4.1 Tiền đề tư tưởng cho sự phát triển con người và phát triển xã hội tại Việt Nam
Tiền đề tư tưởng cho sự phát triển con người và phát triển xã hội Việt Nam được chúng tôi đề cập là tư tưởng tu thân Nho giáo và tư tưởng về con người và phát triển con người của Hồ Chí Minh.
Khi xem xét bối cảnh phát triển của Việt Nam thì có thể nói rằng học thuyết chính trị, đạo đức của Nho giáo đã có những tác động nhất định trong lịch sử tư tưởng Việt Nam cận hiện đại. Trong học thuyết về con người hay Đạo làm người của Nho giáo thì khái niệm tu thân đóng vai trò hết sức quan trọng. So
sánh với quan niệm phát triển con người như là sự phát triển (khai triển) của bản chất con người mà chúng đôi đề cập trong luận án này thì tư tưởng tu thân trong Nho giáo có nhiều nét tương đồng. Bởi vì tu thân của Nho giáo gắn liền với quan niệm về bản tính con người và một sự phát triển con người hướng tới một cuộc sống tốt đẹp bao gồm không những hạnh phúc cho chính bản thân con người mà còn cả sự hòa hợp trong gia đình, trong xã hội và cao nhất là sự hòa hợp với Thiên nhiên (Vũ trụ).
Tu thân tích cực không chỉ là nhằm để đạt đến sự hiểu biết đúng đắn, đầy đủ (về bản tính con người) mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ phải tìm cách thiết tạo ra các điều kiện xã hội chính trị (tề gia, trị quốc) thuận lợi để đem lại hạnh phúc và hòa bình cho con người (vì mục đích phát triển con người). Biết được mức độ hiện thực hóa của Nhân tính nơi mình giúp chúng ta đánh giá được thực trạng của xã hội cả những thành tựu lẫn những vấn nạn của nó, đồng thời chúng ta cũng phải có trách nhiệm lớn lao trong việc tìm ra những khía cạnh tiến bộ tiềm ẩn có trong đó (để phát huy, phát lộ chúng) nhằm chuyển hóa xã hội đến hướng tốt đẹp hơn, bền vững hơn.
Những tư tưởng về con người, phát triển con người của Nho giáo đã được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo trong sự kết hợp với chủ nghĩa Mác Lên Nin để đem lại những nội dung nhân văn sâu sắc và luận giải sáng tạo về phát triển con người. Trong tư tưởng của Người, phát triển con người luôn gắn liền với phát triển của cộng đồng, của cả dân tộc và xa hơn nữa là sự phát triển của toàn nhân loại. Bởi vì, như Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. Vậy nên việc mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội, và mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc cũng chính là mục tiêu chính trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh
Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức mẫu mực trong tu dưỡng và phát triển nhân cách. Tính thuyết phục và uy tín của Hồ Chí Minh không chỉ nằm trong nhận thức của Người về bản chất con
người mà còn nằm trong tấm gương tu dưỡng nhân cách của Người. Nhân cách đó của Hồ Chí Minh thể hiện rõ nết khi đồng thời vừa trên cương vị Chủ tịnh Đảng cộng sản chiến thắng, lãnh tụ chính trị (Chủ tịch) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dân chủ mới ra đời (Chủ tịch nước) và quan trọng hơn, là hình tượng người cha của đồng bào mình, nhất là đối với thanh niên (Bác Hồ)” Hồ Chí Minh đã “thực hiện thành công cả vai trò chính trị cũng như vai trò đức độ truyền thống được mọi người kính yêu”.
4.3 Định hướng chính trị cho sự phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam
Những tư tưởng về phát triển con người và phát triển xã hội của chủ nghĩa Mác-Lê nin và Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo trong toàn bộ tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Thành công của Công cuộc Đổi mới gần 30 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ chương và chiến lược phát triển đất nước mà Đảng đã để ra và thực hiện. Những tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người và phát triển xã hội chính là những cơ sở lý luận quan trọng định hướng sự phát triển của xã hội dân sự tại Việt Nam, là cơ sở giúp chúng ta nhận diện được bản chất của xã hội dân sự tại Việt Nam.
Trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay, ngoài phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi cấp thiết để hướng tới mục tiêu xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một bộ phận của chỉnh thể xã hội, một không gian xã hội cho sự phát triển con người thì xã hội dân sự được định hướng đúng đắn có thể đóng góp quan trọng trong việc phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Nếu như phát triển xã hội dân sự trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chỉ hướng đến mục đích lợi nhuận và tư bản, không phải là không gian phát triển dành cho tất cả mọi người thì mục đích của sự phát triển xã hội dân sự của ta cần phải được định hướng để trở thành một không gian (tạo điều kiện) phát triển cho tất ca mọi người.
Sự phát triển mô hình xã hội dân sự Việt Nam phù hợp cần phải hướng tới việc thực hiện vai trò là một không gian xã hội được tổ chức tổ chức để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở các cấp, đặc biệt là các cấp cơ sở. Không gian xã hội như vậy khẳng định, tính năng động, sáng tạo, tự giác, tự quản của người dân, của các cộng đồng dân cư, của các tổ chức xã hội và tạo điều kiện để người dân, các cộng đồng dân cư và các tổ chức, đoàn thể xã hội chủ động tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực hiện trách nhiệm phản biện xã hội đối với Nhà nước. Phương thức đó, một mặt, phát huy được nguồn lực của xã hội trong việc quản lý xã hội và thúc đẩy sự phát triển xã hội; mặt khác, tạo ra sự hài hoà giữa Nhà nước và cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội, tạo ra cơ chế khắc phục việc Nhà nước hóa xã hội.
KẾT LUẬN
Từ tiếp cận chỉnh thể của Mác về bản chất con người và phát triển con người chúng ta có thể thấy được vai trò của xã hội dân sự với tư cách là một không gian xã hội cho sự phát triển con người. Sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự gắn liền với sự phát triển tính chủ thể và năng lực sáng tạo của con người trong những điều kiện lịch sử và văn hóa cụ thể.
Nếu như cộng đồng chính trị của người Hi Lạp cổ là không gian xã hội dành riêng cho sự phát triển của các công dân của thành-bang, các ông chủ gia đình, còn lĩnh vực công trong xã hội tư bản chủ nghĩa là không gian phát triển chỉ dành cho những người có tài sản (tư sản), thì xã hội dân sự trong chủ nghĩa xã hội phải là không gian xã hội cho sự phát triển của tất cả mọi người.
Trong bối cảnh phát triển của Việt Nam thì việc xác định mục tiêu phát triển của xã hội dân sự ở nước ta, với tư cách là không gian xã hội cho sự phát triển con người, một mặt, phải xuất phát từ mục tiêu chung mà việc xây dựng xã hội ở nước ta hướng đến; mặt khác, xuất phát từ các yêu cầu được đặt ra đối với xã hội dân sự Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xã hội mà nhân dân ta xây dựng là xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì con người. Mục tiêu cuối cùng của mọi sự phát triển là vì con người, tạo điều kiện cho tất ca mọi người được phát triển. Đấy cũng là nền tảng của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam, một chiến lược phát triển hướng tới mục đích xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nét tương đồng lớn nhất của phát triển bền vững cũng như của chủ nghĩa xã hội là phát triển con người. Chúng ta phát triển bền vững và xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục đích tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của mỗi con người, vì hạnh phúc của mỗi con người. Dưới góc độ nhìn nhận như vậy xã hội dân sự chính là không gian xã hội
tạo điều kiện cho con người phát triển và như vậy xã hội dân sự là nhân tố góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam.