Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
584,8 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013 Công trình được thực hiện tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN VĂN ĐỨC 2. PGS.TS. KIM THỊ DUNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đăk Nông là một trong bốn tỉnh ở Tây Nguyên thuộc vùng trọng điểm sản xuất cà phê của nước ta. Diện tích cà phê của tỉnh Đăk Nông là 91.081 ha, trong đó, diện tích cà phê do thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình sở hữu và sản xuất là 95,5%. Đăk Nông có 74,8% hộ sản xuất cà phê trong tổng số hộ nông dân. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) Đăk Nông là một NHTM lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê có tỷ trọng đến 67,4% dư nợ và 70,0% số lượng hộ vay trong toàn bộ hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của hệ thống các NHTM ở Đăk Nông. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều giải pháp tích cực trong cung ứng vốn tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê, nhưng hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông vẫn còn nhiều bất cập. Dẫn đến lượng vốn cho vay còn rất thấp so với nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê; diện tích cà phê được vay vốn tín dụng ngân hàng chỉ đạt 21,6% so với tổng diện tích cà phê; hiệu quả thu nhập từ cho vay vốn hộ sản xuất cà phê thấp so với hiệu quả cho vay các đối tượng khác. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê”. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đăk Nông trong thời gian qua, đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê cho những năm tới. b. Mục tiêu cụ thể Bao gồm các mục tiêu: (1) Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê; (2) Đánh giá được thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông đối với hộ nông dân sản xuất cà phê trong những năm qua, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng; (3) Đề xuất giải pháp tín dụng đối với hộ nông dân sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông cho những năm tới. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê. b. Phạm vi nghiên cứu i. Về nội dung Bao gồm các nội dung: (1) Nghiên cứu thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê và (2) Đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê. ii. Về không gian, thời gian Không gian nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Đăk Nông. Thời gian nghiên cứu các nội dung luận án trong phạm vi 4 năm, từ năm 2008 đến năm 2011; đề xuất giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê áp dụng đến năm 2015 và năm 2020. 4. Những đóng góp mới của luận án a. Về lý luận Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận: Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê mang bản chất kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại, nhằm cung ứng vốn, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất cà phê và làm cầu nối để thực hiện các chính sách quốc gia về nông nghiệp, nông thôn. Luận án xác định phương thức cho vay cần được áp dụng đa dạng và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Từ đó, cần áp dụng bổ sung phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng để phù hợp với đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê. b. Về thực tiễn 1- Luận án đã xác định thực trạng giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông bao gồm các nội dung sau: - Cầu vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê rất cao nhưng NHNo & PTNT Đăk Nông chưa cung ứng đầy đủ; Bên cạnh một số mặt tích cực đáng ghi nhận, thực trạng của giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê còn cho thấy một số hạn chế trong công tác huy động vốn, bất cập trong chính sách cho vay dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay và hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê đạt thấp; 3 - Luận án đã xác