và trên thế giới
Bên cạnh việc làm rõ nội dung, đặc điểm và tính chất của xã hội dân sự ở Việt Nam một số công trình đãtập trung làm rõ mối quan hệ của các hình thức xã hội dân sự với nhà nước pháp quyền và kinh tế thịtrường Các tác giả đã chỉ ra vai trò tích cực cũng như những hạn chế của các hình thức tổ chức xã hộidân sự đối với sự phát triển của Việt Nam; quan hệ giữa nhà nước và tổ chức xã hội dân sự Việt Namtrong lịch sử và hiện đại, mối liên hệ giữa xã hội, cá nhân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam hiện nay, v.v
Có thể nhận thấy rằng hiện đang có những quan niệm khác nhau về xã hội dân sự Chẳng hạn tác giảHoàng Ngọc Giao thì cho rằng xã hội dân sự là môi trường quan hệ với đặc điểm chủ yếu là không vì mụcđích lợi nhuận, vận hành theo nguyên tắc tự nguyện và bên ngoài hệ thống quyền lực công cộng
Trong một công trình nghiên cứu công phu của mình thì các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn MinhPhương cho rằng xã hội dân sự là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, tập hợp các mốiquan hệ tự nguyện, tự quản của người dân, liên kết con người với nhau thành các tổ chức, không vì mục
Trang 13đích lợi nhuận, độc lập tương đối với nhà nước và thị trường nhằm thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích nhấtđịnh của cá nhân hoặc cộng đồng.
Theo quan điểm của tác giả Dương Xuân Ngọc thì xã hội dân sự là tổng thể các quan hệ và các tổ chức,các mạng lưới xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chịu tráchnhiệm, tự trang trải về kinh phí, trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, phối hợp với nhà nước để kiểm xoát
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước hoàn thiện và phát huy vai tròcủa xã hội dân chủ, nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nước và
xã hội, hiện thực hóa quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng
Từ khía cạnh luật học tác giả Võ Khánh Vinh quan niệm rằng xã hội dân sự là một hệ thống các quan hệ
và thiết chế xã hội đa dạng, phong phú ở nhiều mức độ, có mối liên hệ lẫn nhau không thông qua (khôngphụ thuộc vào) Nhà nước của cá nhân tự do và có toàn quyền tồn tại và hoạt động trong điều kiện kinh tếthị trường và Nhà nước pháp quyền
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường có xu hướng đồng nhất xã hội dân sự với lĩnh vực công, lĩnh vực của côngchúng hay lĩnh vực thứ ba của một quốc gia, bổ sung cho nhà nước và khu vực kinh doanh, bao gồm tất
cả các tổ chức, nhóm, hội, mạng lưới nhân dân thiết lập nên Nó mang tính phi chính phủ, tự nguyện vàphi lợi nhuận
Nhiều các công trình nghiên cứu thực trạng xã hội dân sự và đánh giá ban đầu về các yếu tố hình thành,phát triển xã hội dân sự Việt Nam trong khuôn khổ các chương trình nghiên cứu cấp quốc gia và chương
trình hợp tác với nước ngoài đã được nghiệm thu và xuất bản thành sách Đó là các công trình như "Các
tổ chức nhân dân trong thị trường kinh tế" trình bày các kết quả của KX.05.10 dự án mang tên "Vị trí và đặc điểm hoạt động của tổ chức Thánh Lễ và xã hội trong Hệ thống chính trị " Một nhóm quốc tế của các
nhà nghiên cứu, trong một sự hợp tác giữa Viện Xã hội học, Đại học Freiburg và Đại học Tự do Berlin,
Trang 14tiến hành nghiên cứu kết hợp các kỹ thuật định tính và định lượng về tổ chức dân sự tại Hà Nội và Hồ ChíMinh (dự án COHH)
Cũng cần phải nói là hầu hết các công trình này đều đề cập đến xã hội dân sự từ góc độ văn hóa, xã hộihọc, kinh tế hay luật học có rất ít công trình tiếp cận đầy đủ từ góc độ triết học Đề tài nghiên cứu cấp
Bộ “Cơ sở triết học và thực tiễn của việc xây dựng xã hội dân sự” do PGS TS Phạm Văn Đức, Viện