định tình hình thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê ảnh hưởng do các nhân tố từ ngân hàng, từ hộ sản xuất cà phê, từ cung cấp dịch vụ công và từ chính sách của nhà nước; 2- Luận án đã xác định cần hoàn thiện giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là: (1) Chính sách điều hành lãi suất cần quy định lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn phải ở mức thấp; tích cực triển khai chính sách phát triển cà phê bền vững; thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất và cho vay mua tạm trữ cà phê; (2) Cần cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thủy lợi và an ninh đồng ruộng tại vùng chuyên canh cà phê; (3) NHNo & PTNT Đăk Nông cần tăng trưởng nguồn vốn huy động lãi suất thấp, đổi mới áp dụng phương thức cho vay, đa dạng các hình thức cho vay, cải tiến quy trình cho vay và tiếp tục mở rộng mạng lưới; đồng thời, nâng cao năng lực cán bộ và đổi mới việc quản lý kế hoạch kinh doanh và (4) Cần nâng cao năng lực cho hộ sản xuất cà phê về trình độ quản lý vốn, khả năng tiếp cận thị trường, năng lực về tài sản thế chấp và cải thiện khả năng tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 1.1.1 Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Với người vay là hộ sản xuất cà phê, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là hoạt động cho vay của ngân hàng với chủ thể vay vốn là hộ sản xuất cà phê. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng, với vai trò là người đi vay, là một phần trong nội hàm của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê. Bản chất của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trong nền kinh tế thị tr ường thể hiện như sau: (1) Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, đi vay để cho vay; (2) Hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi vay đủ để ngân hàng chi trả lãi cho vốn đã huy động và chi phí cho vay. 4 1.1.2 Vai trò của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê thông qua ngân hàng thương mại có vai trò như sau: (1) Thứ nhất, cung ứng vốn cho hộ sản xuất cà phê; (2) Thứ hai, đóng góp vào sự gia tăng giá trị mới của ngành cà phê; (3) Thứ ba, làm “cầu nối” nhằm thực hiện chính sách quốc gia về nông nghiệp, nông thôn. 1.1.3 Đặc điểm của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê có những đặc điểm sau đây: (1) Một là, phụ thuộc vào tính chất thời vụ; (2) Hai là, thời gian cho vay tương đối dài (3) Ba là, rủi ro từ tác động của thị trường cà phê; (4) Bốn là, hoạt động ở địa bàn nông thôn, khó khăn, xa xôi; (5) Năm là, vay sản xuất nhưng d ễ chuyển hóa thành vay tiêu dùng. 1.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm: (1) Nhu cầu tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê; (2) Huy động vốn để cho vay; (3) Chính sách cho vay; (4) Tiếp cận và giải ngân; (5) Quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro; (6) Đánh giá kết quả và hiệu quả. Có nhiều phương thức cho vay, nh ưng liên quan đến cho vay hộ sản xuất cà phê, phương thức cho vay từng lần (Sơ đồ 1.3) được hướng dẫn áp dụng trong cho vay chăm sóc cà phê. Tuy nhiên, luận án xác định phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (Sơ đồ 1.4) cần được áp dụng để phù hợp với đặc điểm tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Dựa vào sự tách rời giữa thời hạn cho vay và thời hạn của hạn mức tín dụng của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng để vận dụng vào cho vay 0 Thời gian Số dư nợ xxx x x x 0 Số dư n ợ Thời gian Hạn mức tín dụng y 1 Sơ đồ 1.3 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay từng lần Sơ đồ 1.4 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 5 chăm sóc cà phê, tránh không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay theo thể loại cho vay trung, dài hạn (Sơ đồ 1.5). Sơ đồ 1.5 Vận dụng sự tách rời giữa thời hạn cho vay và thời hạn của hạn mức tín dụng trong cho vay hộ sản xuất cà phê 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm các nhóm nhân tố: (1) Từ ngân hàng; (2) Từ hộ sản xuất cà phê; (3) Từ cung cấp dịch vụ công và (4) Từ chính sách nhà nước. 1.2 Cơ sở thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Luận án đã nghiên cứu thực tiễn giải pháp tín dụng của một số nước như Ấn Độ, Ethiopia, Indonesia và Philippines về một số kinh nghiệm về chính sách tín dụng trên cơ sở chính sách phát triển bền vững ngành cà phê, điều kiện vay vốn, đảm bảo nợ vay, giải ngân, lãi suất cho vay, bảo hiểm nông nghiệp trong cho vay. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Trên cơ sở khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Đăk Nông cho thấy Đăk Nông là một tỉnh thuần nông; kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất của thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 2.1.2 Đặc điểm sản xuất cà phê * Về diện tích cà phê Diện tích cà phê Đăk Nông đến cuối năm 2011 là: 81.019 ha. Trên cơ sở các đề tài nghiên cứu khoa học tr ước đó, xác định Đăk Nông có hai vùng sinh thái: (1) Vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê bao gồm: Huyện Đăk Min, Đăk Song và Đăk RLâp; (2) Vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê bao gồm: Thị xã Gia Nghĩa, huyện Krông Nô, huyện Đăk GLong, huyện Chư Jut và huyện Tuy Đức. Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Xác định lần thứ nhất Xác định lần thứ hai Thời hạn cho vay sản xuất cà phê Thời hạn của hạn mức tín dụng cho vay hộ sản xuất cà p h ê … … 6 * Về hộ sản xuất cà phê Tổng số hộ sản xuất cà phê: 74.789 hộ; hộ sản xuất cà phê có dưới 3 ha chiếm đa số: 69.489 hộ, chiếm 93% trong tổng số hộ sản xuất cà phê. 2.2 Phương pháp tiếp cận Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận: (1) Tiếp cận theo hộ; (2) Tiếp cận theo thị trường tín dụng mở; (3) Tiếp cận theo vùng sinh thái và (4) Tiếp cận theo kinh tế thể chế. 2.3 Khung phân tích Sơ đồ 2.2 Khung nghiên cứu giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê GIẢI PHÁP TÍN D Ụ NG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI H Ộ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Th ự c tr ạ n g g iải p há p Kết quả, hiệu quả Ngân hàng Hộ sản xuất cà phê Nhu cầu vốn vay Toàn vùng Từn g h ộ Huy động vốn Tự huy động Đi vay Chính sách cho vay Đối tượng Điều kiện Tài sản đảm bảo Mức cho vay Lãi suất Thời hạn Phương th ứ c cho vay Tiếp cận và giải ngân Mạng lưới Hình thức cho va y Quản lý nợ, thu hồi vốn vay, xử lý rủi ro Quản lý nợ Thu hồi vốn vay Xử l ý rủi ro N ộ i dun g n g hiên cứu Nhu cầu vốn vay Quản lý nợ, thu hồi vốn vay, xử lý rủi ro Đánh giá kết quả, hi ệ u q uả Tiếp cận và giải ngân Chính sách cho vay Huy động vốn để cho vay Nhân tố ảnh h ư ởn g Cung cấp dịch vụ công Khuyến nông Thủy lợi Bảo vệ thực vật An ninh đồng ruộng Từ ngân hàng Năng lực cán bộ Chính sách cho vay Tổ chức mạng lưới Năng lực về kế hoạch Từ hộ sản xuất cà phê Năng lực chủ hộ Tài sản thế chấp Tham gia liên kết Từ chính sách Điều hành lãi suất Phát triển cà phê Hỗ trợ nông thôn, nông dân Ngân hàng Đánh giá nhu cầu Huy động vốn Nâng cao trình độ Chính sách cho vay Tổ chức mạng lưới Hình thức cho vay Trình đ ộ kế ho ạ ch Hộ sản xuất cà phê Nâng cao năng lực Tài sản thế chấp Tham gia liên kết Dịch vụ công Khuyến nông Thủy lợi nhỏ Bảo vệ thực vật An ninh đồng ruộng Chính sách Điều hành lãi suất Phát triển cà phê Hỗ trợ nông thôn, nông dân HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 7 2.4 Thu thập thông tin 2.4.1 Thông tin thứ cấp Thu thập phân tích, khái quát tổng quan về vai trò, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng phần lớn dữ liệu từ chương trình Giao dịch khách hàng trên hệ thống IPCAS của NHNo & PTNT Đăk Nông. 2.4.2 Thông tin sơ cấp a- Điểm nghiên cứu: Điểm nghiên cứu của luận án chính là toàn bộ địa bàn tỉnh Đăk Nông. Gồm 8 huyện, thị xã; 64/71 xã, phường. b- Đối tượng và dung lượng mẫu