Triết học chủ nhiệm là số ít đề tài nằm trong số đó khi tiếp cận khái niệm xã hội dân sự từ góc độ triếthọc, đặc biệt là từ góc độ lịch sử triết học
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển con người
Khái niệm phát triển con người mặc dù đã được biết đến là một khái niệm triết học cơ bản, đặc biệt làtrong triết học Mác và tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh Các công trình nghiên cứu về con người đượcchú ý nhiều hơn sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam từ đại hội VIII đã nhấn mạnh sự cần thiết phải quántriệt quan điểm “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền nhanh vàbền vững” và “Tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của conngười Tư tưởng phát triển con người là nội dung xuyên suốt các kỳ đại hội Đảng sau này
Ở Việt nam quan điểm phát triển con người còn được triển một cách có hệ thống trong các công
trình của tác giả Phạm Minh Hạc, chủ nhiệm của ba chương trình quốc gia “Con người – mục tiêu và
động lực phát triển kinh tế xã hội” (1991-1995); “Phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1996-200); “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001-2005)…Theo ý kiến của ông thì phát triển con người
chính “là phát triển các lực lượng bản chất của con người, phát triển các năng lực vật chất và năng lựctinh thần, nhân cách, trí tuệ, thể chất và trong quá trình sống, con người (chủ thể) chuyển dần thành tâmlực, trí lực, thể lực (các giá trị cá thể, giá trị nhân cách), tức là nhân lực có hiệu quả cho cuộc sống của
Trang 15bản thân, gia đình và cộng đồng Phát triển người là nâng cao chất lượng sống, tạo nên một động lực
quyết định nhất trong nội lực của con người, của cộng động, của dân tộc” Con người văn hóa và quyền
phát triển do Mai Quỳnh Nam (chủ biên) là sản phẩm tập hợp từ những nghiên cứu của cán bộ và cộng
tác viên của Viện Nghiên cứu con người Trong quyển sách này các khái niệm con người và phát triểncon người được đề cập đén trong mối liên hệ với phát triển văn hóa và quyền con người Phát triển conngười được các tác giả chú ý đến trong mối liên hệ với phát triển nguồn nhân lực
Mối liên hệ giữa phát triển con người và văn hóa cũng được đề cập nhiều, tiêu biểu là các tác phẩm Tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người và phát triển văn hóa do Đặng Xuân Kỳ chủ biên Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế vấn đề con người và văn hóa Việt Nam được đề cập đến trong công trình Văn hóa
và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế do Hoàng Chí Bảo chủ biên
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội dân sự
Lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm xã hội dân sự đã được các nhà triết học, xã hội học, chínhtrị học, luật học nổi tiếng trên trên thế giới đề cập đến trong lịch sử tư tưởng phương Tây Đa số họ tậptrung vào nghiên cứu từ những khía cạnh như: lịch sử tư tưởng xã hội dân sự, khái niệm, các đặc điểm,nguyên tắc hoạt động của nó và các giá trị, hạn chế; mối quan hệ giữa xã hội dân sự với nhà nước của tựnhiên (trạng thái tự nhiên), xã hội chính trị, xã hội, các lý thuyết kinh tế và trong quá trình chuyển đổi dânchủ cũng được đề cập đến
Đến những năm cuối thập kỷ 90, xã hội dân sự được xem như là một liều thuốc trong bối cảnh sự pháttriển của phong trào chống toàn cầu hóa và chuyển đổi của nhiều nước dân chủ Xã hội dân sự ngày càngđược kêu gọi để biện minh cho tính hợp pháp của nó và các thông tin dân chủ Do vai trò to lớn đó màLiên Hiệp Quốc đã lập ra một ủy ban cấp cao về xã hội dân sự