nghiên cứu Luận án thu thập thông tin từ 427 hộ sản xuất cà phê; 64 cán bộ lãnh đạo xã, phường; 2 cán bộ lãnh đạo tổ chức đoàn thể và 77 cán bộ ngân hàng. Thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn 4 đối tượng trên để làm rõ về thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê. 2.5 Phương pháp phân tích Các phương pháp phân tích gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp hàm tài chính FV. 2.6 Hệ thống chỉ tiêu phân tích Hệ thống chỉ tiêu phân tích bao gồm 6 nhóm: (1) Tình hình huy động vốn (2) Tình hình cho vay; (3) Tình hình tiếp cận và giải ngân; (4) Tình hình quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro (5) Kết quả, hiệu quả của ngân hàng và (6) Kết quả, hiệu quả của hộ sản xuất cà phê. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 3.1 Tình hình triển khai thực hiệ n các giải pháp tín dụng 3.1.1 Xác định nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất cà phê Luận án xác định nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê tại Đăk Nông là: Có 80,5% hộ có nhu cầu vay vốn ngân hàng và nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của hộ là 58,5%. 8 3.1.2 Tình hình thực hiện giải pháp huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông Với các giải pháp huy động vốn tích cực, tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Đăk Nông trong giai đoạn 2008-2011 tăng trưởng rất cao (Bảng 3.2). Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn Chỉ tiêu Số dư cuối năm (triệu đồng) Tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ 1. Huy động tiền gửi 526.640 653.444 1.037.139 1.392.368 24,1 58,7 34,3 54,8 2. Vốn đi vay 948.085 1.481.222 1.862.081 1.650.942 56,2 25,7 -11,3 24,7 Tổng cộng 1.474.725 2.134.666 2.899.220 3.043.310 44,8 35,8 5,0 35,5 Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, thì vốn huy động lãi suất cao có tỷ trọng lớn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn. 3.1.3 Tình hình thực hiện giải pháp tín dụng thông qua triển khai chính sách cho vay 1- Mục tiêu chính sách cho vay Mục tiêu chính sách cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông có xu hướng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê (Bảng 3.4). Bảng 3.4 Tình hình thực hiện mục tiêu chính sách cho vay Chỉ tiêu Số dư cuối năm (tỷ đồng) Tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ - Tổng dư nợ cho vay 1.340 1.972 2.461 3.003 47,2 24,8 22,0 41,4 - Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê 256 388 292 555 51,6 -24,7 90,1 38,9 Tỷ trọng (%) 19,1 19,7 11,9 18,5 0,57 -7,8 6,6 -0,2 Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông 2- Nội dung chính sách cho vay a- Đối tượng cho vay Đối tượng vay vốn của hộ sản xuất cà phê vay vốn tại NHNo & PTNT Đăk Nông được thẩm định chặt chẽ, cho vay tập trung vào hoạt động sản xuất cà phê và linh hoạt cho vay các đối tượng nghề phụ phù hợp với quy định cho vay. b- Điều kiện cho vay * Vốn tự có: Kết quả điều tra phân tổ hộ sản xuất cà phê theo quy mô diện tích, tình hình vốn tự có của 2 nhóm hộ sản xuất cà phê: Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê có 3 ha trở lên lớn hơn hộ sản xuất cà phê dưới 3 ha (Bảng 3.6). [...]... tài sản cho hộ sản xuất cà phê và khuyến khích hộ sản xuất cà phê tham gia liên kết KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận a- Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là giải pháp tín dụng có đối tượng vay vốn là hộ nông dân, ngoài vai trò, đặc điểm của tín dụng ngân hàng nói chung, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê còn có những vai trò, đặc điểm riêng trong môi trường nông. .. vay hộ sản xuất cà phê năm 2010 tăng mạnh (Biểu đồ 3.7) (1.000đ/kg) (thời gian) Nguồn: Sở Công Thương Đăk Nông Biểu đồ 3.7 Diễn biến giá cà phê thị trường Đăk Nông CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 4.1 Mục tiêu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Những mục tiêu đặt ra đối với giải pháp tín. .. (2011), Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê: Một số vấn đề về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 182, tháng 12-2011, tr 3-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 Nguyễn Ngọc Tuấn, Trần Văn Đức (2011), “Thực trạng cho vay hộ sản xuất cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông: Một số nguyên nhân và giải pháp , Tạp... tình hình thực trạng triển khai thực hiện giải pháp tín dụng ngân hàng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê trong giai đoạn 2008-2011, nổi bật lên những nội dung sau: Cầu vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tại Đăk Nông rất cao: Có 80,5% hộ gia đình có nhu cầu vay vốn ngân hàng, với 58,5% chi phí sản xuất cà phê Nhu cầu vốn của hộ sản xuất cà phê mang tính thời vụ rất đặc trưng... nông nghiệp, nông thôn Cụ thể là: (1) Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê nhằm nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất cà phê, đảm bảo tính liên tục chuỗi giá trị và đóng góp vào sự gia tăng giá trị mới của ngành cà phê, làm cầu nối để nhà nước thực hiện các chính sách quốc gia về nông nghiệp, nông thôn; (2) Thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của. .. 83.469 Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông b- Hiệu quả đối với ngân hàng Để đánh giá hiệu quả vốn tín dụng dùng để cho vay hộ sản xuất cà phê, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh giữa hai kết quả: (1) Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê với tổng dư nợ và (2) Tỷ trọng thu lãi cho vay hộ sản xuất cà phê với tổng thu lãi của ngân hàng Kết quả cho thấy: Cho vay hộ sản xuất cà phê tuy có hiệu quả... nhập Hộ sản xuất Hộ sản xuất cà phê cà phê thuần kiêm nghề phụ 44.907 13.375 38.413 10.880 6.494 2.494 14,5 18,7 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Bảng 3.20 cho thấy: Nhóm hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ có tỷ suất lợi nhuận/doanh thu bình quân cao hơn nhóm hộ sản xuất cà phê thuần 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ. .. cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông 3.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng 3.2.1 Kết quả và hiệu quả đối với Ngân hàng a- Kết quả đối với ngân hàng * Dư nợ cho vay tính theo hộ sản xuất cà phê Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo bình quân dư nợ hộ cho thấy: Năm 2011 so với năm 2008, tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tăng bình quân mỗi năm là 38,9%, trong khi đó, tổng số lượng hộ sản xuất cà phê. .. thông tin thị trường, để bán sản phẩm cà phê giá tốt nhất: Có đến 47,8% hộ sản xuất cà phê thường bán cà phê vào thời điểm giá cà phê thấp nhất trên thị trường; (3) Về khả năng thế chấp tài sản: Có 67,6% đất sản xuất cà phê có sổ đỏ, khả năng thế chấp của hộ sản xuất cà phê thấp (4) Về khả năng tham gia liên kết: Chỉ có 6,5% hộ sản xuất cà phê đồng ý vay vốn thông qua tổ vay vốn, 9,2% hộ sản xuất cà. .. nông thôn (2) Nghiên cứu và ban hành Quy định cho vay đặc thù về đối tượng cà phê, gắn với đặc điểm kinh tế hộ sản xuất cà phê, phù hợp với hướng phát triển bền vững ngành cà phê theo quy mô lớn Cần lưu ý các nội dung: - Cần áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng để cho vay đối tượng chi phí chăm sóc cà phê của hộ sản xuất cà phê ở nông thôn - Cần mở rộng đối tác với ngân hàng trong hình . giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 1.1.1 Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Với người vay là hộ sản xuất cà phê, giải pháp tín. giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm: (1) Nhu cầu tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê; (2) Huy. và thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê; (2) Đánh giá được thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông đối với hộ nông dân sản xuất cà phê